[Funland] Sáp nhập các tỉnh

Trạng thái
Thớt đang đóng

HoaMaudon

Xe tăng
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
1,769
Động cơ
298,349 Mã lực
Với hệ thống giao thông của mình vẫn nên để số tỉnh như hiện tại. Theo em cái cần làm nếu ai đó muốn thực sự để đất nước phát triển đó là bỏ hẳn đơn vị hành chính cấp xã, phường. Bỏ chức danh tổ trưởng. CSKV nên đc tăng lương và kiêm nhiệm các công việc hành chính đô thị địa chính đơn thuần. Mỗi khu dân cư khoảng 500 hộ nên có 2 CSKV.

Thực trạng hiện nay: TTHCC cấp xã, phường phần đa ngồi chơi. TTHCC cấp huyện/ TP hoàn toàn có thể đáp ứng đc 1 khu vực từ 100-300k dân.

Mô hình của chúng ta là mô hình thời chiến khi muốn áp đặt triệt để phục vụ chiến tranh. Đến hiện tại nó đã lỗi thời và bất cập.
Cụ nhìn Tp HCM và HN, các tỉnh miền Bắc vào cao điểm dịch ngày nay đi ạ
Việc tế bào quản lý đến cấp tổ dân phố, thôn xóm nếu thực hiện chặt chẽ (HN) sẽ khác như thế nào
 

His0ka

Xe buýt
Biển số
OF-345846
Ngày cấp bằng
8/12/14
Số km
646
Động cơ
277,713 Mã lực
Cụ nhìn Tp HCM và HN, các tỉnh miền Bắc vào cao điểm dịch ngày nay đi ạ
Việc tế bào quản lý đến cấp tổ dân phố, thôn xóm nếu thực hiện chặt chẽ (HN) sẽ khác như thế nào
Như lúc này nếu bỏ cấp xã phường thì có thể huy động quân đội lập chốt an ninh. Hiện tại các chốt an ninh đối với f2 huy động dân quân tự vệ + tổ trưởng bảo vệ (một dạng bảo an dân phòng) kết quả là khi f2 tăng lên thì ko có đủ nhân lực! Nếu kết hợp quân đội lập chốt phong toả khu vực/ chốt gác người bị cách ly + trao đổi thông tin với CSKV (500 hộ/ 2 CSKV) là hoàn toàn nắm đc địa bàn.

Đây là quan sát thực của người tham gia công tác phòng dịch.

Việc quản lý như hiện tại nhằm mục tiêu chánh trị nên ko bàn. Chỉ là đây ko còn là thời kỳ dồn sức để cho tiền tuyến nữa. Hình thái chiến tranh cũng đã khác về bản chất so với thời kỳ trước.
 

His0ka

Xe buýt
Biển số
OF-345846
Ngày cấp bằng
8/12/14
Số km
646
Động cơ
277,713 Mã lực
Cụ nhìn Tp HCM và HN, các tỉnh miền Bắc vào cao điểm dịch ngày nay đi ạ
Việc tế bào quản lý đến cấp tổ dân phố, thôn xóm nếu thực hiện chặt chẽ (HN) sẽ khác như thế nào
Nói thêm với cụ là đừng nói cách chống dịch của HN và SG khác nhau. Đều sử dụng các lực lượng như trên em đã nêu cả. Chỉ là lưu lượng và mật độ quá đông và SG đã ko đủ nhân lực để kiểm soát đc các xã phường. Khi 1 ngày cụ phải đi liên tục 24h thì ngày tiếp theo cụ sẽ oải và chuyện buông lỏng là tất yếu.

