Cụ nào muốn tự mình lập lịch Âm thì tham khảo trang của Tiến sĩ Hồ Ngọc Đức.
Trang có hướng dẫn rất đầy đủ, dễ hiểu.
Trang có hướng dẫn rất đầy đủ, dễ hiểu.
Em đã nói rồi, mấy cái cụ tra được đều là diễn giải của phong thuỷ, cụ đi tra bảng nước lớn ròng của bên thuỷ văn em đã cung cấp đấy để xem ai đúng ai sai.Uh, để em tham khảo xem, nhưng chắc chắn cụ nói cứ ngày 15 thì con nước cao nhất là sai rồi, ví dụ cụ thể như tháng 3 & 9 âm lịch thì nước kém vào ngày 13 do đó nước lớn nhất sẽ rơi vào khoảng ngày mùng 4 hoặc 21 của 2 tháng trên.
Không biết Cụ học gì môn thiên văn nhưng theo em thì chắc cũng kiểu cưỡi ngựa xem hoa thôi
Nguồn để tra con nước thì nhiều lắm, Cụ chỉ cần đánh "lịch nước kém" là nó ra cả đống, em tra ở đấy thôi.
Bởi vì đa số người Việt Nam tin rằng dân tộc chúng ta là "con Lạc cháu Rồng".Em thấy nhiều cụ hay lấy lịch âm để giải thích cho thời tiết. Ví dụ như hiện tại trời vẫn đang rét dù ở giữa tháng 4 dương, các cụ giải thích là do nhuận 2 tháng âm. Hoặc dân ta vẫn hay lấy lịch âm để tính toán trong nông nghiệp.
Em thấy như thế là không đúng. Rõ ràng lịch âm không thể chính xác được như lịch dương. Vì lịch dương 4 năm mới nhuận thêm một ngày. Còn lịch âm thì khoảng 2-3 năm nhuận thêm tới 1 tháng. Rõ ràng độ chính xác của lịch âm kém xa lịch dương.
Trích lời Cụ:....
Tamlinh nói:
Lịch tiết khí là người xưa ở phương đông quan sát mặt trời theo chu kỳ 465,25 ngày mà lập ra quy luật tuần hoàn cho 4 mùa, Lúc đó các Cụ chưa biết DL, và còn nghĩ Mặt trời quay quanh trái đất. Họ định vị trí mặt trời theo các vì sao trong chu kỳ 1 năm (gọi là kinh độ mặt trời), để định 12 điểm, gọi là 12 cung hoàng đạo tương ứng với 12 điểm đầu tháng (gần trùng với dương lịch). Trong đó , đặt tên tiết tai điểm bắt đấu các mùa là lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông ứng với kinh độ mặt trời nhìn từ trái đất là 315 độ, 45 độ, 135 độ, 225 độ., đó là lịch tiết khí trong âm lịch.
Quỹ đạo mặt trời di chuyển trong 1 năm, khi quan sát từ trái đất gọi là cung hoàng đạo. Cái này độc lập với dương lịch. Sau bọn tây qua, mang dương lịch đối chứng thì khớp, chỉ sai lệch giữa Đông - Tây là Á Đông tính 1 năm 365,25 ngày, còn theo phương Tây 1 năm dài chính xác 365,242199 ngày.
Sau khi đối chiếu cả hai các tính lịch Tiết khí phương Đông - TQ và DL đều giống nhau, tra ra ngày theo lịch tiết khí trùng với ngày DL như: Lập Xuân là 4/2; Lập hạ 5/5; Lập Thu: 7/8; Lập Đông 7/11, và các ngày khác.... Từ đó các ngày tiết khí mới chọn theo ngày dương lịch cho dể nhớ, nhanh. vì có sẵn....
......................
congthuong nói:
Về định nghĩa, mục đích, lịch sử các khái niệm thì đúng là như bạn nói.
Nhưng qua cách tính, định nghĩa thì tiết khí và dương lịch là đồng nhất nên giờ đây người ta dựa vào dương lịch vừa nhanh và chính xác.
Không lẽ bạn cứ ngắm mặt trời mỗi ngày để tính tiết khí sao ?
Hay có thể dựa vào âm lịch để tính tiết khí ?
