- Biển số
- OF-2170
- Ngày cấp bằng
- 28/10/06
- Số km
- 3,584
- Động cơ
- 503,952 Mã lực
Thank cụ! nhờ cụ em cũng rõ hơn về vấn đề tính lương hưu như thế này.Em sẽ trả lời cho các cụ biết vì sao sai. Có nhiều sai nhỏ lặt vặt em không chỉ ra, em chỉ nêu ra những cái sai chính như sau:
1. Thứ nhất: mỗi tháng nộp 1 triệu, thì mỗi năm tiền vào BHXH là 12 triệu chứ, sao cụ chỉ tính có tiết kiệm thì được 12 triêu, trong khi BHXH chỉ được 1 triệu.
2. Thứ 2, mức lương tham chiếu của việc nộp BHXH mỗi tháng 1 triệu phải là 4.5 triệu chứ ko phải là 3.1 triệu như cụ tính.
2. Thứ 3: Trong công thức tính của cụ có tính đến yếu tố lạm phát 5%/năm, nhưng cụ không hề tính đến yếu tố điều chỉnh mức lương đóng BHXH hàng năm, thông thường bằng hoặc cao hơn lạm phát. Các cụ có thể xem bảng dưới đây về mức độ điều chỉnh trong bảng dưới đây (Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH):
Do vậy sau 38 năm, chắc chắn mức lương tham chiếu để tính lương hưu khi về hưu của cậu sinh viên sẽ không là 3.1 triệu đồng như cụ nói mà phải là ít nhất bằng 6-7 lần cái mức lương tham chiếu đầu tiên (4.5 triệu), tức là lương hưu phải là 20 triệu/tháng (=4.5 triệu*6 (lần)*75%) tính từ thời điểm nghỉ hưu.
4. Thứ tư: Điều quan trọng cái cuối cùng khi cậu sinh viên kia 60 tuổi bắt đầu nghỉ hưu thì sẽ hưởng lương hưu như thế nào. Đây là điều quan trọng nhất vì lương hưu của cậu ấy liên tục điều chỉnh với tốc độ khoảng 10%/năm (căn cứ vào tốc độ điều chỉnh lương hưu trung bình 1 năm ở Việt Nam trong suốt giai đoạn 15 năm qua.
Như vậy nếu năm thứ nhất nghỉ hưu hưởng 20 triệu/tháng thì năm thứ 2 sẽ là 20 triệu * 110% và cứ thế đến năm thứ n khi cậu sinh viên tỏi.
Nếu như giả định là 20 triệu/tháng thì riêng năm đầu đã được 240 triệu rồi, như vậy chỉ cần 8 năm với tốc độ tăng 10%/năm em đảm bảo số tiền hưu nhận được đã vượt quá số tiền 2.4 tỏi mà cụ tính cua trong lỗ nếu gửi tiết kiệm.
4 điều này đã nói lên rằng tính toán của cụ sai, nó cũng giống như một vài cái tính toán trên mạng xã hội đang có. Vấn đề là người tính không hiểu được chính xác các chính sách và chế độ.
Em nói thế để cụ selfer biết mà cân nhắc lại cái việc rút BHXH 1 lần.
Vậy tức là lương hưu sẽ được nhận có cộng thêm hệ số trượt giá, chứ ko phải tính theo giá trị số lương đã đóng.
Cụ cho hỏi vậy mức lương hưu tính sẽ được tính trên hệ số lương cơ bản thế nào. giả sử nếu giờ nhận lương trung bình 30r/ tháng, đóng được 12 năm rồi, thì khi hưu sẽ được nhận lương thế nào ? (năm nay em 46t)
Chỉnh sửa cuối: