[Funland] Số phận của hơn 800 lính Nhật chiến đấu cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp

N.Korea Ginseng

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-613698
Ngày cấp bằng
4/2/19
Số km
2,702
Động cơ
274,982 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Cái bom ba càng mà quân ta dùng trong những ngày toàn quốc kháng chiến là của người Nhật và lối đánh quyết tử đấy chắc cũng một phần học từ mấy ông Nhật này.
Vâng đúng là học từ mấy cụ cựu lính Nhật đấy ạ, trong phim em gửi cũng có nói chi tiết này. :D
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,673
Động cơ
1,130,390 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn

N.Korea Ginseng

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-613698
Ngày cấp bằng
4/2/19
Số km
2,702
Động cơ
274,982 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,601
Động cơ
587,844 Mã lực
Bên Philippines, lính nhật còn tiếp tục chiến đấu trong rừng đến tận đầu những năm 80s. Người Nhật thời thế chiến quả thật phi thường.
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
12,211
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bên Philippines, lính nhật còn tiếp tục chiến đấu trong rừng đến tận đầu những năm 80s. Người Nhật thời thế chiến quả thật phi thường.
Vụ đấy thì khiếp rồi. Chính phủ Nhật phải cử một người chỉ huy cũ sang tận nơi kêu gọi Cụ ấy buông súng thì Cụ ấy mới chấp nhận đấy :D
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
35,847
Động cơ
4,992,053 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vụ đấy thì khiếp rồi. Chính phủ Nhật phải cử một người chỉ huy cũ sang tận nơi kêu gọi Cụ ấy buông súng thì Cụ ấy mới chấp nhận đấy :D
Một dạng Che Guevara Đông Nam Á!😀
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,673
Động cơ
1,130,390 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
cảm ơn cụ đã cho thông tin rất thú vị này ạ :D
Em gọi bằng Cô, tức là khi em mới đi làm, cô ấy cũng tầm 50++, tức là sinh khoảng 1945-1950
Ông Cụ thân sinh cô ấy mất khoảng những năm 8x thì phải, vì cô ấy kể là mất sớm
Cô ấy lai Nhật Việt, trắng và rất xinh, tiếc là cũng mất khi chưa nghỉ hưu
 

N.Korea Ginseng

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-613698
Ngày cấp bằng
4/2/19
Số km
2,702
Động cơ
274,982 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Em gọi bằng Cô, tức là khi em mới đi làm, cô ấy cũng tầm 50++, tức là sinh khoảng 1945-1950
Ông Cụ thân sinh cô ấy mất khoảng những năm 8x thì phải, vì cô ấy kể là mất sớm
Cô ấy lai Nhật Việt, trắng và rất xinh, tiếc là cũng mất khi chưa nghỉ hưu
Vâng cụ, tiếc là cô giáo của cụ đã mất chứ không có lẽ cũng sẽ được đoàn làm phim họ tìm đến. Trong phim cũng có một bác gái là con cựu lính Nhật được phỏng vấn.
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,867
Động cơ
257,988 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
🇻🇳 Em mới xem một bộ phim tài liệu có nhan đề "Người Việt Nam mới" gồm 2 tập với tập 1 nói về những lính Nhật chiến đấu cho lực lượng Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Một bộ phim rất thú vị em xin chia sẻ cùng các cụ, các mợ yêu thích lịch sử nước nhà. :)

Ong Sau Nhat 1.png

Câu chuyện về ông Sáu Nhật (tên thật là Koshiro Iwai) người chỉ huy pháo 75 ly đã cùng trung đoàn 174 đánh trận đồn Bình Liêu (1950). Sau trận đánh đó ông được thăng chức từ đại đội trưởng lên tiêu đoàn phó, ông được kết nạp Đảng khi mới 26 tuổi và rất đặc biệt khi ông là người nước ngoài. Ông Sáu Nhật nguyên là 1 trung úy của quân đội Nhật Hoàng, sau khi tốt nghiệp trường sỹ quan của Nhật ông sang Việt Nam với quân hàm trung úy lúc đó ông 21 tuổi. Ông sang Việt Nam không được bao lâu thì Thế chiến thứ II kết thúc nhưng ông đã không đầu hàng quân đồng minh mà chạy sang hàng ngũ Việt Minh chiến đấu từ Cách mạng tháng 8 đến hết cuộc kháng chiến chống Pháp.
Ong Sau Nhat 3.png

Ong Sau Nhat 2.png

Ong Sau Nhat 4.png


Quan Nhat o Dong Duong 2.png

Quan Nhat o Dong Duong.png


Ikawa Sei.png
Kamo Tokuji.png
Matsushima Haruyoshi.png
Nakahara Mítunobu.png

🇻🇳
Người Việt Nam mới [Tập 1] - Bí mật lính Nhật chiến đấu cho Việt Minh


Người Việt Nam mới [Tập 2] - Những người lính da trắng của Hồ Chí Minh

Cháu xem xong rồi. Cảm ơn thớt có thông tin hay và quý. Chuyện lính legion gốc phi và một số lính châu Âu tham gia kháng chiến thì cháu biết nhiều nhưng mà lính Nhật tham gia đào tạo quân sự cho mình lại là một thông tin rất thú vị mà cháu chưa biết.
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,867
Động cơ
257,988 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Các chiến binh ngoại chiến đấu vì độc lập của Việt nam💐🇻🇳

Chiến sĩ "Việt Nam mới" hay người "Việt Nam mới" là tên mà người Việt Nam dùng để gọi những người nước ngoài tình nguyện tham gia hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Những người "Việt Nam mới" đến từ nhiều quốc gia, trong đó chủ yếu gồm hai nhóm chính: binh sĩ trong quân đội Nhật Bản và binh sĩ lính lê dương và Bắc Phi trong quân đội Pháp. Ngoài ra, còn có một số ít chiến sĩ tình nguyện người Pháp, Hoa, Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan... Họ không phải đều là "hàng binh", vì vậy để tránh gây ngộ nhận, mặc cảm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên chung cho họ là "người Việt Nam mới".

Phần lớn những người "Việt Nam mới" đã trở thành cán bộ hoặc binh sĩ trong các đơn vị chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những người có kiến thức quân sự, đặc biệt là các sĩ quan Nhật và một số lính lê dương trực tiếp tham gia trong các ngành chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền...

