[Funland] Sao mặt cầu Thăng Long khó sửa chữa vậy hả các cụ?

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,173
Động cơ
82,747 Mã lực
Trước em nghe có người thầm thì về lớp keo trung hòa này và bảo chính do nó bị xúc đi mới thành chuyện như ngày nay. Giờ thấy cũng nhiều người nói ra lý do này, khả năng là thật nhỉ?

Haizz
Không hẳn hoàn toàn là như vậy cụ ạ. Trước khi sửa thì lớp keo naỳ cũng đã hỏng tới 50-70% rồi. Đợt sửa xong thì hỏng hẳn do lớp keo mới không phù hợp
 

Phieulang1thoi

Xe hơi
Biển số
OF-355956
Ngày cấp bằng
1/3/15
Số km
107
Động cơ
-232,624 Mã lực
Em dân Cầu đây kinh qua từ thi công/ quản lý duy tu duy trì đủ các loại từ Thăng Long, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy nên cũng nắm đc nhiều thứ. Nói gì thì nói Thăng Long, Chương Dương cũng đã hoàn thành sứ mệnh của nó trong giai đoạn cần thiết rồi, gồng gánh các loại cont, 3 chân 4 cẳng cả trăm tấn bao năm rồi. Giờ sửa hẳn cũng khó nhưng k phải k làm đc. Nhưng cụ nào nhà có con cháu nghiện mới hiểu đc :) ruộng của bao nhà đấy
 
  • Vodka
Reactions: edc

thamvuky

Xe tăng
Biển số
OF-179897
Ngày cấp bằng
4/2/13
Số km
1,905
Động cơ
367,525 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Trước em nghe có người thầm thì về lớp keo trung hòa này và bảo chính do nó bị xúc đi mới thành chuyện như ngày nay. Giờ thấy cũng nhiều người nói ra lý do này, khả năng là thật nhỉ?

Haizz
keo nào rồi cũng đến tuổi hỏng , và có hỏng nên mới phải cạy lên
 

xuanleelee

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729297
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
121
Động cơ
73,296 Mã lực
Theo em là Cầu Thăng Long đến thời điểm này nó không còn phù hợp với các loại xe ô tô hiện nay... trước kia Liên Xô thiết kế cho Vn họ tính tải trọng theo kiểu các loại xe của Liên Xô như xe Zin, Kmaz ,,, tải trọng toàn dưới 10t... giờ xe toàn 20-30t thì cầu sao chịu được... ai đã đi trên cầu này thì biết, mỗi khi có cái xe tải chở hàng nó chạy qua cầu nó rung bần bật thế thì mặt đường nào chẳng hỏng... nó rung như cái Cầu Long biên mỗi khi tầu chạy qua ấy...
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,172
Động cơ
396,374 Mã lực
Cầu Thăng Long này giờ chắc ít xe đi, toàn đi Nhật Tân rồi
 

BuBu2014

Xe hơi
Biển số
OF-383072
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
169
Động cơ
244,205 Mã lực
Tuổi
37
Theo e hiểu thì cầu thăng long nhịp chính bằng giàn thép, cầu dẫn bê tông. Cầu giàn thép và cầu bê tông có độ rung lắc và chuyển vị chênh lệch nhau nhiều nên việc sửa chữa khó hơn, cộng với khả hiện tượng xe tải bên mình toàn chạy vượt tt cho phép nên chả kết cấu áo đg nào chịu đc. Hóng các cao nhân chỉ bảo ah!
Không như cụ nghĩ thế đâu, sửa đây là sửa mặt cầu. Phần nhịp chính có bản mặt cầu bằng thép bản trực hướng. Điều cốt lõi ở đây là làm sao xử lý tốt vấn đề liên kết giữa bản thép này và phần bê tông mặt cầu. Trước Nga họ giúp ta xây dựng thì họ đã làm rất tốt điều này, sau khi VN sửa chữa thì không được như vậy nên có áp dụng công nghệ hiện đại của nước ngoài thì nó cũng hỏng rất nhanh.
 

