[Funland] Sao nhiều cụ vẫn tin vào độ chính xác của Âm lịch ?

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
868
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thì lịch dương cho ngày làm nông nghiệp chính xác, khoa học .

Nhưng vì ngày ăn chơi theo lịch âm, nên đã phải điều chỉnh, thiếu tính khoa học hơn.

Cái chỉnh theo lịch âm này vì lý do nghỉ tết, ăn chơi, không phải vì lý do thời tiết, mùa màng.

Điều quan trọng là , rất nhiều người vẫn nghĩ rằng lịch âm quyết định mùa màng, quyết định thời tiết, thậm chí ngay cả các nguồn chính thống, sách vở. Nhưng trong thực tế thì chúng ta đã và đang dùng lịch dương cho mục đích này từ rất lâu rồi.

Lịch âm chỉ phục vụ cúng giỗ, xem ngày, nghỉ tết, xem trăng... tóm lại là phục vụ tín ngưỡng, tập quán nhiều hơn.
Chuẩn cụ!
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
868
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Lịch dương ưu điểm là tra cứu lịch sử trực quan chứ trong cuộc sống hàng ngày nó không có giá trị nhiều. Chẳng cần đến lịch nào, chỉ cần đến thời điểm thời tiết lặp lại là biết 1 năm đã qua.
Cụ nói thế này chưa chuẩn, đến thời điểm thời tiết lặp lại là biết 1 năm DƯƠNG LỊCH đã qua
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
868
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Không thể suy diễn như cụ được. Cụ có link công trình nghiên cứu nào chứng minh lịch julius căn cứ theo thuyết nhật tâm không?
Nó tính theo mặt trời nên càng không thể nói là lịch này theo thuyết địa tâm được.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,530
Động cơ
512,583 Mã lực
Nó tính theo mặt trời nên càng không thể nói là lịch này theo thuyết địa tâm được.
Cụ nhầm. Hồi đó họ căn chỉnh lịch bằng sao cụ nhé. Nhưng bằng gì thì vẫn là quan sát thực tiễn nên kết quả nó tương đồng với nhau, tương thích với thuyết nhật tâm thì bây giờ mình gọi như vậy. Nếu nó theo thuyết nhật tâm ngay từ đầu Giáo hội nó đã bỏ từ lâu rồi.
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
868
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cái công thức này có gì đâu mà phức tạp. Nhờ khoa học hiện đại mà từ hiện tượng tự nhiên mang tính lặp lại -> công thức.

Thậm chí còn tính được giờ mặt trời lặn/mọc của 1 ngày bất kỳ trong năm nữa kia.
Thậm chí biết ngày giờ, địa điểm còn tính ra được góc của mặt trời so với mặt đất nữa, hoặc ngược lại biết ngày giờ, đo được góc của mặt trời thì tính được tọa độ đang đứng.
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
868
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cụ nhầm. Hồi đó họ căn chỉnh lịch bằng sao cụ nhé. Nhưng bằng gì thì vẫn là quan sát thực tiễn nên kết quả nó tương đồng với nhau, tương thích với thuyết nhật tâm thì bây giờ mình gọi như vậy. Nếu nó theo thuyết nhật tâm ngay từ đầu Giáo hội nó đã bỏ từ lâu rồi.
Có thể nó không hẳn là của thuyết nhật tâm (vì em cũng chưa tí được tài liệu chứng minh) nhưng chắc chắn không là của thuyết Địa tâm, và nó căn chỉnh bằng vị trí của mặt trời cụ nhé (không phải bằng đo sao như cụ nói).
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,683
Động cơ
271,508 Mã lực
Cụ nhầm rồi!

Lịch tiết khí là người xưa ở phương đông quan sát mặt trời theo chu kỳ 465,25 ngày mà lập ra quy luật tuần hoàn cho 4 mùa, Lúc đó các Cụ chưa biết DL, và còn nghĩ Mặt trời quay quanh trái đất. Họ đị vị trí mặt trời theo các vì sao trong chu kỳ 1 năm (gọi là kinh độ mặt trời), để định 12 điểm, gọi là 12 cung hoàng đạo tương ứng với 12 điểm đầu tháng (gần trùng với dương lịch). Trong đó , đặt tên tiết tai điểm bắt đấu các mùa là lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông ứng với kinh độ mặt trời nhìn từ trái đất là 315 độ, 45 độ, 135 độ, 225 độ.

