Sao cụ lại có cái kết luận như vậy nhỉ ? Không nhẽ Ukr lại không tự quyết định sự phát triển của mình được quá 10% sao ? Em hơi nghi ngờ về nhận định của cụ.....
Ý bác là 10% là hơi nhiều phải k?
Ngay đến cái ngành chiến lược là máy bay, động cơ, hợp tác với ai là phải nhìn mặt Mỹ. Dám hợp tác với TQ là chết liền
Thực ra thì đưa con số không có mấy ý nghĩa đâu. Như đã nói, chính sự cân bằng lực lượng của Nga-phương tây tại Ukraine đã làm cho Ukraine có sự tự chủ nhất định, nếu sự cân bằng này mất đi, do 1 trong 2 bên chiếm thế thượng phong, hay khi Nga và phương Tây thỏa hiệp được với nhau, đặc biệt là Nga-EU thỏa hiệp được với nhau (điều mà Ukraine, Anh, Mỹ sợ nhất) thì Ukraine mất hoàn toàn.
Thực ra, mấy cái con số GDP, GDP đầu người danh nghĩa, quy đổi theo USD cũng ít ý nghĩa lắm.
Mà thực ra muốn các chỉ số này cao cũng không khó, cứ vay nợ, làm mấy dự án là các chỉ số cao chót vót ngay, nhưng không nói lên được mấy.
Ukraine từ khi lập quốc đến giờ, vấn đề lớn của họ chính là sự phân rã xã hội, đến từ cả kinh tế lẫn văn hóa lịch sử.
Về văn hóa lịch sử thì Ukraine thực ra chưa có lịch sử mấy, đây là 1 dân tộc đang hình thành và phát triển. Họ được hình thành trong quá trình đấu tranh đòi độc lập chống lại sự áp ức của Ba Lan với người hùng Bandera.
Còn về lịch sử thì đất nước này bị chia làm đôi với 2 phần Đông Tây. Phần Đông được Liên Xô tặng, mà thời Sa hoàng thuộc Nga và gọi là Novorussia. Phần này kinh tế gắn chặt với Nga, là một bộ phận của kinh tế và công nghiệp Nga từ thời Sa Hoàng. Vùng phía đông giàu có, chiếm đến gần 80% (theo báo Nga) và trên 70% (theo báo Tây) kinh tế Ukraine. Nền tảng công nghệ của Ukraine chủ yếu từ vùng này, tất cả các ngành công nghiệp chế tạo nói chung, tổ hợp quân sự nói riêng, đặc biệt có những ngành có tính chính trị và quyền lực rất lớn như tàu bay tàu bò, động cơ tuabin khí là đều ở đây cả. Những cái này thừa hưởng từ thời Liên Xô, và vẫn nhận được hợp đồng từ Nga, được phép tham gia vào các dự án R/D của Nga
Nếu vào EU, thì như đã nói, thì toàn bộ các ngành này chắc chắn là mục tiêu tiêu diệt (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) của phương Tây, vì chúng mâu thuẫn với kinh tế phương tây chứ không bổ sung. Việc tiêu diệt này là điều họ làm rất quen thuộc rồi. Và đây chính là lý do phe phía Đông không hào hứng với việc hòa nhập với phương tây, với cái cớ bên ngoài là không có được khí đốt giá rẻ từ Nga, etc. (dĩ nhiên điều này đúng, nhưng lý do không chỉ có thế)
Vùng phía Tây nghèo hơn, văn hóa cũng không theo chính thống giáo Nga, công nghệ cũng không có gì mấy, và muốn gia nhập phương tây. Với họ vào phương Tây cũng không có gì là mất cả.
Đất nước Ukraine sau khi thành lập thì hoàn toàn do các tài phiệt đứng sau. Các tài phiệt này để tài sản ở Áo, Anh, etc. và dĩ nhiên cả ở Nga nữa.
Vấn đề là phe miền Đông và miền Tây không ngồi xuống thỏa hiệp với nhau được, hay rộng hơn là các phe phái chính trị của Ukraine không đoàn kết nhau được. Ai cũng chỉ muốn lên nắm quyền để ăn cho nhiều, ăn hết phần người kia. Trong nội bộ các phe cũng thù địch nhau.
Yanukovych, Tymoshenko, Yushchenko là bộ 3 tranh giành quyền lực chủ đạo của chính trường Ukraine từ những năm 2000, 2004 đến nay.
Yanukovych theo phe miền Đông,ủng hộ quan hệ hữu hảo với Nga, nhưng ông ấy không phải thân Nga như media Tây nói (thực tế media phương Tây, ví dụ media ở chỗ tôi đang sống và làm việc, một nước khá hữu hảo với Nga, thì cứ hễ ai không có thái độ thù địch với Nga thì đều bị coi là thân Nga hết).
Ông này chỉ là không thù địch Nga, không vào NATO, cho đuổi Nga ra khỏi Sevastopol, thế thôi. Còn lại thì chẳng có gì là không làm, thậm chí cả tập trận với NATO cũng làm hết. Ngoài ra còn làm ăn với Trung Quốc, cái này cũng tốt.
Yushchenko theo phe phương tây và liên minh với bà Tymoshenko đến từ Dnipropetrovsk, thuộc miền Đông nhưng có mâu thuẫn với Yanukovych (và cả với cựu tổng thống Poroshenko) để lật Yanukovych trong cuộc cách mạng cam đầu tiên.
Sau khi lên nắm quyền thì Yushchenko muốn theo phương tây, và phương Tây thì như đã nói, muốn nắm thóp kinh tế Ukraine, tiêu diệt phần kinh tế công nghệ miền Đông. Với Yushchenko thì không vấn đề gì, nhưng với bà Tymoshenko thì không được. Quan điểm của phe bà này, thực ra giống với quan điểm của phe Yanukovych dù 2 bên có mâu thuẫn do tranh ăn tranh quyền, đó là muốn giữ cái đế công nghệ của mình, vào EU để mở rộng thị trường, thu hút thêm vốn để phát triển.
Nhưng EU khi họ hút Ukraine vào là để họ kiểm soát, họ móc, chứ không phải là để Ukraine vào làm cha làm mẹ họ, để cho ngành công nghiệp của Ukraine thành đối thủ cạnh tranh tiềm năng của họ, chiếm thị phần của họ, từ đó dần dần tạo thành cực quyền lực riêng trong quỹ đạo chính trị phương tây.
Vì thế mới dẫn đến mâu thuẫn trong nội bộ 2 người đứng đầu cách mạng cam này, và bà Tymoshenko lại chuyển quay sang Nga, họp bàn với Putin.
Sau này khi bầu cử, thì sau khi Yushchenko bị loại từ vòng 1, còn lại Tymoshenko và Yanukovych thì đối với Nga, ai cũng OK cả.
Khi Yanukovych thắng cử Tymoshenko và vứt bà này vào tù, bài tính của ông ta vẫn như đã nói, không thù địch Nga, nhưng vẫn mở rộng quan hệ với phương tây và Trung Quốc, từ việc tập trận với NATO, đến việc từ chối gia nhập kinh tế Á Âu của Nga, mà đàm phán với EU để ký hiệp định hội nhập. Chú ý là hiệp định hội nhập này không đồng nghĩa với việc gia nhập EU như phe miền Tây Ukraine vẫn tuyên truyền.
Nhưng ở đây có một số vấn đề:
- Hiệp định mà EU áp đặt cho Ukraine quá khắc nghiệt, có thể dẫn đến sự suy sụp của nhiều ngành công nghiệp Ukraine, còn nông nghiệp thì dễ chết sặc tiết trước, đặc biệt là đất đai ở đó dễ bị các tập đoàn đa quốc gia của phương Tây chiếm đoạt.
- EU muốn thông qua Ukraine để thâm nhập, đưa hàng hóa vào Nga miễn các khoản thuế, phí và Ukraine muốn nhân đó kiếm lợi, nhưng đây lầ điều mà Nga không thể chấp nhận. Nga định rút lại các ưu đãi cho Ukraine
Với những bất lợi trên, đã làm cho phe miền Đông của Yanukovych ngần ngừ muốn đàm phán lại và chưa ký hiệp định với EU, và từ đây dẫn đến cuộc cách mạng Maidan
Bài tính của Yanukovych từ khi nắm quyền đến nay, về sự phát triển của Ukraine không sai, khi ông ta muốn sử dụng phương Tây và TQ để tăng cường sức mạnh cái đế kinh tế của Ukraine, nhưng ông ta cũng như mọi phe khác của Ukraine từ xưa đến nay, khi có quyền và ảnh hưởng, đạt được thành tựu thì không tìm cách thỏa hiệp với các phe phái khác của Ukraine để cùng hưởng lợi, mà lại nhân cái đó chèn ép các phe phái khác.
