Về Tiết khí, một bài đơn giản để mà nhớ 24 mốc trong năm:
Xuân vũ kinh Xuân thanh cốc thiên
Hạ mãn mang hạ thử tương liên
...
Cái này thuộc nằm lòng, còn vận dụng theo Nguyệt tướng nó mới ra nhiều vấn để “Toán” khác.
Tuy nhiên ở đây rất nhiều cụ chưa có cái nhìn tổng thể, nên thấy chỉ dựa vào 1 vài yếu tố nào đó để nhận xét về cả Dương Lịch và Âm Lịch!?
Và 1 số cụ thì vì không thể hiểu được ngôn ngữ và ý nghĩa của từ ngữ, nên quy luôn là nó kém, nó không giá trị...chỉ vì không hiểu nổi nó (tình trạng này gặp nhiều trong các vấn đề liên quan đến Đông- Tây, chê Đông cơ bản do không đọc được Đông mà thôi).
Để tiếp cận đúng vấn để Lịch cụ thể này, hãy mở ra nhìn nhận tạm theo bình diện sau, có thể có phương án đánh giá vấn đề chuẩn xác hơn, sau đó hơn kém gì mới xét được:
1/ Các vấn để Tiết khí, chu kỳ bao nhiêu ngày hết vòng Hoàng đạo, bao nhiêu ngày hết vòng Trăng, thậm chí 12 điểm tham chiếu với Jupiter trong 12 năm (cái này rất quan trọng để hiện nay các tham số ghi mốc thời gian thường mang số 12 hoặc bội số của 12)...
Thì xin thưa rằng đó là các chu kỳ khách quan của tự nhiên, khoa học Đông Tây đều đã tìm ra từ thượng cổ không có sự khác biệt vì ông nào cũng tò mò và dùng mọi biện pháp để tìm hiểu, sau rồi cũng có kết quả giống nhau hết thôi. Như số ngày giờ Trái đất quay hết 1 vòng quanh Mặt trời đó chẳng hạn, Tiết khí chẳng hạn...
Nhưng phải thấy rằng đó là các dữ liệu khoa học mang tính khách quan tự nhiên nhé!
2/ Làm Lịch, khi này mới là sự khác nhau!
Cùng các dữ liệu khách quan đó, Lịch nào phục vụ cái gì thì các nhà làm lịch sẽ chọn trong mớ dữ liệu đó lấy ra các tham số đủ cho mục đích của mình để mà lập lịch.
Cái đó mới là mấu chốt, chứ các dữ liệu khách quan kia chỉ là các dữ liệu tự nhiên khách quan, gọi là cơ sở dữ liệu cho nó pro tí.
Và rồi hình thành lên các bộ Lịch khác nhau cho các cộng đồng khác nhau, nhưng các dữ liệu đều đúng trong kho tàng dữ liệu đúng đắn chung.
Cái khác nhau của các bộ Lịch chỉ ở tham số dữ liệu nào lấy ra làm cốt lõi, cái tham số cốt lõi đó là tuỳ thuộc vào nhu cầu hướng tới của Bộ Lịch cụ thể.
Lý giải thêm về Tiết khí làm ví dụ nhé:
Cứ 15 độ trên Hoàng đạo thì là 1 tiết, OK rồi, và hiện lịch Dương cứ thế mà hành.
Nhưng lịch Âm không như vậy, vẫn nhất trí 24 tiết khí là hết 1 vòng nhưng chỉ lấy các điểm mốc chính xác chính trên Hoàng đạo, còn lại các Tiết và Khí khác là co dãn dài ngắn khác nhau chứ không phải cố định 15 ngày. Tại sao như vậy, vì người ta thấy do các tương tác đến khí hậu trái đất cụ thể hàng tháng không chính xác 15 ngày, mà còn bị ảnh hưởng của chu kỳ Trăng, có hiện tượng tiết đến trước hoặc đến trễ so với mốc 15 ngày.
Về phần này, mở rộng thêm cho năm nay và các năm nhuận Âm, là cái tháng Nhuận ấy, sẽ chỉ có Tiết mà không có Khí, vì diệu ở chỗ đó khi mà bình thường cứ 1 tháng sẽ có 2 mốc tiết khí. Không phải thích tháng nào Nhuận là nhuận được đâu!
Túm lại, đừng tranh cãi về các dữ liệu khách quan, vì Đông Tây qua hàng ngàn năm đều nghiên cứu ra cả rồi, và cái mớ dữ liệu đó trùng khớp kết quả thôi.
Vận dụng cho mục đích nào thì người ta chọn các dữ liệu trong đống dữ liệu cơ bản ấy mà xây dựng thành lịch riêng, Maya hay Ai Cập cũng thế thôi!
Các dữ liệu thiên văn dựa vào quan sát, không liên quan đến Nhật tâm Nguyệt tâm Địa tâm gì hết. Kệ mọi thứ, tao cứ là Trái đất ghi nhận, so sánh, và kết luận chính xác như vậy, và nó cứ đúng như vậy bất kể học thuyết gì, vì nó là Khách Quan!
Chứ giờ so dữ liệu làm gì? Dữ liệu đo lường nào sai thì đã bị loại bỏ lâu rồi!
Vài dòng cà phê cô vít.