- Biển số
- OF-84274
- Ngày cấp bằng
- 4/2/11
- Số km
- 2,237
- Động cơ
- -393,319 Mã lực
Cái này loại dành cho ngoài trời, đến mùa đông em mang sofa cất trong garage.
ở DC học trường công thì nó ưu tiên thứ nhất là đang có anh chị em ruột học trường đó, thứ 2 là in-boundary, rồi mới đến người sống ngoài khu vực đó. Nhưng đông quá thì tổ chức quay sổ xố lựa chọn. Học trường tư đắt thì không phải xếp hàng như trường công. Học trường công cho pre-K thì chỉ mất mỗi tiền đồng phục, tiền tham gia các hôm ngoại khoá, ăn sáng free, ăn trưa thì 2.5$ bữa nhưng đa số mang lunch box. Mợ Nhảm visa G4 là làm cho tổ chức đa phương miễn thuế thu nhập. 8 năm G4 liên tục ko đứt quãng là apply thẻ xanh được. Theo em mợ ko nên lăn tăn vụ nhà, xác định ở lâu dài thì có rất nhiều trường tốt khác, chỗ thuê nhà tốt khác. Làm bên đó có nhiều mợ cũng ở VN qua như mợ, mợ giao lưu vừa vui, vừa nhiều thong tin.Em nói mấy trường tốt nhiều người xin học quá nó không đủ chỗ. Nhà cũ của em trường nó tốt không đủ chỗ, ưu tiên có anh chị em đang học ở đó, rồi nhà chính chủ, nhà thuê. Nếu đầy rồi thì học trường khác có school bus đưa đón.
G4 vẫn đóng thuế mà cụ; nhưng được tổ chức sử dụng lao động bù cái khoản thuế đó.ở DC học trường công thì nó ưu tiên thứ nhất là đang có anh chị em ruột học trường đó, thứ 2 là in-boundary, rồi mới đến người sống ngoài khu vực đó. Nhưng đông quá thì tổ chức quay sổ xố lựa chọn. Học trường tư đắt thì không phải xếp hàng như trường công. Học trường công cho pre-K thì chỉ mất mỗi tiền đồng phục, tiền tham gia các hôm ngoại khoá, ăn sáng free, ăn trưa thì 2.5$ bữa nhưng đa số mang lunch box. Mợ Nhảm visa G4 là làm cho tổ chức đa phương miễn thuế thu nhập. 8 năm G4 liên tục ko đứt quãng là apply thẻ xanh được. Theo em mợ ko nên lăn tăn vụ nhà, xác định ở lâu dài thì có rất nhiều trường tốt khác, chỗ thuê nhà tốt khác. Làm bên đó có nhiều mợ cũng ở VN qua như mợ, mợ giao lưu vừa vui, vừa nhiều thong tin.
ô em cứ tưởng là miễn thuế thu nhập vì ko phải khai form thuế của ngân hàng. Còn trường hợp tổ chức sử dụng bù thuế thì vẫn phải khai form thuế nhưng không phải xuóng tiền mà tổ chức xuống tiển. Còn G1 thì còn đuoc cấp hẳn thẻ miễn thuế tiêu dùng, từ mớ rau đến ô tô ko phải trả thuếG4 vẫn đóng thuế mà cụ; nhưng được tổ chức sử dụng lao động bù cái khoản thuế đó.
Diện kết hôn sau 2 năm thì phỏng vấn lại rồi cấp thẻ xanh 10 năm.E có người quen lấy chồng bên Mỹ đc 2 năm, các cụ rành về luật bên đấy cho e hỏi: Như mợ đấy, bao nhiêu lâu thì có thẻ xanh và nếu có thẻ xanh thì có bảo lãnh cho cháu ruột sang bên đấy học ĐH đc ko? E cám ơn ah.
Bển rất ít bụi và không có độ ẩm nên đồ gỗ để sân vườn không sợ bị một cụ nhéSân vườn đẹp quá.cụ cho e hỏi bàn ghế cứ để ngoài trời thế này có bửn quá ko ạ.
Lão này là truyền nhân của cụ Trịnh Mai hay Trịnh Thịnh gì đó, "nguyên tắc là nguyên tắc"!Không cần Cụ ạ, chỉ cần lease holder làm cho em 1 cái affidavit, xác nhận là cháu bé tên như thế là con em. Cái affidavit này thì chỉ cần giữa em và người đứng tên hợp đồng thuê nhà hộ em chứ ko cần phải của chủ cho thuê ạ.