Trong giai đoạn đầu chiến tranh, khi lực lượng vũ trang Việt Minh còn non trẻ, gặp nhiều khó khăn, kinh nghiệm và kiến thức của những người "Việt Nam mới" đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập

Ông Kostas Sarantidis sinh năm 1927 tại thành phố Athens, Hy Lạp. Năm 1943, ông bị bắt sang Đức làm lao động khổ sai. Đầu năm 1946, ông tham gia trong đội quân lính đánh thuê Lê Dương của thực dân Pháp đưa sang Sài Gòn nhằm đàn áp Cách mạng Việt Nam dưới chiêu bài “giải giáp quân Nhật.”

Chỉ trong vòng 4 tháng, nhận rõ bộ mặt và tội ác của thực dân Pháp đối với đất nước, nhân dân Việt Nam, với bản chất lương thiện và tinh thần dân tộc của người dân Hy Lạp từng kiên cường đấu tranh chống ách thống trị của đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) và ách chiếm đóng của phát xít Đức, Kostas Sarantidis không can tâm làm bia đỡ đạn, tiếp tay cho Pháp gây thêm tội ác đối với Việt Nam. Ông đã tự giác bắt liên lạc và gia nhập hàng ngũ quân đội Việt Nam với tên gọi Nguyễn Văn Lập.

Ngay từ tháng 4.1946 ở Mũi Né - Phan Thiết, ông đã cùng 25 cán bộ, đồng bào bị địch bắt với vũ khí trốn sang hàng ngũ Việt Minh. Từ năm 1946 - 1952, ông tham gia chiến đấu anh dũng ở nhiều đơn vị, tiểu đoàn, trung đoàn khác nhau, lập nhiều chiến công xuất sắc.

Từ năm 1953 - 1954, ông nhận nhiệm vụ trực tiếp của Bộ Tư lệnh/Liên khu 5 làm Tổng giám thị trại tù hàng binh số 3 của Liên khu 5. Ông đã quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách nhân đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tù binh, góp phần làm cho họ nhận rõ cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp, biến họ từ những tên lính xâm lược thành những người có cảm tình với cách mạng Việt Nam.

Từ năm 1955 - 1965, ông tập kết ra miền Bắc lần lượt nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Năm 1965, trở về Hy Lạp cùng với vợ là người Hà Nội và những người con đều mang tên Việt Nam, ông luôn hướng về Việt Nam và có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ Việt Nam - nơi mà ông luôn coi là quê hương thứ hai của mình. Ông đã viết hai tập hồi ký "Tại sao tôi theo Việt Minh" và "Ở một trại tù binh Nam Việt Nam."
Năm 2010, ông được Nhà nước chính thức công nhận quốc tịch Việt Nam, mang tên Nguyễn Văn Lập. Ngày 30.8.2013, ông đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Schulze - Nguyễn Đức Việt

Schulze - Nguyễn Đức Việt là một hàng binh người Đức trong đội quân Lê Dương của Pháp xâm lược nước ta. Do chán ghét chiến tranh xâm lược và coi khinh quân đội Pháp "không có tinh thần chiến đấu”, anh trốn sang hàng ngũ quân đội Việt Nam từ mặt trận Nam Trung Bộ năm 1946. Anh nói chuyện bằng tiếng Pháp "bồi", biết lái máy bay thể thao và có tay nghề cơ khí khá. Sau quá trình tìm hiểu và thể theo nguyện vọng, anh được đưa ra Bắc và bố trí công tác ở xưởng quân giới B2.

Schulze - Nguyễn Đức Việt là người đã ứng dụng thành công việc chế tạo lựu đạn AT bằng công nghệ dập cho ngành quân giới Việt Nam. Nha Nghiên cứu kỹ thuật cũng như Cục Quân giới đánh giá cao công lao của anh Việt trong thành tựu này, bởi lẽ kỹ thuật lúc đó cũng không phải dễ dàng đối với thợ lành nghề của ta.

Cuối năm 1948, Bộ chuẩn bị thành lập các ban nghiên cứu Không quân, Hải quân... Trong năm 1949, anh Việt được chuyển sang Ban Nghiên cứu kỹ thuật, được phép lái thử chiếc máy bay thể thao duy nhất còn dùng được của Không quân Việt Nam lúc bấy giờ, đó là Tiger Mooth. Đã 4 năm chiếc Tiger Mooth không được dùng đến, do vậy các đồng hồ báo tốc độ, độ cao, độ thăng bằng, . . . đều không còn mức chính xác đủ tin cậy. Vậy mà Nguyễn Đức Việt vẫn tình nguyện bay thử đầu tiên. Anh đã cho máy bay cất cánh bay lượn trên vùng trời Chiêm Hóa, sông Lô, sông Gậm, rồi làm động tác bổ nhào. Không thành công, anh cho máy bay đâm thẳng xuống sông. Cuộc bay thử không thành công nhưng anh đã thể hiện tinh thần phục vụ vô điều kiện của người chiến sĩ, đồng thời tỏ rõ tinh thần dũng cảm của một phi công lái máy bay thử nghiệm.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại, anh trở về Cộng hòa dân chủ Đức, được trọng dụng, phụ trách một sân bay. Đến giữa năm 1969, anh dự định quay lại Việt Nam cùng với phái đoàn của Cộng hòa dân chủ Đức, đồng thời thăm vợ con ở Việt Nam. Nhưng rất tiếc, anh đã hy sinh trong một tai nạn máy bay.

Schulze - Nguyễn Đức Việt - cái tên của anh sẽ mãi mãi được ghi nhớ trong lịch sử quân giới Việt Nam nói riêng và cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam nói chung.

Nakahara - Minh Ngọc

Trước Cách mạng tháng Tám, Nakahara Mitsuboni là sĩ quan tham mưu quân đội Thiên hoàng tại Bộ tham mưu tướng Ikawa, tư lệnh quân đội Nhật ở miền Trung Việt Nam và Lào. Bấy giờ, anh mới 22 tuổi. Cuối tháng 8.1945, sau những cuộc biểu tình, tuần hành của nhân dân Huế, khi lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trước cửa Ngọ Môn và Thiên hoàng đã ra lệnh đầu hàng, anh cùng với một số sĩ quan Nhật khác đã tận mắt thấy sức mạnh chính nghĩa của một dân tộc. Họ quyết định không trở về Nhật mà xin phép với ủy ban Hành chính Trung Bộ do ông Trần Hữu Dực làm Chủ tịch, được phép ở lại Việt Nam, đấu tranh cho nền độc lập của Việt Nam, tình nguyện làm một chiến sĩ "quốc tế - dân tộc"...