Dịch bệnh nó đã phơi rõ hết những điểm yếu của hệ thống.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,185
Động cơ
335,953 Mã lực
Tuổi
44
Thanh Hóa nhà em là tỉnh trọn vẹn nhất cả về dân số, diện tích, ổn định xưa nay không có tách nhập, nên lấy làm quy mô tỉnh chuẩn :P.
Việt Nam có 98tr dân trừ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh còn 70tr dân các tỉnh.
Lấy 70tr/dân số tỉnh Thanh Hóa (3,5tr) = khoảng 20 tỉnh là vừa + HN,TPHCM = 22 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
E nghĩ cũng như cụ. Bộ còn nhập nữa là Tỉnh. Nhập thành 20 bộ

Thực sự vụ sáp nhập này e nghĩ mục đích sẽ giảm chi thường xuyên. Nhiệm kỳ này chính phủ quyết tâm giảm 120k tỉ từ chi thường xuyên (trong đó trả lương cho hệ thống và bộ máy nhà nước chiếm phần lớn) và bổ sung 120k tỉ này cho vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Nên việc nhập này chắc là việc sẽ xảy ra.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,185
Động cơ
335,953 Mã lực
Tuổi
44
Cái quan trọng là phá cái địa giới trong lòng người.
Và rất nên phá.
Chứ cứ tự trói mình trong những ranh giới địa lý ảo đấy thì tầm nhìn chật choiij lắm
Giờ cái quy định các lãnh đạo Tỉnh như Bí thư, Chủ tịch, GĐ CA ko là người địa phương rồi mà. Cái quy định này sẽ rũ bỏ đc cái tư duy cục bộ địa phương.
 

Volunteer

Xe máy
Biển số
OF-200709
Ngày cấp bằng
4/7/13
Số km
96
Động cơ
323,774 Mã lực
Em đọc truyện tào lao của tàu :
Ở huyện nọ, đang yên đang lành tự dưng có vị sếp mới về, sếp đánh tiếng vv luân chuyển nhân sự, thằng A,B,C... ở phố sẽ đi bản, thằng D,E,F.. . bên trưởng tài chính, đất đai, tổ chức sẽ sang các ghế kém thơm hơn để rèn luyện như trưởng nông nghiệp, lao động, tư pháp. Túm lại nghe nói sếp sẽ sắp xếp lại các vị trí trên diện rộng.
Như cái ao đang yên ổn bị ném đá tảng xuống, cá trong ao con thì lo lắng, con thì hý hửng. Con lo lắng nghĩ vị trí tao đang ổn, nhỡ điều đi chỗ dở hơi thì đói chết. Con hý hửng nghĩ cơ hội đến rồi, sẽ "phấn đấu" vị trí kia, như phó lên trưởng, hoặc trưởng phòng nghèo sang trưởng phòng thơm, ...
Thế là hầu như cả đàn ra sức chạy, thằng đến cửa này, thằng gõ cửa kia, quà, tiền, mối quan hệ, ... loạn hết cả lên.
Sau đợt đó thì sếp và vài vị thu hoạch một mớ, cả danh cả lợi. Sếp tủm tỉm: "muốn cá trong ao "chạy" thì phải khuấy lên".

Đó là truyện quan trường của tàu, tên "quan thuật" thì phải. Em đọc 50% chỉ thâý vòng luẩn quẩn chốn quan trường là đấu đá, chạy chọt, phe cánh, lợi ích nhóm, ... nên chán, bỏ luôn.
Còn chuyện các cụ đang bàn bạc ở ta thì em không biết gì đâu. Em đi cắt rau cho lợn gà ăn đây, chuyện các quan làm gì quan trọng bằng mấy con lợn gà nhà em.
 

