[Funland] Samsung và tâm tư của VCCI

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
4,640
Động cơ
356,973 Mã lực
Đây e thấy bác nhận xét khách quan và khá đúng. Nguời Việt từ giám đốc đến qly đến công nhân, ít tự có suy nghĩ làm sp làm sao để tốt, thuờng chỉ nghĩ làm sao nhanh xong thôi (bất kể chất luợng thế nào)
Không đúng, các lãnh đạo đa số làm ăn đàng hoàng, muốn sp của mình tốt. Em ví dụ như bên Europlas các sếp luôn trăn trở đến bạc tóc (dù tuổi mới chỉ hơn 40 đầu 50) về chất lượng sp dù sản lượng đã nằm trong Top of the world rồi. Bên này rất chú trọng đầu tư cho R&D gần 10 năm nay dù chưa ra thành quả nào đáng kể. Vì công nghệ Taical/Filler cũng là khó trên thế giới dù thị trường là rất rộng lớn. Hơn nữa bên này chắc là công ty hiếm hoi ở Việt Nam mà toàn người ngoài nắm giữ các vị trí chủ chốt chứ không phải người nhà, từ vị trí PP cho đến phó tổng.
 

zen_ky84

Xe tải
Biển số
OF-75914
Ngày cấp bằng
20/10/10
Số km
384
Động cơ
423,823 Mã lực
E là con buôn đây , con buôn đúng nghĩa luôn ấy , nhưng e muốn đầu tư dây chuyền sản xuất e phải có tiền , thậm chí rất nhiều tiền . vậy thì chờ đến giai đoạn e có tiền để chuyển sang sản xuất e phải đi buôn. Cái này là giai đoạn e tích lũy . nên bác đừng coi thường con buôn bọn e , ko có con buôn hàng hóa lưu thông kiểu gì . các hãng lo đi bán hàng thì time đâu nghiên cứu sản phẩm. Mỗi 1 khâu đều có vai trò nhất định , còn làm tốt hay xấu đều do con người cả thôi. E vẫn ấp ủ ước mơ 1 ngày nào đó đủ tiền , đủ kênh ra hàng e sẽ làm sản xuất nhưng hiện giờ thì cứ làm con buôn tốt đi đã
Tàu nó hơn ta ở chỗ xã hội nó có rất nhiều con buôn và các nhà phát triển nghiêm túc. Con buôn thì chỉ lo kiếm đc nhiều xèng, còn các nhà phát triển thì ngoài kiếm xèng họ còn chăm chút sản phẩm. 20 năm trước TQ còn chật vật là công xưởng thế giới, thì 20 năm sau, TQ đã có rất nhiều nhà đầu tư bài bản, phát triển nghiêm túc mang xèng đi đầu tư ở các nước nghèo hơn, họ có sự hỗ trợ rất lớn từ thể chế trính trị của anh lớn là Oảng. Qua Châu Phi, Châu Mĩ Latin, hay qua các nước đang phát triển và cả Mẽo để xem TQ họ làm ăn bài bản ntn.

Còn ở ta toàn con buôn, léo mẹ đội ngũ dư luận viên ở cái otofun này cho Vin nhiều vô kể. A vin là con buôn chính xác, mục đích của a là kiếm xèng chứ ko phải tạo ra giá trị xã hội để tạo xèng. Ngoài vin ra, còn rất nhiều con buôn, bởi nhà nc ko có chính xách kiềm chế bong bong, và khuyến khích ngành cơ bản. Cũng đơn giản vì xã hội chung ai cũng thích ăn nhanh. Làm sản xuất rất cực, bởi ban đầu có thể 10 năm chưa có lãi, vận hành 1 dây chuyền 500 công nhân khác hoàn toàn với 500 nhân viên sales, bởi ngoài dây chuyền còn các phần phụ trợ khác, mà nc ta thì đi tắt đón đầu....
 

