[Funland] Sao nhiều cụ vẫn tin vào độ chính xác của Âm lịch ?

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,428
Động cơ
513,603 Mã lực
Cái "kết hợp mặt trăng và mặt trời để làm lịch" chỉ đẻ ra quái thai.
Chu kỳ của trăng và chu kỳ của mặt trời không là bội số của nhau, không thể kết hợp trong cùng 1 bộ lịch một cách ổn thỏa được.
Âm dương lịch là một thứ sản phẩm vá víu, đầu Ngô mình Sở, rối rắm, kém chính xác.
Lịch dương ưu điểm là tra cứu lịch sử trực quan chứ trong cuộc sống hàng ngày nó không có giá trị nhiều. Chẳng cần đến lịch nào, chỉ cần đến thời điểm thời tiết lặp lại là biết 1 năm đã qua.
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,659
Động cơ
271,559 Mã lực
Cụ hơi bị nhầm nhé. Em ở với bà làm ruộng từ năm 4 tuổi đây. Tường bếp nhà bà em quay ra đường nên là nơi kẻ vẽ các lịch xuống mạ, cấy, làm cỏ ... Tất cả các lịch này tính theo dương lịch, nhưng đều phải phiên theo âm lịch hết. Em còn nhớ có 1 năm trước tết ấm áp mọi người chơi dài ra, ai cũng bảo: mẹ nó trước tết ấm áp thế này thì không cấy đi ăn tết cho ngon, nông nhàn còn chùa chiền, lại để sau tết. Sau đó đến tết thì sương muối rét vãi linh hồn, lúc ấy mà cấy trước tết thì vỡ mồm con chó xồm, đến tận 12 13 gì đó mới hết rét, lịch cấy lúc ấy là 15 tết thì phải. Có năm thì mồng 4 tết đã xuống đồng rồi. Những cái lịch này thì chắc chắn tính theo âm lịch, dương đếch đúng :)
Thì lịch dương cho ngày làm nông nghiệp chính xác, khoa học .

Nhưng vì ngày ăn chơi theo lịch âm, nên đã phải điều chỉnh, thiếu tính khoa học hơn.

Cái chỉnh theo lịch âm này vì lý do nghỉ tết, ăn chơi, không phải vì lý do thời tiết, mùa màng.

Điều quan trọng là , rất nhiều người vẫn nghĩ rằng lịch âm quyết định mùa màng, quyết định thời tiết, thậm chí ngay cả các nguồn chính thống, sách vở. Nhưng trong thực tế thì chúng ta đã và đang dùng lịch dương cho mục đích này từ rất lâu rồi.

Lịch âm chỉ phục vụ cúng giỗ, xem ngày, nghỉ tết, xem trăng... tóm lại là phục vụ tín ngưỡng, tập quán nhiều hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

itgp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-125369
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
387
Động cơ
382,559 Mã lực
Hôm trước đọc qua thớt này thấy có cụ bảo là không có công thức tính lịch âm, thì đây em cho cụ xem công thức tính, nó gọi là phức tạp vãi chưởng luôn. Cụ nhìn công thức sẽ tưởng nó là một bài toán cao cấp trình độ đại học đó. Trong công thức có cả Sin, Cos luôn

Tính ngày Sóc
Như trên đã nói, để tính được âm lịch trước hết ta cần xác định các tháng âm lịch bắt đầu vào ngày nào.
Thuật toán sau tính ngày Sóc thứ k kể từ điểm Sóc ngày 1/1/1900. Kết quả trả về là số ngày Julius của ngày Sóc cần tìm.

function getNewMoonDay(k, timeZone)

var T, T2, T3, dr, Jd1, M, Mpr, F, C1, deltat, JdNew;
T = k/1236.85; // Time in Julian centuries from 1900 January 0.5
T2 = T * T;
T3 = T2 * T;
dr = PI/180;
Jd1 = 2415020.75933 + 29.53058868*k + 0.0001178*T2 - 0.000000155*T3;
Jd1 = Jd1 + 0.00033*Math.sin((166.56 + 132.87*T - 0.009173*T2)*dr); // Mean new moon
M = 359.2242 + 29.10535608*k - 0.0000333*T2 - 0.00000347*T3; // Sun's mean anomaly
Mpr = 306.0253 + 385.81691806*k + 0.0107306*T2 + 0.00001236*T3; // Moon's mean anomaly
F = 21.2964 + 390.67050646*k - 0.0016528*T2 - 0.00000239*T3; // Moon's argument of latitude
C1=(0.1734 - 0.000393*T)*Math.sin(M*dr) + 0.0021*Math.sin(2*dr*M);
C1 = C1 - 0.4068*Math.sin(Mpr*dr) + 0.0161*Math.sin(dr*2*Mpr);
C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*3*Mpr);
C1 = C1 + 0.0104*Math.sin(dr*2*F) - 0.0051*Math.sin(dr*(M+Mpr));
C1 = C1 - 0.0074*Math.sin(dr*(M-Mpr)) + 0.0004*Math.sin(dr*(2*F+M));
C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*(2*F-M)) - 0.0006*Math.sin(dr*(2*F+Mpr));
C1 = C1 + 0.0010*Math.sin(dr*(2*F-Mpr)) + 0.0005*Math.sin(dr*(2*Mpr+M));
if (T < -11) {
deltat= 0.001 + 0.000839*T + 0.0002261*T2 - 0.00000845*T3 - 0.000000081*T*T3;
} else {
deltat= -0.000278 + 0.000265*T + 0.000262*T2;
};
JdNew = Jd1 + C1 - deltat;
return INT(JdNew + 0.5 + timeZone/24)

Với hàm này ta có thể tính được tháng âm lịch chứa ngày N bắt đầu vào ngày nào: giữa ngày 1/1/1900 (số ngày Julius: 2415021) và ngày N có khoảng k=INT((N-2415021)/29.530588853) tháng âm lịch, như thế dùng hàm getNewMoonDay sẽ biết ngày đầu tháng âm lịch chứa ngày N, từ đó ta biết ngày N là mùng mấy âm lịch.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,361
Động cơ
552,337 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nhiều người vẫn như nhầm lẫn vậy đó.

