[Funland] Số phận của hơn 800 lính Nhật chiến đấu cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,247
Động cơ
3,837,592 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kể cả ông thiếu tá tình báo Mỹ cũng đã ủng hộ Việt Minh và Cụ Hồ Chí Minh 🇻🇳

Sĩ quan Mỹ ấn tượng “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập”

Thiếu tá Archimedes L.A Patti đã viết cuốn hồi ký “Why Vietnam?” ghi dấu sự kiện đặc biệt ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945.

Cuốn hồi ký mang tên “Why Vietnam?” (Tại sao Việt Nam?) của Chỉ huy đơn vị Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS), Thiếu tá Archimedes L.A Patti không chỉ miêu tả không khí sôi sục, hân hoan của người dân Việt Nam tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, mà còn viết về những cảm nhận không thể nào quên của tác giả khi gặp Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Năm 1944, Thiếu tá Archimedes L.A Patti được tướng William Donovan – người đứng đầu Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ cử đến Trung Quốc với nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo tại đây, cũng như tìm hiểu những hoạt động bí mật mà phát xít Nhật đang thực hiện ở Đông Dương. Kể từ năm 1940, Nhật Bản gần như nắm quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực Đông Dương. Vào tháng 3/1945, quân đội Pháp ở Đông Dương đã tổ chức những cuộc tấn công chống lại quân Nhật nhằm giành lại quyền kiểm soát Việt Nam.

Trong khi ông Patti và các đồng nghiệp đang lên kế hoạch để làm thế nào “quấy rối” lực lượng phát xít Nhật thì đất nước mặt trời mọc bị rung chuyển bởi 2 quả bom nguyên tử vào tháng 8/1945. Do đó, phát xít Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện. Sau đó, lực lượng Việt Minh đã chớp thời cơ tổ chức Cách mạng tháng Tám thành công.

Chiều 22/8/1945, với nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo, trợ giúp và phối hợp với quân đội Trung Hoa Dân Quốc (Quân đội Tưởng Giới Thạch) tổ chức giải giáp quân đội phát xít Nhật bại trận và giải quyết vấn đề tù binh chiến tranh, Thiếu tá Patti đã tới Việt Nam. Mặc dù là sĩ quan tình báo nhưng Chỉ huy đơn vị OSS lại có cái nhìn đúng đắn về Cách mạng tháng Tám của Việt Nam. Cụ thể, trước khi sang Việt Nam, Thiếu tá Patti đã có dịp gặp mặt và trò chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ngôi làng nhỏ Chin Chou Chieh ở Tĩnh Tây, Quảng Tây (Trung Quốc) vào ngày 27/4/1945.

Trong cuộc gặp đó, hai bên đã thảo luận và bàn về việc phối hợp hoạt động chống Nhật giữa Mặt trận Việt Minh và cơ quan OSS. Chính cuộc gặp này đã khiến vị thiếu tá có cảm nhận và ấn tượng sâu sắc về Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ông Patti vô cùng cảm phục trước trí tuệ uyên bác, phong cách ngoại giao giản dị mà đầy sức thuyết phục của Bác Hồ. Trong cuốn hồi ký “Why Viet Nam?”, Thiếu tá Patti viết: “Mặc dù tôi đã tỏ ra khách quan và vô cùng thận trọng để bản thân không dính vào những khía cạnh chính trị liên quan đến vấn đề Đông Dương, nhưng sự chân thành và tài hùng biện đầy sức thuyết phục của ông Hồ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi… Đó là một lãnh đạo vô cùng thông minh, thấu hiểu những vấn đề của đất nước mình, Người thấu tình đạt lý và vô cùng tinh tế. Tôi cũng cảm thấy có thể tin tưởng ông như người bạn đồng minh đứng cùng chiến tuyến chống lại phát xít Nhật…”.