Và điều quan trọng nhất là ở nhận thức : Mùa hay thời tiết trong năm phụ thuộc vào ngày tháng dương lịch, không phải âm lịch.
Muốn bàn luận vấn đề nhiều khi phải mở rộng ra mới thấy bản chất cụ ạ. Tính theo mặt trăng cũng tương đối chính xác cụ nhé. Hơn 29 ngày thì một tuần trăng, 12 tuần trăng thời tiết quay lại một lần ( tương đương 1 năm đã qua). Tuy nhiên hai thiên thể đó vận động khác nhau. Người xưa thấy cứ vài năm lại bị lệch một chút nên họ nghĩ ra bù ngay, tháng vào để đảm bảo chu kỳ thời gian và thời tiết không bị lệch nhiều. Phương pháp tương tự như lịch dương bù ngày thôi. Chỉ là cách tính phức tạp hơn, sai số đo đếm thời gian nhiều hơn. Nhưng để làm nông nghiệp thuận lợi hơn nhiều so với dương lịch.Nhưng lạc đề rồi bạn ơi.
Em nói rồi, phương pháp tuy khác nhau nhưng cùng là quan sát hiện tượng tự nhiên có chu kỳ lặp lại vô số nên kết quả đều là một: một vòng Trái Đất quay quanh Mặt Trời!Thế cụ hiểu thế nào cái cụm từ "lịch dương là lịch (theo) mặt trời"?
À còn nữa: Năm mặt trời ...
Hừm, nhé nhé cái gì mà nhé, về cơ bản là Cụ saiEm đã nói rồi, mấy cái cụ tra được đều là diễn giải của phong thuỷ, cụ đi tra bảng nước lớn ròng của bên thuỷ văn em đã cung cấp đấy để xem ai đúng ai sai.
Em không những học mà còn đi dạy môn thiên văn phổ thông ngoại khoá cho các trường cấp 2 cấp 3 ở tphcm nhé cụ.
Nếu cụ nào có sinh hoạt ở ttvnol từ ngày xưa thì nhìn nick có thể nhớ em bên box thiên văn học
Chính xác cụ ạ. Lịch Việt Nam là lịch âm dương.Trích lời Cụ:
" Bạn có biết tiết khí lại dựa vào dương lịch để tính không ? Không có dương lịch, tính tiết khí như thế nào?"
Em đã nói ý Em phần tô chữ đậm là Lịch tiết khí tính theo vị trí mặt trời (kinh độ mặt trời) ứng với mỗi đầu tiết, làm ra lịch tiết khí trong âm lịch, tính độc lập với dương lịch..... Chứ không phải lịch âm (phần tiết khí) tính nhờ vào dương lịch như cụ nói. Và hồi xưa, cách cả ngàn năm, VN, TQ chưa có Dương lịch vẫn tính được lịch tiết khí, tính ngày lập Xuân để tính tuổi, xem ngày, xem phong thủy,...
Em đã nói : sau khi dương lịch du nhập  Đông: Các nhà làm lịch mới đối chiếu thấy lịch tiết khí tính ra trùng với các DL : 4/2; 18/2; 5/3; 20/3; 5/4; 20/4;... DL, nên mới chọn ngày quy theo dương lịch cho dể nhớ, nhanh. vì có sẵn.
Tận dụng dương lịch để tính là mới 200 năm gần đây, cho tiện lợi, chứ không phải không tính được.
Như Giờ coi lịch bằng Iphone , rồi nói: dương lịch dựa theo hãng Apple để tính sao. Nếu Không có hãng Apple tính dương lịch như thế nào? Được không?
Còn Dương lịch có chia ra 24 tiết như lịch Âm không? Trong lịch âm, để tính tiết khí người ta còn tính cả thời điểm mặt trời vào đúng kinh độ hoàng đạo (gọi là trung khí).