Mang cái tên Việt Nam là Minh Ngọc, Nakahara đã giúp Việt Minh lấy súng đạn, quân trang, lương thực của Nhật chuyển tới bộ đội Việt Nam, huấn luyện quân sự cho thanh niên... Cuối năm 1945, đầu năm 1946... anh và các đồng chí người Nhật gặp tướng Nguyễn Sơn và được đưa vào miền Nam công tác. Nakahara được phân công làm đại đội trưởng Trường Lục quân Quảng Ngãi, rồi anh ra Việt Bắc tham gia công tác quân sự, làm phái viên Bộ Tổng tham mưu với chức danh "Tham nghị quân sư".
Nakahara - Minh Ngọc về nước năm 1954. Năm 1955, cùng với các bạn Nhật, Nakahara - Minh Ngọc tổ chức Hội Nhật- Việt hữu nghị và Hội Mậu dịch Nhật - Việt. Với vai trò Chủ tịch Hội Mậu dịch Nhật - Việt, Nakahara đã kêu gọi nhân dân Nhật Bản giúp Việt Nam, quyên góp được 12 tàu hàng hóa, mỗi năm thực hiện 2 chuyến chở hàng đến Việt Nam trong thời gian nhân dân Việt Nam chống Mỹ, cứu nước...

Kazumasa – Phan Lai

Ông Igari Kazumasa quê ở thành phố Sendai vùng Đông Bắc Nhật Bản. Vốn là một bác sĩ, ông bị điều động sang Việt Nam phục vụ cho cuộc xâm lược của phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, mang quân hàm trung úy.

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam thành công, quân đội Nhật bị Đồng Minh vào giải giáp, quân Pháp núp sau lưng quân Anh đồng minh đã quay lại gây hấn ở Nam Bộ từ ngày 23.9. Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh đã nổ ra ở Nam Bộ, rồi ngày càng lan rộng. Vào thời điểm ấy, Kazumasa cùng một số sĩ quan, binh sĩ người Nhật đã tìm cách bắt liên lạc với Việt Minh, đứng về phía nhân dân Việt Nam cùng chiến đấu chống Pháp.

Khi cùng các đồng đội Việt và Nhật cùng chiến đấu, công tác, ông Kazumasa có tên gọi Việt Nam là Phan Lai. Thực ra, ông lấy họ Phan là từ họ của vợ người Việt - Phan Thị Nguyên. Sau này đứa con trai của họ được đặt tên với họ của bố là Igari và tên Việt Nam mang họ của mẹ - Phan Thế Vọng, cũng còn hàm ý luôn nhắc nhở các con không bao giờ quên Tổ quốc Việt Nam mà ông đã gắn bó như máu thịt.

Từ tháng 10.1945 đến năm 1959, Kazumasa – Phan Lai đã phục vụ cuộc kháng chiến của nhân dân ta trên nhiều cương vị khác nhau như một thầy giáo huấn luyện quân sự hay chuyên môn, một bác sĩ cứu chữa thương bệnh binh, một "chuyên gia"... Dù ở cương vị nào, Kazumasa đều tận tâm làm việc, vượt mọi khó khăn thiếu thốn, góp sức mình phục vụ cuộc kháng chiến của Việt Nam.

Đến năm 1959, sau gần 15 năm gắn bó với Quân đội nhân dân Việt Nam, ông cùng vợ hồi hương về Nhật Bản. Năm 1960, Kazumasa – Phan Lai được ************* Nhật giao nhiệm vụ lập Hội Hữu nghị Nhật - Việt và làm hội trưởng. Ông và những người bạn Nhật Bản từng công tác và chiến đấu ở Việt Nam đã rất tích cực trong các hoạt động ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cho đến ngày toàn thắng và trong công cuộc xây dựng lại đất nước…

Những người lính Liên Xô trong hàng ngũ Việt Minh


Theo đài Tiếng Nói Nước Nga, trong cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai, khi Đức xâm lược Liên Xô, họ bị Đức quốc xã bắt làm tù binh. Sau khi Đức thua trận, họ lưu lại trên lãnh thổ các quốc gia mà quân Đồng minh gồm Mỹ, Anh và Pháp kiểm soát. Cuộc sống khó khăn buộc họ phải tham gia đội quân lê dương.

Ở Việt Nam, có một người lính lê dương là cựu phi công Biblichenko làm việc tại sân bay Gia Lâm. Ở đó, ông đã chiếm chiếc máy bay quân sự của Pháp và bay sang phe du kích ở tỉnh Yên Bái. Một người Nga khác là Fyodor Bessmernyi đã rời hàng ngũ lê dương với khẩu súng của mình, chạy trốn vào rừng, gặp Tiểu đoàn 307 nổi tiếng và bắt đầu tham gia kháng chiến chống Pháp. Những người đồng đội Việt Nam đặt cho ông cái tên mới là Anh.
Fedor- Anh nói thạo tiếng Việt, vốn là tay gài mìn xuất sắc nên ông đã tham gia vào việc thiết kế và tiến hành các hoạt động chiến thuật. Ông được trao tặng hai huy chương của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiểu đoàn làm mối cho Fedor kết hôn với bà Nguyễn Thị Vinh. Họ có với nhau hai người con và trở về quê hương vào năm 1958. Sau khi ông mất, người vợ và hai con của ông đã về Việt Nam. Sau này, một trong hai người con trai của ông là Nicholai đã quay lại Liên Xô và định cư ở Donetsk, ngày nay thuộc Ukraina.

Trong tiểu đoàn đó, cùng chiến đấu chống Pháp còn có một người lính lê dương khác là Platon Skrzhinskiy. Khi Đức quốc xã xâm lược Liên Xô, người lính trẻ Platon bị bắt làm tù binh. Khi Đức thất bại, ông đang ở trên lãnh thổ do người Pháp kiểm soát. Năm 1946, ông gia nhập lê dương và được gửi đến Việt Nam. Ông phục vụ tại Vĩnh Long và sau đó tại Bến Tre – làm tài xế lái xe tải chở nước cho lính lê dương. Tại trạm bơm, ông đã móc nối liên lạc được với du kích Việt Nam và đào ngũ, sang với Việt Minh trong mùa hè năm đó.

Ông được đặt tên Việt Nam là Thành, đảm nhận nhiệm vụ nhân viên liên lạc, xạ thủ và chỉ huy đội công binh. Tám năm liền ông phục vụ trong lực lượng vũ trang miền Nam. Trong thời gian đó, ông gặp một người con gái Bến Tre tên là Mai và kết hôn với cô năm 1948. Năm sau, họ có một con gái đặt tên là Janine.

