- Biển số
- OF-202474
- Ngày cấp bằng
- 17/7/13
- Số km
- 3,075
- Động cơ
- 14,213 Mã lực
Đúng tiêu chí của Mod nhà mình mà "Quẳng xương ra cho chó gặm"!Thể nào cũng có chưởi nhao, em cứ làm căn hóng đã
Đúng tiêu chí của Mod nhà mình mà "Quẳng xương ra cho chó gặm"!Thể nào cũng có chưởi nhao, em cứ làm căn hóng đã
Chính xác là theo tiêu chí nào, bản chất lịch âm là chia theo mùa, Cụ ko thấy chính xác nhưng ở phương diện khác mọi người thấy vẫn đúng nên nó vẫn tồn tại hàng nghìn năm này, và mãi sau này
Âm lịch là loại lịch để phục vụ nông nghiệp. Nó rất chính xác cho ngành nông nghiệp từ nghìn đời nay cụ ah. Lịch Dương ko phù hợp với nông nghiệp Á Đông
Lịch Dương theo mặt trời, lịch âm theo mặt trăng. Theo cụ dùng lịch dương làm sao biết trăng tròn trăng náu?
Lịch âm tính theo mặt trăng, có cả sự tương tác điều chỉnh theo mặt trời và đều có tính khoa học chứ ko phải là mê tín. Do đó thời tiết tính theo lịch âm khá chuẩn nhé. Lịch mặt trời tốt nhưng chưa được vn hoá vì thế chưa chuẩn!
Vãi Thớt không chịu tìm hiểu, Lịch dương theo chu kỳ mẹt Giời, còn Lịch âm theo chu ky mẹt Giăng, Mẹt Giăng gần Trái Đất hơn lên chạy dư Ma đuổi và từ trường của ló cũng ảnh hưởng đến Quả đất nhiều hơn, Ví Dụ dư Thủy Triều,,,,,,Dưn da Vàng đa phần thủa xưa làm Lông nghiệp, nên Họ coi trọng về Lịch thời tiết của mẹt Giăng.
Thủy triều mà không dùng âm lịch thì bác dùng răng?
Làm nông ảnh hưởng bởi con nước, nên vẫn dùng được.
Theo ngu ý của em, nếu bỏ qua các yếu tố khác (ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu...) thì:
- Thời tiết chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vị trí tương quan giữa mặt trời - trái đất - mặt trăng: vì trái đất quay quanh mặt trời và quay quanh chính nó nên tạo ra ngày và đêm. Nhưng trái đất lại nghiêng 1 góc (23 độ 5) nên tạo ra mùa. Mà mặt trăng ảnh hưởng trực tiếp đến góc nghiêng của trái đất nên mặt trăng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến mùa.
- Dương Lịch chỉ điều chỉnh theo Trái Đất - Mặt Trời
- Âm lịch điều chỉnh theo Mặt Trăng - Trái Đất - Mặt Trời.
Vậy âm lịch sẽ sát với thời tiết hơn.
Không đúng vì đơn giản là nó không đúng thôi.
Âm lịch xây dựng trên chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất, trong khi chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời mới là yếu tố ảnh hưởng tới thời tiết 4 mùa.
Thuở ban đầu thì ở đâu cũng sử dụng lịch theo mặt trăng (chứ không riêng TQ) vì ngắm trăng thì dễ hơn ngắm mặt trời nhưng dần dần thì ngta đều biết quan sát sự thay đổi vị trí của mặt trời và trái đất để làm lịch chính xác hơn.
Cái gọi là "âm lịch" mà VN ta dùng, không xuất xứ từ VN mà từ TQ, và lại cũng không phải do người TQ lập ra mà do các ông tu sĩ phương Tây giúp nhà Thanh lập ra (nghĩa là nó không lâu đời lắm, cũng chẳng truyền thống dân tộc gì cao siêu cả).
Mặt khác, cái gọi là "âm lịch" ta dùng vẫn có bổ sung một số hiệu chỉnh từ dương lịch (ví dụ các tiết khí) cho đỡ sai lệch.
Nói chung là nếu coi "lịch pháp" là công cụ đo lường sự thay đổi của thời gian 4 mùa thì âm lịch (các kiểu lịch lập theo chu kỳ của mặt trăng quay quanh trái đất) đều không đạt yêu cầu về sự chính xác.
Dương lịch có sai số chỉ khoảng 1/4 ngày trong 1 năm (1 năm dương lịch có 365 ngày, 4 năm có 1 ngày nhuận để hiệu chỉnh lại sai số tích lũy trong 4 năm đó), trong khi âm lịch thì sai số tới 10 ngày/năm và mỗi lần hiệu chỉnh sai số thì cần tới cả 1 tháng nhuận (1 năm âm lịch có 355 hoặc 385 ngày!)...chính cái "cơ sở thực tiễn" mà cụ nói về 1 tháng nhuận của âm lịch nói lên sai số quá lớn của âm lịch.
