- Biển số
- OF-328542
- Ngày cấp bằng
- 25/7/14
- Số km
- 1,648
- Động cơ
- 299,072 Mã lực
Chốt lại là vì Rào Trăng nhưng thực tế RT3 đến giờ vẫn thất thủ, người vẫn chưa biết thế nào, quả thật thực tế rất phũ phàng!!
Cụ còm nó cũng trách nhiệm. Cụ dựa vào đâu bảo RT3 thất thủ. CR3 cái núi nó ụp nguyên nửa xuống. Còn TR67 thì mới có cái lũ ống nó quét qua. Chưa kể CR3 ngay dưới chân đồi. Ko biết nó có ụp xuống tiếp ko. Trời thì đang mưa.Chốt lại là vì Rào Trăng nhưng thực tế RT3 đến giờ vẫn thất thủ, người vẫn chưa biết thế nào, quả thật thực tế rất phũ phàng!!
Dựa vào thực tế, kể cả 17 người bị sập nhưng cầm cự ko thoát ra được thì giờ cũng hết hy vọng, đến người sống mà từng đấy ngày không thoát ra được không đi được đâu thì cũng đang kiệt sức chết đói đến nơi rồi. Thực tế chút đi.Cụ còm nó cũng trách nhiệm. Cụ dựa vào đâu bảo RT3 thất thủ. CR3 cái núi nó ụp nguyên nửa xuống. Còn TR67 thì mới có cái lũ ống nó quét qua. Chưa kể CR3 ngay dưới chân đồi. Ko biết nó có ụp xuống tiếp ko. Trời thì đang mưa.
Cụ mới là người cần thực tế. Sập hầm lò vẫn còn khả năng sống sót. Bị lở túi bùn tại địa bàn rừng núi thì xác định ko còn ai. Trừ khi chạy kịp. Chạy đc thì lực lượng bên ngoài họ cũng đã tìm hết rồi.Dựa vào thực tế, kể cả 17 người bị sập nhưng cầm cự ko thoát ra được thì giờ cũng hết hy vọng, đến người sống mà từng đấy ngày không thoát ra được không đi được đâu thì cũng đang kiệt sức chết đói đến nơi rồi. Thực tế chút đi.
Đấy, ý e là nếu cả khu vực đồi núi MT giờ nguy cơ sạt lở như nhau hết, thế thì nên làm t nào để tiết kiệm sức người sức của chứ. 100% an toàn thì sẽ ko ai phải đi cứu ai.Nhà em biết rời đi đâu, em ở Hà Nội. Động đất năm nay mấy lần rồi.
Còn ra thực địa, khi có các dấu hiệu nguy cơ. Em té trước, chả cần phải tư vấn dạy khôn.
Cắt được lũ lại sinh lở đất và tích nước liệu có gây lực nén ép lên các kết cấu rỗng tự nhiên ở trong lòng đất mà trình độ khảo sát chưa tìm ra, khả năng tính toán chưa dự báo được tác động lâu dài và ngắn hạn??
Địa chất liên quan rất nhiều đến an toàn của việc xây đập nước. Cụ có thể tham khảo thảm họa ở Ý như dưới đây, mới thấy khoa học địa chất quan trọng như thế nào, khi muốn chinh phục thiên nhiên.Cắt được lũ lại sinh lở đất và tích nước liệu có gây lực nén ép lên các kết cấu rỗng tự nhiên ở trong lòng đất mà trình độ khảo sát chưa tìm ra, khả năng tính toán chưa dự báo được tác động lâu dài và ngắn hạn??
Vâng, tất nhiên là phức tạp khi dính đến việc thổ mộc, các cụ có câu “nhất thổ, nhì mộc” vừa là vất vả về làm nghề, vừa là những tác động đến xung quanh, xưa cũng như nay, đào ao trôi nhà hàng xóm, chặt cây lấy gỗ làm lở ruộng nương, ngay như đánh gốc cây cổ thụ cũng là vấn đề.Địa chất liên quan rất nhiều đến an toàn của việc xây đập nước. Cụ có thể tham khảo thảm họa ở Ý như dưới đây, mới thấy khoa học địa chất quan trọng như thế nào, khi muốn chinh phục thiên nhiên.
Thảm họa đập Vajont: 2.000 người thiệt mạng, đập vẫn còn nguyên!
