Nói tiếng Anh hay còn nhiều yếu tố: học ở VN hay nước ngoài, học từ bé hay lớn lên mới học, trong công việc có thường xuyên dùng tiếng Anh không, tố chất giọng nói... Nếu nói hay thì bây giờ đầy các cháu học sinh, sinh viên chứ thế hệ trước thì đa số nói không hay và sai phát âm. Kể cả mấy bác việt kiều gì tiến sĩ làm cho mấy tổ chức, trường đại học quốc tế em thấy trên TV.
Em nhớ hồi bé học mấy thầy cô người Sing và Malay, ngồi dưới cứ ôm miệng cười nhưng nghĩ lại thấy mình có giỏi bằng họ đâu mà cứ đòi tinh vi.
Một số bác tiếng Anh chưa tốt nhưng tự tin nói rất nên khuyến khích mặc dù ngồi dưới nghe cũng hơi ghê.
Giỏi chuyên môn không có nghĩa là giỏi ngoại ngữ!
Đừng lôi mấy bác Việt kiều từ năm nảo năm nào, hay cả những bác việt kiều trong tương lai thì sẽ cũng cùng một giuộc thôi! Đa phần, họ có thể rất giỏi chuyên môn, kiến thức sâu sắc về các bộ môn, lãnh vực. Khi đem so kiến thức chuyên ngành chắc khó ai sánh kịp nhưng ngôn ngữ lại là một vấn đề khác.
Nếu các bác chịu khó để ý, đa phần dân miền Trung cụ thể là Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. v.v..... cực kỳ giỏi những môn khoa học tự nhiên (toán chẳng hạn) nhưng việc học ngoại ngữ của họ, đừng nói gì là phát âm mà ngay cả học viết bình thường, cũng rất khó khăn để họ chuyên sâu!
Lãnh đạo VN thì đúng có bác Hải nói hay cả về nội dung và chất giọng, phiên dịch nhiều khi mất điện.
Còn chuyện các phiên dich "mất điện" với quan "Phó tể tướng" thì xin thưa có hai lý do:
1/ Với cái nhóm phiên dich bên bộ Ngoại giao thì em cũng xin thưa luôn ntn:
+ Ngay từ khi thành lập Bộ Ngoại giao và tổng cục du lịch, thì hai bộ này được "chuyên chính vô sản hoá" từ trong trứng nước!
Nói cho dễ hiểu, tất cả những người tham gia làm việc trong hai bộ này, đặc biệt là Bộ Ngoại giao, không an ninh thì cũng thuộc thành phần con ông cháu cha hay giá chót là gia đình cơ bản.
Mà đám con cái nhà nhóm này thì các bác cũng biết tài giỏi giỏi cỡ nào rồi không? Chắc không cần đào sâu?
Gần đây, thì do được đào tạo bài bản ở Mỹ, chất lượng có cao hơn, và cải thiện (phát âm tốt chuẩn xác hơn, câu cú cũng khá hơn,...) tuy nhiên "
Rau nào sâu nấy" và câu "
Trứng rồng lại nở ra rồng, còn liu điu vẫn giữ dòng liu điu" là chớ hề sai!
2/ Phiên dich "mất điện":
a/ Có thể, nhắc lại là có thể thôi, người phiên dịch đó là giỏi nhưng do không đủ bản lĩnh, thiếu bình tĩnh và đứng trước oai của lãnh đạo thì run sợ hoặc không dám dịch vì sợ trách nhiệm.
b/ Phiên dịch không đủ trình độ cũng như kiến thức để dịch cho thoát ý lúc đó, nên tốt nhất là "ngậm miệng ăn tiền".
c/ Xin lỗi các bác đừng nói chi tiếng nước ngoài, mà ngay cả trong tiếng Việt nhiều vị là quan chức tai to mặt lớn, khi nói có những câu, những lời rất hoa mỹ, thậm chí rất hay, nhưng người Việt Nam có học vấn,khi nghe có thể chỉnh sửa ngay lập tức lời của họ đang nói vì câu què, câu cụt, hoặc câu vô nghĩa, hoặc không logic!
Tương tự khi họ nói tiếng nước ngoài, Giả dụ họ đã có thể khá hay giỏi tiếng nước ngoài đang nói (điều này rất hiếm!) Nhưng cho dù là như vậy chăng nữa thì khi họ nói họ cũng lo tập trung vô nội dung chính để tránh sai sót thì việc họ "múa lưỡi" cho hay sẽ gặp rất nhiều khó khăn!
Do đó trong tình huống này, thì người phiên dịch giỏi, càng dễ dàng thể hiện tài năng dich thuật và hiệu đính những sai sót của họ, hoặc làm cho câu văn của họ sinh động chuẩn xác hơn nếu muốn!
Đấy là ta chưa nói, trong dịch thuật có 1 thành ngữ (nguyên tắc) đó là:
DỊCH LÀ UYÊN BÁC!
Điều (câu) đó bao hàm cho cả người dịch lẫn người nghe hiểu được giá trị của người dịch thuật: Nếu người phiên dich giỏi nắm vững vấn đề cũng như
có kiến thức về văn hoá của người nghe. Đôi khi họ còn chỉnh sửa ngay cả những nội dung của lãnh đạo khi họ nói không đúng, hoặc nói sai, cũng như làm rõ ý nghĩa ý, của người lãnh đạo. Khi nghe hay chứng kiến sẽ hiểu thế nào uyên bác và thấy rõ vấn đề vừa nói.
Nghĩa là một câu nói tiếng Việt có thể chưa hay nhưng qua tài của người dich thuật làm tăng giá trị câu nói đó như làm tăng vị thế của đến lãnh đạo đó trước cử toạ.
Ngoài ra, không nói những buổi họp đàm phán quan trọng, khi đó trách nhiệm của người phiên dich, không chỉ dich đúng, chính xác ngôn ngữ mà còn phải thể hiện cả phong cách và thần thái của người nói qua lời dịch, để truyền tải thông điệp một cách chính xác và hiệu quả nhất, đầy đủ nhất.
Còn trong một số những buổi họp đàm phán giải quyết tranh chấp thì ngoài việc dich chính xác, cũng như kỹ năng ngôn ngữ khéo léo, và tài ứng biến của người phiên dịch, đôi khi sẽ giúp cho nhiều vụ tranh chấp từ "đại sự thành tiểu sự" và từ "tiểu sự thành vô sự"!
Phiên dịch cấp cao, không chỉ đơn giản là dịch chính xác những gì người ta nói mà còn là một cầu nối ngôn ngữ vô cùng hiệu quả!