Choun

Xe máy
Biển số
OF-518362
Ngày cấp bằng
26/6/17
Số km
59
Động cơ
177,810 Mã lực
Tuổi
50
Theo báo cáo của Tư vấn, giàn chủ đã được kiểm định và kiểm toán với tải trọng chịu lực với sơ đồ tải trọng 24 xe kamaz (mỗi xe 50 tấn) đảm bảo khả năng chịu lực. Các định studs hàn trên bề mặt thép sẽ giải quyết vấn đề liên kết bản thép và phần bê tông.
Stud.jpg
 

ngonhubu01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-430420
Ngày cấp bằng
16/6/16
Số km
736
Động cơ
220,797 Mã lực
Tuổi
48
Nghe các cụ bàn e dự đợt này chắc cũng k khá hơn.

vậy giờ dải lớp đệm lại có được k cụ? Mà sao họ sang khảo sát xong chả ý kiến gì.

Năm 2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã liên hệ với chuyên gia Nga trực tiếp xây dựng cầu Thăng Long trước đây, gửi các tài liệu nghiên cứu của Tư vấn KEI và mời sang Việt Nam để khảo sát thực tế và trao đổi kinh nghiệm, giải pháp sửa chữa mặt cầu Thăng Long.
Đáng nói, đoàn chuyên gia Nga và đơn vị thi công cầu Thăng Long đã rời Việt Nam mà không đưa ra bất kỳ thông tin gì về kết quả nghiên cứu dự án sửa chữa cây cầu 35 tuổi do chính mình xây dựng nên.
Trao đổi với PV Dân trí về việc này, ông Nguyễn Văn Huyện cho hay: “Chúng tôi đã mời người có công nghệ gốc tới nghiên cứu, họ đã thi công 35 năm trước. Việt Nam đã mua vé máy bay cho họ sang để nghiên cứu, khảo sát hiện trường, cung cấp toàn bộ hồ sơ trước đây.
Chúng tôi cũng rất kiên trì với giải pháp của Nga và đưa vào ưu tiên số 1, nhưng không nhận được kết quả từ phía Nga. Sau đó, Bộ GTVT đề nghị cung cấp hồ sơ và phương án thiết kế nhưng họ không cung cấp, không liên lạc lại”.
Theo ông Huyện, để làm rõ thông tin phía đoàn chuyên gia Nga, Bộ GTVT đã gửi văn bản qua đường thương mại, sau đó Bộ Kinh tế phát triển Nga trả lời với Bộ Công Thương Việt Nam.
“Đơn vị đối tác không quan tâm tới dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long và đã loại khỏi các dự án ưu tiên của họ. Vì vậy, dự án sửa chữa không được nghiên cứu nữa” - ông Huyện thông tin.
“SÁCH TRẮNG” VỀ CÂY CẦU MANG TÊN THĂNG LONG.

Những ngày này chuyện sửa chữa mặt cầu Thăng Long đang khiến dư luận hết sức bất bình vì “tại sao công trình này do Trung Quốc đã phá bĩnh, bỏ dở, Liên Xô phải vào giúp hoàn thành. Nay Bộ GTVT lại cho Trung Quốc vào sửa chữa?!”
Là người đã từng làm việc tại công trình này nhiều năm (tôi là trợ lý kiêm phiên dịch cho Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô trong cả quá trình Liên Xô giúp xây dựng cầu) tôi xin chia sẻ với các bạn một số thông tin về cây cầu này và từ đó các bạn sẽ tự rút ra kết luận.
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng lúc đầu nằm trong Tổng thể quy hoạch đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ xây dựng quy hoạch, và nay thì nằm trên vành đai 3 đường ô tô theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải gần đây. Cây cầu này có quy mô lớn lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.
Đây là cầu lưỡng dụng 2 tầng giành cho cả đường sắt và ô tô. (Phức tạp và đắt tiền hơn nhiều so với cầu bê tông ô tô thông thường).
Cầu được khởi công xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985.
Ban đầu do Trung Quốc giúp xây dựng, tuy nhiên đến năm 1978, Trung Quốc đã cắt viện trợ và rút hết các chuyên gia về nước khiến cho công trình bị bỏ dở và sau đó Liên Xô tiếp quản, viện trợ, khôi phục lại thi công từ tháng 6/1979 và cơ bản kết thúc vào năm 1985.