Quỹ đạo mặt trời di chuyển trong 1 năm, khi quan sát từ trái đất gọi là cung hoàng đạo. Cái này độc lập với dương lịch. Sau bọn tây qua, mang dương lịch đối chứng thì khớp, chỉ sai lệch giữa Đông - Tây là Á Đông tính 1 năm 365,25 ngày, còn theo phương Tây 1 năm dài chính xác 365,242199 ngày.
Sau khi đối chiếu cả hai các tính lịch Tiết khí phương Đông - TQ và DL đều giống nhau, tra ra ngày theo lịch tiết khí trùng với ngày DL như: Lập Xuân là 4/2; Lập hạ 5/5; Lập Thu: 7/8; Lập Đông 7/11, và các ngày khác.... Từ đó các ngày tiết khí mới chọn theo ngày dương lịch cho dể nhớ, nhanh. vì có sẵn.

Tuy nhiên do vị trí địa lý TQ khác với Châu âu, nên khí hậu theo mùa chênh lệnh, Vì vậyTQ coi ngày Lập Xuân (4/2), Lập Hạ (5/5) là ngày đầu Mùa Xuân, Hạ, thì ở Châu âu Xem lại ngày Xuân Phân (20/3), Hạ Chí ( 21/6) mới là ngày đầu mùa Xuân, Hạ (chậm hơn 45 ngày= 3 tiết khí= 1/2 mùa). Sau này DL mới dùng tên hạ chí, đông chí mượn tiếng Hán Việt để chỉ mốc mùa hạ, mùa đông.
Nên không thể nói lịch tiết khí TQ là suy theo Dương lịch nên không có cách tính.
Về định nghĩa, mục đích, lịch sử các khái niệm thì đúng là như bạn nói.

Nhưng qua cách tính, định nghĩa thì tiết khí và dương lịch là đồng nhất nên giờ đây người ta dựa vào dương lịch vừa nhanh và chính xác.

Không lẽ bạn cứ ngắm mặt trời mỗi ngày để tính tiết khí sao ?

Hay có thể dựa vào âm lịch để tính tiết khí ?

Và điều quan trọng nhất là ở nhận thức : Mùa hay thời tiết trong năm phụ thuộc vào ngày tháng dương lịch, không phải âm lịch.
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,683
Động cơ
271,508 Mã lực
Cái "kết hợp mặt trăng và mặt trời để làm lịch" chỉ đẻ ra quái thai.
Chu kỳ của trăng và chu kỳ của mặt trời không là bội số của nhau, không thể kết hợp trong cùng 1 bộ lịch một cách ổn thỏa được.
Âm dương lịch là một thứ sản phẩm vá víu, đầu Ngô mình Sở, rối rắm, kém chính xác.
Điều quan trọng là thay đổi nhận thức là được. Không nên phủ định hết.

Bây giờ mà bỏ phần lịch âm đi là cũng phiền toái phết đấy.

Ví dụ: ngày 1, ngày rằm thì người ta bán hoa, đồ cúng nhiều hơn ngày thường :)) :)) :))
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
868
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cụ chỉ biết là lịch thời vụ người ta đưa cho cụ họ ghi ngày dương lịch chứ cụ đâu có biết để tính ra được ngày đó thì người ta phải dùng cái gì? Nếu như lịch thời vụ người ta ghi ngày dương lịch rồi sang năm, năm nữa vẫn đúng y sì ngày đó thì lúc đó cụ mới có thể xem đó là hoàn toàn tính theo dương lịch được.
Theo dương lich thì những ngày đó gần đúng y xì nhau qua các năm luôn cụ, theo âm lịch thì nó mới khác nhau nhiều.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,530
Động cơ
512,583 Mã lực
Có thể nó không hẳn là của thuyết nhật tâm (vì em cũng chưa tí được tài liệu chứng minh) nhưng chắc chắn không là của thuyết Địa tâm, và nó căn chỉnh bằng vị trí của mặt trời cụ nhé (không phải bằng đo sao như cụ nói).
Với trình độ khoa học thời đó. Căn chỉnh bằng sao vẫn là chính xác nhất thời điểm chuyển năm đấy cụ. Thời điểm đó thì tùy vào cách xác định của từng dân tộc.
Bây giờ nếu bỏ qua yếu tố thời tiết và sao. Cụ thử hình dung làm sao để dùng Mặt Trời để biết Trái Đất đã di chuyển đủ 1 vòng quanh Mặt Trời xem.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuanutolinhdam

Đi bộ
Biển số
OF-724957
Ngày cấp bằng
11/4/20
Số km
0
Động cơ
75,500 Mã lực
Tuổi
45
Em là người Việt Nam lên ăn tết của Lịch âm vẫn to hơn lịch dương mà các cụ
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
868
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Điều quan trọng là thay đổi nhận thức là được. Không nên phủ định hết.