Ngocanhqn

Xe buýt
Biển số
OF-481642
Ngày cấp bằng
2/1/17
Số km
698
Động cơ
203,995 Mã lực
Theo các cụ thì các tỉnh nào nên sáp nhập lại. Chứ em thấy 64 tỉnh là quá nhiều, bộ máy cồng kềnh, tốn tiền thuế của dân. Một số tỉnh quá nhỏ, dân ít. VD như Bắckan cũng là 1 tỉnh thì quá lãng phí... Cán bộ!!!
Việc chia tỉnh như hiện nay là giống về thời Pháp thuộc, chưa có phương tiện giao thông, và đường sá. Chủ yếu đi bộ, đường đất... Người Pháp chia đơn vị hành chính Tỉnh, huyện theo thời gian... Đi bộ của người dân. Nay không còn phù hợp nữa. Sap nhập lại là cần thiết ngay và luôn.
E tưởng chia ra để thuận lợi cho đầu tư, phát triển kinh tế xã hội từng địa phương.ngày xưa thì do tỉnh to quá khó đi lại, quản lý, khó đầu tư phát triển đúng trọng tâm nên phải chia ra ( ví dụ kiểu bắc thái, cao bắc lạng, hải hưng, hà nam ninh, Điện biên...) thực tế cho thấy tách ra cơ bản các địa phương phát triển tốt hơn, đời sống ktxh phát triển hơn, chính vì bộ máy quản lý được chia ra nên tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn ( mà cụ thể là các cán bộ, công chức, viên chức cùng rất nhiều loại hình hợp đồng khác).một thị trấn nếu trở thành huyện lỵ thì được đầu tư cơ sở hạ tầng, công nhân viên chức chuyển tới sinh sống, dịch vụ thiết yếu ( trường học bệnh viện hàng quán chợ búa) đi theo. Bây giờ chập lại. Lại nói ví dụ ở Caobang.đang có ý tưởng chập 1 số huyện.đầu tiên là mất luôn những cái tên địa phương trong lịch sử như Trùng Khánh hay gì đấy, tiếp theo mất 1 thủ phủ huyện lỵ, sẽ có những thị trấn, thị xã bị bỏ quên,thưa vắng lèo tèo,dân bỏ đi nơi khác làm ăn.
và quan trọng hơn nữa là sáp nhập sẽ làm giảm cơ cấu quyền lực xuống số ít, mất kiểm soát của tập thể,tập quyền lớn hơn...chẹp chẹp...một tỉnh đang chục vị thường vụ,2 phó bí 1 bí hàm quan triều đình, chập lại 1/2 mất vị trí... Hà Nội từ ngày sáp nhập Hà Tây chỉ thấy sốt đất, dân quê giờ ở sát chung cư cao cấp:)) có con đường huyết mạch nối tiếp Hoà Lạc lên Bavi dẫn linh khí về mãi chửa xong:))
Hay nhất bây giờ là làm triệt để cấp trưởng không phải người địa phương.luân chuyển đủ nhiệm kỳ chứ ko phải luân chuyển để chờ hàm chờ vị trí ( nhiều vị trí thực hiện theo luân chuyển thành ra mỗi nơi ngồi tính năm thì bảo 2 năm mà tính ngày có khi chưa được 500 ngày, vắt từ năm nọ qua năm kia xong là té, thực sự không làm được gì cho địa phương, đơn vị mình luân chuyển tới - đó mới là sự lãng phí nguồn lực cán bộ).
à còn một khả năng là ván này cụ vừa tiếp tục kiếm củi dóm lò luộc bánh chưng đồng thời cụ lại khuấy lên cho cá nó bơi thì...bài này tại hạ tâm phục khẩu phục:)))
 
Chỉnh sửa cuối:

nh0301tn

Xe hơi
Biển số
OF-748045
Ngày cấp bằng
29/10/20
Số km
126
Động cơ
43,918 Mã lực
Em xin phép hỏi 1 ý thôi ạ

Hiện nay mỗi 1 tỉnh là 1 Trung ủy
Các thành phố lớn thì có đến 2, 3 Trung ủy

Nếu sáp nhập các tỉnh thì số Trung ủy dôi dư sẽ đưa đi đâu ạ?
Như bên TQ thì mỗi tỉnh sẽ có 2 ghế Trung ủy là bí thư và chủ tịch nhé cụ
Còn nếu bên ta nếu chỉ gộp từ 63 thành 50 tỉnh thì tỉnh nào nhiều dân nhiều tiền sẽ cho 2 ghế, tỉnh yếu thì chỉ đc 1 ghế
Đơn giản mà cụ
 
Chỉnh sửa cuối:

Cap nhi tan

Xe buýt
Biển số
OF-626546
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
644
Động cơ
121,075 Mã lực
Tuổi
44
Bỏ được Hộ Khẩu là một điều tuyệt vời.
Đã là Công Dân Việt Nam thì quyền cơ bản như nhau, đi bất kỳ đâu, ở bất kỳ đâu nếu muốn, ranh giới giữa các tỉnh không còn cần thiết. Chứ em sợ nhất muốn nhập khẩu HN thì phải có nhà HN mà muốn mua nhà HN thì phải có hộ khẩu. Bộ máy Chính quyền tinh gọn là cần thiết và làm được ở giai đoạn này.
Có bỏ đâu cụ, nó chuyển sang quản lý điện tử thôi
 

hanoibaby

Xe điện
Biển số
OF-431086
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
2,349
Động cơ
217,944 Mã lực
Nơi ở
Đông Lào Quốc
25-30 tỉnh là vừa. Trong tỉnh sẽ có nhiều tp. Cả chủ tịt và bí thở đều là twuv.
Cả Trung Quốc to thế cũng chỉ có đâu như hơn 20 Bí thư tỉnh uỷ. Cụ hào phóng thế.
 

Mieumieu

Xe đạp
Biển số
OF-700331
Ngày cấp bằng
17/9/19
Số km
30
Động cơ
96,692 Mã lực
Tuổi
33
Nói chung tôi thấy chia tỉnh thì cứ cắt khúc như cốt lết mấy bác ạ. Xứ Việt thì dài ngoẵng như con giun, trừ hai đầu biến dị to một ti.
Giờ cứ chặt ra mỗi tỉnh đều có biển, đồng bằng và núi nghèo + biên giới cho công bằng. Cả nước 20- 25 tỉnh thôi, và bỏ huyện, cấp quyền cho xã vì tỉnh rộng quá. Các cơ quan tỉnh sẽ có "chi nhánh" trong tỉnh, vd tây sg, bắc sg, nam sg... Nhân lực huyện đẩy về xã để nâng cao chất lượng và tránh cục bộ, chứ nhân lực xã hiện nay chán lắm.
Mỗi tỉnh sẽ có cảng nước sâu và một đoạn cao tốc bắc nam. Thế éo nào đường cao tốc biển rộng trăm dặm miễn phí không đầu tư thỏa đáng, cứ phải bỏ tiền làm đường abcx? Nước biển càng dâng thì càng phải nghĩ cách mà sống chung với biển chứ? Phải tính cho con cháu chúng ta sau này nữa. Đi ôm cái công nghệ tàu lửa khổ 1m thì thà rằng chăm chút cho công nghệ đóng tàu biển, tàu sông còn hữu dụng hơn.
Phải đưa đường biển thành đường chiến lược để giảm phí ship, cứ nghĩ tới phí ship hàng nước ngoài ngàn dặm về Vn so với cái phí ship nội đô mà tim em rỉ máu.
IQ nào giỏi hay dở nhìn cái tỉnh phát là biết ngay, mà lại còn khó tị nạnh nhau. Trừ vài nơi đặc biệt vd hn, hcm...
Như ước mơ xa vời của em, mỗi tỉnh tự đầu tư đuòeng chiến lược từ biên giới phóa tây ra cảng biển phía đông. Nông sản đi tàu hỏa (hệ thống đồ cổ tận dụng vẫn tốt chán) từ núi xuống biển và hàng hóa đi từ biển sang Lào sang Cam. Ở biên giới phía tây sẽ tập trung khu công nghiệp chế biến lâm nông thủy sản, khoáng sản (kết hợp cả Cam, Lào), bờ biển phía đông là dịch vụ và sx hàng điện tử, tiêu dùng, hóa chất... Khu xa bờ tập trung chế biến nuôi trồng thủy hải sản, với đô thị "giàn khoan, tàu siêu khủng", các nhà máy trên biển và hệ thống "Grab" trên biển. 70% hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển, 40% di chuyển trục bắc nam bằng tàu biển (xa tàu to, gần tàu nhỏ). Sẽ có "tỉnh xa bờ" siêu giàu chuyên ngành vận tải, du lịch và CN thủy hải sản.
Hệ thống giao thông vận tải có hình xương cá với trục chính là cao tốc bắc nam, và hệ đường nhánh từ đông sang tây.
Đường sôi động nhất sẽ là trục đường ven biển bắc nam với các khu đô thị mới tập trung ven biển.
 