VD vào năm 2020, ngày (tiết) Lập Xuân đúng giờ Dậu (17h00) ngày 4/2 (tức 11/1 AL). Nếu ai Sinh trước 17h00 ngày 4/2 dù sau ngày 1/1 tết AL, hay sinh 10h ngày 4/2 AL vẫn tính là tuổi Kỷ Hợi. Còn sinh sau 17h ngày 11/1 AL mới tính là tuổi Canh Tý (vớ một số phái PT, trừ tử vi theo ngày AL thực). Dương lịch có thể hiện chi tiết tiết khí cho từng giờ, tính chất thời tiết cho từng 15 ngày một (như cho mỗi tiết khí) không ? hay chỉ nói qua có 4 mùa rồi thôi! Đầu mùa , giữa mùa, cuối mùa khác nhau ntn?
Âm lịch 1 mùa , phân có 6 tiết khí với thời tiết khác nhau (nói chung).
Không biết em, diễn giải có khó hiểu không? Em nói comt của Cụ nhầm, tức là chưa chính xác, chưa chặt chẽ chứ không sai.
Đây là sơ đồ tính các mùa, 24 tiết khí trong năm theo vị trí của trái đất so với mặt trời (tức trùng pp tính với DL) và tính chung với hệ âm lịch (tháng Tý, Sửu, Dần,... theo chuyển động, vị trí của mặt trăng) , Á đông dùng phối hợp cả hai nên có người còn gọi là âm dương lịch.
View attachment 4539633
Hai Cụ đều đúng , chỉ là số liệu tính hai nguồn khác nhau thôi. Một đằng tính qui luật chung (có khi miền bắc), một đằng tính Cụ Thể tại trạm đo (miền Nam, mà miền nam có chục trạm nữa khác nhau nữa, theo sông ) theo thiên văn và thống kê, dự báo,..tần suất gì đó.... nên cùng một gốc mà khác nhau.Hừm, nhé nhé cái gì mà nhé, về cơ bản là Cụ sai
Đấy là bảng thủy triều gốc chính xác, khoa học chứ có phải là cái gì đó mơ hồ của phong thủy đâu.
Em không biết Cụ học, Cụ dạy thiên văn như thế nào nhưng em thấy ở góc độ đang trao đổi, kiến thức thiên văn áp dụng vào thực tế của Cụ rất là có vấn đề, nói thẳng ra là yếu. Em không được học, không đi dạy về thiên văn như Cụ nhưng em không cần phải tra bảng thủy triều mà vẫn có thể trả lời Cụ chính xác tình trạng thủy triều ở bất cứ thời điểm nào Cụ đưa ra.
Cụ lấy cái gì để chọn "đúng thời điểm trong ngày" vậy ta? Đồng hồ internet à? Mà nếu đã có đồng hồ thì chọn phương pháp xác định nào đó nó tiên tiên tương ứng chứ, ai lại dùng bóng cọc?Cụ phức tạp hóa vấn đề, cắm 1 cái cọc, chọn đúng 1 thời điểm trong ngày, đánh dấu chính xác bóng cái cọc đó, đúng 365 ngày sau nó sẽ trùng khít.
Em chắc chắn là cụ Fairy sai màHai Cụ đều đúng , chỉ là số liệu tính hai nguồn khác nhau thôi. Một đằng tính qui luật chung (có khi miền bắc), một đằng tính Cụ Thể tại trạm đo (miền Nam, mà miền nam có chục trạm nữa khác nhau nữa, theo sông ) theo thiên văn và thống kê, dự báo,..tần suất gì đó.... nen cùng một gốc mà khác nhau.
Thủy triều phức tạp lắm các Cụ ơi. Mỗi tháng trong năm nó khác, các ngày trong tháng cũng khác, mà trong ngày nó cũng biến đổi khác. Cơ bản là vị trí của mặt trời và mặt trăng cúng cá ảnh hưởng. Không bàn hết trên này được.Em chắc chắn là cụ Fairy sai mà
Đáng lẽ Cụ í phải nói (hiểu) là thủy triều sẽ cao nhất nếu con nước lớn nó rơi đúng (hoặc gần đúng) vào ngày 15 âm lịch.
Còn theo như Cụ í nói 15 âm lịch tháng nào thủy triều cũng cao nhất là sai, sai cơ bản
Ở dưới là hai cái tranh miêu tả lại. Cái vẽ hai ông người là cách thời thởi - quãng 1000 năm BC người Tàu dùng "biểu can" để đo bóng nắng xác định ngày Đông Chí. Cái vẽ cả cái đài to thù lù là đài thiên văn gọi là đài Chu Công xây khoảng năm 1200.Cụ lấy cái gì để chọn "đúng thời điểm trong ngày" vậy ta? Đồng hồ internet à? Mà nếu đã có đồng hồ thì chọn phương pháp xác định nào đó nó tiên tiên tương ứng chứ, ai lại dùng bóng cọc?