1. CẦU THĂNG LONG THỜI TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
Trong thời gian Trung Quốc viện trợ (1974-1978) thì làm được gì:
Xin thưa:
Mới có 9/14 trụ chính giữa sông được thi công xong, 03 trụ đang thi công dở dang và 2 mố đầu cầu chưa có.
Đối với cầu dẫn đường sắt, mới thi công được 29 trụ ở phía bắc, 17 trụ ở phía nam so với tổng số 119 trụ của toàn bộ cầu dẫn đường sắt.
Cầu chính vượt sông hoàn toàn chưa có gì.
Cầu cho ô tô hoàn toàn chưa được thi công.
Vâng! Đấy là toàn bộ khối lượng làm được trong gần 5 năm thời “Tầu” giúp!
Sau khi Trung Quốc phá bĩnh bỏ dở, qua gần 2 năm đình trệ thì Liên Xô vào.

2. CẦU THĂNG LONG LIÊN XÔ GIÚP XÂY ỰNG HOÀN THÀNH:
Liên Xô nhận cung cấp viện trợ để xây dựng hoàn thành cầu Thăng Long dựa trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ Việt Nam - Liên Xô ký ngày 03/11/1978.
ĐÂY LÀ CÔNG TRÌNH VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI.
Nhóm chuyên gia Liên Xô đầu tiên gồm 6 người đến Thăng Long tháng 6/1979, khi chiến tranh biên giới Việt – Trung vừa lắng xuống.
Trong quá trình xây dựng phía Liên Xô cung cấp cho công trình cầu 49 ngàn tấn sắt thép các loại, 26 ngàn tấn dầm cầu thép, gần 60 ngàn tấn xi măng mác cao và nhiều trăm tấn máy móc, thiết bị thi công như cần cẩu lắp ráp tải trọng lớn, hệ thống hàn tự động để hàn liên kết dầm thép, máy xúc, máy ủi, xe lu, canô, thiết bị thí nghiệm, kiểm định...
Cần ghi nhận là trong quá trình xây dựng cầu Thăng Long ở giai đoạn 1979 - 1985 trên công trường không xẩy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng nào gây chết nhiều người trong một vụ. Không có chuyên gia Liên Xô nào bị tai nạn lao động. Đây là việc khác hẳn so với giai đoạn 1974-1978 khi Trung Quốc giúp xây dựng. Và khác nhiều kể cả so với thực trạng tai nạn lao động khi xây dựng các cầu lớn ở Việt Nam vừa qua như tai nạn ở công trình xây dựng cầu Cần Thơ, cầu Nhật Tân…
Trong suốt quá trình xây dựng khi Liên Xô giúp đỡ, chỉ có tất cả 167 lượt chuyên gia Liên Xô sang làm việc. Lúc cao điểm nhất vào năm1983 thì trên công trường cũng chỉ có 96 chuyên gia so với gần 7000 lao động Việt Nam!
Ngày 18/10/1983 hoàn thành việc lắp 15 nhịp dầm thép của cầu chính.
Ngày 09/5/1985 thông xe toàn bộ cầu.
Từ đây đặt dấu chấm hết thế độc đạo qua sông Hồng tại khu vực Hà Nội gần 100 năm của cầu Long Biên.

