Bỏ tiền ra mua gói dịch vụ thì sẽ có người đẩy xe lăn vào tận chỗ ngồi trên tàu ngay.
Bản thân gia đình tôi cũng từng dịch vụ này nhiều lần của cả Singapore Airlines lẫn Vietnam Airlines.
Tiết kiệm được tí tiền là khổ thế đấy
Liên quan đến việc vận chuyển hành khách là người khuyết tật bằng đường hàng không, em thấy có một số điểm cần trao đổi để các bác bàn thêm:
1. Các hãng hàng không đều có quy định về vận chuyển người khuyết tật (hành khách cần sự trợ giúp đặc biệt). Có thể liệt kê một số nhóm đối tượng chính sau:
- Hành khách là người khiếm thị
- Hành khách là người khiếm thính
- Khách cần sử dụng dịch vụ xe lăn (dịch vụ xe lăn sân đỗ, dịch vụ xe lăn lên xuống tàu bay, dịch vụ xe lăn trên tàu bay)
Khách là người khuyết tật được coi là khách sử dụng các dịch vụ đặc biệt. Các hãng hàng không căn cứ vào thông tin của hành khách khi đặt chỗ, điều kiện hạ tầng của các cảng hàng không và các qui định về an toàn sẽ thông báo cho hành khách:
- Chấp nhận vận chuyển khách với các dịch vụ đặc biệt (không thu phí);
- Chấp nhận vận chuyển khách nếu khách chấp nhận không sử dụng dịch vụ mà các điều kiện về tàu bay hoặc cảng hàng không, sân bay chưa đáp ứng được (ví dụ như xe nâng, tàu bay thân hẹp không bố trí được xe lăn trên tàu bay…)
- Từ chối vận chuyển vì lý do an toàn của khách và chuyến bay.
Theo qui định về an toàn hàng không, số lượng khách là người khuyết tật bị hạn chế vận động (nói nôm na là ngồi xe lăn) thì tùy vào số lượng cửa thoát hiểm trên tàu bay mà cho phép vận chuyển.
2. Vì những lý do trên, các hãng hàng không, tất cả chứ không riêng gì các hãng hàng không Việt Nam đều yêu cầu khách sử dụng dịch vụ xe lăn lên xuống tàu bay, dịch vụ xe lăn trên tàu bay phải đăng ký trước 48h (theo điều lệ vận chuyển mẫu cuả IATA) để hãng có thể bố trí dịch vụ để đảm bảo an toàn hteo quy định và trên cơ sở trang thiết bị của các cảng hàng không. Hiện tại, xe nâng khách lên xuống tàu bay mới chỉ có ở HAN,SGN, DAD và Đà Lạt (phục vụ không thu phí) do vậy trong một số trường hợp nếu các cảng hàng không không có xe nâng, nếu khách có người nhà và đồng ý để người nhà hỗ trợ khách lên, xuống tàu bay thì hãng sẽ chấp nhận vận chuyển và yêu cầu khách phải ký giấy miễn trừ trách nhiệm (đề phòng trường hợp xảy ra tai nạn lúc lên, xuống tàu bay dẫn đến hệ lụy về bồi thường trách nhiệm dân sự của hãng hàng không đối với trường hợp khách bị thương hoặc bị chết...)
3. Trong thực tế, tại một số cảng hàng không địa phương, nhân viên phục vụ mặt đất có thể hỗ trợ khách lên/suống tàu bay (cõng hoặc bê) nhưng nhiều khi nhân viên thấp bé, nhẹ cân thì cũng rất vất vả khi hỗ trợ khách. Cái này trong thực tế cũng đã xảy ra rồi.
Em của em cũng là người khuyết tật (dạng không tự di chuyển được, bắt buộc phải ngồi xe lăn) và hay đi tàu bay. Cậu đấy nắm rất rõ về các yêu cầu đối với việc đặt dịch vụ hỗ trợ khi mua vé và thường chủ động nhờ người thân hoặc bạn bè đi cung hõ trợ khi đi tàu bay. Ví dụ như đi Côn Đảo, em đã phải ký giấy cam kết và cõng cậu đấy khi lên, xuống tàu bay. Còn đối với đầu HAN, DAD hay SGN, khi đặt trước thì có nhân viên hỗ trợ ngay từ khi làm checkin, bê từ xe lăn của mình sang xe lăn của sân bay, đẩn qua các khâu an ninh, vào khu cách lý, đưa ra ô tô (nếu không có ông lồng), đưa lên xe nâng và cuối cùng là đưa vào chõ ngồi. Các dịch vụ này
không thu phi. Em xin được bôi đỏ phần này nhé.
Theo quan điểm của em, trường hợp của khách khuyết tật đi VietJet, nhân viên tại Đà Nẵng đã làm đúng quy định. Đà Nẵng có xe nâng khách nhưng xe này của bên công ty phục vụ mặt đất, VJ phải mua dịch vụ này và phải có đặt trước và vào thời điểm đó cũng không chắc là còn xe hay không (do xe phải phục vụ người khác). Do vậy, VJ không sai.
Mặc dù vậy, đối với người khuyết tật, là đối tượng cần sự cảm thông và chia sẻ của công đồng thì ngừoi quản lý của VJ ở sân bay Đà Nẵng cần linh hoạt trong việc trợ giúp hành khách, tìm mọi cách để hỗ trợ hành khách để khách có thể đi được.
Các thông tin thu nhận được về vụ này cũng chỉ từ báo, thực tế có thể khác nên em không dám bàn sâu.