Trường con em là trường 10 điểm. Vì thế nên em mới phải ngậm đắng nuốt cay thuê chỗ này. Sang ngay bên kia đường thuê vừa rẻ hơn, vừa ko đòi hỏi bất kể điều kiện gì, nhưng trường thì lại chỉ có 5-6 điểm và xa hơn. Trường con em thì có thể tự đi bộ đi học được.
https://www.fcps.edu/registration/general-registration-requirements
Sáng nay em lại phải ngọt nhạt với lão Manager ở leasing office để gia hạn cái parking permit. Vì tên em ko có trong hợp đồng thuê nhà cho nên cái xe em mua, đứng tên em dĩ nhiên không eligible để park ở đấy. Nó đòi phải đứng tên người thuê nhà cho em...Cụ xem nó có chuối không?
Em lại phải street parking thôi, không sao hết, đời vẫn tươi lắm! tuần sau em chuyển em hứa là em sẽ tặng cho bọn này 1 cái review cực ngọt ngào và man trá trên chính website và FB của nó. Hừm
Kiếm tiền nơi đâu thì cũg vậy cụ ơi,khó khăn gian khổ gắng mà vựot,e cũg đi cày ở Nga cũg mừoi mấy năm.bh có vốn về Việt Nam! khoe re ah.Ngẫm lại thấy tg cày bên ý ko uổng phí tý nào.Chúc cụ và gđ luôn manh khoẻCảm ơn nhã ý của cụ. Tôi kể chuyện lan man như lời tâm sự, nên xin được kể nơi đây thôi. Kể về mình đã là không hay ho rồi, còn mang đi nhiều nơi thấy ái ngại lắm cụ. Thật ra, nếu ai phản đối tôi cũng xin thôi.
Cảm ơn nhã ý của cụ. Tôi kể chuyện lan man như lời tâm sự, nên xin được kể nơi đây thôi. Kể về mình đã là không hay ho rồi, còn mang đi nhiều nơi thấy ái ngại lắm cụ. Thật ra, nếu ai phản đối tôi cũng xin thôi.
E xin hỏi thêm cụ một tý cho rõ ý ah, như vậy là sau đợt phỏng vấn đầu tiên thì sau 2 năm kể từ ngày kết hôn (với ng Mỹ) thì đi phỏng vấn lại, nếu đc cấp thẻ xanh thì là loại thẻ xanh 10 năm? Quy định của Mỹ là sau khi lấy chồng người Mỹ 2 năm mới đc cấp thẻ xanh hả cụ?Diện kết hôn sau 2 năm thì phỏng vấn lại rồi cấp thẻ xanh 10 năm.
Mỹ ko có diện di cư bảo lãnh cháu ruột. Chỉ có các diện hôn phu, hôn thê, con bảo lãnh cha mẹ và ngược lại, cuối cùng là anh chị e bảo lãnh nhau.
Đúng rồi, sau khi sang Mỹ 2 năm thì nó pv lại rồi mới cấp thẻ xanh 10 năm. Giống như nó review lại xem thử hôn nhân thật hay giả.E xin hỏi thêm cụ một tý cho rõ ý ah, như vậy là sau đợt phỏng vấn đầu tiên thì sau 2 năm kể từ ngày kết hôn (với ng Mỹ) thì đi phỏng vấn lại, nếu đc cấp thẻ xanh thì là loại thẻ xanh 10 năm? Quy định của Mỹ là sau khi lấy chồng người Mỹ 2 năm mới đc cấp thẻ xanh hả cụ?
E nghe nói học phí học ĐH bên đấy, nếu đc bảo lãnh sang đấy học thì chỉ tương đương học phí của người bản xứ, bằng 1/3 học phí du học tự túc!?
Thanks cụ nhé, (e ko rót thêm riệu mời cụ đc nữa ah)Đúng rồi, sau khi sang Mỹ 2 năm thì nó pv lại rồi mới cấp thẻ xanh 10 năm. Giống như nó review lại xem thử hôn nhân thật hay giả.
Nếu thường trú dân hay công dân Mỹ thì học phí rẻ hơn du học sinh.