Không chỉ làm nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, trợ giúp và phối hợp hoạt động với quân đội Trung Hoa Dân Quốc (Quân đội Tưởng Giới Thạch) tổ chức giải giáp quân đội phát xít Nhật bại trận và giải quyết vấn đề tù binh chiến tranh, Thiếu tá Patti còn nhận lời chuyển giúp một số thư, điện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Mỹ, đứng ra làm trung gian cho các cuộc tiếp xúc Việt – Pháp đầu tiên vào tháng 9/1945…

Trước ngày Độc lập của Việt Nam, Thiếu tá Patti là người vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh cho xem, cũng như trao đổi ý kiến về nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập do chính Người soạn thảo. Đến ngày 2/9/1945, ông Patti cùng với đồng nghiệp của mình đã có mặt tại Quảng trường Ba Đình để chứng kiến sự kiện trọng đại có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

Trong cuốn hồi ký “Why Viet Nam?”, Thiếu tá Archimedes L.A Patti đã miêu tả tỉ mỉ, sống động về thời khắc trọng đại đó: “Từ sớm tinh mơ, dân chúng Hà Nội như những bầy ong, từng đoàn lớn nhỏ, lần lượt đổ về khu vực xung quanh Quảng trường Ba Đình để tham dự sự kiện có tính lịch sử trên.

Một số nơi thấp thoáng bóng dáng dân chúng ở các làng ngoại ô thành phố. Một số nhóm ăn mặc trang phục truyền thống của dân tộc thiểu số và nông dân diện những bộ khăn áo cổ truyền.

….Cho đến tận trưa, tất cả thành viên trong cơ quan OSS của chúng tôi làm việc tại Hà Nội đã đi loanh quanh khắp các con phố để chụp ảnh, ghi chép về các nhóm tham dự buổi lễ, những sự kiện, khẩu hiệu, biểu ngữ, áp phích… Trong số đó có một số khẩu hiệu viết bằng tiếng Pháp, Anh, một số bằng tiếng Việt có nội dung: “Việt Nam của người Việt Nam”, “Hoan nghênh Đồng Minh”, “Hoan nghênh phái đoàn Mỹ”, “Thà chết, không nô lệ”…

Tầm trưa, Knapp Bermque Grelecki và tôi đi về phía Quảng trường Ba Đình. Tôi đã quyết định từ chối lời mời của ông Hồ đến khu vực Lễ đài dành cho quan khách. Tôi muốn chứng kiến buổi lễ như một người quan sát bình thường, được hòa mình trong không khí sôi sục, phấn khởi của quần chúng để ghi lại những cảm nhận chân thực, sống động nhất. Chúng tôi chọn được một địa điểm tương đối đẹp – ở ngay trước lễ đài.

Trong khi chờ đợi ông Hồ và các quan chức Việt Nam đến cử hành buổi lễ, tôi nhìn thấy một đoàn cố đạo Thiên chúa giáo mặc áo thầy tu trắng và xanh đen. Trong đó, có một số chức sắc mang khăn quàng và dải viền đỏ.

Bất chợt có tiếng còi và các hiệu lệnh quân sự phát ra từ đội hình quân sự. Đội danh dự và các đơn vị bộ đội đứng thẳng và chăm chú theo dõi ai sẽ là người đầu tiên xuất hiện trên lễ đài. Mấy phút sau, nổi lên tiếng hô: “Bồng súng chào!”. Quần chúng bỗng im lặng. Trên lễ đài, mọi người đều bận đồ trắng, thắt cavát và để đầu trần, trừ một người có dáng hình nhỏ nhắn, mặc áo kaki màu sẫm… Đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

… Sau đó, tiếng trong loa phóng thanh nổi lên phá vỡ sự im lặng, giới thiệu ông Hồ “là người giải phóng, vị cứu tinh của dân tộc”. Quần chúng đuợc sự hướng dẫn của các đảng viên, cất tiếng hát và trong mất phút liền hô vang “Độc lập”. Ông Hồ đứng yên mỉm cười và phía dưới là sự hoan hô của người. Ông giơ tay ra hiệu im lặng và bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn – nay trở thành bản Tuyên ngôn nổi tiếng…