zen_ky84

Xe tải
Biển số
OF-75914
Ngày cấp bằng
20/10/10
Số km
384
Động cơ
423,823 Mã lực
E có cái cảm giác các bên chức năng họ ko muốn doanh nghiệp to ra. Đang bé ko sao , to ra cái là lao vào vặt lông ,dọa dẫm đủ kiểu. Làm mh ko cả muốn lớn , muốn to lên nữa cụ ạ
Đầu tư lớn thì phải tính lâu dài, nhưng làm ăn lâu dài ở đất này quá khó. Luật thì chồng chéo, chỗ nào cũng thích hoạnh họe các kiểu nên người ta nản, không muốn làm, chỉ muốn làm cái gì ăn ngay rồi biến.
Ví dụ nhỏ thế này: sau 3 năm mở DN thường phải quyết toán thuế, mà làm cái đó thì trần ai, thôi thì làm cái gì ngăn ngắn, 2,5 năm đóng của giải tán, mở cái khác, thế là khỏe.
 

zen_ky84

Xe tải
Biển số
OF-75914
Ngày cấp bằng
20/10/10
Số km
384
Động cơ
423,823 Mã lực
Bên e chuyên buôn đây cụ , lấy 1 thứ mà mh cho là dễ làm nhất đem cho ông nhà xưởng ở bên mh , bảo tao ko cần mày làm tốt hơn , chỉ cần đạt 80% so với nó , và giá bằng nó là tao sống chết chạy hàng cho mày , mà nó đem về nghiên cứu 1 tháng báo lại là nó làm được 100% như thế nhưng giá thành cao hơn giá bên TQ nó chào mh 40%. Thế thì thôi mh lại lấy hàng TQ vậy . muốn ủng hộ hàng Việt mà ko ủng hộ nổi
Nói về công nghiệp phụ trợ nó cũng khó lắm các cụ ạ. Không có như ta nghĩ đâu. Theo cá nhân em thì vì 1 số lý do sau:
1: Đầu tư vào sản xuất công nghiệp phụ trợ rất tốn kém. Cái này liên quan đến một đống tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống. Ví dụ: Để làm được cái vỏ ĐT cho SS, ngoài máy móc, TB ra các bác phải xin được đủ các giấy phép hệ thống chất lượng nghiêm ngặt. Rồi lại phải duy trì nó. Tiền cả đó. Nước ngoài nó yêu cầu rất cao về cơ sở vật chất, con người, PCCC, môi trường. Mà đầu tư mấy cái đó rất tốn kém. Nhất là bọn Mỹ, Nhật, Châu âu.
2: Giá thành bán ra thấp, phải lấy số lượng bù giá thành. Nếu giá ko đủ thấp thì ko cạnh tranh với TQ được. Ví dụ làm 1 cái ốc, bán ra chắc được 200đ, lãi được 10đ. Vậy muốn lãi 1 tỉ phải bán được 100 triệu con ốc. Thị trường VN có đủ tiêu thụ không. Nếu không làm được giá đó thì TQ nó làm.
3: Liên quan đến đối tác sẽ mua của mình. Do mình không nắm được công nghệ nên sẽ bị động trong việc sản xuất. NSX thường bao giờ cũng sẽ nắm bản quyền linh kiện mình sản xuất ra và không cho đối tác thứ 2 sản xuất. Kiểu như hàng chính hãng í. Rõ ràng các bác biết có thể tiện con ốc cho SS, nhưng ai cho các bác làm nếu NSX ko cho. Các bác cố làm sẽ thành ra ăn cắp bản quyền. Vậy các bác đầu tư mà nó ko cho làm cũng vô nghĩa.
- TQ nó làm được vì nó có 1 thị trường tiêu thụ cực lớn. Nó làm chủ được công nghệ. Và trên hết, nếu không làm cho các Cty FDI thì nó SS nội địa dùng, hoặc xuất đi khắp TG.. nên đừng hỏi vì sao TQ rẻ.
- Một ví dụ về việc sản xuất phụ trợ ở nơi em làm: Cty em hàng năm nhập rất nhiều tiền mấy cái ốp ghế bằng nhựa để thay thế( Em xin giấu một số thông tin về cty nhé). Tính toán chi phí thì quá lớn. Mỗi một đơn hàng vài trăm cái ốp cũng đi mất vài tỉ. Tính ra mỗi cái ốp nhựa, bàn ăn nhựa toàn vài trăm $. Đặt ra vấn đề tại sao mình ko sản xuất phụ trợ.
+ Khi bắt tay vào thì mới vỡ ra. Để sản xuất được mấy cái đó cần bản vẽ thiết kế(cái này mình lấy mẫu copy được) và bản vẽ chế tạo(Liên quan đến vật liệu bên trong). Vì ko có bản vẽ chế tạo nên thôi, kệ mẹ nó. Cứ làm miễn là nó giống đúng ko ạ. Tuy nhiên khi đưa vào thịt trường thì sao?? Rõ ràng việc mình chế tạo là ko đc phép của NSX, vì vậy chả ai mua. Và việc mình dùng cũng ko đúng luật. Do ko bán cho ai được. Số lượng SX ít, khuôn mẫu nhiều dẫn đến kể cả dùng chui cũng ko có lãi. hơn nữa, nếu hội nhập TG, việc sản xuất như vậy là ko hợp pháp. Cuối cùng việc SX phụ trợ thất bại.