Cũng trái với quan niệm của người thiếu hiểu biết rằng "âm lịch phù hợp cho nông nghiệp": hoàn toàn không phải thế, chẳng qua khi xưa chỉ có âm lịch thì phải dùng âm lịch thôi, chứ nông nghiệp cần đo lường sự vận chuẩn của thời tiết 4 mùa, tức là liên quan đến chu kỳ quay của trái đất xung quanh mặt trời, thì phải dùng dương lịch mới chính xác (và vì thế nên mấy ông tu sĩ tây khi giúp nhà Thanh làm lịch, phải lấy một số mốc của dương lịch để bổ sung cho âm lịch, ví dụ như các "tiết" trong âm lịch chính là cấu từ ngày tháng dương lịch ghép sang âm lịch).
Âm lịch - vốn liên quan đến chu kỳ quay của mặt trăng quanh trái đất thích hợp hơn cho quan sát đo lường sự lên xuống của thủy triều vì thủy triều phụ thuộc vào lực hấp dẫn của mặt trăng lên nước của các đại dương.
Nông lịch mới chuẩn, đó là lịch tiết khí để nông dân trồng cấy. Khi đó những người nông dân sẽ nói cụ là "dại, sao lại tin dương lịch" Do vậy cái hệ quy chiếu mới là cái chuẩn.Em thấy nhiều cụ hay lấy lịch âm để giải thích cho thời tiết. Ví dụ như hiện tại trời vẫn đang rét dù ở giữa tháng 4 dương, các cụ giải thích là do nhuận 2 tháng âm. Hoặc dân ta vẫn hay lấy lịch âm để tính toán trong nông nghiệp.
Em thấy như thế là không đúng. Rõ ràng lịch âm không thể chính xác được như lịch dương. Vì lịch dương 4 năm mới nhuận thêm một ngày. Còn lịch âm thì khoảng 2-3 năm nhuận thêm tới 1 tháng. Rõ ràng độ chính xác của lịch âm kém xa lịch dương.
Nghe cụ nói vụ tàu bè, em không rành nên tra trên google. Cụ Google cho kết quả theo lịch dương nè cụ. Nhưng em cũng không cãi nữa đâu, cái này ngoài "chuyên môn" rồi. Ý em chỉ muốn nói là giờ không dùng lịch âm thì cũng "chẳng chết thằng tây nào".Dĩ nhiên khi công nghệ ngày càng phát triển, thì ảnh hưởng của tự nhiên ngày càng được khống chế.
Mực nước sông trên thời tiết chỉ ở khu vực trung du, khi có lũ bão.
Chứ ở Miền Tây, không căn theo con nước thì chết dở.
Tàu bè ra vào các sông ở Miền Tây, các cảng sông đều phải căn theo thủy triều hết. Áp lịch dương vào mà mắc cạn thì đừng có than.
Hạ chày thì liên quan gì đến 4.0 hả cụ? Nhẽ lập trình, viết code à?4.0 rồi mà cũng có ông dựa vào mặt trăng để làm lễ "hạ chày" thì...
Nhà em làm nông nghiệp, căn cứ theo lịch âm để tính toán con trăng, để biết được con nước lên xuống, để biết được lúc nào sâu bọ nở rộ, thời điểm nào hạn nặng, thời điểm nào nhiều mưa bão. Lịch dương chỉ để làm việc hành chính thôi.Em thấy nhiều cụ hay lấy lịch âm để giải thích cho thời tiết. Ví dụ như hiện tại trời vẫn đang rét dù ở giữa tháng 4 dương, các cụ giải thích là do nhuận 2 tháng âm. Hoặc dân ta vẫn hay lấy lịch âm để tính toán trong nông nghiệp.
Em thấy như thế là không đúng. Rõ ràng lịch âm không thể chính xác được như lịch dương. Vì lịch dương 4 năm mới nhuận thêm một ngày. Còn lịch âm thì khoảng 2-3 năm nhuận thêm tới 1 tháng. Rõ ràng độ chính xác của lịch âm kém xa lịch dương.
Đã mất công google thì bỏ công vào bãi rác wiki đọc cũng được chứ phức tạp làm gì.View attachment 4533854
Nghe cụ nói vụ tàu bè, em không rành nên tra trên google. Cụ Google cho kết quả theo lịch dương nè cụ. Nhưng em cũng không cãi nữa đâu, cái này ngoài "chuyên môn" rồi. Ý em chỉ muốn nói là giờ không dùng lịch âm thì cũng "chẳng chết thằng tây nào".