Ông Hồ dừng lại đột ngột và hỏi người dân: “Đồng bào có nghe rõ tôi nói không?”. Quần chúng hô vang đáp lại: “Rõ”. Thực là một nghệ thuật diễn thuyết bậc thầy! Từ lúc đó, quần chúng lắng nghe và theo dõi chăm chú từng lời nói, cử chỉ của ông Hồ. Chúng tôi không hiểu ông Hồ đã nói gì. Lê Xuân – nguyên là người liên lạc của chúng tôi phải cố gắng lắm để dịch những lời của ông Hồ cho chúng tôi nhưng cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, chỉ cần nghe giọng nói của ông Hồ bình tĩnh, rõ ràng, ấm cúng và thân mật cũng như nghe thấy câu trả lời mạnh mẽ của quần chúng thì chúng tôi cũng cảm nhận được phần nào tài diễn thuyết đầy sức thuyết phục của ông Hồ…

Đến khoảng hai giờ, ông Hồ kết thúc bản Tuyên ngôn và tiếp sau đó là Tướng Võ Nguyên Giáp nói về vai trò của Việt Nam, nhấn mạnh vào công tác của Đảng trong lĩnh vực chính trị, quân sự, phát triển kinh tế – xã hội, chương trình giáo dục và văn hoá… Sau bài diễn văn, các Bộ trưởng mới được chỉ định, từng quan chức một được giới thiệu lần lượt và ra mắt quần chúng. Buổi lễ kết thúc bằng việc các Bộ trưởng tuyên bố nguyện trung thành và triệt để ủng hộ Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà….”

Những cảm nhận của Thiếu tá Patti vô cùng chân thực, chi tiết và sống động, đã trở thành nguồn tài liệu nghiên cứu vô cùng lý thú và không thể bỏ qua của các nhà sử học. Tuy nhiên, phải đến 30 năm sau, cuốn hồi ký này mới được công bố với mọi người. Trước đó, ông Patti đã dự định xuất bản cuốn hồi ký vào năm 1954 sau khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ, nhưng vì một số lý do nên kế hoạch của ông bị tạm hoãn.
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập
Cụ có link nào về cụ Kostas này không ạ?

Kostas là kiểu tên gọi ngắn/thân mật của Konstantinos. Em chơi cùng một thằng ku Hy Lạp trong cty có cái tên và họ đúng hệt như cụ Kostas này.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,247
Động cơ
3,837,592 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Dachat

Xe đạp
Biển số
OF-583926
Ngày cấp bằng
8/8/18
Số km
26
Động cơ
137,141 Mã lực
Tuổi
52
Hiroo Onoda, binh sĩ chiến đấu suốt 30 mươi năm mới chịu đầu hàng quân Đồng Minh

Onoda Hiro là một cựu thiếu úy của Lục quân Đế quốc Nhật Bản tham chiến trong Thế chiến thứ hai tại chiến trường Philippines. Chỉ chấp nhận hạ vũ khí theo lệnh của thượng cấp ngày 9 tháng 3 năm 1974, 29 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Onoda được coi là người cuối cùng của quân đội Nhật Bản thực hiện việc đầu hàng.

Tháng 2 năm 1945, quân Đồng minh đẩy quân Nhật khỏi Philippines, Onoda cùng các binh lính cấp dưới bắt đầu lui vào rừng nhiệt đới ẩn trốn. Nhóm Onoda khi đó bao gồm thiếu úy Onoda (chỉ huy, 23 tuổi), hạ sĩ Shimada Shoichi (30 tuổi), binh nhì Kozuka Kinshichi (24 tuổi) và binh nhì Akatsu Yuichi (22 tuổi). Hậu cần của nhóm chỉ gồm rất ít lương thực, một khẩu súng cho mỗi người với cơ số đạn hạn chế. Vì vậy để tồn tại họ phải sống bằng dừa và chuối của rừng và gia súc của người dân trên đảo mà họ cướp được.