Bây giờ mà bỏ phần lịch âm đi là cũng phiền toái phết đấy.

Ví dụ: ngày 1, ngày rằm thì người ta bán hoa, đồ cúng nhiều hơn ngày thường :)) :)) :))
Em toàn bị vợ sai thắp hương mà, cái này thì phải theo lịch mặt trăng rùi, làm sao bỏ được.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,991
Động cơ
551,836 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Về Tiết khí, một bài đơn giản để mà nhớ 24 mốc trong năm:
Xuân vũ kinh Xuân thanh cốc thiên
Hạ mãn mang hạ thử tương liên
...
Cái này thuộc nằm lòng, còn vận dụng theo Nguyệt tướng nó mới ra nhiều vấn để “Toán” khác.
Tuy nhiên ở đây rất nhiều cụ chưa có cái nhìn tổng thể, nên thấy chỉ dựa vào 1 vài yếu tố nào đó để nhận xét về cả Dương Lịch và Âm Lịch!?
Và 1 số cụ thì vì không thể hiểu được ngôn ngữ và ý nghĩa của từ ngữ, nên quy luôn là nó kém, nó không giá trị...chỉ vì không hiểu nổi nó (tình trạng này gặp nhiều trong các vấn đề liên quan đến Đông- Tây, chê Đông cơ bản do không đọc được Đông mà thôi).
Để tiếp cận đúng vấn để Lịch cụ thể này, hãy mở ra nhìn nhận tạm theo bình diện sau, có thể có phương án đánh giá vấn đề chuẩn xác hơn, sau đó hơn kém gì mới xét được:
1/ Các vấn để Tiết khí, chu kỳ bao nhiêu ngày hết vòng Hoàng đạo, bao nhiêu ngày hết vòng Trăng, thậm chí 12 điểm tham chiếu với Jupiter trong 12 năm (cái này rất quan trọng để hiện nay các tham số ghi mốc thời gian thường mang số 12 hoặc bội số của 12)...
Thì xin thưa rằng đó là các chu kỳ khách quan của tự nhiên, khoa học Đông Tây đều đã tìm ra từ thượng cổ không có sự khác biệt vì ông nào cũng tò mò và dùng mọi biện pháp để tìm hiểu, sau rồi cũng có kết quả giống nhau hết thôi. Như số ngày giờ Trái đất quay hết 1 vòng quanh Mặt trời đó chẳng hạn, Tiết khí chẳng hạn...
Nhưng phải thấy rằng đó là các dữ liệu khoa học mang tính khách quan tự nhiên nhé!
2/ Làm Lịch, khi này mới là sự khác nhau!
Cùng các dữ liệu khách quan đó, Lịch nào phục vụ cái gì thì các nhà làm lịch sẽ chọn trong mớ dữ liệu đó lấy ra các tham số đủ cho mục đích của mình để mà lập lịch.
Cái đó mới là mấu chốt, chứ các dữ liệu khách quan kia chỉ là các dữ liệu tự nhiên khách quan, gọi là cơ sở dữ liệu cho nó pro tí.
Và rồi hình thành lên các bộ Lịch khác nhau cho các cộng đồng khác nhau, nhưng các dữ liệu đều đúng trong kho tàng dữ liệu đúng đắn chung.
Cái khác nhau của các bộ Lịch chỉ ở tham số dữ liệu nào lấy ra làm cốt lõi, cái tham số cốt lõi đó là tuỳ thuộc vào nhu cầu hướng tới của Bộ Lịch cụ thể.
Lý giải thêm về Tiết khí làm ví dụ nhé:
Cứ 15 độ trên Hoàng đạo thì là 1 tiết, OK rồi, và hiện lịch Dương cứ thế mà hành.
Nhưng lịch Âm không như vậy, vẫn nhất trí 24 tiết khí là hết 1 vòng nhưng chỉ lấy các điểm mốc chính xác chính trên Hoàng đạo, còn lại các Tiết và Khí khác là co dãn dài ngắn khác nhau chứ không phải cố định 15 ngày. Tại sao như vậy, vì người ta thấy do các tương tác đến khí hậu trái đất cụ thể hàng tháng không chính xác 15 ngày, mà còn bị ảnh hưởng của chu kỳ Trăng, có hiện tượng tiết đến trước hoặc đến trễ so với mốc 15 ngày.
Về phần này, mở rộng thêm cho năm nay và các năm nhuận Âm, là cái tháng Nhuận ấy, sẽ chỉ có Tiết mà không có Khí, vì diệu ở chỗ đó khi mà bình thường cứ 1 tháng sẽ có 2 mốc tiết khí. Không phải thích tháng nào Nhuận là nhuận được đâu!
Túm lại, đừng tranh cãi về các dữ liệu khách quan, vì Đông Tây qua hàng ngàn năm đều nghiên cứu ra cả rồi, và cái mớ dữ liệu đó trùng khớp kết quả thôi.
Vận dụng cho mục đích nào thì người ta chọn các dữ liệu trong đống dữ liệu cơ bản ấy mà xây dựng thành lịch riêng, Maya hay Ai Cập cũng thế thôi!
Các dữ liệu thiên văn dựa vào quan sát, không liên quan đến Nhật tâm Nguyệt tâm Địa tâm gì hết. Kệ mọi thứ, tao cứ là Trái đất ghi nhận, so sánh, và kết luận chính xác như vậy, và nó cứ đúng như vậy bất kể học thuyết gì, vì nó là Khách Quan!
Chứ giờ so dữ liệu làm gì? Dữ liệu đo lường nào sai thì đã bị loại bỏ lâu rồi!
Vài dòng cà phê cô vít. :D

