Vĩnh biệt người TT cũ của tôi... chia sẻ chút thông tin với anh em. Nguồn facebook...
Đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Lẽ nào lại sinh nghề, tử nghiệp? Tôi biết anh vào năm 2012, khi đó anh là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Công binh 249. Anh hơn tôi 2 tuổi nhưng đã mang quân hàm cấp Đại tá nhiều năm nay. Lần đầu gặp anh tôi rất ấn tượng bởi sự chân thành, cởi mở. Anh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, rồi nhập ngũ vào lính công binh, trở thành sĩ quan công binh. Cả cuộc đời lăn lộn gắn bó với đơn vị công binh để rà phá bom mìn sau chiến tranh trả lại bình yên cho đất, tham gia xây dựng các công trình phòng thủ, làm đường tuần tra biên giới, trực tiếp chỉ huy bộ đội phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Người Hà Nội mà thường xuyên gắn bó với vùng sâu, vùng xa, biên cương, rừng thẳm. Cuối năm 2014, anh là Phó Tham mưu trưởng Binh chủng Công binh trực tiếp chỉ huy các lực lượng cứu hộ thành công trọn vẹn 12 công nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng tại Lâm Đồng. Ngày ấy, sau 4 ngày làm việc khẩn trương tích cực, bằng phương án đào hầm trong cát, hàng ngàn người và hàng trăm loại thiết bị hiện đại được huy động. Đạ Dâng đã thực sự trở thành nơi ghi dấu tình người, tình giai cấp. Nơi thể hiện tinh thần đoàn kết “người trong một nước phải thương nhau cùng” của 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta. Sau đó một thời gian, anh được bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ, cứu nạn/ Bộ Quốc phòng. Mỗi lần thiên tai, bão lũ, hạn mặn, cháy rừng, anh cùng tập thể lãnh đạo, chỉ huy trăn trở bàn phương cách để cứu giúp nhân dân. Cũng như mọi lần, lần này anh đích thân ra trận. Phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn từ lâu đã được xác định là nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội trong thời bình. Vẫn biết rằng sinh tử là lẽ thường nhưng từ chiều nay nhận được tin từ chú em đồng nghiệp, tôi thật buồn và thương tiếc anh. Một cán bộ nhiều triển vọng. Một người lính vì nhân dân hi sinh. Người con Hà Nội đã ngã xuống tại Huế thương tô thắm thêm bản chất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ vì nhân dân phục vụ.