- Biển số
- OF-436459
- Ngày cấp bằng
- 12/7/16
- Số km
- 7,669
- Động cơ
- 345,177 Mã lực
Mình đc ủy quyền ra Tòa về 1 vụ tranh chấp thừa kế. Nguyên đơn là 1 học trò cũ, xin tạm gọi là X.
X là single mom, chồng mất, có 1 con trai đang học ĐH.
Cha X đã ly dị mẹ X cách nay tầm 30 năm, sau đó ông này tục huyền. Bà vợ sau sinh cho ông ta 1 đứa con trai, xin gọi là K.
Cách đây gần 1 năm, cha X mất, để lại tài sản là 1 căn nhà, tình trạng nát (từ khi ly dị, căn nhà vẫn y nguyên cho đến nay, xuống cấp thảm hại). Bà vợ sau ko đóng góp gì trong việc sửa sang, đến nỗi dột nát quá, bạn bè, người thân phải cho tiền chống dột.
X đến gặp mẹ con K xin làm thủ tục đồng thừa kế nhưng bị xua đuổi "Biến, 1 đồng cũng ko có", dù rằng mỗi lần ông này đi BV, 2 mẹ con đều réo X về lo từ xe cấp cứu đến nộp các khoản ngoài chi trả của BH dành cho người nghèo.
Ức quá, X làm đơn kiện Tòa án thị trấn xin xác lập quyền đồng thừa kế. Khi nhận đc giấy mời của Tòa, mẹ con X nt "Chỉ cho 30tr, mà khi nào thằng K lãnh lương mới có, và ko phải đưa 1 lần".
Liền sau đó là 1 loạt đơn kiện của Ngân hàng B & các giấy nợ (giấy tập HS) do bà vợ ký gửi đến Tòa. Tổng các khoản nợ này gần 1 tỷ. Căn nhà đc Hội đồng định giá Thị trấn báo giá bằng văn bản là 2,6 tỷ (làm tròn)
Điều quái đản nhất là hồ sơ vay nợ của B-Bank thể hiện cha K cho người bạn mượn bằng khoán (dưới quê, nhiều căn nhà vẫn chưa có sổ đỏ, sổ hồng, mà chỉ có bằng khoán đc chính quyền trước 1975 cấp) căn nhà trên năm 2007 (có chữ ký 2 người). Nợ gốc đã trả dứt, nhưng lãi phát sinh từ lúc ấy đến nay là gần 300tr. Người bạn của cha X đã trốn mất dù Tòa mời nhiều lần.
X yêu cầu B-Bank cung cấp bản photo hồ sơ khoản tín dụng, nhưng đại diện Bank từ chối, bảo đã nộp cho Tòa. Xin Tòa thì đc bảo liên hệ vs Bank.
Vấn đề mình cần tìm hiểu là:
1/ Quy trình cho vay của Ngân hàng đ/v việc thế chấp bằng khoán ra sao khi chủ sở hữu cho người thứ 3 vay như trường hợp này?
2/ Có chuyện nợ gốc đã trả dứt mà lãi vẫn phát sinh ko?
3/ Khi Tòa thụ lý vụ kiện của B-Bank có phải đã thẩm tra tính xác thực của Hồ sơ tín dụng? Khi ra Tòa, nếu mình bác khoản nợ này vs lý do ko đc cung cấp văn bản nợ mà Tòa bảo nếu khoản vay ko có gì khuất tất thì làm sao Bank vẫn còn giữ bằng khoán?
Hiện nay, Tòa đã công nhận 3 đồng thừa kế, chỉ còn giải quyết các công nợ là tiến hành thanh lý.
Xin cảm ơn các cụ mợ đã xem thread & tư vấn.
Do ban ngày mình làm việc nên tối mới rep cmts đc, mong các cụ mợ thông cảm.
Mình sẽ cung cấp thêm dữ kiện, vì nhiều quá, đưa lên 1 lúc rối lắm.
X là single mom, chồng mất, có 1 con trai đang học ĐH.
Cha X đã ly dị mẹ X cách nay tầm 30 năm, sau đó ông này tục huyền. Bà vợ sau sinh cho ông ta 1 đứa con trai, xin gọi là K.
Cách đây gần 1 năm, cha X mất, để lại tài sản là 1 căn nhà, tình trạng nát (từ khi ly dị, căn nhà vẫn y nguyên cho đến nay, xuống cấp thảm hại). Bà vợ sau ko đóng góp gì trong việc sửa sang, đến nỗi dột nát quá, bạn bè, người thân phải cho tiền chống dột.
X đến gặp mẹ con K xin làm thủ tục đồng thừa kế nhưng bị xua đuổi "Biến, 1 đồng cũng ko có", dù rằng mỗi lần ông này đi BV, 2 mẹ con đều réo X về lo từ xe cấp cứu đến nộp các khoản ngoài chi trả của BH dành cho người nghèo.
Ức quá, X làm đơn kiện Tòa án thị trấn xin xác lập quyền đồng thừa kế. Khi nhận đc giấy mời của Tòa, mẹ con X nt "Chỉ cho 30tr, mà khi nào thằng K lãnh lương mới có, và ko phải đưa 1 lần".
Liền sau đó là 1 loạt đơn kiện của Ngân hàng B & các giấy nợ (giấy tập HS) do bà vợ ký gửi đến Tòa. Tổng các khoản nợ này gần 1 tỷ. Căn nhà đc Hội đồng định giá Thị trấn báo giá bằng văn bản là 2,6 tỷ (làm tròn)
Điều quái đản nhất là hồ sơ vay nợ của B-Bank thể hiện cha K cho người bạn mượn bằng khoán (dưới quê, nhiều căn nhà vẫn chưa có sổ đỏ, sổ hồng, mà chỉ có bằng khoán đc chính quyền trước 1975 cấp) căn nhà trên năm 2007 (có chữ ký 2 người). Nợ gốc đã trả dứt, nhưng lãi phát sinh từ lúc ấy đến nay là gần 300tr. Người bạn của cha X đã trốn mất dù Tòa mời nhiều lần.
X yêu cầu B-Bank cung cấp bản photo hồ sơ khoản tín dụng, nhưng đại diện Bank từ chối, bảo đã nộp cho Tòa. Xin Tòa thì đc bảo liên hệ vs Bank.
Vấn đề mình cần tìm hiểu là:
1/ Quy trình cho vay của Ngân hàng đ/v việc thế chấp bằng khoán ra sao khi chủ sở hữu cho người thứ 3 vay như trường hợp này?
2/ Có chuyện nợ gốc đã trả dứt mà lãi vẫn phát sinh ko?
3/ Khi Tòa thụ lý vụ kiện của B-Bank có phải đã thẩm tra tính xác thực của Hồ sơ tín dụng? Khi ra Tòa, nếu mình bác khoản nợ này vs lý do ko đc cung cấp văn bản nợ mà Tòa bảo nếu khoản vay ko có gì khuất tất thì làm sao Bank vẫn còn giữ bằng khoán?
Hiện nay, Tòa đã công nhận 3 đồng thừa kế, chỉ còn giải quyết các công nợ là tiến hành thanh lý.
Xin cảm ơn các cụ mợ đã xem thread & tư vấn.
Do ban ngày mình làm việc nên tối mới rep cmts đc, mong các cụ mợ thông cảm.
Mình sẽ cung cấp thêm dữ kiện, vì nhiều quá, đưa lên 1 lúc rối lắm.