Có nhiều vấn đề:Kính khởi bẩm các cụ!
Đợt này nhiều anh em cán bộ nhà nước chán cơm nhà, thích ăn cơm nơi xa trong khi quản lý các hoạt động mua bán nhập khẩu mà sử dụng vốn ngân sách. Như vụ thằng Hạnh Hoa mua keo Đức pha nước sông cũng bảo đồn đội giá 10 lần, vụ mấy ae định giá vụ Bạch Mai cũng kê không 4-5 lần. Câu hỏi đặt ra tại sao không cấp cho các đơn vị nhà nước tài khoản để truy cập vào thông tin Hài quan để liên thông thông tin. Sau khi biết giá nhập là A đồng. Chấp nhận cho lãi thêm 30% phí quản lý là 1.3 A chẳng hạn. Như thế đảm bảo trong nước giá trị các mặt hàng như thuốc , tb y tế sẽ hạ giá xuống, nhân dân đỡ vất vả. Sợ nhiều ngành chưa làm đc thì làm với mảng thuốc và tb y tế trước vì mảng này ảnh hưởng đến dân đầu tiên. Thằng nào thích tăng giá từ giá nhập khẩu thì bắt nó nộp thuế như vậy nhà nước cũng ko thiệt thòi. Thời buổi cntt bây giờ việc share cơ sở dữ liệu là phù hợp.
- Việc truy cập này sẽ làm lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin rơi vào tay đối thủ, đối tác gây thiệt hại (mặc dù nhà cháu biết hiện vẫn có cách để lấy được, nhưng làm chui khác với chính tắc).
- Ngay cả truy cập cũng ko giải quyết được gốc vấn đề. Như nhiều cụ đã nói, nếu muốn che giá, họ có nhiều thủ thuật. Giá có thể được nâng cao ngay từ người bán ở nước ngoài (còn việc họ xử lý thế nào thì có nhiều cách, nhiều tới mức viết sách được, nhà cháu với trình độ kế toán quèn cũng ra được vài chục cách hợp pháp), hoặc cho chạy lòng vòng trong nước qua nhiều công ty (CDC HN vừa rồi làm như vậy), hoặc cho thêm 1 công đoạn gia công lắp đặt, thêm gói bảo hành bảo trì này nọ, rất khó xác định giá gốc.
- Tại sao lại phải lòng vòng như vậy khi đã có quy chế đấu thầu công khai. Cứ làm chặt quy trình đấu thầu tự dưng sẽ có giá cạnh tranh hợp lý. Những vụ vừa rồi đều có sự cấu kết bắt tay nhau trong quá trình đầu thầu, thậm chí còn chỉ định thầu (vụ Arktic), thì nguyên nhân không nằm ở vấn đề giá. Thậm chí giá vụ Arktic còn rất hợp lý, lợi nhuận gộp chưa tới 10%, cực kỳ thấp.