3. CẦU THĂNG LONG CHƯA ĐƯỢC ĐẸP DO ĐÂU? CÓ PHẢI DO CẦU CHƯƠNG DƯƠNG?
Tuy nhiên nhiều người thấy cầu Thăng Long “hình như” chưa được đẹp! Nó “thiêu thiếu” cái gì!
Đúng!
So với thiết kế ban đầu, cầu có nhiều hạng mục không được xây dựng đầy đủ. Hạng mục dễ nhận thấy nhất đó là hai tháp đầu cầu:
Theo thiêt kế, cầu Thăng Long ở hai đầu cầu có hai tháp cao. Sau khi vượt khỏi tầng trên cầu ô tô, thì trên đỉnh các tháp này có sàn và đài quan sát phục vụ cho khách tham quan cầu ngắm cảnh sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Trong lòng các tháp này là hệ thống thang máy để đưa người lên cao.
Và rất đáng tiếc thiết kế mỹ thuật hai tháp đầu cầu đã không được thực hiện!
Công trình kiến trúc có ý nghĩa này đã không được xây dựng, mặc dù vật tư và lô thiết bị phục vụ cho hạng mục này là những thang máy đã được Liên Xô đưa sang Việt Nam tới cầu Thăng Long.
Lý do: Việt Nam đề nghị các tháp chưa thiết yếu mà nên chuyển vật liệu của xây tháp (và nhiều thứ nữa) để làm cầu Chương Dương, rồi các thang máy của tháp thì chuyển về lắp ở trụ sở Bộ Giao thông vận tải nhà 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội… thì Liên Xô cũng Ok!
Và thực tế chỉ có thân tháp phía nam (phía Từ Liêm) được xây thô phần thân, chưa có sàn. (Hiện ngành viễn thông đang đặt các ăng ten và thành phố Hà Nội thường treo các panô, áp phích vào thân của tháp này.)
Còn hai tháp đầu cầu phía bắc (phía Đông Anh) thì hoàn toàn không xây. Bởi vậy nhìn tổng thể kiến trúc cầu không được đồng bộ.
Nhân đây cũng phải nói Liên Xô ngày trước (và nước Nga ngày nay) “hơi kém” trong việc quảng bá hình ảnh của mình!
Thể hiện ở chỗ: nếu nước khác viện trợ không hoàn lại cho các công trình, họ luôn yêu cầu bắt phải làm đủ hạng mục từ A đến Z như trong hợp đồng. Làm thế để tăng uy tín cũng như quảng bá hình ảnh của nước họ ở Việt Nam. Nhất là cơ hội ở một công trình viện trợ không hoàn lại lớn như vậy!
Hỏi có nước nào viện trợ mà họ cho làm như thế không?
Giờ đây nhìn cầu Thăng Long thấy kiến trúc khập khiễng! Nhiều người chê công trình Liên Xô xấu! Họ đâu biết nguồn gốc sâu xa…

4. CẦU THĂNG LONG CÓ GIÁ TRỊ NHIỀU TIỀN KHÔNG?
Cầu Thăng Long, tuy không có con số thống kê chính thức nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước thì tại thời điểm hoàn thành vào năm 1985 thì trị giá cây cầu này khi đó ước khoảng 250-270 triệu USD. Nếu tính theo thời giá hiện nay các bạn bảo là bao nhiêu? Chắc chắn phải cả tỷ đô la. Đây là công trình viện trợ không hoàn lại.
Để tiện so sánh:
Chỉ đơn cử 2 cầu lớn mới nhất ở khu vực Hà Nội: Cầu Thanh Trì thông xe 2007 có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (tương đương 410 triệu USD). Cầu Nhật Tân khởi công năm 2009, hoàn thành 2015 có tổng mức đầu tư là 13.626 tỷ đồng (khoảng gần 650 triệu USD). Cả hai cây cầu này đều là tiền đi vay của Nhật Bản.

