Em không báng bổ thần thánh, em không bắn súng hoa cải vào lịch sử, em chỉ nói sự thật thôi ạ:
Xét về tài liệu lịch sử:
- Theo tiến sĩ sử học Nguyễn Hồng Kiên hiện đang công tác tại Viện khảo cổ, thì ông ta đã tìm trong Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định việt sử thông giám cương mục thì hoàn toàn không thấy một dòng nào ghi về lễ khai ấn ở đền Trần.
- Theo ông Kiên, không có một tài liệu địa phương nào mô tả lễ khai ấn trong các lễ của đền Trần
- Cũng theo ông Kiên, hai tài liệu trên, không có dòng nào ghi việc mở tiệc đầu năm và ban chức ở phủ Thiên Trường. Chỉ có ghi một lần xét công sau chiến thắng quân mông lần 1 ở Thăng Long.
- Không có cái tục nào của nhà Trần rằng đầu năm họp để xét công ban chức, tước. Thực tế, ĐVSKTT ghi nhà Trần cứ 15 năm mới xét thăng chức tước một lần.
Xét về ấn và khai ấn.
- Ấn y hệt như con dấu thơi nay, nó nhằm xác định một văn bản nào đó do một cơ quan nào đó phát hành, không hơn không kém. Vậy, ấn chỉ có giá trị khi đóng trên một văn bản, nếu ấn đóng lên một tờ giấy, tờ lụa không nội dung thì ấn đó vô nghĩa.
- Khai ấn: chỉ có một nghĩa là bắt đầu sử dụng ấn, vậy chỉ có thể áp dụng vào ngữ cảnh là khi nghỉ tết, người ta cất ấn đi, gọi cho nó oách là phong ấn, khi làm việc lại, người ta lấy ấn ra, gọi cho oách là khai ấn. Y hệt như ngày xưa, sinh viên có bác không khoái gọi là “bao giờ nghỉ tết” mà lại khoái gọi “bao giờ đình giảng?” vậy.
- Vậy thì cái khai ấn trong hành chính là một việc mà triều nào, cơ quan nào cũng làm hàng năm, không có gì đặc biệt, vì không có gì đặc biệt, nên không bao giờ lễ hội lại đi diễn lại việc này. Người ta chỉ diễn các trò độc, điển hình của một nhân vật như chơi trận giả của Đinh Bộ Lĩnh, cưỡi voi đánh giặc của Hai Bà Trưng, cưỡi ngựa lửa của Thánh Gióng.
Như vậy kết luận, lễ khai ấn ở đền Trần không liên quan gì đến một việc tương tự (thực tế là không có) như vậy ở triều đình nhà Trần
Xét về cụ thể cái ấn ở đền Trần
Một bài báo phỏng vấn ông trưởng ban thủ từ ở đền Trần thì các (tờ giấy có dấu) ấn đều được in thủ công từ một con ấn từ xưa để lại. Đây là một câu trả lời giả dối từ một người trông đền, vì
- Thứ nhất, người xưa làm ấn không bao giờ khắc trên ấn loại chữ chân “chữ rõ ràng, như bia ở văn miếu hoặc các văn bản in bằng máy tính thời nay) mà khắc loại chữ “chiện” rất khó đọc, ví dụ đây là chữ “Trần triều quốc bảo”, đọc từ trên xuống dưới, từ phải qua trái.
- Thứ hai, thời trước Pháp xâm lược, chữ Hán phổ cập đến tận con nít, ngõ ngách các vùng quê xa xôi (trong các truyện xưa đều xuất hiện tầng lớp các ông đồ làng chuyên gõ đầu trẻ, các tấm gương học ké từ cửa sổ) thì việc viết sai chính tả cho một con ấn ở đền là không thể xảy ra. Nhưng ấn đền Trần viết sai chữ tích. Để ý dòng chữ nhỏ ở viền, đọc từ phải qua trái là “tích phúc vô cương”, ý người khắc là trữ cái phúc nhiều không ranh giới. Nhưng chữ “tích” trên con dấu kia cũng đọc là tích mà không có ý là trữ, mà ý là thiếc (kim loại) !
Như vậy, chiếc ấn ở đền Trần chắc chắn được đặt khắc những năm gần đây
(Còn tiếp)