Từ tháng 10 năm 1945, nhóm Onoda bắt đầu nhận được các truyền đơn do máy bay thả xuống đề cập tới việc quân đội Nhật hoàng đã đầu hàng ngày 15 tháng 8 năm 1945 và kêu gọi họ hạ vũ khí, ra khỏi chỗ ẩn náu. Tuy nhiên những người lính Nhật cho rằng đây chỉ là sự tuyên truyền bịa đặt của đối phương, họ không tin rằng chiến tranh đã kết thúc, kể cả sau đó khi nhận được thư nhà và thông tin binh vận của người ngoài. Bị cô lập với thế giới bên ngoài và mất niềm tin vào mọi thứ, họ sẵn sàng bắn vào những người dân đảo tình cờ đi gần nơi ẩn náu vì cho rằng đây là lính đối phương ngụy trang, đối với những người lính Nhật này, mọi người lạ đều là kẻ thù.

Người đầu tiên trong nhóm Onoda ra hàng là Akatsu vào tháng 9 năm 1949, không thông báo với đồng đội, người binh nhì này tách khỏi nhóm để ẩn náu một mình và đầu hàng dân đảo 6 tháng sau đó. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Shimada bị giết sau một cuộc chạm súng trên bãi biển Gontin. 20 năm tiếp theo Onoda cùng Kozuka tiếp tục tìm mọi cách tồn tại và chờ ngày quân đội Nhật Bản điều động họ cho một nhiệm vụ mới, hai người luôn tin rằng mình chỉ là những người lính phải chiến đấu trong lòng đối phương để chuẩn bị cho việc chiếm lại Philippines của quân đội Nhật.
Ngày 5 tháng 10 năm 1972, sau 27 năm ẩn trốn, Kozuka, ở tuổi 51, bị giết trong một cuộc chạm súng với lính tuần tra Philippines. Tin tức về cái chết của Kozuka khi tới Nhật Bản đã gây sốc cho công chúng nước này vì họ không ngờ rằng vẫn còn những người lính Nhật cầm súng "chiến đấu" sau khi chiến tranh đã kết thúc gần ba thập kỷ. Thực tế việc tìm kiếm những ikinokori heitai (những binh lính sống sót) hay zanryūsha (người bị bỏ lại) ở Lubang đã bị chính phủ Nhật chấm dứt từ năm 1959, toàn bộ những người lính còn mất tích như Onoda đều được tuyên bố chính thức là đã chết từ thời điểm đó.

Về phần mình, dù không còn đồng đội nào bên cạnh, Onoda vẫn tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của thượng cấp, ông không đầu hàng hay tìm cách tự tử. Tháng 2 năm 1974, Suzuki Norio, một thanh niên Nhật vốn ham thích du lịch đã bay tới Lubang để tìm hiểu về sự kiện này. Tối ngày 20 tháng 2, trong khi đang nấu ăn, Suzuki bất ngờ nghe thấy tiếng chào và khi quay lại, anh thấy một người đàn ông già ăn mặc rách rưới nhưng tay vẫn cầm súng, người đàn ông đó nói: "Tôi là Onoda". Suzuki lập tức đáp lại: "Chiến tranh đã kết thúc", Onoda tiếp lời: "Nhưng nó chưa kết thúc đối với tôi". Mặc dù sau đó Suzuki đã tìm mọi cách thuyết phục người lính già đầu hàng với những bằng chứng từ đài phát thanh, ảnh, báo chí, nhưng Onoda vẫn khẳng định chỉ hạ vũ khí nếu có lệnh của thượng cấp.

Ngày 27 tháng 2, tin và ảnh của Suzuki về Onoda Hirō được đăng rộng rãi trên báo chí Nhật Bản. Ngay lập tức cấp trên trực tiếp của Onoda là đại tá Taniguchi, lúc này là một người bán sách, cùng Toshio, em trai Onoda và người đứng đầu cơ quan hỗ trợ hồi hương Nhật bay tới Lubang và ra lệnh cho Onoda hạ vũ khí.

