Ngay từ vấn đề cái trang sách bên trên, nếu các cụ để ý, sẽ thấy lịch Âm rất coi trọng Mặt trời rồi, hình thức ở Dần nhưng tướng ở Hợi, 2 cái hợp lại mà chi phối sự việc trên mặt đất.
Về các loại Lịch thì thực chất là 1 loại công cụ cho con người thôi, do con người sáng tạo ra để nó phục vụ mình.
Thế thì công cụ càng tinh xảo và chính xác thì càng tốt thôi!
Công cụ đo năm Mặt trời thì dùng Lịch dương, công cụ đo tuần trăng thì dùng Lịch Âm Dương, có gì để mà so sánh cân tạ với cân tiểu ly?!
Em thì dùng tất, để mà thỉnh thoảng nói với bọn trẻ là tối nay trời sáng lắm đấy, hoặc lập lịch ăn thịt chó với anh em...
Kể mà giờ có loại lịch xoạc nào chính xác, thử dùng vài ngày 1 lần theo nó mà thấy vui thấy khỏe thì cũng dùng thêm luôn. Không dùng thì thôi chứ chê nó làm gì đâu!
Lịch âm ẩn tàng nhiều ý nghĩa trong khi lịch dương chỉ hoàn toàn “cơ học”.
Ví dụ với tiết Kinh Trập, chỉ là lần thứ n nào đó của mức chia tiết 15 độ tính từ bắt đầu vòng năm trong lịch dương, nhưng trong lịch âm (là Âm Dương lịch, cứ gọi tắt là lịch âm cho gọn), nó có tên Kinh Trập, nghĩa là Sâu nở. Sâu nở thì sao, thì người nông dân chuẩn bị mà phòng chống sâu bệnh, thì 2 tháng sau mới có lương thực hoa màu mà xơi chứ.
Vả đối với chúng ta thời nay thì sao? Ờ thì khoảng đó ít ăn rau đi vậy, vì rằng tầm này nông dân họ dùng nhiều thuốc trừ sâu đấy.
Nói chung phần lớn là chê gì mất nấy, con cá mất có khi lại là con cá to.
Còn tiếp cái “Tiết khí” trong Dương lịch, ngoài việc mỗi ngày 1 độ, 1 tiết là 15 độ đường đi Trái đất quanh Mặt trời, và là 15 ngày đó. Cứ 1 tiết Dương lịch bằng 15 ngày, chính xác chứ không nhì nhằng như Âm lịch phỏng ạ?
Em hỏi thực là có phải chính xác thế không nhỉ?
Dương lịch nó chả thể hiện gì ở cái Tiết đó cả, nên thực sự không hoàn toàn cứ 1 tiết là 15 ngày đâu, nhưng Dương lịch chẳng đề cập đến, các cụ cứ tưởng nó chính xác lắm!?
Em chỉ dùng toán học và hình học đơn giản để xem nhé:
- Mỗi tiết 15 độ, bằng 15 ngày, ok tất rồi phải không ạ!
- Tính từ Mặt trời toả ra 15 độ, ở đường quỹ đạo của trái đất di chuyển hết 15 ngày (tức là 1 tiết thì Trái đất dịch chuyển hết 15 ngày), lại ok!
- Giờ là vấn đề đây: Trái đất đi chuyển quanh Mặt trời theo quỹ đạo hình elip nhé!
Vậy cứ 15 độ từ tâm chiếu ra đến đường elip bao quanh thì các đoạn trên đường elip đó có bằng nhau không? Đoạn viền cung 15 độ gần Mặt trời có chiều dài bằng cung trên elip ở vùng bán kính xa nhất với Mặt trời không?
(Nếu quỹ đạo Trái đặt chạy quanh Mặt trời mà tròn xoe thì độ dài viền cung của các góc 15 độ từ tâm sẽ bằng nhau chằn chặn rồi).
Vậy liệu có đúng cứ 15 độ so với Mặt trời thì là 15 ngày không, hay có đoạn chỉ 14 ngày đã đi hết 15 độ, và có đoạn elip phải đi hết 16 ngày?!
Em chả chê cái gì, nhưng khi chưa rõ thì cứ kính cẩn cho lành, tránh cực đoan.