Ngày để xác định bốn mùa và 24 tiết khí toàn theo lịch dương cả.


Ấy mà cứ lấy lịch âm giải thích cho thời tiết :)):))

Từ thời vua Nghêu bên Tàu các nhà thiên văn học đã tính ra một năm có 365 và 1/4 ngày bằng các công cụ quan sát và đo đạc quỹ đạo mặt giời. Còn vì sao về sau việc làm lịch lại nghiêng về mặt giăng thì em chưa khảo ra, có thể do lợi ích nhóm của nông dân.

ancientchinashoo00confuoft_0041.jpg
ancientchinashoo00confuoft_0047.jpg
ancientchinashoo00confuoft_0040.jpg
 

xanhpetecbua

Xe đạp
Biển số
OF-443613
Ngày cấp bằng
8/8/16
Số km
29
Động cơ
209,890 Mã lực
Thì lịch dương cho ngày làm nông nghiệp chính xác, khoa học .

Nhưng vì ngày ăn chơi theo lịch âm, nên đã phải điều chỉnh, thiếu tính khoa học hơn.

Cái chỉnh theo lịch âm này vì lý do nghỉ tết, ăn chơi, không phải vì lý do thời tiết, mùa màng.

Điều quan trọng là , rất nhiều người vẫn nghĩ rằng lịch âm quyết định mùa màng, quyết định thời tiết, thậm chí ngay cả các nguồn chính thống, sách vở. Nhưng trong thực tế thì chúng ta đã và đang dùng lịch dương cho mục đích này từ rất lâu rồi. Lịch âm chỉ phục vụ cúng giỗ, xem ngày, nghỉ tết, xem trăng... tóm lại là phục vụ tín ngưỡng, tập quán nhiều hơn.
Ô cụ ko hiểu ý em à. Người ta vẫn phải tính theo âm lịch, theo tiết chứ không phải theo dương lịch cụ ạ. Nghĩa là trước tết ăn chơi hay kể cả đang tết mà đến tiết trời phù hợp cho việc xuống đồng thì phải đi làm hết. Lịch cấy hái không chỉ căn cứ vào tuần rằm âm lịch mà còn theo tiết khí. Lịch dương cụ sẽ không thể tính được thời tiết cho mùa vụ.
 

hongins174

Xe buýt
Biển số
OF-453653
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
802
Động cơ
469,584 Mã lực
Đấy phải có những comment như thế này nó mới có giá trị chứ, cụ lập thớt riêng đê chứ trong này các cụ khác cứ cãi nhau làm nát hết cả thớt
Ý nghĩa của ngày tiết khí như sau:
► Các ngày tiết khí trong mùa xuân