Lịch âm còn gọi là lịch trăng (Lunar calendar), nông nghiệp phụ thuộc vào con nước nên tính theo lịch trăng là chuẩn rồi. Có cả âm dương, tính đến yếu tố mặt trăng, mặt trời phải tốt hơn chứ nhể. Ngày xưa giao thông chủ yếu là đường thủy, người ta chọn ngày con nước lên để dễ đi lại, công việc thuận lợi. Bây giờ mấy thằng phong thủy nửa mùa cũng chọn ngày con nước lên để chọn ngày khởi hành, động thổ...cho may mắn, được việc. Tsb chúng nó giờ đường bộ hết cả rồi, ới cái xe nó vào tận cửaEm thấy nhiều cụ hay lấy lịch âm để giải thích cho thời tiết. Ví dụ như hiện tại trời vẫn đang rét dù ở giữa tháng 4 dương, các cụ giải thích là do nhuận 2 tháng âm. Hoặc dân ta vẫn hay lấy lịch âm để tính toán trong nông nghiệp.
Em thấy như thế là không đúng. Rõ ràng lịch âm không thể chính xác được như lịch dương. Vì lịch dương 4 năm mới nhuận thêm một ngày. Còn lịch âm thì khoảng 2-3 năm nhuận thêm tới 1 tháng. Rõ ràng độ chính xác của lịch âm kém xa lịch dương.
Lịch Âm được xây dựng dựa theo sự vận động của mặt Trăng quay quanh Trái đất, mà mặt Trăng quay quanh Trái đất tạo nên thủy triều nên tính trủy triều, con nước đương nhiên là phải theo mặt Trăng (lịch âm) rồi.Tính thủy triều, con nước... không dùng ngày lịch âm thì có tính vào mắt.
Ví dụ, nếu muốn biết ngày 30/9 âm lịch năm nay thủy triều ở vùng A này là thế nào, hôm ý con nước thế nào thì tính đốt ngón tay phát ra ngay. Còn hỏi ngày 30/9 lịch dương á, chỉ có nước tra bảng.
Đông chí, hạ chí, thu phân, xuân phân ngày xưa quan khâm sai đại thần tàu khựa cũng không biết những cái này đâu ạ. Đến tận thế kỷ 15-16 qua giao hợp với phương Tây họ cũng mới biết và đưa vào lịch tàu và ta học theo. Nếu theo Tây lịch thì giờ chúng ta mới bước vào mùa xuân và ngày đầu tiên của Hè ở bắc bán cầu sẽ là ngày trục quả đất vuông góc với mặt giời và trái đất lại bay xa mặt giời đến 5triệu km so với mùa đông ạ.Nếu bảo lịch Âm chính xác thì các cụ có biết các "Tiết" của lịch Âm cuối cùng vẫn như neo vào lịch Dương không ạ? Ví dụ như bắt đầu tiết "Hạ chí" nó rơi vào tầm 22/06 Dương lịch - sai lệch 1 ngày, nhưng nếu tính theo Âm Lịch thì nó nằm trong cả 1 tháng Âm, mỗi năm mỗi khác. Vậy hỏi cái nào chính xác hơn?
Nó là duyên số. Tuổi xấu đẹp nó như muỗi đốt i nốcLiệu cái hợp tuổi khắc tuổi vs Kim Lâu theo lịch âm thì ko đc cưới là đúng ko các cụ nhỉ
Em thấy nhiều ng ko hợp tuổi vẫn êm đẹp, mà hợp vẫn tan tành. Như ông Nguyên Vũ cafe Trung Nguyên hợp tuổi vk nhưng vẫn chia tay đó thôi =..=
Lịch dương chia theo 24 tiết khí, tính thời tiết chuẩn hơn.Em thấy nhiều cụ hay lấy lịch âm để giải thích cho thời tiết. Ví dụ như hiện tại trời vẫn đang rét dù ở giữa tháng 4 dương, các cụ giải thích là do nhuận 2 tháng âm. Hoặc dân ta vẫn hay lấy lịch âm để tính toán trong nông nghiệp.
Em thấy như thế là không đúng. Rõ ràng lịch âm không thể chính xác được như lịch dương. Vì lịch dương 4 năm mới nhuận thêm một ngày. Còn lịch âm thì khoảng 2-3 năm nhuận thêm tới 1 tháng. Rõ ràng độ chính xác của lịch âm kém xa lịch dương.
Không đúng, giờ vn làm lịch theo múi giờ khác nên vn và tq lệch nhau rồi. Cách đây 2 3 năm vn ăn tết khác ngày với tq kìaCái này đúng là do tập quán thôi. Nước mình theo lịch Trung cuốc từ xưa xửa, Trung cuốc nó sai mình cũng sai theo, Trung cuốc nó sửa mình cũng sửa theo. Em nhớ hồi chiến tranh biên giới có một năm mình ăn tết Âm Lịch lệch với Trung cuốc 1 tháng, về sau phải chỉnh vãi cả làn mới kịp.