Ngày 10 tháng 3 năm 1974, trong một buổi lễ chính thức, thiếu úy Onoda Hirō, 52 tuổi, trong quân phục của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, đã nhận lệnh hạ vũ khí từ đại tá cấp trên Taniguchi. Khi hạ vũ khí, Onoda vẫn còn khẩu súng trường Arisaka, 500 viên đạn và vài quả lựu đạn. Buổi lễ còn có sự tham gia của tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, người ra lệnh ân xá cho những hoạt động chống lại quân đội Philippines của Onoda, mặc dù trong thời gian ẩn náu, Onoda đã giết chừng 30 người Philippine và giao tranh với quân tuần tiễu Philippines vài lần.

Khi trở về Nhật, Onoda Hirō được công chúng tôn vinh như một anh hùng. Ông xuất bản cuốn hồi ký của mình, Không đầu hàng: Cuộc chiến ba mươi năm của tôi, thành nhiều kỳ trên báo chí từ tháng 5 năm 1974 và sau đó là thành sách, cả hai đều bán rất chạy và tạo ra một "hội chứng hâm mộ Onoda" ở Nhật Bản. Tuy nhiên sau thời gian sống cách biệt khỏi thế giới quá lâu, Onoda dần cảm thấy khó hòa nhập với xã hội hiện đại Nhật Bản, ông mua một trang trại nuôi gia súc ở Brasil và chuyển sang sống ở đó. Tháng 5 năm 1996 Onoda đã quay trở lại thăm đảo Lubang, nơi ông đã từng "chiến đấu" vì nước Nhật trong suốt gần ba thập kỷ.

(ảnh Hiroo Onoda đi ra khỏi rừng rậm Philippines đầu hàng vào năm 1974)

138672087_3829944723736101_4179010202169162953_n.jpg
Hiroo Onoda có một người bạn rất thân học khóa 1 phân hiệu Futamata trường Lục quân Nakano (Thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizuoka) là Kikuo Tanimoto.
Kikuo Tanimoto (Tên tiếng Việt là Nguyễn Đông Hưng), nguyên Thiếu úy lục quân, sinh năm 1922, quê ở tỉnh Tottori, tốt nghiệp trường sư phạm tỉnh năm 1941, là giáo viên tiểu học về hưu, mất năm 2001.
Trong chiến tranh là sỹ quan tình báo tại Việt Nam.
Sau khi Nhật Bản thua trận, ông ở lại tham gia kháng chiến chống Pháp 9 năm với Việt Minh.
Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm năm 1941, ông trở thành giáo viên tiểu học. Năm 1943 nhập ngũ, vào học trường Lục quân Nakano năm 1944 và được thăng Thiếu úy dự bị vào tháng 01/1945, sau đó qua Việt Nam, làm công tác tình báo trong quân đội Nhật.
Dạy trinh sát ở Trường Lục quân Quảng Ngãi đến năm 1950, sau đó ra Bắc tham gia chiến đấu.
Năm 1954 về nước, làm giáo viên rồi Hiệu trưởng một trường tiểu học cho đến năm 1980 thì về hưu dạy Kiếm đạo. Ông là võ sĩ kiếm đạo 7 đẳng có tiếng.
Năm 1996, chính phủ Việt Nam trao tặng ông Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhì.
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,931
Động cơ
876,409 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Colonel Tsuji Masanobu

"Even after he returned to public life in Japan, writing several books about the war, "he still lived mysteriously, travelling on secret missions, and in April, 1961, he went to Vietnam," as a British military historian told the story in 1968. "Since this date he has not reappeared but information reaching the author from Japan indicates that he is back in uniform and serving as an Operations Staff officer under Vo Nguyen Giap. When one considers the ruthless and brilliance of the North Vietnamese operations, the hand of Masanobu Tsuji can be seen clearly."
 