5. SỬA CHỮA MẶT CẦU THĂNG LONG:
Trong quá trình khai thác, cầu Thăng Long không được duy tu, bảo trì đúng cộng với việc quản lý, giám sát tải trọng xe qua cầu không tốt dẫn đến việc mặt cầu chính của đường ô tô xuống cấp nghiêm trọng. Thậm chí trong những năm từ 2010 đến 2016 việc sửa chữa mặt cầu này không đúng cách lại càng dẫn đến tình trạng cầu ô tô nhanh xuống cấp.
Cầu Thăng Long là cầu hỗn hợp 2 tầng, chủ yếu giành cho đường sắt. Cầu Thăng Long theo thiết kế chỉ cho phép xe ô tô tải trọng 30 tấn qua lại (kiểu xe “bò Maz” hoặc “Kraz” 3 cầu khi xưa ấy). Nhưng mấy chục năm nay, khi chưa có cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân thì bao nhiêu xe tải nó cũng “cõng” hết! Mà toàn các xe tải 10-12 chân, chở quặng, chở đá, công-tơ-nơ… chở hàng sang Tầu, hàng từ Tầu về… nặng cả trăm tấn chạy suốt ngày đêm thử hỏi “bố nó” có chịu nổi không!
Cầu Thăng Long đã xuống cấp cả chục năm nay. Năm 2012 ông Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giao thông khi đó đã sang Nga gặp được người chủ trì công nghệ làm mặt cầu này là bà Maria Sakharova. Khi đó bà đã ngoài 70 tuổi. Bà ta đeo đầy Huân chương Lao động, Huân chương Hữu nghị mà Việt Nam tặng bà khi hoàn thành cầu Thăng Long ra tiếp đoàn!
Bà hứa là “sẽ giúp nếu Việt Nam yêu cầu. Nhưng bây giờ không phải là “Liên Xô” và bà đã rời Cơ quan nhà nước để mở Cty tư nhân chuyên làm về cầu đường. Nên phải có tiền”!
Bộ Giao thông vận tải khi đó do Đinh La Thăng làm Bộ trưởng muốn Nga viện trợ hoặc cho vay thì mới làm! Nga không đồng ý! Và sự việc “chìm xuồng”!
Bộ GTVT quay ra thuê các nhà thầu trong nước được quảng cáo là dùng công nghệ Nhật, Mỹ… gì đấy sửa mặt cầu và trớ trêu là càng sửa càng hỏng!
Đến năm 2018 Bộ GTVT lại quay về với Cty Nga của bà Maria Sakharova! Lúc này bà đã già , ngoài 80 tuổi nên không thể sang VN và bà cử “đệ tử” của mình là Vihelm Kazaryan sang VN tháng 9/2018. (chỉ “nhõn” một ông chứ không phải đoàn điếc gì đâu!)
Vì biết tôi là trợ lý kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô khi xưa, nên người của Bộ GTVT đã vào Sài Gòn gặp tôi. Và tôi đã ra Hà Nội dịp ông chuyên gia này sang.
Tôi được mời dự bữa cơm của Tổng Cục đường bộ VN với ông chuyên gia này tại Hà Nội.
Sau đó toàn bộ các tài liệu kỹ thuật liên quan đên công nghệ làm mặt cầu khi xưa mà tôi lưu giữ rất cẩn thận, chắc chắn không cơ quan lưu trữ nào có vì đây là các bản vừa viết tay và đánh máy của chuyên gia hướng dẫn làm cái gì, thời gian bao lâu, vật liệu gì… Tôi chuyển lại để Tổng cục đường bộ VN sao y HOÀN TOÀN KHÔNG KÈM ĐIỀU KIỆN GÌ và sau đó tôi về lại Sài Gòn.
Việc Bộ GTVT và chuyên gia thoả thuận sau đó thế nào thì tôi không được biết và chắc cũng không ai muốn tôi biết!
Sau này tôi chỉ được nghe nói là phía Nga yêu cầu phải ký hợp đồng nguyên tắc trước rồi họ sẽ đưa ra phương án, chi phí, thời gian sửa chữa…
Nhưng phía Bộ GTVT thì muốn ngược lại!
Hoặc cũng có thể là “Người Nga làm sao giỏi đi đêm bằng người Tầu”!

Và hôm nay, như mọi người đã thấy: Báo đăng: Sửa cầu Thăng Long bị chậm tiến độ do chờ “chuyên gia … Trung Quốc”! Dù trước đó đại diện Bộ GTVT vẫn leo lẻo: “sửa cầu Thăng Long lần này dung công nghệ Mỹ”! Rốt cục sự thật đã phơi bày!
Thế đấy!
Những người nặng lòng với cây cầu này có thấy tủi nhục, đắng cay và còn gì khốn nạn hơn nữa không?!!!
Sài Gòn, Sáng ngày Quốc khánh 02/9/2020

Bài của bác Nguyễn Văn Ất, nguyên Trợ lý kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn Chuyên gia Liên Xô xây dựng cầu Thăng Long giai đoạn 1980-1986.
View attachment 5431580
Ơ 2 câu chuyện về chuyên gia Nga sang sửa cầu Thăng Long cứ đá lộn phèo nhau nhỉ
 

ngonhubu01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-430420
Ngày cấp bằng
16/6/16
Số km
736
Động cơ
220,797 Mã lực
Tuổi
48
Nguyên bản thì bản mặt cầu bằng thép, tưới lớp keo dính bám và té đá mạt 0,5 lên trên tạo nhám sau đó mới thảm BTN. Các bố Việt Nam cào bóc đi mất tiêu luôn cả lớp keo đó có tác dụng trung hòa sự dãn nở khác nhau giữ bản thép và BTN. Mà keo đấy giờ thất truyền rồi đến Nga cũng k còn
"
Báo viết

Theo ông Nguyễn Văn Huyện, phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này sẽ bóc sạch lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép.

