Em nhận xét dựa trên các công trình sửa chữa cầu ở Hoa Kỳ như sau:
- Giải pháp cọc khoan nhồi không phải tốt nhất. Các bang ở Hoa Kỳ chủ yếu lựa chọn micropile để sửa chữa gia cố móng cọc cũ.
- Chỉ sử dụng cọc khoan nhồi khi xác định hệ cọc cũ không còn làm việc nữa. Toàn bộ lực tác dụng sẽ do hệ cọc khoan nhồi mới chịu.
- Trong trường hợp hệ cọc khoan nhồi mới chịu toàn bộ lực tác dụng thì yêu cầu thiết kế liên kết giữa bệ cọc cũ và bệ cọc mới sẽ hơi khác - không giống như hình ở trang 24.
https://www.otofun.net/threads/sap-cau-phong-chau-phu-tho.1913975/post-69911045
+ Hoặc là bệ cọc khoan nhồi mới ở dưới, đỡ toàn bộ bệ cọc cũ.
+ Hoặc là phải bố trí một hệ các thanh dự ứng lực căng sau để liên kết bệ cũ và bệ mới, chứ không phải là khoan cấy thép.
Tóm lại, dựa trên kinh nghiệm của Hoa Kỳ thì em nhận định cụ kia có liên quan đến dự án này nên mới khẳng định chắc nịch thế, chứ kiến thức của cụ về chuyên đề này chưa đầy đủ và chính xác đâu.
Cụ có biết bản chất của Micropile là gì ko?
Cấu tạo và ứng dụng của cọc Micropile để làm gì?
Cọc micropile có ai làm trên sông không? Cọc Microplie có dùng cho cọc đài cao trên sông không?
Cọc Micro pile "Hoa kỳ" hay dùng
. Làng bản nhà em có biết dùng cái cọc Micropile này chưa? Hay nó "mới quá" nên không ai biết, chỉ có "Hoa kỳ"
Cụ không cần trả lời vì câu trả lời "chắc chắn là không" vì cọc khoan nhồi Big Pile còn bị nước cuốn trôi thì không nên đặt vấn đề áp dụng cái cọc Micropile ở cầu Phong châu.
Quan điểm thiết kế thì đương nhiên hệ cọc khoan nhồi mới sẽ đủ khả năng chịu toàn bộ tải trọng tĩnh tải và hoạt tải, tất nhiên kể cả phần trụ cũ. Không ông thiết kế nào dở hơi khi tính khả năng chịu lực của hệ trụ cũ cùng với hệ trụ cọc khoan nhồi mới và nếu muốn tính cũng không có cơ sở tính được mỗi thứ chịu bao nhiêu %. Không ai ngu gì tiết kiệm kiểu như vậy để bị vào lò
.
Liên kết bệ trụ cũ với bệ trụ mới dù bằng phương pháp cấy thép hay thanh căng dự ứng lực thì cũng cần phải tính toán và tính toán đủ thì thôi. Mà tôi cũng chưa thấy ai căng dự ứng lực dưới nước vì căng trên cạn còn bị rỉ bcm nó ra, chỉ có cụ là nghĩ ra thôi
.
Bệ trụ mới nằm dưới bệ trụ cũ, đỡ bệ trụ cũ hay không thì nó liên quan đến biện pháp thi công, liên quan đến tổng mức đầu tư và được cơ quan thiết kế cân nhắc để chọn phương án tối ưu về chi phí, thời gian thi công.
Nguyên nhân sập cầu thì có nhiều, giờ có nói ra thì cũng không ông nào chịu khi chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục. Do vậy. cứ đợi nước rút xem hiện trạng cái trụ bị trôi sẽ biết ngay thôi.
Ăn nói lung tung không khéo là ngồi uống nước trà và bị phạt 7.5 củ đấy, không đùa được cụ nhé.
Em mà là mấy bạn bên SIKA thì cụ
Leu leu lên phường lâu rồi, cẩn thận cái mồm
.
Trích nguyên văn cụ
Leu leu :
Còn năm 2019 dùng cọc khoan nhồi phải có búa phá đá thì tự nhiên phá vỡ chân T7. Chỉ giữ trụ T7 bằng cách duy nhất liên kết bệ trụ cũ và trụ mới thì mình đoán 99% khoan cấy thép do bọn Sika chào hàng rồi.