Em đang công tác ở EU cho công ty của Mẽo, giữa năm tới em mới quay lại trụ sở ở CA. Thực ra là em xin đi để đổi không khí một tí, công nhận làm việc ở EU nó thoải mái hơn và cân bằng hơn và lương cũng được thêm 1 chút vì đi xa. Còn bác hỏi em thì thú thật em cũng không biết khuyên gì vì thực ra trải nghiệm thì em còn phải lắng nghe các cụ ở đây. Về cơ bản thì em thấy thế này (thực ra các cụ ở đây cũng nói nhiều rồi)
1) Xác định ngành học và job market của nó, với những người học ĐH ở VN rồi sang (các bạn học ở US thì không cần vì được định hướng tốt) thì ít lựa chọn nhưng cũng có cách mà xoay chiều. Ví dụ như em là chuyện lý thuyết nhưng qua đây em làm thực hành nhiều hơn.
2) Networking, cái này nghe thì đơn giản nhưng không phải dễ. Networking gần thì là bạn bè thầy cô nhưng trong thời đại IT thì mọi thứ nó rộng hơn nhiều. Ví dụ như em, các job em kiếm được toàn qua Linkedin, em tự contact để apply. Nhiều người ngại không quen biết, lại nghĩ mọi thứ cứ phải nghiêm túc khi apply nên không apply chứ thực ra HR trên Linkedin họ linh hoạt lắm và không cầu kỳ đâu vì tuyển dụng là win-win game.
3) Visa, với người học ngoài Mỹ thì đây là một bất lợi rõ rệt nhưng cách vào Mỹ tốt nhất là làm cho 1 công ty Mỹ rồi luân chuyển (các cụ ở VN có trình độ nên đi con đường này, vừa chắc vừa an toàn dù là có mất thời gian hơn). Với những người học ở Mỹ thì có OPT nhưng nhiều công ty lợi dụng cái này để không làm visa (tốn phí đâu khoang 5-6k cho H1B lottery, khoảng 15-20k cho O1). Vì vậy chúng ta phải chủ động đàm phán xin sponsor rồi visa luôn (kể cả phải trả tiền). Thực ra XS được H1B cũng không thấp so với quay xổ số. Ngoài ra nên tính các loại visa khác như O1 (các bạn VN sang học lên PhD khá nhiều và nên tính cái này), không bị giới hạn quota.
4) Chăm chỉ, học ở Mỹ phải chăm chỉ ít nhất với STEM, các cụ đừng nhìn bọn Mỹ nó enjoy hoặc ai đó khuyên phải cần soft skills gì đó. Em thấy không đúng đâu, với người nước ngoài có quá nhiều bất lợi, nếu không chăm chỉ, nếu không có kết quả tốt thì cơ hội xin việc thấp hơn nhiều. Quan điểm của em vẫn rất VN, soft skill không biết thì học trước sau đều được, hiểu biết XH sẽ tăng theo thời gian, còn chuyên môn khi đi xin việc là thứ không có thời gian mà luyện lại đâu. Với các ngành XH, kinh tế có thể soft skill với hiểu biết XH là quan trọng, nên quan điểm này của em không áp dụng được (chỉ STEM thôi)