"Với quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cục Hàng không vừa trình Bộ GTVT báo cáo thẩm định, để bộ báo cáo Thủ tướng phê duyệt. Cơ quan này đề xuất, tới năm 2030, giữ số lượng sân bay đã được Thủ tướng phê duyệt tại quy hoạch năm 2018 (tổng 28 sân bay). Trong đó, các sân bay đầu tư mới gồm: Nà Sản (Sơn La), Lai Châu, Sapa (Lào Cai), Quảng Trị, Phan Thiết.
Tới năm 2050, Cục Hàng không chỉ bổ sung sân bay Cao Bằng (cả nước 29 sân bay), xây dựng sân bay Tiên Lãng thay thế sân bay Cát Bi (Hải Phòng) và định hướng thành sân bay thứ 2 vùng Thủ đô Hà Nội. Với quy hoạch này, hàng loạt đề xuất sân bay của địa phương đã bị Cục Hàng không loại, như đề xuất sân bay thứ 2 vùng Thủ đô tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội); đề xuất sân bay của: Hà Giang, Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước, Hà Tĩnh..."
Cục Hàng không đề xuất tới năm 2050 chỉ bổ sung thêm 1 sân bay mới so với các sân bay đã có trong quy hoạch cũ, bất chấp việc nhiều địa phương đề xuất đưa vào quy hoạch hàng loạt sân bay mới.
tienphong.vn
Theo thông tin quy hoạch này, tới năm ... 2050, chỉ thêm mỗi sân bay Cao Bằng và thay thế sân bay Cát Bi bằng sân bay Tiên Lãng.
Có thể thấy rằng: Nếu có sân bay Tiên Lãng, ngay trong năm 2035 chẳng hạn, thì chắc không cần sân bay Ninh Bình làm gì. Bởi lúc đó mạng lưới cao tốc nối Ninh Bình - Quảng Ninh chắc đã xong rồi, chứ đừng nói đường ven biển đang làm hiện nay. Nhưng nếu 2050 mới làm sân bay Tiên Lãng, tức là còn gần 30 năm nữa, vậy tp Ninh Bình, các huyện nam Ninh Bình, vùng huyện ven Thanh Hóa sát biên như Hậu Lộc, Nga Sơn, ven Nam Định như Hải Hậu, Nghĩa Hưng sẽ đi sân bay nào? Với khoảng cách tạm tính từ Kim Sơn (quy hoạch vị trí đặt sân bay Ninh Bình) tới sân bay Cát Bi tầm 120km, đường cao tốc chưa có (chắc 2035 có),đường ven biển 2028 xong, mặt cắt hẹp, lưu lượng đông và giao cắt đồng mức nhiều. Từ Kim Sơn đi sân bay Sao Vàng, theo đường chim bay tầm 80km, nhưng như các cụ biết, cao tốc Ninh Bình, Cao Bồ - Mai Sơn - QL45 là hướng tuyến khả thi nhất (sau 2023), sau đó ngược lên sân bay Sao Vàng bằng tỉnh lộ tầm 28km, tổng khoảng cách khoảng 90km.
So sánh với sân bay Quảng Trị đang dự tính đặt tại Gio Linh, sát phía bắc của tp Đông Hà - đường ra phía Đông là biển Cửa Việt và chưa cần xem quy hoạch vị trí nó chắc chắn khá gần cao tốc Túy Loan - La Sơn - Cam Lộ - Vạn Ninh - Bùng.
Mới đây, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và nhà đầu tư đã đặt mục tiêu khởi công sân bay Quảng Trị vào tháng 9/2021.
baodautu.vn
Nếu đo khoảng cách từ sân bay Quảng Trị (Gio Linh) về phía Nam tới sân bay Phú Bài - Huế, khoảng cách là: 88km, tương đối thẳng tuyến. Nên nhớ, cao tốc Túy Loan - Cam Lộ, đã sắp đưa vào khai thác, chậm nhất 2022 (xem link dưới), tức là sân bay mà xong thì cao tốc đi từ Phú Bài tới Cam Lộ chắc cũng vừa xong.
Nếu đo khoảng cách từ sân bay Quảng Trị (Gio Linh) về phía Bắc tới sân bay Đồng Hới - Quảng Bình, khoảng cách là: 89km, tương đối thẳng tuyến. Hiện nay cao tốc Bắc Nam đi qua 2 điểm này là Bùng - Vạn Ninh - Cam Lộ, đã triển khai một phần và không thể chậm hơn 2025 (Xem link dưới)
Xét về mục đích của sân bay Quảng Trị:
Có thể thấy rằng:
1. Quảng Trị là 1 tỉnh không mạnh về di sản và các danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch, ít nhất là so với 2 tỉnh kế cận là Huế và Quảng Bình. Nên tính liên kết vùng và giao thông phục vụ du lịch tầm khu vực hoàn toàn khỏa lấp bởi 2 sân bay hiện có, Phú Bài và Đồng Hới, đang sắp nâng công suất.
2. Khu vực Nam Quảng Bình và Bắc Quảng Trị và hầu hết tỉnh Quảng Trị, mật độ dân số trung bình thấp, nên lưu lượng bay không nhiều cho tính dân sự. Một chú ý khác, Quảng Trị đang tập trung khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, nên sân bay này nếu được làm sẽ phần nào có tác động tốt tới thu hút đầu tư của tỉnh (!?)
3. Về yếu tố quân sự: Đúng là hiện tại, Phú Bài và Đồng Hới, không phải là sân bay lưỡng dụng. Đây là 1 yếu tố quan trọng để xây sân bay có yếu tố quân sự mới tại địa điểm này, Gio Linh. Nhưng nếu nó quá quan trọng như vậy, sao nhiều năm nó chưa có?
Quay trở lại với sân bay Nam Ninh Bình: Ninh Bình là 1 tỉnh có lượng di sản, cảnh quan, danh lam thắng cảnh (có quy mô quốc tế) vượt trội so với 2 hoặc 4 tỉnh bên, Nam Định - Thái Bình và Thanh Hóa - Nghệ An. Mặt khác, Ninh Bình thuộc vùng duyên hải đồng bằng Bắc bộ, dân số đông đúc và lượng người di cư cơ học lớn. Và nếu nó được đặt ở đó, mới chính xác là vị trí trung tâm vùng đồng bằng Nam sông Hồng. Với các yếu tố trên, cộng yếu tố cao tốc đi qua vùng và khoảng cách tới các sân bay lân cận, rõ ràng sân bay Ninh Bình cần được ưu tiên ít nhất là so với sân bay Quảng Trị.
Xét về một yếu tố khác về nguồn vốn, cả 2 cùng là PPP (hoặc tư nhân hoàn toàn), nhà nước chỉ cần đầu tư hạ tầng kết nối, còn lại doanh nghiệp tự đầu tư, tự khai thác, lời ăn lỗ chịu. Nên họ chỉ cần quy hoạch được phê duyệt.
Chỉ duy nhất yếu tố quân sự, quốc phòng là sân bay Quảng Trị có lợi thế hơn trong sự so sánh.
Ý các cụ sao?
Tuyến cao tốc Cam Lộ (Quảng Trị) với La Sơn (Thừa Thiên Huế) dài hơn 98km đang gấp rút thi công. Đây là tuyến cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung. Sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc La Sơn - Túy Loan thông với tuyến cao tốc Đà...
tienphong.vn
Thứ trưởng Lê Đình Thọ kiểm tra hiện trường dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ
mt.gov.vn
Ninh Bình cho rằng việc xây dựng sân bay là bước đột phá phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh.
vnexpress.net