Tôi thích diễn đạt 1 cách đơn giản vấn đề, thay vì làm phức tạp hóa nó lên.Trích lời Cụ:
" Bạn có biết tiết khí lại dựa vào dương lịch để tính không ? Không có dương lịch, tính tiết khí như thế nào?"...
.........................
Em đã nói ý Em phần tô chữ đậm là Lịch tiết khí tính theo vị trí mặt trời (kinh độ mặt trời) ứng với mỗi đầu tiết, làm ra lịch tiết khí trong âm lịch, tính độc lập với dương lịch..... Chứ không phải lịch âm (phần tiết khí) tính nhờ vào dương lịch như cụ nói. Và hồi xưa, cách cả ngàn năm, VN, TQ chưa có Dương lịch vẫn tính được lịch tiết khí, tính ngày lập Xuân để tính tuổi, xem ngày, xem phong thủy,...
Em đã nói : sau khi dương lịch du nhập  Đông: Các nhà làm lịch mới đối chiếu thấy lịch tiết khí tính ra trùng với các DL : 4/2; 18/2; 5/3; 20/3; 5/4; 20/4;... DL, nên mới chọn ngày quy theo dương lịch cho dể nhớ, nhanh. vì có sẵn.
Tận dụng dương lịch để tính là mới 200 năm gần đây, cho tiện lợi, chứ không phải không tính được.
Như Giờ coi lịch bằng Iphone, rồi nói: dương lịch dựa theo hãng Apple để tính sao. Nếu Không có hãng Apple tính dương lịch như thế nào? Được không?
Còn Dương lịch có chia ra 24 tiết như lịch Âm không? Trong lịch âm, để tính tiết khí người ta còn tính cả thời điểm mặt trời vào đúng kinh độ hoàng đạo (gọi là trung khí).
VD vào năm 2020, ngày (tiết) Lập Xuân đúng giờ Dậu (17h00) ngày 4/2 (tức 11/1 AL). Nếu ai sinh trước 17h00 ngày 4/2 dù sau ngày 1/1 tết AL, hay sinh 10h ngày 4/2 AL vẫn tính là tuổi Kỷ Hợi (tính cung phi hay bát trạch). Còn sinh sau 17h ngày 11/1 AL mới tính là tuổi Canh Tý (với một số phái PT, trừ tử vi theo ngày AL thực). Dương lịch có thể hiện chi tiết tiết khí cho từng giờ, tính chất thời tiết cho từng 15 ngày một (như cho mỗi tiết khí) được không ? hay chỉ nói có 4 mùa rồi thôi! Đầu mùa, giữa mùa, cuối mùa khác nhau ntn?
Âm lịch mỗi mùa được phân thành 6 tiết khí với 6 kiểu thời tiết khác nhau (nói ql chung).
Không biết em, diễn giải có khó hiểu không? Em nói comt của Cụ nhầm, tức là chưa chính xác, chưa chặt chẽ chứ không sai.
Đây là sơ đồ tính các mùa, 24 tiết khí trong năm theo vị trí của trái đất so với mặt trời (tức trùng pp tính với DL) và tính chung với hệ âm lịch (tháng Tý, Sửu, Dần,... theo chuyển động, vị trí của mặt trăng) , Á đông dùng phối hợp cả hai nên có người còn gọi là âm dương lịch.
View attachment 4539633
Phức tạp chứ, em biết, nhưng có những quy luật không bao giờ thay đổi.Thủy triều phức tạp lắm các Cụ ơi. Mỗi tháng trong năm nó khác, các ngày trong tháng cũng khác, mà trong ngày nó cũng biến đổi khác. Cơ bản là vị trí của mặt trời và mặt trăng cúng cá ảnh hưởng. Không bàn hết trên này được.