Ở nội dung này, em xin có ý kiến thêm tí:

Các mốc trên Hoàng đạo có vai trò quan trọng trong tính toán, để vẽ ra hoàng đạo thì người TQ cổ xưa căn cứ vào việc xác định cực bắc của lồng vũ trụ mà theo quan sát thiên văn từ 3000 năm TCN họ xác định đâu đó hoán đổi giữa các sao của chòm Tiểu Hùng mà họ đặt là sao Bắc Thần. Bản chất thì hệ thống Hoàng đạo của TQ có sai số hơi cao từ đời Tống về trước do toán lượng giác không giỏi và không có thiên văn kính, đếch tính được tuế sai chính xác nên xác định kinh tuyến qua đỉnh đầu bị ngoáy như con quay đảo. Vì vậy, lịch Tàu mỗi ngày mỗi lệch đến nỗi về sau phải nhờ Tây lông chỉnh lý.
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,761
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Em nói là cụ viện dẫn cái nguồn ở đâu đấy, em search thì nó ra nguồn của mấy bác tính phong thuỷ.
Em gửi bản lịch thuỷ triều của một số vùng cụ có thể tra thử nhé, ngày nước lên xuống cao nhất xem nó có theo qui luật các ngày đàu/cuối tháng, ngày trăng tròn lân cận ngày 15 là nước lên cao nhất. ngày lân cận mùng 7, 21 là nước thấp nhất.
Xem nó đúng theo những gì em học ngày xưa ở môn thiên văn hay là cái dẫn chứng của cụ là đúng ^^
Bảng triều 2020 vùng cửa Định An, Sóc Trăng
Bảng triều 2018 của TPHCM
Chú ý cột nước lớn, nước ròng


Uh, để em tham khảo xem, nhưng chắc chắn cụ nói cứ ngày 15 thì con nước cao nhất là sai rồi, ví dụ cụ thể như tháng 3 & 9 âm lịch thì nước kém vào ngày 13 do đó nước lớn nhất sẽ rơi vào khoảng ngày mùng 4 hoặc 21 của 2 tháng trên.
Không biết Cụ học gì môn thiên văn nhưng theo em thì chắc cũng kiểu cưỡi ngựa xem hoa thôi :D