Năm 1955, trước khi Platon quay về Liên Xô, ông được mời đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch đích thân viết thư cho Bộ Chính trị Trung ương ************* Liên Xô, công nhận sự đóng góp của "đồng chí Thành” đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Tại Moskva, Platon Thành làm phiên dịch tiếng Việt ở Ban Việt ngữ Đài phát thanh đối ngoại Moskva, nay là đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga". Là người biết tiếng Việt giỏi, hiểu rõ phong tục tập quán của người Việt Nam, ông là cố vấn cho hàng chục chuyên gia Việt Nam học của Liên Xô. Trước khi qua đời vào năm 2003, ông đã có cơ hội một lần nữa sang Việt Nam thăm đồng đội cũ và bà con của người vợ quá cố.

Con gái của Platon Thành là Janine cũng là nhân viên Ban Việt ngữ của Đài phát thanh Moskva và "Tiếng nói nước Nga". Janine cũng đã sang thăm nơi mà bà ra đời và trải qua thời thơ ấu. Hiện nay bà nghỉ hưu và sống ở Moskva cùng với con và cháu. Bà Janine nói: "Suốt cuộc đời mình, cha tôi đã gìn giữ tình yêu và sự tôn trọng đối với đất nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Ông luôn nhớ những người đồng đội ngày xưa, thường xuyên nói chuyện về những năm ông đã trải qua tại đất nước các bạn, cũng là nơi mà ông coi như ngôi nhà của mình. Việt Nam cũng là mảnh đất chôn rau cắt rốn của tôi".
Chuyện mấy ông Liên Xô này cũng ly kỳ quá. Lần đầu cháu biết. Rất thú vị, kịch tính và như tiểu thuyết.

Đợt trước cháu cũng có đọc về một số người Việt mình tham gia thế chiến 1, một số người cách mạng lưu lạc tới tận Nam Mỹ. Cuộc đời các cụ ngày xưa kịch tính hơn phim Holiwood nhiều!!!
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,734
Động cơ
442,973 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
View attachment 5835211
Liệt sỹ Nguyễn Văn Thiềng, bí danh Trần Thành Thiềng, sinh năm 1927, tại số nhà 44 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội là người cầm bom ba càng trong bức hình.
Một tấm ảnh vô giá về người lính trong chiến tranh, thể hiện khí phách anh dũng và quả cảm của những người lính Việt Nam
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
35,847
Động cơ
4,992,053 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Việt Nam: Quê hương thứ hai của người lính Nhật

Loạt bài về chiến binh Nhật tại Việt Nam của tác giả Sasaki Manabu được đăng trên báo Asahi từ 17 tới 27 tháng Bảy năm 2015.

NGUỒN HÌNH ẢNH: BBC WORLD SERVICE

Loạt bài về chiến binh Nhật tại Việt Nam của tác giả Sasaki Manabu được đăng trên báo Asahi từ 17 tới 27 tháng Bảy năm 2015.

Năm 1945, tại sân bay ở ngoại ô Hà Nội, ngay sau khi Nhật bại chiến, có một người lính đã không chấp nhận nổi chuyện quay trở lại Nhật. Người lính đó tên là Motoyama Kyuzou.

Sinh năm 1921, ông Motoyama gia nhập quân đội Nhật năm 1939 và năm 1943 được phái đi Việt Nam. Ông Motoyama cùng với nhóm chiến hữu mang theo súng trường và súng máy đào ngũ. Trên đường trốn chạy ông đã gặp được cán bộ của “Việt Nam Độc lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh). Ông Motoyama đã quyết định tham gia vào lực lượng Việt Minh.

Những binh lính Nhật lưu vong tham gia lực lượng Việt Minh chống Pháp được gọi là những người “Việt Nam mới”. Họ có tên tiếng Việt. Ông Motoyama đã lấy tên tiếng Việt là Hoàng Văn Hạc. Tên “Hạc” là một cái tên bình thường ở Việt Nam nhưng đồng thời nó cũng có tính gắn kết với Nhật Bản - tên của loài chim, nhân vật trong câu chuyện cổ tích nổi tiếng của Nhật.

Ông Motoyama là một trong số những cựu chiến binh Nhật làm nhiệm vụ huấn luyện quân sự. Ông đã chỉ dạy kiến thức về kỹ thuật và chiến thuật cho lính Việt Nam tại Thanh Hóa. Một thời gian sau ông được cử trở về Hà Nội nhưng do quân Pháp truy lùng ráo riết những người lính Nhật đào ngũ, theo hướng dẫn của Việt Minh ông tạm lánh ở tỉnh Thái Nguyên.

Tại đây ông đã truyền dạy phương pháp sử dụng súng trường cho quân đội địa phương. Năm 1947 ông kết hôn với bà Phạm Thị Nguyệt. Cũng tại mảnh đất Thái Nguyên, tổ ấm ông bà xây dựng đón thêm những thành viên mới của gia đình.

Sau năm 1954, ông Motoyama Kyuzou rời quân ngũ trong quân đội Việt Nam, cùng gia đình sinh kế bằng nghề bán than và đúc dao kéo.


Sau năm 1954, ông Motoyama Kyuzou rời quân ngũ trong quân đội Việt Nam, cùng gia đình sinh kế bằng nghề bán than và đúc dao kéo.

Nói về ông Motoyama, ông Nguyễn Văn Thao (hiện 76 tuổi) nguyên là quân nhân Việt Nam xúc động kể lại về người chỉ huy huấn luyện quân sự: “Tuy là người huấn luyện quân sự, chức phận cao, nhưng ông ấy lúc nào hiền hòa thân thiện, rất được dân làng yêu mến”.

Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Liên Xô cũ càng được thắt chặt, việc tin dùng các cựu chiến binh Nhật có phần giảm sút. Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lững năm châu, tuy nhiên những người lính Nhật đã không trực tiếp tham gia vào chiến dịch này. Sau hiệp định Geneve, Việt Nam bị chia cắt ở vĩ tuyến 17.

Nhật Bản nghiêng về phía thân Mỹ, với bối cảnh đó, chính phủ miền Bắc Việt Nam quyết định đưa những người lính Nhật lưu vong trở về nước họ. Tuy nhiên năm 1954 lúc bấy giờ không chấp nhận việc đem theo vợ con, nên 71 người lính Nhật đã để vợ con lại Việt Nam, đơn thân trở về nước.

“Nếu không được đi cùng vợ con thì tôi không trở về”, ông Motoyama đã quyết định ở lại Việt Nam. Sau năm 1954, ông rời khỏi đội ngũ quân đội Việt Nam, cùng gia đình sinh kế bằng nghề bán than và đúc dao kéo.