  • Đầu tiên: Tiết Lập xuân bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 315 độ.Tiết này bắt đầu năm mới, báo hiệu mùa xuân đến. Vạn vật vũ trụ bước vào một chu kỳ tuần hoàn mới trong năm, trùng ngày 04-05/02,
  • Thứ 2: Tiết Vũ thủy, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 330 độ.Tiết Vũ thủy nghĩa là mưa ẩm, bắt đầu có những cơn mưa xuân với những hạt mưa nhỏ li ti, trùng ngày 18-19/02.
  • Thứ 3: Tiết Kinh trập, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí 345 độ.Tiết Kinh trập (sâu nở) báo hiệu sau thời gian này một số loài côn trùng, sâu bọ bắt đầu sinh sôi, nảy nở. Khi mùa xuân đến, cây cối đâm chồi, nảy lộc thì các loài sâu bọ bắt đầu được sinh ra, trùng ngày 05-06/03
  • Thứ 4: Tiết Xuân phân, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 0 độ. Tiết Xuân phân là giữa mùa xuân. Tại thời điểm này nửa cầu bắc nhận được ánh sáng và nhiệt nhiều nhất vì thời điểm này nửa cầu bắc ngả về phía Mặt trời, nhưng do nhiệt bức xạ vào Trái đất còn lạnh của mùa đông nên thời điểm này bắc bán cầu chỉ ấm áp chứ không quá nóng, trùng ngày 20- 21/03
  • Thứ 5: Tiết Thanh minh, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 15 độ. Thanh minh nghĩa là trong sáng, từ tiết này, không còn mây mù bao phủ, mưa nhỏ ẩm thấp như xuân nữa, lượng nhiệt độ và ánh sáng ổn định, bán cầu bắc ngày một nóng lên. Sau tiết Thanh minh một số loài động vật hay ngủ đông như rắn, ếch nhái bắt đầu xuất hiện và hoạt động ngày một mạnh hơn, trùng ngày 04-05/04
  • Thứ 6: Tiết Cốc vũ, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 30 độ. Cốc vũ nghĩa là mưa rào. Vũ nghĩa là mưa, cốc nghĩa là ngũ cốc, những cơn mưa rào, như những hạt ngũ cốc rơi xuống. theo ý nghĩa lượng mưa rất tốt cho hoa màu, ngũ cốc sinh trưởng. trùng ngày 20- 21/04
► Lịch tiết khí trong mùa hạ
  • Thứ 7: Tiết Lập hạ, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 45 độ. (đầu mùa hạ) Thời điểm bắt đầu mùa hạ với nhiệt độ, ánh sáng cao. Mặt trời dần dịch chuyển về phía nam. Tuy không nhiều nhiệt và ánh sáng như mùa xuân, nhưng Trái đất hấp thụ nhiệt từ trước và vẫn nhận nhiệt độ và ánh sáng nên bắt đầu nóng, trùng ngày 05-06/05
  • Thứ 8: Tiết Tiểu mãn, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí 60 độ. Trong tiết này thì mưa mùa hạ có thể gây những đợt lũ nhỏ, Tiểu mãn nghĩa là lũ nhỏ, trùng ngày 21-22/05.
  • Thứ 9: Tiết Mang chủng bắt đầu Mặt trời ở vị trí 75 độ. Mang chủng là thời điểm chòm sao Tua rua bắt đầu xuất hiện trên bầu trời, những người bận việc khác chưa kịp làm đất canh tác thì vẫn có thể tranh thủ làm nhanh, vẫn có thu hoạch, từ trùng ngày 05-06/06.
  • Thứ 10: Tiết Hạ chí, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 90 độ. Hạ chí là thời điểm giữa mùa hạ, nhiệt độ và ánh sáng rất cao, thời gian chiếu sáng Mặt trời dài nhất trong ngày, nhiệt độ oi bức, khó chịu. Tục ngữ có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” là vì vậy , trùng ngày 21-22/06
  • Thứ 11: Tiết Tiểu thử, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 105 độ. Tiểu thử là nắng nhẹ. Ngày 07- 08/07
  • Thứ 12: Tiết Đại thử, được bắt đầu từ Mặt trời ở xích kinh 120 độ. Đại thử là nắng oi. Nguyên nhân là ảnh hưởng của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới. trùng ngày 22-23/07
Những ngày tiết khí trong mùa thu
  • Thứ 13: Tiết Lập thu, (đầu mùa thu) được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí 135 độ. Tiết lập thu bước vào mùa thu, nhiệt độ, ánh sáng giảm dần, hoa cúc bắt đầu nở, trời se lạnh, ngày 07-08/08
  • Thứ 14: Tiết Xử Thử, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí kinh 150 độ. Thời điểm này không còn oi bức nóng nực như trước nữa, trùng ngày 23-24/08
  • Thứ 15: Tiết Bạch lộ, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 165 độ. Bạch lộ nghĩa là nắng nhạt. Mặt trời ngả về phía nửa cầu nam nên tại nửa cầu bắc nhận được ít ánh sáng và nhiệt độ hơn, trùng ngày 7-8/09
  • Thứ 16: Tiết Thu phân, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 180 độ. Đây là giữa mùa thu. Lượng ánh sáng, nhiệt độ tiếp tục giảm, cây vàng lá và rụng, trùng 23-24/09
