Lo giữ sân nhà đi.
Sức hút hàng Thái với người Việt chưa giảm nhiệt
Hàng Thái ngày càng xâm chiếm thị trường Việt Nam, nhất là ở nhóm hàng tiêu dùng, là một thực tế đang lo ngại.
Nhập siêu ngày càng nhiều
Theo số liệu thống kê của Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), năm 1995 nhập siêu từ Thái Lan chỉ là 339 triệu USD, năm 2008 tăng lên 3,62 tỷ USD, rồi tăng lên 5,16 tỷ USD năm 2016.
Năm ngoái, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thái Lan đạt 15,28 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 4,79 tỷ USD, trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 10,5 tỷ USD. Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan khoảng 5,71 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kì.
4 tháng đầu năm nay, với mức nhập siêu từ Thái Lan đạt 1,75 tỷ USD, Thái Lan tiếp tục là thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Mặt hàng hóa mỹ phẩm của Thái Lan được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng |
Đáng nói là, nhiều mặt hàng trong nước đã sản xuất được nhưng các doanh nghiệp vẫn nhập khẩu từ Thái Lan như đồ điện, điện tử gia dụng và linh kiện, rau quả, máy vi tính, sản phẩm nhựa, sắt thép, các sản phẩm gia dụng như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, đồ dùng nhà bếp, sản phẩm nội thất…
Hàng Việt cần cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã
Khác với hàng Trung Quốc thường lấy yếu tố giá rẻ để thu hút khách hàng, hàng Thái Lan lại chinh phục nhóm khách hàng có thu nhập khá và cao. Giá hàng Thái Lan thường cao hơn hàng Trung Quốc và cao hơn đôi chút so với hàng Việt, song chất lượng và mẫu mã lại tốt. Chẳng hạn đồ nhựa Thái Lan vẫn nổi tiếng là bền, đẹp, được người tiêu dùng Việt Nam rất yêu thích.
Hàng Thái Lan cũng thường đi trước vài năm so với các nước trong khu vực trên thị trường hàng tiêu dùng. Họ thường nghiên cứu rất kĩ tâm lý khách hàng để đưa ra các dòng sản phẩm mới, với tính năng mới, ưu việt hơn. Chẳng hạn trong nhóm ngành hóa mỹ phẩm, khi các sản phẩm Việt Nam còn chú trọng đến công năng cơ bản là rửa sạch thì người Thái đã định vị sản phẩm ở hai yếu tố: mùi hương và an toàn cho em bé.