Do đó mâu thuẫn tiềm tàng. Mâu thuẫn giữa phe Yanukovych và phe miền Tây, giữa phe Yanukovych và các phe miền Đông khác đã có, nhưng chỉ sau khi Yanukovych từ chối ký hiệp định, thì phương tây mới ủng hộ các nhóm này biểu tình ở Maidan lật Yanukovych.
Hiện nay, do Crimea đã về Nga, các nước cộng hòa tự xưng ở miền Đông nổi dậy, đã dẫn đến việc chính trường Ukraine hiện nay thuần nhất hơn. Phe ủng hộ Nga thì hoặc là về Nga hoặc là thành lập nước cộng hòa riêng, khiến đa số chính trường Ukraine còn lại đều chỉ thân phương tây. Mà không thân cũng không được, vì họ đã bị phương tây khống chế trong quỹ đạo.
Điều mà chính trường Ukraine sợ nhất hiện nay, như đã nói, đó là Nga và phương tây nói chung hay Nga và EU nói riêng thỏa hiệp được với nhau, vì vậy họ luôn muốn Anh, Mỹ tham gia vào đàm phán định dạng Normandy, thay vì chỉ có Pháp, Đức là 2 nước trụ cột EU, vì chính Mỹ, Anh cũng không muốn Nga và EU đạt thỏa hiệp về Ukraine.
Chính trường Ukraine hiện nay đang muốn đi theo con đường giống Ba Lan, dựa vào Mỹ để phân hóa EU, để tăng tiếng nói trong EU, chống lại áp lực từ Đức, từ đó mà đòi quyền lợi kinh tế cho mình.
Có điều Ba Lan làm được, không rõ Ukraine làm được không? Và nếu Ukraine làm được thì lại thành ra mâu thuẫn với Ba Lan, vì Ukraine về tiềm năng kinh tế, lãnh thổ, tài nguyên, trình độ công nghệ, vị trí chiến lược đều hơn hẳn Ba Lan.
Nếu Ukraine làm được điều này thì Ba Lan lại lép vế, nên rất có thể Ba Lan sẽ lại lôi con bài lịch sử ra.
Hiện nay, Ukraine đang chịu áp lực từ phương tây thông qua các định chế như IMF, đòi Ukraine "cải cách", "chống tham nhũng". Ukraine vừa từ chối 1 số yêu cầu của IMF rồi. Ở các nước khác mà làm vậy thì chắc chắn bị trừng phạt, nhưng phương tây không dám làm vậy vì sợ đẩy Ukraine vào Nga.
Đây chính là một biểu hiện của điều tôi nói, tương quan lực lượng cân bằng của Nga phương tây tại Ukraine đã đem lại cho Ukraine sự tự chủ nhất định.
Nhưng không rõ Ukraine có từ chối mãi IMF được không? Mục tiêu của phương tây luôn rất rõ ràng:
- Tiêu diệt các ngành kinh tế làm nên sức mạnh của 1 quốc gia (công nghiệp chế tạo, quân sự, các ngành chiến lược như máy bay, tàu thủy, động cơ, etc.). Tiêu diệt ở đây hiểu theo cả nghĩa đen trực tiếp, hay nghĩa bóng, tức là để làm cái vỏ.
Hiện Ukraine có vẻ cũng đang bị định hướng cho như vậy, khi Antonov đang xem xét xin Boeing làm gia công một vài bộ phận cho máy bay Boeing, và xem xét từ bỏ ngành công nghiệp máy bay của mình. Trước đó, hãng này xin Mỹ trợ giúp phát triển ngành này mà không được.
Có điều không chắc Mỹ đã chịu cho Ukraine tham gia gia công máy bay cho mình, dù chỉ là gia công cấp thấp. Ngay đến Ba Lan cũng xin cái này mà chưa được. Với Ba Lan không có ngành này thì xin gia công kiểu này là 1 bước tiến, còn Ukraine thì là bước thụt lùi nghiêm trọng.
- Chiếm đoạt các ngành kinh tế định ra cơ cấu 1 quốc gia như điện, nước, năng lượng, hay nói chung là các ngành có tính chiến lược
- Biến Ukraine thành nền kinh tế bưng bê, phục vụ cấp thấp cho họ.
- Biến Ukraine thành thị trường vay nợ, cuối cùng cho chỉ số kinh tế như GDP, etc. có vẻ đẹp nhưng rỗng ruột
- Khai thác các tài nguyên thô và chiếm đoạt đất nông nghiệp màu mỡ của Ukraine
Đó là mục tiêu của phương tây, và Ukraine đang chống cự lại những điều này. Kết quả ra sao thì còn phải xem