  • Thứ 17: Tiết Hàn lộ, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 195 độ. Hàn lộ nghĩa là mát mẻ. nửa cầu nam hoàn toàn ngả về phía Mặt trời, nửa cầu bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhỏ nhất. Không khí hơi lạnh do lượng nhiệt còn tồn dư từ mùa hạ, trùng 8-9/10
  • Thứ 18: Tiết Sương giáng, được bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 210 độ. Trong tiết này nhiệt độ giảm thấp, sương mù bắt đầu xuất hiện về đêm, sáng sớm. trùng 23-24/10
► Lịch tiết khí trong mùa đông
  • Thứ 19: Tiết Lập đông, được bắt đầu từ ngày Mặt trời ở vị trí xích kinh 225 độ. Thời bắt đầu mùa đông, ánh sáng và nhiệt độ tại nửa cầu bắc giảm mạnh, trùng 7-8/11
  • Thứ 20: Tiết Tiểu tuyết, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 240 độ. Sau tiết khí này, ở một số vùng có vĩ độ cao thường có tuyết rơi trùng 22-23/11
  • Thứ 21: Tiết Đại tuyết, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 255 độ. Trong tiết này tại khu vực hàn đới có vĩ độ cao, tuyết rơi rất nhiều, nước đóng băng, phủ trắng xóa, những khu vực vĩ độ thấp tại nửa cầu bắc cũng giá lạnh vô cùng, trùng 7-8/12
  • Thứ 22: Tiết Đông chí, được bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí xích kinh 270 độ. Thời điểm này là giữa mùa đông. nửa cầu nam ngả về phía Mặt trời vuông góc với đường chí tuyến nam. Tuy vị trí này không phải là vị trí xa nhất của nữa cầu bắc và Mặt trời, nhưng lượng nhiệt có từ trước đã tiêu hao hết, nên không khí rất lạnh lẽo, trùng 21-22/12
  • Thứ 23: Tiết Tiểu hàn, được bắt đầu từ khi Mặt trời nằm ở vị trí xích kinh 285 độ. Tiểu hàn nghĩa là rét nhẹ, trùng 5-6/1
  • Thứ 24: Tiết Đại hàn, được bắt đầu từ khi Mặt trời nằm ở vị trí xích kinh 300 độ. Đại hàn nghĩa là rét đậm, rét hại, trùng 20-21/1
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,410
Động cơ
443,376 Mã lực
Ô cụ ko hiểu ý em à. Người ta vẫn phải tính theo âm lịch, theo tiết chứ không phải theo dương lịch cụ ạ. Nghĩa là trước tết ăn chơi hay kể cả đang tết mà đến tiết trời phù hợp cho việc xuống đồng thì phải đi làm hết. Lịch cấy hái không chỉ căn cứ vào tuần rằm âm lịch mà còn theo tiết khí. Lịch dương cụ sẽ không thể tính được thời tiết cho mùa vụ.
Cụ lại võ đoán rồi. Vì tiết khí có từ lâu đời, song hành với lịch âm nên mọi người cứ lầm tưởng là lịch âm mới tính được tiết khí. Thực tế ngược lại hoàn toàn: tiết khí được tính theo lịch dương, và rất dễ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiết_khí
Kinh độ Mặt TrờiTiếng ViệtTiếng Hoa1Tiếng NhậtTiếng Triều Tiên2Ý nghĩa3Ngày dương lịch4
315°Lập xuân立春立春(りっしゅん)입춘(立春)Bắt đầu mùa xuân4 tháng 2
330°Vũ thủy雨水雨水(うすい)우수(雨水)Mưa ẩm19 tháng 2
345°Kinh trập驚蟄(惊蛰)啓蟄(けいちつ)경칩(驚蟄)Sâu nở5 tháng 3
Xuân phân春分春分(しゅんぶん)춘분(春分)Giữa xuân21 tháng 3
15°Thanh minh清明清明(せいめい)청명(清明)Trời trong sáng5 tháng 4
30°Cốc vũ穀雨(谷雨)穀雨(こくう)곡우(穀雨)Mưa rào20 tháng 4
45°Lập hạ立夏立夏(りっか)입하(立夏)Bắt đầu mùa hè6 tháng 5
60°Tiểu mãn小滿(小满)小満(しょうまん)소만(小滿)Lũ nhỏ, duối vàng21 tháng 5
75°Mang chủng芒種(芒种)芒種(ぼうしゅ)망종(芒種)Chòm sao Tua Rua mọc6 tháng 6
90°Hạ chí夏至夏至(げし)하지(夏至)Giữa hè21 tháng 6
105°Tiểu thử小暑小暑(しょうしょ)소서(小暑)Nóng nhẹ7 tháng 7
120°Đại thử大暑大暑(たいしょ)대서(大暑)Nóng oi23 tháng 7
135°Lập thu立秋立秋(りっしゅう)입추(立秋)Bắt đầu mùa thu7 tháng 8
150°Xử thử處暑(处暑)処暑(しょしょ)처서(處暑)Mưa ngâu23 tháng 8
165°Bạch lộ白露白露(はくろ)백로(白露)Nắng nhạt8 tháng 9
180°Thu phân秋分秋分(しゅうぶん)추분(秋分)Giữa thu23 tháng 9
195°Hàn lộ寒露寒露(かんろ)한로(寒露)Mát mẻ8 tháng 10
210°Sương giáng霜降霜降(そうこう)상강(霜降)Sương mù xuất hiện23 tháng 10
225°Lập đông立冬立冬(りっとう)입동(立冬)Bắt đầu mùa đông7 tháng 11
240°Tiểu tuyết小雪小雪(しょうせつ)소설(小雪)Tuyết xuất hiện22 tháng 11
255°Đại tuyết大雪大雪(たいせつ)대설(大雪)Tuyết dày7 tháng 12
270°Đông chí冬至冬至(とうじ)동지(冬至)Giữa đông22 tháng 12
285°Tiểu hàn小寒小寒(しょうかん)소한(小寒)Rét nhẹ6 tháng 1
300°Đại hàn大寒大寒(だいかん)대한(大寒)Rét đậm21 tháng 1
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,659
Động cơ
271,559 Mã lực
Ô cụ ko hiểu ý em à. Người ta vẫn phải tính theo âm lịch, theo tiết chứ không phải theo dương lịch cụ ạ. Nghĩa là trước tết ăn chơi hay kể cả đang tết mà đến tiết trời phù hợp cho việc xuống đồng thì phải đi làm hết. Lịch cấy hái không chỉ căn cứ vào tuần rằm âm lịch mà còn theo tiết khí. Lịch dương cụ sẽ không thể tính được thời tiết cho mùa vụ.
Bạn có biết tiết khí lại dựa vào dương lịch để tính không ?