Nguồn để tra con nước thì nhiều lắm, Cụ chỉ cần đánh "lịch nước kém" là nó ra cả đống, em tra ở đấy thôi.
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
868
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Với trình độ khoa học thời đó. Căn chỉnh bằng sao vẫn là chính xác nhất thời điểm chuyển năm đấy cụ. Thời điểm đó thì tùy vào cách xác định của từng dân tộc.
Bây giờ nếu bỏ qua yếu tố thời tiết và sao. Cụ thử hình dung làm sao để dùng Mặt Trời để biết Trái Đất đã di chuyển đủ 1 vòng ánh Mặt Trời xem sao.
Cụ phức tạp hóa vấn đề, cắm 1 cái cọc, chọn đúng 1 thời điểm trong ngày, đánh dấu chính xác bóng cái cọc đó, đúng 365 ngày sau nó sẽ trùng khít.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,530
Động cơ
512,583 Mã lực
Cụ phức tạp hóa vấn đề, cắm 1 cái cọc, chọn đúng 1 thời điểm trong ngày, đánh dấu chính xác bóng cái cọc đó, đúng 365 ngày sau nó sẽ trùng khít.
Thế cụ có thấy, cái thước của cụ chắc chắn sẽ không chính xác bằng thước sao trên trời không? Chưa kể đo bóng chỉ giúp tính giờ chính xác, chứ căn giờ chục ngày sát nhau e hơi bị khó cụ ơi.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,530
Động cơ
512,583 Mã lực
Uh, để em tham khảo xem, nhưng chắc chắn cụ nói cứ ngày 15 thì con nước cao nhất là sai rồi, ví dụ cụ thể như tháng 3 & 9 âm lịch thì nước kém vào ngày 13 do đó nước lớn nhất sẽ rơi vào khoảng ngày mùng 4 hoặc 21 của 2 tháng trên.
Không biết Cụ học gì môn thiên văn nhưng theo em thì chắc cũng kiểu cưỡi ngựa xem hoa thôi :D

Nguồn để tra con nước thì nhiều lắm, Cụ chỉ cần đánh "lịch nước kém" là nó ra cả đống, em tra ở đấy thôi.
15 là nước lớn nhưng chưa phải lớn nhất vì mặt trăng đối diện Mặt Trời. Khi mặt trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời mới là nước lơn nhất. Em nghĩ đầu tháng hợp lý hơn.
 

quanggialai

Xe tăng
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
1,988
Động cơ
460,198 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Có một thực tế là Mặt Trăng không chỉ tạo ra thủy triều mà nó còn là yếu tố chính tạo nên mùa màng và khí hậu cho trái đất ( các cụ xem thêm tác động của mặt trăng giữ cố định trái đất 1 góc nghiêng cố định là 23,4 độ - chính cái này mới tạo nên mùa và thời tiết)

Việc xây dựng nên bộ lịch thì người ta không chỉ căn cứ vào mỗi vị trí của mặt trời ( dương lịch ) mặt trăng ( âm lịch) hay cả 2 ( âm dương lịch) không đâu mà còn cả quan trắc thời tiết nữa sau đó căn cứ vào chu kỳ mà xây dựng nên.

Còn việc sử dụng lịch nào thì do nhu cầu của họ thôi
Vd ông nào làm mà liên quan đến con nước, đánh bắt hải sản (thậm chí ăn hải sản),...thì vác âm lich ra mà soi, chứ vác dương lịch thì lại mất công giở lịch ( không có lại phải đi mua )

Còn liên quan đến lịch sử, ngày làm việc công sở thì sử dụng dương lịch.
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
868
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thế cụ có thấy, cái thước của cụ chắc chắn sẽ không chính xác bằng thước sao trên trời không? Chưa kể đo bóng chỉ giúp tính giờ chính xác, chứ căn giờ chục ngày sát nhau e hơi bị khó cụ ơi.
Đấy là phương án đơn giản nhất mà cụ, cần gì phải biết mấy h đâu, chỉ cần biết là trọn 365 ngày sau thì bóng nó trùng khít vào vị trí cũ là được.
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,530
Động cơ
512,583 Mã lực
Đấy là phương án đơn giản nhất mà cụ, cần gì phải biết mấy h đâu, chỉ cần biết là trọn 365 ngày sau thì bóng nó trùng khít vào vị trí cũ là được.
Lúc đó cụ đã biết năm có 365 ngày đâu. Phương pháp đơn giản nhất là chọn vị trí ngắm sao cho đỉnh núi thẳng hàng vs một ngôi sao nào đó, càng nhiều ngôi sao và đỉnh núi thì càng chính xác cụ ạ.
Chứ thước cụ kể cả cao đến 100m cũng rất khó chính xác vì chỉ cần ra sớm ra muộn một chút bóng nắng đã thay đổi rồi. Ngắm núi với sao cụ có gần trọn đêm để ngắm và ghi chép luôn 😊
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top