Cụ dẫn giải rất đúng. khựa xuất phát từ khưa(cách đọc chuẩn theo tiếng TQ). Khựa chỉ là do cách đọc của người địa phương tại VN dần dần thành thói quen. Cũng như họ Huỳnh bản chất là Hoàng. Phước bản chất là Phúc. Yên bản chất là An.do thổ ngữ đọc qua nhiều thế hệ chuyển thành huỳnh. Phước. Yên(chữ hán không có chữ này).e biết thế nào nói thế. Nếu sai thì cccm tha cho e nhé
Huỳnh - Hoàng
Yên - An
Phước - Phúc
...
Cái này ko phải do thói quen, vùng miền gì đâu, mà do quy định từ xa xưa của Chúa Nguyễn, bắt đọc/viết 1 số từ trại đi vì dính đến tên kị tên huý hoàng tộc. Ví dụ: Minh Mạng tên cúng cơm là Đảm, thì dân cấm ko đc dùng từ Đảm, mà phải dùng Đởm, lâu lâu dẫn đến biệt hiệu của Mr Đờm ngày nay
Có hẳn 1 bảng quy định dài ngoằng luôn. Các cụ đọc tham khảo ở đây:
Xưa nay, ở vùng đất miền Trung trở về trong hay xuất hiện những từ "kỵ húy" trong lời ăn
nhacxua.vn
Còn tại sao dân Bắc ko theo, thì nguyên nhân đây:
“Chúng là một dạng từ biến âm cưỡng bức được dùng phổ biến, chủ yếu trong Miền Nam, tức Xứ Đàng Trong, từ Quảng Trị, nhưng rõ nhất là từ Huế, trở vào. Sở dĩ người miền Bắc “miễn nhiễm” với sự kỵ húy này là do hoàn cảnh lịch sử: “Nước” Đàng Ngoài chẳng việc gì phải nghe theo luật lệ của “nước” Đàng Trong. Sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, những tên húy kiêng cử của nhà Nguyễn đem áp dụng cho dân miền Bắc mà đa số còn hoài vọng nhà Lê thì sự tuân phục cũng chẳng được bao nhiêu. Tiếp đó miền Bắc được đặt dưới sự bảo hộ của người Pháp, nên người ta chẳng thấy cần thiết phải sợ phạm húy với vương triều nhà Nguyễn nữa.”