Không có dương lịch, tính tiết khí như thế nào ?
 

xanhpetecbua

Xe đạp
Biển số
OF-443613
Ngày cấp bằng
8/8/16
Số km
29
Động cơ
209,890 Mã lực
Cụ lại võ đoán rồi. Vì tiết khí có từ lâu đời, song hành với lịch âm nên mọi người cứ lầm tưởng là lịch âm mới tính được tiết khí. Thực tế ngược lại hoàn toàn: tiết khí được tính theo lịch dương, và rất dễ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiết_khí
Kinh độ Mặt TrờiTiếng ViệtTiếng Hoa1Tiếng NhậtTiếng Triều Tiên2Ý nghĩa3Ngày dương lịch4
315°Lập xuân立春立春(りっしゅん)입춘(立春)Bắt đầu mùa xuân4 tháng 2
330°Vũ thủy雨水雨水(うすい)우수(雨水)Mưa ẩm19 tháng 2
345°Kinh trập驚蟄(惊蛰)啓蟄(けいちつ)경칩(驚蟄)Sâu nở5 tháng 3
Xuân phân春分春分(しゅんぶん)춘분(春分)Giữa xuân21 tháng 3
15°Thanh minh清明清明(せいめい)청명(清明)Trời trong sáng5 tháng 4
30°Cốc vũ穀雨(谷雨)穀雨(こくう)곡우(穀雨)Mưa rào20 tháng 4
45°Lập hạ立夏立夏(りっか)입하(立夏)Bắt đầu mùa hè6 tháng 5
60°Tiểu mãn小滿(小满)小満(しょうまん)소만(小滿)Lũ nhỏ, duối vàng21 tháng 5
75°Mang chủng芒種(芒种)芒種(ぼうしゅ)망종(芒種)Chòm sao Tua Rua mọc6 tháng 6
90°Hạ chí夏至夏至(げし)하지(夏至)Giữa hè21 tháng 6
105°Tiểu thử小暑小暑(しょうしょ)소서(小暑)Nóng nhẹ7 tháng 7
120°Đại thử大暑大暑(たいしょ)대서(大暑)Nóng oi23 tháng 7
135°Lập thu立秋立秋(りっしゅう)입추(立秋)Bắt đầu mùa thu7 tháng 8
150°Xử thử處暑(处暑)処暑(しょしょ)처서(處暑)Mưa ngâu23 tháng 8
165°Bạch lộ白露白露(はくろ)백로(白露)Nắng nhạt8 tháng 9
180°Thu phân秋分秋分(しゅうぶん)추분(秋分)Giữa thu23 tháng 9
195°Hàn lộ寒露寒露(かんろ)한로(寒露)Mát mẻ8 tháng 10
210°Sương giáng霜降霜降(そうこう)상강(霜降)Sương mù xuất hiện23 tháng 10
225°Lập đông立冬立冬(りっとう)입동(立冬)Bắt đầu mùa đông7 tháng 11
240°Tiểu tuyết小雪小雪(しょうせつ)소설(小雪)Tuyết xuất hiện22 tháng 11
255°Đại tuyết大雪大雪(たいせつ)대설(大雪)Tuyết dày7 tháng 12
270°Đông chí冬至冬至(とうじ)동지(冬至)Giữa đông22 tháng 12
285°Tiểu hàn小寒小寒(しょうかん)소한(小寒)Rét nhẹ6 tháng 1
300°Đại hàn大寒大寒(だいかん)대한(大寒)Rét đậm21 tháng 1
Xin lỗi các cụ. Chính xác là em không biết tiết khí tính theo dương lịch, từ xưa đến nay vẫn nghĩ tiết khí tính theo âm lịch. Giờ mới được mở mắt :). Lịch mùa vụ chính xác tính theo tiết khí nên có lúc nó trong tết, lúc nó ngoài tết là vì thế. Cảm ơn các cụ.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Luận điệu này nghe giống kiểu Nhật bỏ ăn tết âm mà sao Nhật vẫn giàu!
Bố khỉ! Trên otofun giờ đâu dễ bị dẫn dắt như thế 🤣
Đấy phải có những comment như thế này nó mới có giá trị chứ, cụ lập thớt riêng đê chứ trong này các cụ khác cứ cãi nhau làm nát hết cả thớt
Cảm ơn Cụ, viết, copy, biên tập mất công lắm, nhưng chả ai đọc, thích tranh luận hơn. Còn các Cụ cãi nhau cho vui thớt.
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,659
Động cơ
271,559 Mã lực
Hôm trước đọc qua thớt này thấy có cụ bảo là không có công thức tính lịch âm, thì đây em cho cụ xem công thức tính, nó gọi là phức tạp vãi chưởng luôn. Cụ nhìn công thức sẽ tưởng nó là một bài toán cao cấp trình độ đại học đó. Trong công thức có cả Sin, Cos luôn

Tính ngày Sóc
Như trên đã nói, để tính được âm lịch trước hết ta cần xác định các tháng âm lịch bắt đầu vào ngày nào.
Thuật toán sau tính ngày Sóc thứ k kể từ điểm Sóc ngày 1/1/1900. Kết quả trả về là số ngày Julius của ngày Sóc cần tìm.

function getNewMoonDay(k, timeZone)

var T, T2, T3, dr, Jd1, M, Mpr, F, C1, deltat, JdNew;
T = k/1236.85; // Time in Julian centuries from 1900 January 0.5
T2 = T * T;
T3 = T2 * T;
dr = PI/180;
Jd1 = 2415020.75933 + 29.53058868*k + 0.0001178*T2 - 0.000000155*T3;
Jd1 = Jd1 + 0.00033*Math.sin((166.56 + 132.87*T - 0.009173*T2)*dr); // Mean new moon
M = 359.2242 + 29.10535608*k - 0.0000333*T2 - 0.00000347*T3; // Sun's mean anomaly
Mpr = 306.0253 + 385.81691806*k + 0.0107306*T2 + 0.00001236*T3; // Moon's mean anomaly
F = 21.2964 + 390.67050646*k - 0.0016528*T2 - 0.00000239*T3; // Moon's argument of latitude
C1=(0.1734 - 0.000393*T)*Math.sin(M*dr) + 0.0021*Math.sin(2*dr*M);
C1 = C1 - 0.4068*Math.sin(Mpr*dr) + 0.0161*Math.sin(dr*2*Mpr);
C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*3*Mpr);
C1 = C1 + 0.0104*Math.sin(dr*2*F) - 0.0051*Math.sin(dr*(M+Mpr));
C1 = C1 - 0.0074*Math.sin(dr*(M-Mpr)) + 0.0004*Math.sin(dr*(2*F+M));
C1 = C1 - 0.0004*Math.sin(dr*(2*F-M)) - 0.0006*Math.sin(dr*(2*F+Mpr));
C1 = C1 + 0.0010*Math.sin(dr*(2*F-Mpr)) + 0.0005*Math.sin(dr*(2*Mpr+M));
if (T < -11) {
deltat= 0.001 + 0.000839*T + 0.0002261*T2 - 0.00000845*T3 - 0.000000081*T*T3;
} else {
deltat= -0.000278 + 0.000265*T + 0.000262*T2;
};
JdNew = Jd1 + C1 - deltat;
return INT(JdNew + 0.5 + timeZone/24)