Tiếp đó, sẽ hàn các đinh neo vào bản thép mặt cầu, lắp đặt lưới thép và đổ một lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) cường độ cao. Sau đó, sẽ thi công lớp phủ gốc nhựa tạo nhám và êm thuận mặt cầu. "
Có mỗi thế này mà cả ngành cầu đường VN loay hoay lâu thế không biết :))
Công nghệ Mỹ nhất quyết phải tốt hơn công nghệ Trung quốc chứ :D
Có nhiều lớp đệm và dính bám với mặt thép lắm cụ ơi. Ko hẳn của Nga mà còn nhiều nước khác nữa.
Cầu Thuận phước ở đà nẵng và hàng loạt cầu thép khác ko cần đổ thêm lớp bê tông. Cầu Thăng long thì hơi khó hơn vì chiều dài và bề rộng bản thép lớn. Làm UHPC là tuyệt vời rồi
Em hóng hớt được là những lần sửa cầu Thăng long trước đây, do ăn đong nên các tiền bối chỉ cào bóc lớp BTN mặt rồi thảm lại mà không động đến phần dính bám giữa lớp BTN và bản thép. Đến 2009 thì quyết chơi lớn, lột hết cả ra làm lại, thấy quảng cáo nhà thầu áp dụng công nghệ Mỹ, đi lên sân bay thấy bản thép mặt cầu bóc lộ ra hết, công nhân ngồi trên cái máy như cái đầm cóc "nhảy nhót" trên mặt cầu thép. Thảm xong nhìn đẹp lắm, nhưng khi khai thác thì chết dở, BTN dồn cả đống như sống lưng voi, rồi đọng nước. Không biết nhà thầu đến khi nào mới lấy được hết tiền vì với tình trạng thực tế đó mà ký nghiệm thu thì cũng "tâm tư" đấy ạ.
Bản mặt cầu Thuận Phước tương tự như cầu Thăng Long, bản mặt thép, trên thảm bê tông nhựa, được đưa vào sử dụng từ năm 2009, nhưng đều đặn hàng năm, mặt cầu Thuận Phước (TP.Đà Nẵng) liên tục bị hư hỏng, phải duy tu, sửa chữa.

Loay hoay đến quá nhiều lần sửa chữa, 2010, 2011 .... đến 2014 to còi tuyên bố thành công



Tháng 7/2013, Công ty ECC được UBND TP Đà Nẵng cho phép đóng cầu trong 15 ngày để tiến hành sửa chữa 4.400m2 mặt cầu bằng cách đào bỏ lớp bê tông nhựa cũ và thảm mới bằng hai lớp bê tông nhựa Polime PMB3 dày 8cm với công thức cải tiến, có sợi thủy tinh gia cường. Giữa lớp bê tông nhựa và bản mặt thép có lớp dính bám bằng nhựa đường Epoxy hai thành phần. Tăng cường dính bám bằng cách hàn các gân râu thép vào mặt cầu với khoảng cách 80cm/vị trí. Giữa hai lớp bê tông nhựa có tăng cường lớp lưới sợi thủy tinh với cường độ chịu kéo 100 kN.

2019 lại sửa theo công nghệ mới






Chắc 2022 sẽ học theo cầu Thăng Long
 

congngo

Xe container
Biển số
OF-37266
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
6,027
Động cơ
537,955 Mã lực
Em có lần dừng xe trên cầu TL nghe điện thoại mà thấy cầu rung bần bật tý đánh rơi đt. Nên nghĩ có làm lại mặt tốt thế nào thì chỉ một tg ngắn là phát sinh vấn đề. Cách tốt nhất là hạn chế tốc độ lưu thông xuống nữa thì mới giảm rung lắc.
Cầu nào chả rung, cụ di chuyển thì không nhận ra chứ dừng đỗ là thấy rung bần bật ngay, cầu kết cấu bê tông đỡ rung nhất sau đó đến cầu dàn thép ( Cầu Thăng Long) - cầu dây văng ( Nhật Tân) là rung ác nhất. Kể cả cái cầu cạn vành đai 3 nếu các xe đang lưu thông mà cụ dừng lại cũng thấy tâm tư phết đấy.
 

