Nhìn lại một chút, X lúc đấy muốn bơm tiền cho các DN trong nước nhằm tăng tính cạnh tranh của Quốc gia (điều mà bất cứ quốc gia nào muốn trở thành “con hổ” hay “phép màu” cũng phải có), kinh tế tư nhân lẹt đẹt, các DNTN lác đác vài quản trị vườn, trong khi khối DNNN có đầy đủ các yếu tố về nhân sự, hạ tầng, nền tảng để phát triển. Với suy nghĩ đơn thuần của X và các “chuyên gia” gây dựng DNNN lớn mạnh rồi cổ phần hoá, để nó thành các tập đoàn tư nhân hùng cường sẽ dễ hơn xây dựng các tập đoàn tư nhân lớn tương đương như sin, tàu và các nước bắc âu làm... (Ba DN 90 lúc ý thí điểm là vietcombank, vinaconex, Viettracimec giờ vưỡn đang lớn mạnh và gần như đã trở thành DN tư nhân). Rất tiếc hệ thống quản trị của các cơ quan quản lý quá chậm chạp, ko đủ sức theo dõi được các dòng tiền, các dự án không hiệu quả mà dàn lãnh đạo dưới phê duyệt ồ ạt... và quan trọng nhất chính sách cổ phần hoá ko thành công khi lượng cổ phiếu bán ra ko đủ sức lôi kéo đc các đối tác chiến lược đủ mạnh của thế giới, lác đác mấy ông thân hữu vào mua để đẹp số liệu.
Các DNTN và FDI lớn tại Việt nam cũng đc thu hút ồ ạt từ thời đấy, bằng các mỗi ngoại giao con thoi, thời X chúng ta đã ít can thiệp vào các DN này nhất nên họ cất cánh khá mạnh. Tất nhiên ko tránh khỏi các có DN nọ kia.
Việc mua quan bán tước ko thể đổ cho X mà là sự buông lỏng của a răng chắc, một tội đồ khi để mất sự lãnh đạo tập thể, quyền hành chỉ rơi vào một số ít con người