Đôi khi trong tranh luận tập đọc hiểu được ý của người khác rất quan trọng cụ ạ, người ta có câu tay nhiều khi nhanh hơn não.Em chắc chắn là cụ Fairy sai mà
Đáng lẽ Cụ í phải nói (hiểu) là thủy triều sẽ cao nhất nếu con nước lớn nó rơi đúng (hoặc gần đúng) vào ngày 15 âm lịch.
Còn theo như Cụ í nói 15 âm lịch tháng nào thủy triều cũng cao nhất là sai, sai cơ bản
Thuỷ triều phụ thuộc vào mặt trăng và nhiều yếu tố khác như gió, địa hình. Độ lệch thông thường 1-3 ngày so với tính toán, từ các yếu cố cố định.Em gửi bản lịch thuỷ triều của một số vùng cụ có thể tra thử nhé, ngày nước lên xuống cao nhất xem nó có theo qui luật các ngày đàu/cuối tháng, ngày trăng tròn lân cận ngày 15 là nước lên cao nhất. ngày lân cận mùng 7, 21 là nước thấp nhất.
Hà hàNgày trong âm lịch không có tính tuần hoàn, em minh chứng thêm ở chỗ này. Các cụ có nhớ có những năm mình ăn trên
Đôi khi trong tranh luận tập đọc hiểu được ý của người khác rất quan trọng cụ ạ, người ta có câu tay nhiều khi nhanh hơn não.
Thuỷ triều phụ thuộc vào mặt trăng và nhiều yếu tố khác như gió, địa hình. Độ lệch thông thường 1-3 ngày so với tính toán, từ các yếu cố cố định.
Em hỏi lại cụ đã tra bảng thuỷ triều em gửi cho, hay để em tìm thêm bảng thuỷ triều vùng miền bắc cho khách quan nhé.
Tặng cụ tham khảo:Tôi thích diễn đạt 1 cách đơn giản vấn đề, thay vì làm phức tạp hóa nó lên.
Nên có thể không hài lòng với những bạn tìm hiểu chuyên môn.
Về vấn đề 200 năm trước tính thế nào, mình cũng không phải là nhà nghiên cứu sử. Nên xin dừng tranh luận sâu hơn.
Về sơ đồ tính ở trên, nếu bạn hiểu cách tính theo âm lịch, thì diễn giải thêm cho mọi người.
Tôi nhìn cái đó rối mắt là không thích rồi.
Bạn nói sơ đồ đó theo hệ âm lịch, dựa vào cái tên tí, sửu, dần... thì những năm có 2 tháng cũng ghép vào chăng ? Vị trí mặt trăng thể hiện thế nào trên sơ đồ đó ?
Nguồn: https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/Cách xác định 24 tiết khí
Tiết khí là các thời điểm mà kinh độ mặt trời (KĐMT) có các giá trị 0°, 15°, 30°, 45°, 60°, ..., 345°. (0° là Xuân Phân, 15° là Thanh Minh v.v.). Như vậy để xác định tiết khí ta cần tìm xem vào khoảng thời gian nào thì kinh độ mặt trời có các giá trị này.
Tìm ngày chứa tiết khí
Thường thì ta chỉ quan tâm tới tiết khí rơi vào ngày nào chứ không cần chính xác tới giờ/phút. Ngày chứa một tiết khí nhất định có thể được xác định như sau:
Tìm thời điểm tiết khí
- Chọn một ngày có khả năng chứa tiết khí cần xác định. Ngày có tiết khí chỉ xê dịch trong khoảng 1-2 ngày nên ta có thể chọn khá sát.
- Tính kinh độ mặt trời lúc 0h sáng ngày hôm đó và 0h sáng ngày hôm sau
- Nếu kinh độ mặt trời tương ứng với tiết khí cần xác định nằm giữa hai giá trị này thì ngày đã chọn chính là ngày chứa tiết khí, nếu không ta lặp lại việc tìm kiếm này với ngày trước hoặc sau đó.
Để tìm thời điểm chính xác của một tiết khí, sau khi xác định được ngày chứa tiết khí đó ta có thể thực hiện một phép tìm kiếm nhị phân đơn giản để tìm ra ngày giờ của tiết khí này.