Chỉnh sửa cuối:

solomon2016

Xe tải
Biển số
OF-426302
Ngày cấp bằng
31/5/16
Số km
415
Động cơ
220,515 Mã lực
Nơi ở
Ở đợ trần gian
Theo em nước mình nên chỉ còn lại 7 tỉnh + 2 (HCM+HN)=9 là hợp lý.
1. Tỉnh Tây Bắc
2. Tỉnh Đông Bắc
3. Tỉnh Bắc Trung Bộ
4. Tỉnh duyên Hải NTB
5. Tỉnh Tây Nguyên
6.tỉnh Đông Nam Bộ
7. Tỉnh Tây Nam bộ
8. Thủ đô HN
9. tp. HCM
Đỡ cồng kềnh, chức sắc tốn tiền ngân sách nhà nước. Em tin giảm khoảng 80% cán bộ & đưa chuyển đổi số vào thì hoạt động vẫn ngon.
Nếu dân (quan) Việt Nam không có tính chất cục bộ địa phương thì cách này giảm được khối tiền ngân sách.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, đẩy mạnh công tác hành chính công. em nghĩ sẽ làm được
 

HaNamNinh

Xe hơi
Biển số
OF-780407
Ngày cấp bằng
13/6/21
Số km
196
Động cơ
-211,321 Mã lực
Tuổi
36
Hay cứ Tỉnh A, tỉnh B...như cách lều báo hay dùng khi viết về 1 vấn đề ko tốt của 1 địa phương nào đó theo cách "nhắc nhở khéo"...nhỉ? ;))
 

vim732000

Xe buýt
Biển số
OF-585640
Ngày cấp bằng
17/8/18
Số km
913
Động cơ
146,481 Mã lực
E đề nghị thành 3 tỉnh thôi. Tỉnh Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.
 

hd-vt

Xì hơi lốp
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,267
Động cơ
323,107 Mã lực
Tuổi
58
Không biết cc thế nào, còn em khái niệm tỉnh mình tình kia chả thấy xúc động gì cả. Chỉ khi thấy người ta giở trò mèo trò giẻ rách ra thì mới chú ý, thì thấy vài tỉnh có chất giẻ rách thật sự, mong từ từ vá víu lại "đói cho lành rách cho thơm" đỡ mang tiếng dân VN.
 

Strbyenite

Xe hơi
Biển số
OF-101675
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
116
Động cơ
396,159 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Nhà nước mình cứ cải thiện cái thủ tục hành chính đi cho nó thông suốt và nhanh.
Nó là cái mà dù có bảo nhiêu tỉnh cũng phải dùng, cải thiện các khâu giảm tải nhiêu khê, giảm người chả cần tách tỉnh.
Em nghĩ vậy mới là quốc sách vừa lợi cho dân mà chắc chắn đỡ thuế luôn.
 

quynhvrc

Xe hơi
Biển số
OF-564155
Ngày cấp bằng
13/4/18
Số km
101
Động cơ
107,891 Mã lực
Nên sáp nhập Hà Nam làm thí điểm, tỉnh đó nhỏ quá, dân số ít, một số huyện về Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định là xong
 

congngo

Xe điện
Biển số
OF-37266
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
4,565
Động cơ
537,008 Mã lực
Có danh sách rồi đây, sẽ có cuộc đua để chậm rơi vào tỉnh làm thi điểm đầu tiên.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 của Tổng Cục Thống kê, top 10 tỉnh dân số ít nhất là: Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Trị, Lào Cai, Hậu Giang. Trong số 10 tỉnh này, dân số chỉ giao động từ 314 – 733 nghìn người.


Đáng lưu ý, 5 tỉnh ít dân nhất là các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Trong đó, Bắc Kạn là tỉnh ít dân nhất, chỉ với 314 nghìn người. Đứng thứ hai là Lai Châu, tỉnh có diện tích lớn nhưng dân số chỉ hơn 460 nghìn người. Đứng vị trí thứ 3 là Cao Bằng với trên 530 nghìn người.


Có 2 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên dân số ít là Kon Tum với 540 nghìn người và Đắk Nông có 622 nghìn người.


