Lão này cứ không nói không được hay sao ấy?
Có hẳn môn về Lịch, gọi là Lịch Pháp (phép làm lịch). Lão hay bất cứ ai chịu tìm hiểu thì cũng tự mà lập ra lịch sang năm hay nhiều năm tới theo các quy tắc của nó, chỉ sợ vỡ đầu mà thôi!
Kể cả cái Tết Nguyên đán vào ngày nào thì cũng có nguyên tắc công thức, những thứ khác cũng vậy.
Lịch hiện nay không phải Âm lịch, mà là Âm Dương lịch. Lấy các điểm tham chiếu Tiết khí theo 2 điểm Hạ chí và Đông chí trên quỹ đạo trái đất quay vòng quanh mặt giời làm chuẩn. Chẳng hạn Đông chí bao giờ cũng rơi vào ngày 22 tháng 12 Dương lịch.
Còn lại cả năm có 24 Tiết khí (phân tích sâu thêm sẽ gồm 12 Tiết và 12 Khí), trung bình mỗi tiết khí 15 ngày theo 15 độ trên quỹ đạo. Thế nhưng thực tế trên lịch sẽ có tiết khoảng 11-12 ngày, có tiết 16-17 ngày không phải do thích đặt thế nào thì đặt, mà có quy luật căn cứ vào thiên văn cả.
Tiếp, như trên 24 tiết khí nhân với 15 ngày (hết 1 vòng năm) thì lại ra có 360 ngày.
Mà 1 năm Dương lịch thì 365 ngày, vậy thiếu 5 ngày, vậy là sinh ra Nhuận.
Nhuận chính là để điều chỉnh khớp lại, như Dương lịch 4 năm cũng phải sinh ra thêm 1 ngày 29/2 để mà điều chỉnh thôi.
Quy luật Nhuận Âm Dương lịch, là cứ 19 năm sẽ có 7 năm Nhuận.
Sơ sơ như vậy để thấy là cái này tính được, có phương pháp tính đàng hoàng, chứ không phải bừa bãi hoặc phải đi xin đâu cả!
Còn Âm lịch rất quan trọng cho Nông nghiệp và Ngư nghiệp, do phản ánh tuần trăng chính xác.
Mà tuần trăng thì liên hệ mật thiết đến cơ thể sống của động vật, thực vật, khí hậu, thủy triều...
Nói đến thủy triều, khi châu Âu bỏ lịch Âm (trước họ cũng có nhé), thì từ đó đến sau này vẫn gặp nhiều kiến nghị của ngư dân châu Âu đòi khôi phục lại lịch Âm, do họ đi biển không có lịch âm thì khó khăn hơn (cái này đừng hỏi nguồn, tự tìm hiểu vì mình không thạo tìm nguồn).
Nhiều thứ bao la lắm, cứ phải từ từ!