Bước tính toán quan trọng nhất trong việc xác định tiết khí là tìm kinh độ mặt trời tại một thời điểm bất kỳ. Việc tính toán này được thực hiện với 2 bước:
- Chọn mốc trên và dưới là 0h và 24h (tức 0h sáng ngày hôm sau). Tính điểm giữa 2 mốc (12h trưa) và tính KĐMT tại điểm đó.
- Nếu KĐMT này nhỏ hơn KĐMT của tiết khí, tìm tiếp trong khoảng từ 0h đến 12h, nếu không sẽ tìm trong khoảng từ 12h đến 24h.
- Lặp lại việc tìm kiếm đến khi KĐMT của hai điểm mốc cách nhau không quá 0.001 độ.
Ngày và niên kỷ Julius
- Tính niên kỷ Julius của thời điểm đã cho
- Tính kinh độ mặt trời cho thời điểm đó
Số ngày Julius (Julian Day Number) của một ngày trong lịch Gregory có thể tính bởi các công thức sau, sử dụng năm thiên văn (1 TCN là 0, 2 TCN là −1, 4713 TCN là −4712):
a = [(14 - tháng)/ 12]
y = năm + 4800 - a
m= tháng + 12a - 3
JDN = ngày + [(153m + 2)/5] + 365y + [y/4] - [y/100] + [y/400] - 32045
Trong các công thức trên [x/y] là phần nguyên của phép chia x/y.
Để tính niên kỷ Julius (Julian date), thêm giờ, phút, giây theo UT (Universal Time):
JD = JDN + (giờ - 12)/24 + phút/1440 + giây/86400
Nếu giờ, phút, giây được tính theo giờ Hà Nội (UTC+7:00) thì kết quả phải trừ đi 7/24 ngày.
Tính kinh độ mặt trời tại một thời điểm
Để tính kinh độ mặt trời tại thời điểm, trước hết tìm niên kỷ Julius JD
của thời điểm đó theo phương pháp trên. Sau đó thực hiện các bước sau:
T = (JD - 2451545.0) / 36525
L0 = 280°.46645 + 36000°.76983*T + 0°.0003032*T2
M = 357°.52910 + 35999°.05030*T - 0°.0001559*T2 - 0°.00000048*T3
C = (1°.914600 - 0°.004817*T - 0°.000014*T2) * sin M + (0°.01993 - 0°.000101*T) * sin 2M + 0°.000290 * sin 3M
theta = L0 + C
lambda = theta - 0.00569 - 0.00478 * sin(125°.04 - 1934°.136*T)
lambda = lambda - 360 * [lambda/360]
Kết quả lambda là kinh độ mặt trời cần tìm. Đó là một góc (tính bằng độ) trong khoảng (0,360).
Ví dụ
Chọn ngày giờ (giờ Hà Nội, UTC+7:00) và nhấn OK để tính kinh độ mặt trời tại thời điểm đó:
Kết quả:
Tìm ngày Đông Chí năm 2008. Kinh độ mặt trời ứng với Đông Chí là 270°. Ngày Đông Chí thường rơi vào khoảng 20/12-22/12 hàng năm. Như vậy trước hết ta thử ngày 20/12/2008. KĐMT lúc 0h sáng ngày 20/12/2008 là 268°.17811 và lúc 0h sáng 21/12/2008 là 269°.19634. Góc 270° nằm sau cả hai giá trị này, như vậy ta phải thử ngày hôm sau. KĐMT lúc 0h sáng ngày 22/12/2008 là 270°.21471, như thế điểm Đông Chí nằm trong ngày 21/12/2008.
Để xác định thời điểm Đông Chí, ta tính KĐMT lúc 12h ngày 21/12/2008, được kết quả 269°.70551, nhỏ hơn 270°, như vậy điểm Đông Chí nằm trong khoảng từ 12h đến 24h. Chọn 18h00 ngày 21/12/2008 sẽ tìm thấy KĐMT 269°.96010, như vậy ta phải tìm tiếp trong khoảng 18h đến 24h. Vào lúc 21h, KĐMT là 270°.08741, như thế khoảng tìm kiếm bây giờ là 18h đến 21h. Lặp lại việc tìm kiếm này thêm khoảng 7 bước nữa sẽ tìm được thời điểm Đông Chí là 18h56. (Kết quả 'chính xác' tính theo lý thuyết VSOP87 là 19h04).