Với hàm này ta có thể tính được tháng âm lịch chứa ngày N bắt đầu vào ngày nào: giữa ngày 1/1/1900 (số ngày Julius: 2415021) và ngày N có khoảng k=INT((N-2415021)/29.530588853) tháng âm lịch, như thế dùng hàm getNewMoonDay sẽ biết ngày đầu tháng âm lịch chứa ngày N, từ đó ta biết ngày N là mùng mấy âm lịch.
Cái công thức này có gì đâu mà phức tạp. Nhờ khoa học hiện đại mà từ hiện tượng tự nhiên mang tính lặp lại -> công thức.

Thậm chí còn tính được giờ mặt trời lặn/mọc của 1 ngày bất kỳ trong năm nữa kia.
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
869
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ê hèm. Cụ nói rộng quá. E đã nói dân tộc khác, dùng lịch khác không tính vào đây cơ mà. Nếu em ko nhầm Hy Lạp, Ấn Độ và một số quốc gia đã quan sát và nhận định Trái Đất quay quanh Mặt Trời từ rất lâu rồi.
Khi dương lịch được thiết kế ra, dân tộc đó-vùng địa lý đó -những người đó không biết gì về việc Trái Đất quanh quanh Mặt Trời, lịch Julius xuất phát từ lịch La Mã được điều chỉnh lại. Cách tính của họ độ chính xác cao đơn giản là họ theo dõi điểm lặp thời tiết và vị trí các ngôi sao trên bầu trời. Theo em biết họ không có khái niệm nhật tâm nào khi soạn ra bộ lịch đó cụ ạ. Đến thời Galileo giáo hội Công giáo Roma mặc định thuyết địa tâm cụ nhé. Ai nói nhật tâm đều sẽ quy kết tà đạo, bị trừng trị thậm chí là giết.
Văn minh Hy - La có tính kế thừa nhau, thời mà lịch Julius đặt ra (La mã) vẫn thịnh hành thuyết nhật tâm. Sau này công giáo phỏ biến rộng rãi thì mới phủ định thuyết Nhật tâm một cách cực đoan.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Bạn có biết tiết khí lại dựa vào dương lịch để tính không ?

Không có dương lịch, tính tiết khí như thế nào ?
Cụ nhầm rồi!

Lịch tiết khí là người xưa ở phương đông quan sát mặt trời theo chu kỳ 465,25 ngày mà lập ra quy luật tuần hoàn cho 4 mùa, Lúc đó các Cụ chưa biết DL, và còn nghĩ Mặt trời quay quanh trái đất. Họ định vị trí mặt trời theo các vì sao trong chu kỳ 1 năm (gọi là kinh độ mặt trời), để định 12 điểm, gọi là 12 cung hoàng đạo tương ứng với 12 điểm đầu tháng (gần trùng với dương lịch). Trong đó , đặt tên tiết tai điểm bắt đấu các mùa là lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông ứng với kinh độ mặt trời nhìn từ trái đất là 315 độ, 45 độ, 135 độ, 225 độ., đó là lịch tiết khí trong âm lịch.

Quỹ đạo mặt trời di chuyển trong 1 năm, khi quan sát từ trái đất gọi là cung hoàng đạo. Cái này độc lập với dương lịch. Sau bọn tây qua, mang dương lịch đối chứng thì khớp, chỉ sai lệch giữa Đông - Tây là Á Đông tính 1 năm 365,25 ngày, còn theo phương Tây 1 năm dài chính xác 365,242199 ngày.
Sau khi đối chiếu cả hai các tính lịch Tiết khí phương Đông - TQ và DL đều giống nhau, tra ra ngày theo lịch tiết khí trùng với ngày DL như: Lập Xuân là 4/2; Lập hạ 5/5; Lập Thu: 7/8; Lập Đông 7/11, và các ngày khác.... Từ đó các ngày tiết khí mới chọn theo ngày dương lịch cho dể nhớ, nhanh. vì có sẵn.

Tuy nhiên do vị trí địa lý TQ khác với Châu âu, nên khí hậu theo mùa chênh lệnh, Vì vậyTQ coi ngày Lập Xuân (4/2), Lập Hạ (5/5) là ngày đầu Mùa Xuân, Hạ, thì ở Châu âu Xem lại ngày Xuân Phân (20/3), Hạ Chí ( 21/6) mới là ngày đầu mùa Xuân, Hạ (chậm hơn 45 ngày= 3 tiết khí= 1/2 mùa). Sau này DL mới dùng tên hạ chí, đông chí mượn tiếng Hán Việt để chỉ mốc mùa hạ, mùa đông.
Nên không thể nói lịch tiết khí TQ là suy theo Dương lịch nên không có cách tính.

