- Biển số
- OF-386397
- Ngày cấp bằng
- 10/10/15
- Số km
- 1,309
- Động cơ
- 253,600 Mã lực
Đây là cái thẻ ODP cấp khi rời VN, suốt chặng đường tới Mỹ phải giữ và đeo.
Em thời nghĩ là giờ tiện liên lạc thôi, còn thì... vạn sự khởi đầu nan!Cũng 30 năm rồi chắc giờ khác nhiều lắm cụ nhỉ!
Cụ nói đúng, khởi đầu rất gian nan, đôi khi muốn buông xuôi nhưng vì bản thân, gia đình phải cố gắng trên mức bình thường. Còn nhớ lúc đó chưa có máy điện toán, gọi phone về gia đình ở VN 10 phút cũng mất hơn hai chục đồng, hơn 4 tiếng làm việc.Em thời nghĩ là giờ tiện liên lạc thôi, còn thì... vạn sự khởi đầu nan!
Hihi, chúc sức khỏe cụ chủ. Chắc giờ cụ cũng thành công rồi. Con cái chắc cũng thành đạt.Cụ nói đúng, khởi đầu rất gian nan, đôi khi muốn buông xuôi nhưng vì bản thân, gia đình phải cố gắng trên mức bình thường. Còn nhớ lúc đó chưa có máy điện toán, gọi phone về gia đình ở VN 10 phút cũng mất hơn hai chục đồng, hơn 4 tiếng làm việc.
Không hề tầm thường cụ charlie. Cụ càng chi tiết, e và cccm ở đây càng được mở mang tầm hiểu biết. Cảm ơn cụ đã share.Dù rất mệt nhưng cả đêm trằn trọc, không gian quá yên lặng không một tiếng động. 6 giờ sáng mở cửa ra sân sau nhìn, một sân cỏ rất rộng xanh tươi trong buổi sớm bình minh, chỉ nghe tiếng chim, không nghe tiếng xe hay còi gì cả. Thật sự lúc đó thấy buồn vì tự nhiên mất đi không gian huyên náo quen thuộc chỉ mười ngày trước đó.
Thơ thẩn sân sau rồi mở cửa ra đường. Căn nhà nằm trên một con đường nhỏ, yên tĩnh và sạch sẽ. Lác đác thấy dân cư bắt đầu lái xe đi làm, chợt nhớ và thèm một ly café đầu ngày đầu ngõ ở VN. Nhưng ở đây, chưa biết một chút gì làm sao mua được.
Sáng ra mọi người dậy lục tục đi làm, vợ chồng chị vợ tôi có một cửa hàng sửa quần áo rất nhỏ nên có quyền đi trễ hơn mọi người. Anh chị cho vợ chồng tôi 500 dollars và hỏi chúng tội sẽ định làm gì. Chúng tôi làm sao biết sẽ bắt đầu như thế nào ở nơi xa lạ này nên anh chị đề nghị cho chúng tôi mượn một máy may và một máy vắt sổ, anh chị sẽ kiếm hàng để chúng tôi làm vì vợ tôi cũng biết võ vẽ việc may mặc khi còn ở VN.
Anh chị cũng nói nghỉ ngơi mấy ngày rồi hãy làm nhưng chúng tôi quyết định sẽ bắt đầu ngay ngày hôm sau.
Tôi bắt đầu đi bộ ra đường để tìm hiểu chung quanh. Ghé vào một tiệm liquor mua gói thuốc với giá 76 xu, cứ tính nhẩm ra tiền VN để thấy sao nhiều quá, thật buồn cười.
Đường xá của Mỹ thật rộng và thẳng, xe ào ào rất nhanh nhưng tuyệt nhiên không nghe tiếng còi, tiếng người. Lang thang một hồi tôi trở về nhà và cả ngày cứ nhớ về Sài gòn, mỗi giờ qua lại so sánh giờ này nếu ở SG tôi đang làm gì, buồn vô cùng.
Sáng hôm sau bắt đầu làm. Công việc là ráp những miếng vải họ cắt sẵn thành áo thung. Làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu theo sức của mình. Công việc không nhẹ nhàng chút nào, chiếc áo dầy và nặng, tôi mới tập vắt sổ nên làm chậm và thỉnh thoảng lại làm lẹm vào áo, căng thẳng đổ mồ hôi, Tiền công gia công cũng rất thấp nên chúng tôi phải làm trung bình 14 giờ một ngày. Đồng tiền đầu tiên kiếm được trên đất Mỹ như thế đó.
Hôm sau, người em vợ đưa chúng tôi đi làm giấy gọi là an sinh xã hội. Đó là một mảnh giấy giống chứng minh nhân dân không có hình, rất đơn giản. Những con số của thẻ này sẽ theo ta suốt đời trên đất Mỹ, làm bất cứ việc gì hầu như cũng phài ghi những con số đó ra.
Tiếng Anh tôi cũng tạm gọi là có trình độ phần nào, nhưng lối học của ta ngày xưa chỉ đọc và viết, phần đàm thoại hầu như không có nên khi tới Mỹ, hầu như không thể nào giao tiếp ngay với người Mỹ được. Nhưng nếu người Mỹ thấy ta lúng túng diễn tả, họ rất kiên nhẫn nhắc đi nhắc lại, dùng cả tay để ta hiểu được. Cuộc sống dồn ép sau lưng, tôi không có thời gian để đi học lớp ESL (nôm na là dành cho người mới tới học – miễn phí).
Nơi đây, điều sống còn là phải có bằng lái xe hơi vì phải di chuyển cách nhau khá xa. Ngay tuần lễ đầu, tôi nhờ người em đi xin cuốn cẩm nang lái xe về học, tuần tiếp theo đi thi lấy bằng viết và sau đó người em tập lái cho.
Sau đúng một tháng ở đây, tôi đi thi bằng lái xe hơi. Sáng hôm đó người em chở tới nha lộ vận (DMV) để thi. Một chuyện buồn cười lần nữa lại xảy ra với tôi. Người giám khảo lên xe kiểm soát tất cả những bộ phận an toàn của xe, sau đó ông ta ra đứng phía trước mũi xe ra hiệu cho tôi bật signal trái phải. Tiếp theo ông lấy tay phải đập nhẹ vào cánh tay trái, tôi không hiểu ông muốn làm gì nên cứ ngồi đó. Ông ta tới ngay cửa xe chỗ tôi ngồi và dùng tay phải đập lên cổ tay trái. Tôi nghĩ chắc ông hỏi giờ nên trả lời.
Nghe tôi nói giờ xong, ông mở cửa xe nói tôi xuống, hý hoáy ghi gì đó vào tờ chấm điểm và đưa cho tôi. Tôi cũng chẳng biết chuyện gì nhưng người em tới coi và nói tôi rớt. Hóa ra ông giám khảo ra hiệu là trong trường hợp phải signal bằng tay thì tôi sẽ làm sao nhưng tôi không hiểu nên rớt.
Thế là phải về để hôm sau ra xếp hàng thi lại.
Xin lỗi các cụ các mợ vì kể lại những chuyện vụn vặt này. Dù sao nó cũng là những kỷ niệm của một người rất tầm thường khi khởi đầu một cuộc đời rất khác lạ với phần đời trước đó.
Vâng. Ở đâu cũng vậy. Ko tự lực thì ko tồn tại đc...Em thời nghĩ là giờ tiện liên lạc thôi, còn thì... vạn sự khởi đầu nan!