Năm 1960, đợt trao trả binh lính Nhật lần thứ ba đã chấp nhận việc những người lính có thể đưa cả vợ con về Nhật. Lúc đó ông có bốn người con. Nhưng do vợ ông còn mẹ già đau yếu nên ông đành phải để người con trai cả (Hoàng Xuân Nam) lại Việt Nam để chăm sóc mẹ vợ. Ông đã đưa ba con và người vợ đang mang bầu về Nhật.

Ông Nam, người con trai cả của ông Motoyama, sau đó kết hôn với người cùng quê, hai vợ chồng ông Nam vừa làm nghề trồng chè, vừa nuôi dạy năm người con trưởng thành. Năm 1974, người con thứ tư của vợ chồng ông ra đời được đặt tên là Hoàng Thị Thanh Hoài. Chị Hoài (40 tuổi) hiện nay đang làm việc cho Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản tại Hà Nội.

Khi Nhật chiếm đóng Việt Nam, họ đã gây ra cảnh đói kém và nạn đói đã cướp đi sinh mạng của biết bao nhiều người dân khi đó. Vì vậy rất nhiều người dân Việt Nam đã căm ghét quân Nhật, con cháu người Nhật như ông Nam thời bấy giờ thường bị bắt nạt bị trêu chọc là “phát xít Nhật” và “con lai”.
Dù vậy họ vẫn luôn tự hào là con cháu người Nhật. Ông Nam đã đặt tên cho con gái thứ hai của mình là Anh Đào. Cũng tại Thái Nguyên, thế hệ thứ hai của người lính Nhật - ông Trần Cao Xô cùng năm 1968 đã đặt tên cho con trai là Phú Sĩ. Đương thời tuy đói kém nhưng những người con cháu của người lính Nhật tại Việt Nam vẫn luôn đùm bọc lẫn nhau chia nhau từng chút gạo, củ khoai, củ sắn.
Ông bà Motoyama (ảnh chụp năm 1986).

Ông bà Motoyama (ảnh chụp năm 1986).

Năm 1980 ông Nam đã được gặp lại bố mẹ mình sau hai mươi năm xa cách. Khi đó chị Hoài, con gái ông Nam mới sáu tuổi.

Tuy nhiên lúc bấy giờ, do ảnh hưởng của chiến tranh lạnh nên khi vợ chồng ông Motoyama về Thái Nguyên thăm con luôn phải trong sự giám sát của công an địa phương.

Ông Motoyama sau khi đưa vợ con về quê hương Fukuoka đã làm việc cho công ty sản xuất bê tông cốt thép. Vợ ông ban đầu chưa nói được tiếng Nhật nhưng cũng đã rất chăm chỉ, chịu khó làm việc ở công trường.

Sau bại chiến, kinh tế Nhật phát triển thần kỳ. Sống sung túc ở nước Nhật, vợ chồng ông không bao giờ quên người con trai cả ở Việt Nam. Ông bà thường xuyên gửi tiền và thư về hỏi thăm xem con cháu có gặp nguy hiểm trong chiến tranh, có được ăn uống đầy đủ không.

Trong ngày vui hội ngộ, bố mẹ con cháu vui vẻ ăn bữa cơm đấm ấm. Cha con cùng chúc rượu và tâm tình bằng tiếng Việt, bù đắp khoảng trống 20 năm phân tán ly biệt.

Ông bà Motoyama đã ở lại Việt Nam một tháng, vừa đi thăm những người bạn xưa vừa ôn lại kỉ niệm ở những nơi từng thân thuộc. Dù lúc đó còn nhỏ, nhưng chị Hoài đã nhớ mãi cho tới tận bây giờ nụ cười nhân hậu và lời ông nội đã từng nói với chị khi ấy: “Trong trái tim, ông luôn là người Việt Nam”.
Ông Hoàng Xuân Nam (trái ngoài cùng) trong một lần thăm cha mẹ của mình ở Nhật.

Ông Hoàng Xuân Nam (trái ngoài cùng) trong một lần thăm cha mẹ của mình ở Nhật.

Chị Hoài luôn khao khát có ngày được đặt chân tới xứ sở hoa anh đào, nơi có nền kinh tế phát triển hiện đại. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, mối quan hệ hai nước Nhật Bản và Việt Nam ngày càng tốt đẹp. Việc đối xử bất công với thế hệ con cháu người Nhật ở Việt Nam cũng không còn.

Ao ước đến Nhật của chị đã thành hiện thực vào năm 1995. Chị Hoài cùng bố đã tới thăm ông bà ở Nhật. Bố chị lần đầu tiên được hội ngộ với các em mình sau 35 năm xa cách.

Một tháng tạm trú ở Nhật, ông Nam và con gái ít ra ngoài, dành hầu hết thời gian để ở bên gia đình. Tuy nhiên khác với ông nội, các cô chú của chị từ bé đã được đưa sang Nhật, đặc biệt là người chú út được sinh ra tại và lớn lên tại Nhật nên hầu như không nói được tiếng Việt. Do đó đã gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp hội thoại. Bố chị đã rất đau lòng khi thốt lên “Là anh em ruột mà tiếng nói khác nhau”.

Chứng kiến điều đó chị Hoài sau khi trở về Việt Nam đã hạ quyết tâm học tiếng Nhật.

“Tôi sẽ phiên dịch Nhật-Việt để gắn kết các thành viên trong gia đình,” chị nói. Chính động lực mãnh liệt khi đó đã thôi thúc chị thi vào trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội khoa tiếng Nhật. 4 năm học đại học, tiền học phí sinh hoạt ăn ở của chị được ông nội chi trả. Luôn nhớ về Nhật Bản, chị đã lấy tên địa chỉ mail của mình là “Hoài・Sakura”.

Con trai cả Hoàng Xuân Nam (bên trái ngoài cùng) và cháu nội (Hoài) thăm ông Motoyama vào năm 1995 tại Fukuoka.

Con trai cả Hoàng Xuân Nam (bên trái ngoài cùng) và cháu nội (Hoài) thăm ông Motoyama vào năm 1995 tại Fukuoka.

Chị cho biết đã sử dụng tên địa chỉ mail này từ thời đại học đến bây giờ. Lúc nào cũng ghi tâm tạc dạ lời động viên khích lệ của ông nội: “Hãy cố gắng học hành chăm chỉ”, sau 4 năm miệt mài đèn sách, chị tốt nghiệp ra trường.