Tại thung lũng sông Vajont, dưới chân núi Monte Toc cách thành phố Venice nước Ý khoảng 100km về phía Bắc có một con đập cũ bị bỏ hoang không còn sử dụng nữa.... Bức tường trắng mênh mông được xây dựng trên hẻm núi hẹp cao vút để khai thác thủy điện từ một con sông nhỏ nhằm cung cấp năng lượng...icc2.com.vn
Ủng chỉ đi tý thôi. Đi lâu không chịu được đâu. Mồ hôi chân, nước, cát bắn vào ( không thể tránh khỏi) nó cọ là toét hết chân đó cụ. Đây là bùn đất không ăn da chân thì cứ dép rọ là nhất. Trừ lội vào hóa chất vd Vôi, xi măng, xút vv bắt buộc phải đeo ủng thì phải bỏ quần vào trong. Nhưng đeo ủng nền phải bằng phẳng, nếu không nó thụt phát ngập ủng thì cũng vứt luôn ủng.e không biết có đế cao su không ? tuy nhiên nhìn ảnh lính đi chân trần là em không thể chấp nhận được, ít ra cũng phải có cái ủng cao su để đi.
View attachment 5565612
Edit :À, ảnh này là đang tìm người, nên có thể thông cảm cho các anh, có thể là muốn đi chân đất để cho có cảm giác !!!
Cảm ơn cụ đã tôn trọng sự khác biệtEm vodka cụ dù bất đồng quan điểm.
Cụ nói đúng, quân cứu hộ cần xông pha vào nơi nguy hiểm để cứu người.
Nhưng hãy cử đội cứu hộ chuyên nghiệp đi. Chứ ko phải tướng quân khu hay chủ tịch huyện.
Làm như vậy là duy ý chí.
Vụ việc đau lòng xảy ra rồi. Không ai chỉ trích hay trách móc.
Nhưng cần rút kinh nghiệm để tái cơ cấu cách xử lý cứu hộ. Vì năm nào cũng có bão lũ.
PS: Nói như cụ, liệu năm sau có bão lũ, cụ vẫn ủng hộ chủ tịch huyện lội bộ vào rừng cứu hộ phỏng ?
Thiếu khâu trinh sát trước.Cảm ơn cụ đã tôn trọng sự khác biệt
Tất cả các sự kiện mang tính chất thảm họa, thiệt hại nhiều về người và/hoặc tài sản, cần ứng phó quy mô lớn thì luôn luôn phải có lãnh đạo trực tiếp thị sát tận nơi. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng là như vậy.
Tướng quân khu, chủ tịch huyện đã là gì, ở Colombia tổng thống còn đến tận nơi trực tiếp chỉ đạo cứu hộ cứu nạn:
http://baochinhphu.vn/Quoc-te/Tham-hoa-lo-dat-o-Colombia-Hon-200-nguoi-thiet-mang/302131.vgp
Họ ngu, họ thiếu kiến thức hay họ làm màu???
Vì các cụ không hiểu được công tác cứu hộ cứu nạn trên diện rộng, quy mô lớn sẽ có thể cần sự phối hợp của nhiều đơn vị, ban ngành chứ không phải chỉ là việc của một đội cứu hộ vài chục người. Ví dụ cần phương tiện xe, máy, thậm chí cả công binh để mở đường (ở Rào Trăng đang phải làm vậy), cần y tế túc trực, hậu cần tiếp tế, duyệt chi ngân sách cứu trợ...
Mà để huy động đủ các lực lượng như vậy, thì phải có lãnh đạo cấp cao đến tận nơi đánh giá tình hình, ra quyết định nhanh nhất, ngay lập tức. Không lẽ tướng chỉ biết ngồi bàn giấy góc nhà nghe lính báo cáo về???
Cho nên nhiều khi tầm nhìn của mình phụ thuộc vào vị trí của mình, mình chưa từng làm cấp quản lý, chưa từng chịu trách nhiệm lãnh đạo thì sẽ nhìn mọi thứ đơn giản cụ ạ.
Làm đến phó chủ tịch tỉnh, làm đến cấp tư lệnh quân khu, xin lỗi cụ chả ai ngu hơn đám giang cư mận chém gió bằng bàn phím đâu cụ ạ, họ cũng tiếc mạng sống lắm vì có quá nhiều thứ để mất. Nhưng ngồi vị trí đấy thì phải chịu trách nhiệm đấy, các cụ chưa ngồi nên không hiểu được cũng là bình thường.