AKAN_N

Xe buýt
Biển số
OF-742471
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
668
Động cơ
73,578 Mã lực
Chường môn phái Karate Suzucho cũng là một người lính Nhật sau chiến tranh ở lại Việt Nam truyền bá Karate và lấy vợ Việt, giai thoại về những người Nhật ở Việt Nam sau chiến tranh cũng nhiều chuyện thú vị thật
 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
717
Động cơ
300,045 Mã lực
Đặc biệt Nhật không theo Mỹ đánh Việt nam, khác với bọn Hàn, Úc.
Không theo vì sau năm 1945, Nhật sửa hiến pháp để không tham chiến bất kỳ cuộc chiến nào (trừ bảo vệ tổ quốc họ). Dân Nhật khi đó sợ/ngại chiến tranh. Sau này, chính xác là gần đây, Nhật mới sửa dần hiến pháp để bỏ dần nội dung này.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Cái bom ba càng mà quân ta dùng trong những ngày toàn quốc kháng chiến là của người Nhật và lối đánh quyết tử đấy chắc cũng một phần học từ mấy ông Nhật này.
Bom 3 càng cùng cách đánh bom hoàn toàn là của người Nhật nha lão.
Đọc lại những điều RẤT CŨ, em thấy các tác giả đều viết là Bom 3 Càng Nhật :D
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
11,095
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không theo vì sau năm 1945, Nhật sửa hiến pháp để không tham chiến bất kỳ cuộc chiến nào (trừ bảo vệ tổ quốc họ). Dân Nhật khi đó sợ/ngại chiến tranh. Sau này, chính xác là gần đây, Nhật mới sửa dần hiến pháp để bỏ dần nội dung này.
Sau naem 1945 thì Nhật có được tự quyết cái gì đâu. Ản Hiến pháp của nhật năm 1946 hay 1947 gì đó là do Mỹ soạn ra.
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
11,095
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bom 3 càng cùng cách đánh bom hoàn toàn là của người Nhật nha lão.
Đọc lại những điều RẤT CŨ, em thấy các tác giả đều viết là Bom 3 Càng Nhật :D
Bom ba càng mình thu được của Nhật 93 quả mà :D
 

tuangiga31mes2c

Xe container
Biển số
OF-133264
Ngày cấp bằng
4/3/12
Số km
7,060
Động cơ
425,949 Mã lực
Em cũng nghe nhiều về những người Nhật trong hàng ngũ bộ đội Việt Nam, giờ mới được rõ ràng hơn.
 

QuyenTX

Xe đạp
Biển số
OF-723673
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
10
Động cơ
76,300 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hà Nội
Tên các anh vẫn luôn được ghi nhớ trong lịch sử Việt Nam
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,237
Động cơ
92,770 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chắc 800 lính Nhật này bị thua trận ... thay vì đầu hàng quân Đồng Minh Anh-Pháp, thì chúng thà theo Việt Minh để chống lại Pháp, vừa đỡ nhục, vừa có cơ hội trả thù dân tộc cho Nhật.
Tuy nhiên, 800 lính Nhật này cũng giúp "xin lỗi " người dân Việt Nam do nạn đói Ất Dậu do chính quân đội Nhật gây ra làm chết hơn 1,5 tr người dân vô tội Việt Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

5banhxequay

Xe tải
Biển số
OF-600671
Ngày cấp bằng
24/11/18
Số km
408
Động cơ
130,172 Mã lực
Ba em ngày trước học trường Lục quân Quảng Ngãi và chiến đấu ở mặt trận Liên khu 5 có kể lại là dậy kỹ thuật cá nhân là hàng binh người Nhật, dậy chiến thuật là hàng binh người Đức. Người Nhật rất nghiêm khi huấn luyện và họ luôn đi đầu, làm mẫu. Họ tham gia chiến đấu và cũng có người hy sinh trong hàng ngũ bộ đội Liên khu 5 lúc bấy giờ.
 

Vũ Điệp

Xe điện
Biển số
OF-378595
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
2,846
Động cơ
272,135 Mã lực
Vậy là quân đội ta cũng đa chủng tộc đấy các cụ nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top