Luôn yêu đất nước và con người Nhật bản và muốn làm công việc liên qua tới Nhật và tiếng Nhật, năm 2003 chị làm việc cho một công ty gỗ ván sàn của Nhật. Nhân dịp làm visa đi công tác, tình cờ chị gặp gỡ và tiếp chuyện bác sĩ khoa mắt người Việt tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà nội. Câu chuyện đưa đẩy và là nguyên do giúp chị quen bác sĩ người Nhật Hattori Tadashi.

Bác sĩ Hattori Tadashi đã bắt đầu hoạt động khám chữa mắt miễn phí cho người dân Việt Nam tại các tỉnh nghèo từ năm 2002. Tuy không có kiến thức về y khoa nhưng chị Hoài đã quyết định đi theo trợ giúp các hoạt động từ thiện của của bác sĩ Hattori Tadashi tại Việt nam từ các thủ tục hành chính với các cơ quan chức năng tại địa phương đến việc lo cho đoàn phương tiện đi lại và nơi ăn ở...

Tại thủ đô Hà Nội, gần hồ Trúc Bạch, nơi ồn ào tấp nập xe máy và các tòa nhà cao tầng dần dần mọc lên, có một bệnh viện với logo màu hoa anh đào - Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản. Bệnh viên do bác sĩ Hattori Tadashi và các cộng sự của ông thành lập.

Bệnh viện ra đời ở Việt Nam là cả một quá trình dài hơn 13 năm làm từ thiện cứu giúp cho trên 15.000 bệnh nhân được phẫu thuật mắt miễn phí thoát khỏi cảnh mù lòa của Bác sỹ Hattori Tadashi - người mà đồng nghiệp vẫn thường gọi ông là “Bác sỹ có bàn tay vàng”.

Trong suốt quá trình làm từ thiện ở Việt Nam, ông luôn khát khao có một bệnh viện theo tiêu chuẩn của Nhật để ở đó nhiều bệnh nhân được chữa bệnh. Và Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản được thành lập vào giữa năm 2014. Trong suốt quá trình xin cấp phép cho bệnh viện đi vào hoạt động, chị Hoài đóng vai trò là người làm những thủ tục hành chính, giấy tờ lôi thôi, phức tạp .
Chị Hoàng Thị Thanh Hoài đang làm việc tại Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản tại Hà Nội.

Chị Hoàng Thị Thanh Hoài đang làm việc tại Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản tại Hà Nội.

Tháng 5 năm 2014, dự án bệnh viện đã được cấp giấy phép đầu tư và tháng 10 cùng năm bệnh viện nhận được giấy phép chính thức đi vào hoạt động. Chị Hoài lại đóng vai trò là một cố vấn quản lý, vừa là người truyền lại các phương châm làm việc của người Nhật tới các nhân viên địa phương, vừa là người giữ cầu nối với các cơ quan chức trách. Với tư cách là cháu nội của cựu chiến binh Nhật Bản chị nói: “Trở thành cầu nối giữa Việt Nam và Nhật Bản là sứ mệnh của tôi”.

Năm 2014 bác sĩ Hattori đã được chính phủ Việt Nam trao tặng “Huy chương Hữu nghị” - huy chương cao quý nhất dành cho những người nước ngoài có đóng góp lớn cho Việt Nam. Nói về chị Hoài, bác sĩ Hattori Tadashi tâm sự: “Nếu không có sự trợ giúp của cô ấy thì các hoạt động của tôi khó mà thành công như ngày hôm nay”.

Tháng 6 năm 2004, ông Motoyama qua đời. Trước khi mất, ông Motoyama có mong muốn được trở về Việt Nam. Thực hiện nguyện vọng của cha mình cùng năm đó, bà Fumiko, em gái của ông Hoàng Xuân Nam, đã mang hài tro của cha mình trở về Thái Nguyên nơi bà đã cùng gia đình sống tại đó cho tới khi 6 tuổi. Sau hơn một năm ông nội mất, người cha kính yêu của chị Hoài cũng đi theo ông nội khi tuổi đời còn rất trẻ. Và năm 2011 bà nội cũng đã mất tại Fukuoka.

Chiến tranh qua đi, sau 70 năm mối quan hệ Nhật – Việt ngày càng tốt đẹp. Cháu nội của người cựu chiến binh Nhật Motoyama, chị Hoài ngày nay vẫn đang tiếp tục là cầu nối giữa hai đất nước, hai quê hương của thế hệ ông nội mình.
 

dibo

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-379
Ngày cấp bằng
17/6/06
Số km
1,016
Động cơ
586,739 Mã lực
Bên Philippines, lính nhật còn tiếp tục chiến đấu trong rừng đến tận đầu những năm 80s. Người Nhật thời thế chiến quả thật phi thường.
Hiroo Onoda, binh sĩ chiến đấu suốt 30 mươi năm mới chịu đầu hàng quân Đồng Minh

Onoda Hiro là một cựu thiếu úy của Lục quân Đế quốc Nhật Bản tham chiến trong Thế chiến thứ hai tại chiến trường Philippines. Chỉ chấp nhận hạ vũ khí theo lệnh của thượng cấp ngày 9 tháng 3 năm 1974, 29 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Onoda được coi là người cuối cùng của quân đội Nhật Bản thực hiện việc đầu hàng.

Tháng 2 năm 1945, quân Đồng minh đẩy quân Nhật khỏi Philippines, Onoda cùng các binh lính cấp dưới bắt đầu lui vào rừng nhiệt đới ẩn trốn. Nhóm Onoda khi đó bao gồm thiếu úy Onoda (chỉ huy, 23 tuổi), hạ sĩ Shimada Shoichi (30 tuổi), binh nhì Kozuka Kinshichi (24 tuổi) và binh nhì Akatsu Yuichi (22 tuổi). Hậu cần của nhóm chỉ gồm rất ít lương thực, một khẩu súng cho mỗi người với cơ số đạn hạn chế. Vì vậy để tồn tại họ phải sống bằng dừa và chuối của rừng và gia súc của người dân trên đảo mà họ cướp được.

Từ tháng 10 năm 1945, nhóm Onoda bắt đầu nhận được các truyền đơn do máy bay thả xuống đề cập tới việc quân đội Nhật hoàng đã đầu hàng ngày 15 tháng 8 năm 1945 và kêu gọi họ hạ vũ khí, ra khỏi chỗ ẩn náu. Tuy nhiên những người lính Nhật cho rằng đây chỉ là sự tuyên truyền bịa đặt của đối phương, họ không tin rằng chiến tranh đã kết thúc, kể cả sau đó khi nhận được thư nhà và thông tin binh vận của người ngoài. Bị cô lập với thế giới bên ngoài và mất niềm tin vào mọi thứ, họ sẵn sàng bắn vào những người dân đảo tình cờ đi gần nơi ẩn náu vì cho rằng đây là lính đối phương ngụy trang, đối với những người lính Nhật này, mọi người lạ đều là kẻ thù.