Lịch sử DL :

Thời Hoàng đế Julius Caesar đã yêu cầu nhà thiên văn học người Alexandria, tên Sosigenes thiết kế lịch mới cho mình, đặt tên là lịch Julian. Ông Sosigenes đã tính lịch mới theo chu kỳ Mặt trời như người Ai Cập, thay vì dựa theo chu kỳ Mặt trăng như lịch truyền thống trước đó. Theo ông Sosigenes, một năm được tính bằng 365 ngày cộng 1/4 ngày. Hoàng đế Caesar chọn ngày đầu năm là 1/1, thay vì ngày 25/3 như cách tính cũ vì phù hợp hơn.
Caesar còn quyết định cho thêm 67 ngày vào năm 45 TCN để năm tiếp theo bắt đầu vào ngày 1/1. Ông cũng ra lệnh, cứ 4 năm một lần sẽ thêm 1 ngày vào tháng Hai (năm nhuận) để không lịch không bị chệch so với thực tế. Việc lịch Julian coi một năm có 365,25 ngày đã tạo chênh 11 phút mỗi năm, dẫn đến việc cần phải cộng dồn thêm 7 ngày cho năm thứ 1000 và thêm 10 ngày cho năm giữa thế kỷ 15.

Đến năm 1570, Giáo hoàng Gregory XIII đã ủy thác cho nhà thiên văn học Christopher Clavius xây dựng một hệ thống lịch mới 365,242199 ngày.
Năm 1582, lịch Gregorian bắt đầu được áp dụng, loại bỏ 10 ngày trong tháng Mười năm đó. Điều này đồng nghĩa, sau ngày 4/10/1582 là ngày 15/10/1582 (nhảy 11 ngày chênh sai) và tiếp tục lần lượt.
Do đó, George Washington sinh ngày 11 tháng 2 năm 1731, Mỹ ăn mừng sinh nhật ông vào ngày 22/2. Nga chỉ theo lịch này sau năm 1917, do đó mấy nước Đông Âu, XHCN ăn mừng lễ kỷ niệm CM tháng 10 Nga vào tháng 11 dương lịch mà không phải tháng 10.
 
Chỉnh sửa cuối:

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
869
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tiết khí là tiếng Hán đấy cụ nhé :) Người Trung Quốc còn có cả bài thư 24 tiết khí cho dễ nhớ cơ. Em học hành thì mới hết cấp 3 thôi, nên là nếu mà em gà quá thì xin cụ chém nhẹ tay. Nhưng mà em vẫn phải nói thêm là cái ÂM LỊCH hiện tại mà mọi người đang nói chính xác là âm dương lịch, nó được tính tuần trăng và điều chỉnh theo chu kỳ quay quanh mặt trời của trái đất
Tiếng hán là vì nó đi vòng qua TQ về VN. CHứ chính xác là nó theo mặt trời, cụ không tin cứ giở lịch ra xem, tiết khí theo dương lịch năm não cũng giống năm nào (có lệch +-1 do năm nhuận).
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,428
Động cơ
513,603 Mã lực
Văn minh Hy - La có tính kế thừa nhau, thời mà lịch Julius đặt ra (La mã) vẫn thịnh hành thuyết nhật tâm. Sau này công giáo phỏ biến rộng rãi thì mới phủ định thuyết Nhật tâm một cách cực đoan.
Không thể suy diễn như cụ được. Cụ có link công trình nghiên cứu nào chứng minh lịch julius căn cứ theo thuyết nhật tâm không?
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Về Tiết khí, một bài đơn giản để mà nhớ 24 mốc trong năm:
Xuân vũ kinh Xuân thanh cốc thiên
Hạ mãn mang hạ thử tương liên
...
Cái này thuộc nằm lòng, còn vận dụng theo Nguyệt tướng nó mới ra nhiều vấn để “Toán” khác.
Tuy nhiên ở đây rất nhiều cụ chưa có cái nhìn tổng thể, nên thấy chỉ dựa vào 1 vài yếu tố nào đó để nhận xét về cả Dương Lịch và Âm Lịch!?
Và 1 số cụ thì vì không thể hiểu được ngôn ngữ và ý nghĩa của từ ngữ, nên quy luôn là nó kém, nó không giá trị...chỉ vì không hiểu nổi nó (tình trạng này gặp nhiều trong các vấn đề liên quan đến Đông- Tây, chê Đông cơ bản do không đọc được Đông mà thôi).
Để tiếp cận đúng vấn để Lịch cụ thể này, hãy mở ra nhìn nhận tạm theo bình diện sau, có thể có phương án đánh giá vấn đề chuẩn xác hơn, sau đó hơn kém gì mới xét được:
1/ Các vấn để Tiết khí, chu kỳ bao nhiêu ngày hết vòng Hoàng đạo, bao nhiêu ngày hết vòng Trăng, thậm chí 12 điểm tham chiếu với Jupiter trong 12 năm (cái này rất quan trọng để hiện nay các tham số ghi mốc thời gian thường mang số 12 hoặc bội số của 12)...
Thì xin thưa rằng đó là các chu kỳ khách quan của tự nhiên, khoa học Đông Tây đều đã tìm ra từ thượng cổ không có sự khác biệt vì ông nào cũng tò mò và dùng mọi biện pháp để tìm hiểu, sau rồi cũng có kết quả giống nhau hết thôi. Như số ngày giờ Trái đất quay hết 1 vòng quanh Mặt trời đó chẳng hạn, Tiết khí chẳng hạn...
Nhưng phải thấy rằng đó là các dữ liệu khoa học mang tính khách quan tự nhiên nhé!
2/ Làm Lịch, khi này mới là sự khác nhau!
Cùng các dữ liệu khách quan đó, Lịch nào phục vụ cái gì thì các nhà làm lịch sẽ chọn trong mớ dữ liệu đó lấy ra các tham số đủ cho mục đích của mình để mà lập lịch.
Cái đó mới là mấu chốt, chứ các dữ liệu khách quan kia chỉ là các dữ liệu tự nhiên khách quan, gọi là cơ sở dữ liệu cho nó pro tí.
Và rồi hình thành lên các bộ Lịch khác nhau cho các cộng đồng khác nhau, nhưng các dữ liệu đều đúng trong kho tàng dữ liệu đúng đắn chung.
Cái khác nhau của các bộ Lịch chỉ ở tham số dữ liệu nào lấy ra làm cốt lõi, cái tham số cốt lõi đó là tuỳ thuộc vào nhu cầu hướng tới của Bộ Lịch cụ thể.
Lý giải thêm về Tiết khí làm ví dụ nhé:
Cứ 15 độ trên Hoàng đạo thì là 1 tiết, OK rồi, và hiện lịch Dương cứ thế mà hành.
Nhưng lịch Âm không như vậy, vẫn nhất trí 24 tiết khí là hết 1 vòng nhưng chỉ lấy các điểm mốc chính xác chính trên Hoàng đạo, còn lại các Tiết và Khí khác là co dãn dài ngắn khác nhau chứ không phải cố định 15 ngày. Tại sao như vậy, vì người ta thấy do các tương tác đến khí hậu trái đất cụ thể hàng tháng không chính xác 15 ngày, mà còn bị ảnh hưởng của chu kỳ Trăng, có hiện tượng tiết đến trước hoặc đến trễ so với mốc 15 ngày.
Về phần này, mở rộng thêm cho năm nay và các năm nhuận Âm, là cái tháng Nhuận ấy, sẽ chỉ có Tiết mà không có Khí, vì diệu ở chỗ đó khi mà bình thường cứ 1 tháng sẽ có 2 mốc tiết khí. Không phải thích tháng nào Nhuận là nhuận được đâu!
Túm lại, đừng tranh cãi về các dữ liệu khách quan, vì Đông Tây qua hàng ngàn năm đều nghiên cứu ra cả rồi, và cái mớ dữ liệu đó trùng khớp kết quả thôi.
Vận dụng cho mục đích nào thì người ta chọn các dữ liệu trong đống dữ liệu cơ bản ấy mà xây dựng thành lịch riêng, Maya hay Ai Cập cũng thế thôi!
Các dữ liệu thiên văn dựa vào quan sát, không liên quan đến Nhật tâm Nguyệt tâm Địa tâm gì hết. Kệ mọi thứ, tao cứ là Trái đất ghi nhận, so sánh, và kết luận chính xác như vậy, và nó cứ đúng như vậy bất kể học thuyết gì, vì nó là Khách Quan!
Chứ giờ so dữ liệu làm gì? Dữ liệu đo lường nào sai thì đã bị loại bỏ lâu rồi!
Vài dòng cà phê cô vít. :D
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: XPQ

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
869
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cụ hơi bị nhầm nhé. Em ở với bà làm ruộng từ năm 4 tuổi đây. Tường bếp nhà bà em quay ra đường nên là nơi kẻ vẽ các lịch xuống mạ, cấy, làm cỏ ... Tất cả các lịch này tính theo dương lịch, nhưng đều phải phiên theo âm lịch hết. Em còn nhớ có 1 năm trước tết ấm áp mọi người chơi dài ra, ai cũng bảo: mẹ nó trước tết ấm áp thế này thì không cấy đi ăn tết cho ngon, nông nhàn còn chùa chiền, lại để sau tết. Sau đó đến tết thì sương muối rét vãi linh hồn, lúc ấy mà cấy trước tết thì vỡ mồm con chó xồm, đến tận 12 13 gì đó mới hết rét, lịch cấy lúc ấy là 15 tết thì phải. Có năm thì mồng 4 tết đã xuống đồng rồi. Những cái lịch này thì chắc chắn tính theo âm lịch, dương đếch đúng :)
He he, mồng 4 tết mà phải đi cấy thì là do năm âm lịch trước đó có 13 tháng, tết rơi vào khoảng 14-16 tháng 2 dương không đi cấy sớm thì móm à?
Còn tết năm nào rôi vào 24-24 tháng 1 dương thì còn khướt mới đi cấy nhé..
 

lehahai

Xe buýt
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
869
Động cơ
214,398 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cái "kết hợp mặt trăng và mặt trời để làm lịch" chỉ đẻ ra quái thai.
Chu kỳ của trăng và chu kỳ của mặt trời không là bội số của nhau, không thể kết hợp trong cùng 1 bộ lịch một cách ổn thỏa được.
Âm dương lịch là một thứ sản phẩm vá víu, đầu Ngô mình Sở, rối rắm, kém chính xác.
Thực ra cũng hay mà, giờ phức tạp thì cũng do máy tính theo công thức hết. Phủ định hoàn toàn một bên dễ sinh cực đoan cụ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top