Nhà nước và nhân dân cùng làm:
- Dân phá rừng, làm nương đốt rẫy, trước kia khá lâu có lần đi công tác ở một vùng đã biết kiểm lâm thu phế dân thường cho mỗi lần vào rừng, nhìn những ngôi nhà của dân sử dụng gỗ để xây dựng rồi gỗ cất dưới gầm sàn thì hiểu thiên tai chỉ là một phần, phần còn lại là nhân họa ;
- Các công ty, Đại gia Lâm tặc phá rừng khủng khiếp; Lâm trường cũng phá rừng nốt; phần lớn rừng còn lại là rừng tái sinh, rừng nghèo, rừng nguyên liệu, độ che phủ kém nên bề mặt đất bị xói mòn, tầng rễ không đủ độ sâu và bao phủ để giữ kết cấu lớp đất đá.
- Mở đường nhiều trên các vùng núi, san gạt, xẻ vách làm thay đổi kết cấu bền vững của các tầng đất đá, chất lượng khảo sát và thi công chưa được như mẫu quốc phú lãng.
- Thủy điện xây dựng bao giờ cũng đầy đủ quy trình, được đánh giá về tác động môi trường ( chất lượng thẩm định không bàn) nhưng vận hành dựa trên lợi ích của chủ đầu tư. Những thủy điện lớn tầm cỡ quốc gia không nói, các thủy điện nhỏ mọc lên như nấm thì cực nhiều trong số đó là sân sau của các cốp, bán nước trời ăn tiền. Lũ do thiên tai thì thời nào cũng có, nhưng lũ thời nay cộng hưởng thêm khối lượng xả lũ từ hồ chứa thì cường độ, tốc độ, lưu lượng là miễn bàn.
Tóm lại thì, nếu chúng ta là một bầy người không tổ chức thì miễn bàn, mỗi chúng ta đương nhiên phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Tuy nhiên, chúng ta được sinh sống làm ăn dưới sự giám sát quản lý chặt chẽ của một giai tầng thì đương nhiên trách nhiệm cá nhân của chúng ta đối với những hệ lụy tai họa cộng động nhẹ bớt đi nhiều so với trường hợp chúng ta tự do sinh tồn.