Người đầu tiên trong nhóm Onoda ra hàng là Akatsu vào tháng 9 năm 1949, không thông báo với đồng đội, người binh nhì này tách khỏi nhóm để ẩn náu một mình và đầu hàng dân đảo 6 tháng sau đó. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Shimada bị giết sau một cuộc chạm súng trên bãi biển Gontin. 20 năm tiếp theo Onoda cùng Kozuka tiếp tục tìm mọi cách tồn tại và chờ ngày quân đội Nhật Bản điều động họ cho một nhiệm vụ mới, hai người luôn tin rằng mình chỉ là những người lính phải chiến đấu trong lòng đối phương để chuẩn bị cho việc chiếm lại Philippines của quân đội Nhật.
Ngày 5 tháng 10 năm 1972, sau 27 năm ẩn trốn, Kozuka, ở tuổi 51, bị giết trong một cuộc chạm súng với lính tuần tra Philippines. Tin tức về cái chết của Kozuka khi tới Nhật Bản đã gây sốc cho công chúng nước này vì họ không ngờ rằng vẫn còn những người lính Nhật cầm súng "chiến đấu" sau khi chiến tranh đã kết thúc gần ba thập kỷ. Thực tế việc tìm kiếm những ikinokori heitai (những binh lính sống sót) hay zanryūsha (người bị bỏ lại) ở Lubang đã bị chính phủ Nhật chấm dứt từ năm 1959, toàn bộ những người lính còn mất tích như Onoda đều được tuyên bố chính thức là đã chết từ thời điểm đó.

Về phần mình, dù không còn đồng đội nào bên cạnh, Onoda vẫn tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của thượng cấp, ông không đầu hàng hay tìm cách tự tử. Tháng 2 năm 1974, Suzuki Norio, một thanh niên Nhật vốn ham thích du lịch đã bay tới Lubang để tìm hiểu về sự kiện này. Tối ngày 20 tháng 2, trong khi đang nấu ăn, Suzuki bất ngờ nghe thấy tiếng chào và khi quay lại, anh thấy một người đàn ông già ăn mặc rách rưới nhưng tay vẫn cầm súng, người đàn ông đó nói: "Tôi là Onoda". Suzuki lập tức đáp lại: "Chiến tranh đã kết thúc", Onoda tiếp lời: "Nhưng nó chưa kết thúc đối với tôi". Mặc dù sau đó Suzuki đã tìm mọi cách thuyết phục người lính già đầu hàng với những bằng chứng từ đài phát thanh, ảnh, báo chí, nhưng Onoda vẫn khẳng định chỉ hạ vũ khí nếu có lệnh của thượng cấp.

Ngày 27 tháng 2, tin và ảnh của Suzuki về Onoda Hirō được đăng rộng rãi trên báo chí Nhật Bản. Ngay lập tức cấp trên trực tiếp của Onoda là đại tá Taniguchi, lúc này là một người bán sách, cùng Toshio, em trai Onoda và người đứng đầu cơ quan hỗ trợ hồi hương Nhật bay tới Lubang và ra lệnh cho Onoda hạ vũ khí.

Ngày 10 tháng 3 năm 1974, trong một buổi lễ chính thức, thiếu úy Onoda Hirō, 52 tuổi, trong quân phục của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, đã nhận lệnh hạ vũ khí từ đại tá cấp trên Taniguchi. Khi hạ vũ khí, Onoda vẫn còn khẩu súng trường Arisaka, 500 viên đạn và vài quả lựu đạn. Buổi lễ còn có sự tham gia của tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, người ra lệnh ân xá cho những hoạt động chống lại quân đội Philippines của Onoda, mặc dù trong thời gian ẩn náu, Onoda đã giết chừng 30 người Philippine và giao tranh với quân tuần tiễu Philippines vài lần.

Khi trở về Nhật, Onoda Hirō được công chúng tôn vinh như một anh hùng. Ông xuất bản cuốn hồi ký của mình, Không đầu hàng: Cuộc chiến ba mươi năm của tôi, thành nhiều kỳ trên báo chí từ tháng 5 năm 1974 và sau đó là thành sách, cả hai đều bán rất chạy và tạo ra một "hội chứng hâm mộ Onoda" ở Nhật Bản. Tuy nhiên sau thời gian sống cách biệt khỏi thế giới quá lâu, Onoda dần cảm thấy khó hòa nhập với xã hội hiện đại Nhật Bản, ông mua một trang trại nuôi gia súc ở Brasil và chuyển sang sống ở đó. Tháng 5 năm 1996 Onoda đã quay trở lại thăm đảo Lubang, nơi ông đã từng "chiến đấu" vì nước Nhật trong suốt gần ba thập kỷ.

(ảnh Hiroo Onoda đi ra khỏi rừng rậm Philippines đầu hàng vào năm 1974)

138672087_3829944723736101_4179010202169162953_n.jpg
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
18,847
Động cơ
1,134,889 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Đặc biệt Nhật không theo Mỹ đánh Việt nam, khác với bọn Hàn, Úc.
Hiến pháp mới của Nhật sau khi thua trận quy định không được phép triển khai lực lượng quân sự ngoài lãnh thổ nên mới có cái có tên Cục Phòng vệ Quân sự Nhật Bản .
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,958
Động cơ
842,581 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em oánh dấu theo dõi.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,601
Động cơ
587,844 Mã lực
Hiroo Onoda, binh sĩ chiến đấu suốt 30 mươi năm mới chịu đầu hàng quân Đồng Minh

Onoda Hiro là một cựu thiếu úy của Lục quân Đế quốc Nhật Bản tham chiến trong Thế chiến thứ hai tại chiến trường Philippines. Chỉ chấp nhận hạ vũ khí theo lệnh của thượng cấp ngày 9 tháng 3 năm 1974, 29 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Onoda được coi là người cuối cùng của quân đội Nhật Bản thực hiện việc đầu hàng.