Frank07

Xe hơi
Biển số
OF-720934
Ngày cấp bằng
19/3/20
Số km
114
Động cơ
78,906 Mã lực
Tuổi
39
nghe thấy có sự tham gia của TQ là nản rồi.
 

DaewooBC212MA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-294254
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
5,378
Động cơ
362,766 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Khu đô thị Văn Quán
Giờ xe tải có chạy cầu Thăng Long mấy đâu cụ.
Đến lúc sửa xong thì xe tải lại ầm ầm qua cầu Thăng Long thôi chứ chả nhẽ nó chạy hết sang cầu Vĩnh Thịnh cho nó xa phỏng cụ? Mà nếu bọn tải nó chạy cầu Thăng Long và suốt tuyến vành đai 3 trên cao thì nguy cơ ùn tắc ở nút giao big C sẽ giảm đi vì hiện tại xe tải từ hướng Bắc qua HN rồi chạy hướng Nam đều dồn từ đại lộ Thăng Long vào và lên đường trên cao. Nhánh lên xuống thì chỉ 1 làn xe còn xe lên/xuống đường trên cao toàn xếp... 4 hàng!
 

joix

Xe điện
Biển số
OF-179262
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
2,645
Động cơ
362,113 Mã lực
Trước e làm vật liệu polymer có đọc một số tài liệu về thảm bê tông nhựa trên mặt cầu bản thép,theo đó thì các cầu bản thép như cầu Cổng Vàng đều dùng bê tông nhựa epoxy (epoxy asphalt concrete) gọi tắt là EAC.Cái này cũng ko có gì mới mẻ,nhưng lớp thảm nhựa này có xu hướng trượt,dịch chuyển khỏi bản thép mặt cầu do tải trọng lớn,rung lắc và nhiệt độ cao,các công ty công nghệ vật liệu biết rõ điều này,và họ có phương pháp để giải quyết vấn đề,nhưng chắc chắn phải mua,cả vật tư lẫn thiết bị thi công,và giá ko hề rẻ,mình ko mua hoàn chỉnh mà sửa chữa chắp vá thì càng làm càng hỏng,hy vọng lần này sẽ ổn.
 

anh kao

Xe tăng
Biển số
OF-563042
Ngày cấp bằng
6/4/18
Số km
1,143
Động cơ
148,792 Mã lực
Đến lúc sửa xong thì xe tải lại ầm ầm qua cầu Thăng Long thôi chứ chả nhẽ nó chạy hết sang cầu Vĩnh Thịnh cho nó xa phỏng cụ? Mà nếu bọn tải nó chạy cầu Thăng Long và suốt tuyến vành đai 3 trên cao thì nguy cơ ùn tắc ở nút giao big C sẽ giảm đi vì hiện tại xe tải từ hướng Bắc qua HN rồi chạy hướng Nam đều dồn từ đại lộ Thăng Long vào và lên đường trên cao. Nhánh lên xuống thì chỉ 1 làn xe còn xe lên/xuống đường trên cao toàn xếp... 4 hàng!
Chưa chắc đâu cụ,mấy nữa làm xong sẽ đặt trạm cân quá tải tự động cho cầu thăng long rồi, khống chế chặt tải trọng tránh làm hỏng cầu, kg cứ để xe quá tải chạy thì mặt bộ gt để ở đâu. Nên các xe tải sẽ phi vào cầu nhật tân rồi vòng ra phạm văn đồng để tránh trạm cân thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

DaewooBC212MA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-294254
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
5,378
Động cơ
362,766 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Khu đô thị Văn Quán
Chưa chắc đâu cụ,mấy nữa làm xong sẽ đặt trạm cân quá tải tự động cho cầu thăng long rồi, khống chế chặt tải trọng tránh làm hỏng cầu, kg cứ để xe quá tải chạy thì mặt bộ gt để ở đâu. Nên các xe tải sẽ phi vào cầu nhật tân rồi vòng ra phạm văn đồng để tránh trạm cân thôi
Thế thì em càng thoát. Vì em ở Hoài Đức, đi làm ở kcn Quang Minh nên em mong mỏi cầu Thăng Long và vành đai 3 trên cao... Đội đó đi vòng còn em đi thẳng.
 

ThanhNien18

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729686
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
98
Động cơ
72,700 Mã lực
Tuổi
84
Do công nghệ hay do cơ chế hả các cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top