Loại dùng ngoài trời phải qua sử lý hoá chất khác loại dùng trong nhà . Nhà cửa , cầu tầu bằng gỗ định cũng phải sơn lại như sắt thép thôi , không chăm sóc thì 5,10 năm cũng hỏng .Bển rất ít bụi và không có độ ẩm nên đồ gỗ để sân vườn không sợ bị một cụ nhé
Cám ơn cụ, như thế e hiểu là nếu cho cháu sang sơm khoảng cấp 3 để tăng khả năng hội nhập và định hướng; cháu phải chịu khó chăm chỉ vươn lên; cháu chọn ngành phù hợp với nhu cầu thì cháu sẽ có nhiều khả nằng xin việc ở Mỹ và ở lại. Em xin hỏi thêm là từ khi xin đc việc thì quá trình để có thẻ xanh rùi quốc tịch là thế nào ah? E xin cám ơn.Em đang công tác ở EU cho công ty của Mẽo, giữa năm tới em mới quay lại trụ sở ở CA. Thực ra là em xin đi để đổi không khí một tí, công nhận làm việc ở EU nó thoải mái hơn và cân bằng hơn và lương cũng được thêm 1 chút vì đi xa. Còn bác hỏi em thì thú thật em cũng không biết khuyên gì vì thực ra trải nghiệm thì em còn phải lắng nghe các cụ ở đây. Về cơ bản thì em thấy thế này (thực ra các cụ ở đây cũng nói nhiều rồi)
1) Xác định ngành học và job market của nó, với những người học ĐH ở VN rồi sang (các bạn học ở US thì không cần vì được định hướng tốt) thì ít lựa chọn nhưng cũng có cách mà xoay chiều. Ví dụ như em là chuyện lý thuyết nhưng qua đây em làm thực hành nhiều hơn.
2) Networking, cái này nghe thì đơn giản nhưng không phải dễ. Networking gần thì là bạn bè thầy cô nhưng trong thời đại IT thì mọi thứ nó rộng hơn nhiều. Ví dụ như em, các job em kiếm được toàn qua Linkedin, em tự contact để apply. Nhiều người ngại không quen biết, lại nghĩ mọi thứ cứ phải nghiêm túc khi apply nên không apply chứ thực ra HR trên Linkedin họ linh hoạt lắm và không cầu kỳ đâu vì tuyển dụng là win-win game.
3) Visa, với người học ngoài Mỹ thì đây là một bất lợi rõ rệt nhưng cách vào Mỹ tốt nhất là làm cho 1 công ty Mỹ rồi luân chuyển (các cụ ở VN có trình độ nên đi con đường này, vừa chắc vừa an toàn dù là có mất thời gian hơn). Với những người học ở Mỹ thì có OPT nhưng nhiều công ty lợi dụng cái này để không làm visa (tốn phí đâu khoang 5-6k cho H1B lottery, khoảng 15-20k cho O1). Vì vậy chúng ta phải chủ động đàm phán xin sponsor rồi visa luôn (kể cả phải trả tiền). Thực ra XS được H1B cũng không thấp so với quay xổ số. Ngoài ra nên tính các loại visa khác như O1 (các bạn VN sang học lên PhD khá nhiều và nên tính cái này), không bị giới hạn quota.
4) Chăm chỉ, học ở Mỹ phải chăm chỉ ít nhất với STEM, các cụ đừng nhìn bọn Mỹ nó enjoy hoặc ai đó khuyên phải cần soft skills gì đó. Em thấy không đúng đâu, với người nước ngoài có quá nhiều bất lợi, nếu không chăm chỉ, nếu không có kết quả tốt thì cơ hội xin việc thấp hơn nhiều. Quan điểm của em vẫn rất VN, soft skill không biết thì học trước sau đều được, hiểu biết XH sẽ tăng theo thời gian, còn chuyên môn khi đi xin việc là thứ không có thời gian mà luyện lại đâu. Với các ngành XH, kinh tế có thể soft skill với hiểu biết XH là quan trọng, nên quan điểm này của em không áp dụng được (chỉ STEM thôi)
Đọc hết phần này em cay mắt quá cụ ạh . Hai tiếng đồng bào thẫm đẫm trong tâm hồn một người việt giàu lòng nhân ái! Kính cụ một ly! Cụ viết hồi ký chân thực nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người . Chúc cụ và gia đình vui khoẻ!Đi làm ở Mỹ mà nghe tin bán công ty ai cũng sợ. Người mua sẽ cải tổ nhân sự theo ý họ và sẽ rất nhiều người có nguy cơ thất nghiệp. Vì vậy phong phanh công ty sắp đổi chủ làm tất cả rất hoang mang.
Mấy ngày sau tin chính thức là công ty sẽ giao cho chủ mới.
Thêm một vài ngày sau, giám đốc công ty triệu tập cuộc họp toàn thể nhân viên nói chuyện về điều này. Tin rất mừng là chủ nhân mới chỉ đưa người vào vị trí tương tự cố vấn, còn tất cả chuyện điều hành vẫn do ban giám đốc cũ.
Nghe tin, tạm thời mọi người bớt được một nỗi lo.
Tuần lễ sau, một tin quá vui được tung ra, chủ công ty cũ sẽ trích tiền bán công ty để cho tất cả nhân viên, tùy theo thâm niên làm việc.
Dịp này, tôi được gần 2 năm lương, số tiền khá lớn.
Dùng tiền trời cho tôi mua xe mới, cả nhà đi du lịch, mua sắm, nói chung là cũng thoải mái. Chúng tôi đi du lịch trên tầu du lịch, đi qua đảo biên giới Mỹ - Canada, đi thăm Grand Canyon, đi chơi Yosemite v.v….