Tháng 2 năm 1945, quân Đồng minh đẩy quân Nhật khỏi Philippines, Onoda cùng các binh lính cấp dưới bắt đầu lui vào rừng nhiệt đới ẩn trốn. Nhóm Onoda khi đó bao gồm thiếu úy Onoda (chỉ huy, 23 tuổi), hạ sĩ Shimada Shoichi (30 tuổi), binh nhì Kozuka Kinshichi (24 tuổi) và binh nhì Akatsu Yuichi (22 tuổi). Hậu cần của nhóm chỉ gồm rất ít lương thực, một khẩu súng cho mỗi người với cơ số đạn hạn chế. Vì vậy để tồn tại họ phải sống bằng dừa và chuối của rừng và gia súc của người dân trên đảo mà họ cướp được.

Từ tháng 10 năm 1945, nhóm Onoda bắt đầu nhận được các truyền đơn do máy bay thả xuống đề cập tới việc quân đội Nhật hoàng đã đầu hàng ngày 15 tháng 8 năm 1945 và kêu gọi họ hạ vũ khí, ra khỏi chỗ ẩn náu. Tuy nhiên những người lính Nhật cho rằng đây chỉ là sự tuyên truyền bịa đặt của đối phương, họ không tin rằng chiến tranh đã kết thúc, kể cả sau đó khi nhận được thư nhà và thông tin binh vận của người ngoài. Bị cô lập với thế giới bên ngoài và mất niềm tin vào mọi thứ, họ sẵn sàng bắn vào những người dân đảo tình cờ đi gần nơi ẩn náu vì cho rằng đây là lính đối phương ngụy trang, đối với những người lính Nhật này, mọi người lạ đều là kẻ thù.

Người đầu tiên trong nhóm Onoda ra hàng là Akatsu vào tháng 9 năm 1949, không thông báo với đồng đội, người binh nhì này tách khỏi nhóm để ẩn náu một mình và đầu hàng dân đảo 6 tháng sau đó. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Shimada bị giết sau một cuộc chạm súng trên bãi biển Gontin. 20 năm tiếp theo Onoda cùng Kozuka tiếp tục tìm mọi cách tồn tại và chờ ngày quân đội Nhật Bản điều động họ cho một nhiệm vụ mới, hai người luôn tin rằng mình chỉ là những người lính phải chiến đấu trong lòng đối phương để chuẩn bị cho việc chiếm lại Philippines của quân đội Nhật.
Ngày 5 tháng 10 năm 1972, sau 27 năm ẩn trốn, Kozuka, ở tuổi 51, bị giết trong một cuộc chạm súng với lính tuần tra Philippines. Tin tức về cái chết của Kozuka khi tới Nhật Bản đã gây sốc cho công chúng nước này vì họ không ngờ rằng vẫn còn những người lính Nhật cầm súng "chiến đấu" sau khi chiến tranh đã kết thúc gần ba thập kỷ. Thực tế việc tìm kiếm những ikinokori heitai (những binh lính sống sót) hay zanryūsha (người bị bỏ lại) ở Lubang đã bị chính phủ Nhật chấm dứt từ năm 1959, toàn bộ những người lính còn mất tích như Onoda đều được tuyên bố chính thức là đã chết từ thời điểm đó.

Về phần mình, dù không còn đồng đội nào bên cạnh, Onoda vẫn tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của thượng cấp, ông không đầu hàng hay tìm cách tự tử. Tháng 2 năm 1974, Suzuki Norio, một thanh niên Nhật vốn ham thích du lịch đã bay tới Lubang để tìm hiểu về sự kiện này. Tối ngày 20 tháng 2, trong khi đang nấu ăn, Suzuki bất ngờ nghe thấy tiếng chào và khi quay lại, anh thấy một người đàn ông già ăn mặc rách rưới nhưng tay vẫn cầm súng, người đàn ông đó nói: "Tôi là Onoda". Suzuki lập tức đáp lại: "Chiến tranh đã kết thúc", Onoda tiếp lời: "Nhưng nó chưa kết thúc đối với tôi". Mặc dù sau đó Suzuki đã tìm mọi cách thuyết phục người lính già đầu hàng với những bằng chứng từ đài phát thanh, ảnh, báo chí, nhưng Onoda vẫn khẳng định chỉ hạ vũ khí nếu có lệnh của thượng cấp.

Ngày 27 tháng 2, tin và ảnh của Suzuki về Onoda Hirō được đăng rộng rãi trên báo chí Nhật Bản. Ngay lập tức cấp trên trực tiếp của Onoda là đại tá Taniguchi, lúc này là một người bán sách, cùng Toshio, em trai Onoda và người đứng đầu cơ quan hỗ trợ hồi hương Nhật bay tới Lubang và ra lệnh cho Onoda hạ vũ khí.

Ngày 10 tháng 3 năm 1974, trong một buổi lễ chính thức, thiếu úy Onoda Hirō, 52 tuổi, trong quân phục của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, đã nhận lệnh hạ vũ khí từ đại tá cấp trên Taniguchi. Khi hạ vũ khí, Onoda vẫn còn khẩu súng trường Arisaka, 500 viên đạn và vài quả lựu đạn. Buổi lễ còn có sự tham gia của tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, người ra lệnh ân xá cho những hoạt động chống lại quân đội Philippines của Onoda, mặc dù trong thời gian ẩn náu, Onoda đã giết chừng 30 người Philippine và giao tranh với quân tuần tiễu Philippines vài lần.

Khi trở về Nhật, Onoda Hirō được công chúng tôn vinh như một anh hùng. Ông xuất bản cuốn hồi ký của mình, Không đầu hàng: Cuộc chiến ba mươi năm của tôi, thành nhiều kỳ trên báo chí từ tháng 5 năm 1974 và sau đó là thành sách, cả hai đều bán rất chạy và tạo ra một "hội chứng hâm mộ Onoda" ở Nhật Bản. Tuy nhiên sau thời gian sống cách biệt khỏi thế giới quá lâu, Onoda dần cảm thấy khó hòa nhập với xã hội hiện đại Nhật Bản, ông mua một trang trại nuôi gia súc ở Brasil và chuyển sang sống ở đó. Tháng 5 năm 1996 Onoda đã quay trở lại thăm đảo Lubang, nơi ông đã từng "chiến đấu" vì nước Nhật trong suốt gần ba thập kỷ.

(ảnh Hiroo Onoda đi ra khỏi rừng rậm Philippines đầu hàng vào năm 1974)

138672087_3829944723736101_4179010202169162953_n.jpg
Ở châu Á, người Nhật bản quả là một dân tộc có ý chí, trí tuệ thật đặc biệt. Trong những điều kiện bình thường thấy họ thật bình dị và mềm mỏng. Nhưng trong những điều kiện khó khăn, khắc nghiệt tính cách của họ mới bộc lộ mạnh mẽ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top