Vấn đề nó nằm ở dây ạ
Lo tái cơ cấu ngân sách, thiếu hụt quá lớn
Điều cuối cùng cần phải làm là tái cơ cấu lại ngân sách. Trong những năm tới ta phải làm được 3 điều trên, nếu không không thể đảm bảo phát triển bền vững.
Năm 2016, nguồn lực của chúng ta rất cam go. Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy ngân sách năm 2016 tăng 60.700 tỷ đồng. Con số rất vui, nhưng đây chỉ là phần tăng “nghiệp vụ”, còn số tuyệt đối năm nay hụt so với năm ngoái.
Ngân sách Trung ương vẫn là 124.000 tỷ, nhưng có những phần không thể điều tiết được, đã có sẵn mục chi hết rồi, như 50.000 tỷ vốn vay ODA, trước đây tiêu bao nhiêu mới ghi vào, giờ là ghi đầy đủ luôn, nghe thì to nhưng không điều tiết được.
Thứ 2 là tiền đất, trước kia khoảng 37.000 – 38.000 tỷ thì bây giờ đưa lên thành 50.000 tỷ, ghi là như thế nhưng của địa phương nào thu được địa phương đó dùng, có điều tiết cho tỉnh khác được đâu.
Thứ 3 là xổ số kiến thiết 26.000 tỷ, trước đây không đưa vào, giờ đưa vào. Nhưng cái này tỉnh được giữ lại 100%.
Trừ tất cả cái đó đi thì phần có thể bố trí cho chương trình nọ, chương trình kia chỉ còn khoảng 45.000 tỷ thôi, bao gồm cả chi đầu tư cho các bộ, các địa phương và trả nợ xây dựng cơ bản. Vô cùng nhỏ bé! Nguồn để đầu tư mới không còn nhiều.
Trong khi đó, nhu cầu chi là rất lớn. Riêng chương trình nông thôn mới, anh Phát (Bộ trưởng Bộ NN&PTNT) đề nghị, để đạt 50% số xã đạt chuẩn, phần ngân sách Trung ương phải đầu tư 120.000 tỷ đồng, địa phương là 130.000 tỷ. Nhưng phần Trung ương, bàn mãi mới được 40.000 tỷ, giờ còn thiếu 80.000 tỷ nữa.
Trong 5 năm vừa qua, một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long chỉ được bố trí vốn đầu tư có 2.000 – 2.500 tỷ, nên nếu cần lượng vốn như thế là gần như dùng hết ngân sách đầu tư trong 5 năm tới để làm nông thôn mới.
http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Bo-truong-Bui-Quang-Vinh-va-3-moi-lo-cho-tuong-lai-dat-nuoc-post162756.gd