Vài tháng sau công ty mở thêm một department mới, tôi được chuyển qua làm supervisor.
Lên chức, lên lương, nhưng tất nhiên thêm trách nhiệm. Bộ phận mới cần 42 người nhưng mới chỉ có khoảng 10 người là nhân viên hiện tại chuyển qua, tôi phải phỏng vấn để nhận thêm 32 người nữa.
Đến đây, tôi phải thú thật với mọi người, dù là ở Mỹ có thể vẫn không có sự công bằng thật sự trong tất cả mọi vấn đề và bản thân tôi mắc phải. Mắc phải điều đó nhưng tôi không ân hận vì nó chỉ xuất phát vì một điểm: đồng hương và nâng đỡ.
Tin nhận thêm người đưa ra, rất nhiều ứng viên nộp đơn, có đủ sắc dân trừ người Mỹ. Hồ sơ xin việc xếp thành chồng, tôi có nhiệm vụ gọi họ để phỏng vấn cho công việc.
Phải rất nhiều ngày mới hoàn tất chuyện này. Tôi phỏng vấn và phần lớn hồ sơ người VN giống nhau một điểm: mới tới Mỹ trong vòng 1 năm và không có chút kinh nghiệm nào về công việc họ đang xin, giống như tôi ngày xưa. Một số hồ sơ của các sắc dân khác thường đều có kinh nghiệm phần nào về công việc rồi.
Tôi rất phân vân khi làm việc này. Nếu nhận người không biết gì tôi sẽ rất vất vả để chỉ bảo họ và lỡ họ không làm được hay sai sót tôi phải chịu trách nhiệm. Nhận người có kinh nghiệm rồi tôi sẽ nhẹ nhàng, an tâm hơn.
Thông thường người Mỹ phỏng vấn họ chỉ xoáy vào đã làm ở đâu, kinh nghiệm ra sao để quyết định, không có vấn đề cá nhân, tình cảm vớ vẩn. Người VN mình có lẽ hơi khác chút.
Tôi phỏng vấn và nghe (ngoài lề) những chuyện người được phỏng vấn kể (người VN). Nghe về chuyện họ đang tìm việc thế nào, có khi gia cảnh ra sao, nói chung là ngoài quy định. Sau cùng tôi nhận 31 người VN và 1 người Thái Lan. Số người VN tôi nhận chỉ vì họ là người Việt như tôi và họ hầu hết mới qua. Tôi mong cho họ một cơ hội như người ta đã cho tôi một cơ hội năm xưa.
Tất nhiên, tôi phải vất vả để chỉ họ trong công việc (quality control), công việc không dễ dàng nếu không có học vấn và sự khéo léo. Cũng may sau một năm, tôi có một đội ngũ thành thạo công việc và rất đáng tự hào. Tầt nhiên cả một năm đó vừa học vừa làm có nhiều sai sót, nhưng may mắn không có sai sót nào làm thiệt hại nặng cho công ty cả.
Cuộc đời tương đối khởi sắc, thuận lợi. Con cái học rất giỏi và ngoan ngoãn, vợ tôi bỏ may hàng gia công và nhận may hàng mẫu cho một người Mỹ (người ta đưa ý kiến, vải và mình design, may thành hàng). Sau đó họ chào hàng ở những cửa hàng rất sang trọng của Mỹ. Công một sản phẩm như vậy khá tiền.
Và rồi, tôi đổ đốn. Tôi tự đi vào bụi rậm. Cái này làm tôi ân hận và buồn phiền rất nhiều, không biết có nên kể ra không nữa.
Chả có gì là lạ cụ ơi, chắc cụ cũng khổ sở vì người sếp này lắm?Cũng gian nan lắm cụ à. Quá trình làm việc rất nhiều chuyện tôi không kể ra ở đây. Đụng độ cũng nhiều, nhiều khi giống như phải nuốt cục giận vào bụng để được việc.
Tôi kể một chuyện này nhé: khi làm việc, tôi phải đặt ra 3 leader để coi sóc 3 ca làm việc. Sau đó tôi điều chỉnh lương cho họ theo chức vụ mới. Mang hồ sơ tăng lương lên gặp cấp trên, câu đầu tiên tôi nghe sau khi người đó coi xong như sau: “Người ta khóc còn chưa tăng lương, ở đây người ta chưa khóc anh đã tăng lương là sao?”
Tôi chỉ trả lời tôi đề nghị tăng lương vì đó là quyền lợi của họ theo đúng quy định công ty.
Người đó không giải quyết và tôi phải mang lên cấp cao hơn mới xong.
Người đó là một người Việt nam đó cụ.