Về diện tích tự nhiên, 10 tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước là: Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Ninh Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hải Phòng, Thái Bình.


Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất chỉ với 822,7 km2. Tỉnh này nằm tiếp giáp với Bắc Giang và Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội 30 km. Tuy diện tích nhỏ nhất cả nước, nhưng Bắc Ninh lại có dân số tương đối lớn, với khoảng 1,37 triệu người.


Đứng vị trí thứ hai là tỉnh Hà Nam với 860,9 km2, thuộc vùng ĐBSH, giáp nhiều tỉnh như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình.


Tỉnh diện tích nhỏ nhất kế tiếp là Hưng Yên với 930,2 km2, giáp giáp Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội.




Với diện tích 1.235,2 km2, Vĩnh Phúc ở vị trí thứ tư trong số các tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Vĩnh Phúc giáp tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và thánh phố Hà Nội.


Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng chỉ với diện tích 1.284,9 km2, đứng thứ năm trong số các tỉnh, thành có diện tích nhỏ nhất. Đà Nẵng giáp Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.


Bộ Nội vụ cho biết, sẽ lựa chọn sắp xếp một số tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ, mật độ dân số đông, có khó khăn về quỹ đất dành cho không gian phát triển hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Đối với các tỉnh làm điểm sẽ trình Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, xem xét cụ thể từng trường hợp.


Theo Bộ Nội vụ, khi nghị quyết sửa đổi, bổ sung được thông qua, từ năm 2022 - 2026 sẽ thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và “làm điểm” sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp tỉnh chưa đạt 50% một trong hai tiêu chuẩn (tiêu chuẩn còn lại chưa đạt 100%) về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định.


Theo lộ trình, đến năm 2030 sẽ hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp phù hợp với tiêu chuẩn đã được sửa đổi, bổ sung và phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của cả nước.
 

thanhtran72

Xe tải
Biển số
OF-390537
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
457
Động cơ
238,346 Mã lực
Theo tiêu chí đất chật, không có đất phát triển thì Bắc Ninh và Hưng Yên sẽ bị làm đầu tiên. 2 tỉnh này hết đất rồi.

Có danh sách rồi đây, sẽ có cuộc đua để chậm rơi vào tỉnh làm thi điểm đầu tiên.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 của Tổng Cục Thống kê, top 10 tỉnh dân số ít nhất là: Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Trị, Lào Cai, Hậu Giang. Trong số 10 tỉnh này, dân số chỉ giao động từ 314 – 733 nghìn người.


Đáng lưu ý, 5 tỉnh ít dân nhất là các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Trong đó, Bắc Kạn là tỉnh ít dân nhất, chỉ với 314 nghìn người. Đứng thứ hai là Lai Châu, tỉnh có diện tích lớn nhưng dân số chỉ hơn 460 nghìn người. Đứng vị trí thứ 3 là Cao Bằng với trên 530 nghìn người.


Có 2 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên dân số ít là Kon Tum với 540 nghìn người và Đắk Nông có 622 nghìn người.


Về diện tích tự nhiên, 10 tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước là: Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Ninh Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hải Phòng, Thái Bình.


Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất chỉ với 822,7 km2. Tỉnh này nằm tiếp giáp với Bắc Giang và Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội 30 km. Tuy diện tích nhỏ nhất cả nước, nhưng Bắc Ninh lại có dân số tương đối lớn, với khoảng 1,37 triệu người.


Đứng vị trí thứ hai là tỉnh Hà Nam với 860,9 km2, thuộc vùng ĐBSH, giáp nhiều tỉnh như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình.


Tỉnh diện tích nhỏ nhất kế tiếp là Hưng Yên với 930,2 km2, giáp giáp Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội.
 

HaNamNinh

Xe hơi
Biển số
OF-780407
Ngày cấp bằng
13/6/21
Số km
196
Động cơ
-211,321 Mã lực
Tuổi
36
Theo tiêu chí đất chật, không có đất phát triển thì Bắc Ninh và Hưng Yên sẽ bị làm đầu tiên. 2 tỉnh này hết đất rồi.
Nhập lại như cũ là ổn: Hà Bắc và Hải Hưng :D
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top