thôi em phải về rồi, hơi dài các bác thông cảm
 

zoro82

Xe máy
Biển số
OF-414511
Ngày cấp bằng
4/4/16
Số km
58
Động cơ
222,620 Mã lực
Tuổi
42
Nói về vấn đề làm phụ trợ. Ngoài vấn đề giá thành thì vấn đề bản quyền cũng là 1 vấn đề lớn.
Lại nói tiếp câu chuyện về nơi em làm. Hàng năm chi phí cho việc mua Phụ tùng thay thế chiếm cả trăm triệu $. Cái gì cũng đắt đỏ. Vậy tại sao không làm được. Cái đó liên quan đến việc bảo hộ của các nước tư bản. Và 1 số lý do sau làm cho SP mình đắt:
- Các nước tư bản họ đẻ ra các tiêu chuẩn và lấy tiêu chuẩn đó áp dụng cho cả TG. Mình bắt buộc phải theo. EM ví dụ: Để sản xuất 1 con ốc cho Apple, lấy gì các bác đảm bảo cho Apple là con ốc đó đạt chuẩn. Chả bao giờ nó đến kiểm tra con ốc nhà bác. Muốn đạt chuẩn nó đẻ ra 5-7 cái tiêu chuẩn. Vậy muốn đc tiêu chuẩn đó thì phải làm sao?? Đầu tiên phải tốn tiền thuê tư vấn của nó, rồi thì đầu tư nhà xưởng, tất tần tật để đạt được tiêu chuẩn đó. Rồi nó sang kiểm tra cấp cho mình. Việc đó thực sự vô cùng tốn kém.
+ Dễ hiểu hơn, khi nói đến làm con ốc. Chắc các bác nghĩ chỉ cần cái máy tiện, cục sắt cho vào là xong. Nhưng sự thực ko như thế. Để đạt được tiêu chuẩn nó đối tác, bắt buộc toàn bộ hệ thống chất lượng, quy trình phải làm giống nó. Kiểu như nhà xưởng nó xây bên Mỹ ntn thì mình phải làm theo tương tự. Hệ thống con người, PCCC, ATLĐ, MÔi trường cũng thế. Đầu tư cực lơn, lại mất chi phí duy trì nó nữa. Vì vậy, nếu chỉ lam cho 1 hãng thì ko đủ lãi.
- Ngoài ra, với 1 số sản phẩm giá trị cao, NSX giữ bản quyền và không cho mình làm. Cái đó là rào cản lớn nhất không vượt qua được.

Vậy tại sao TQ làm được với chi phí thấp. Em nghĩ:
- Họ là nước lớn, họ tự đẻ ra tiêu chuẩn phù hợp với cơ sở vật chất hiện tại của họ và bắt cả TG phải chấp nhập. -> chi phí cơ sở hạ tầng giảm đáng kể. VÍ dụ: bác có cái xưởng rồi, Apple nó bảo xưởng phải giống xưởng bên Mỹ của tao -> bác xây lại cái khác để đạt tiêu chuẩn của nó. TQ nó ngược lại, nó bắt Mỹ phải chấp nhập những cái nó có, tiêu chuẩn của nó.
- Ngoài ra, TQ nó tự đẻ ra sản phẩm, nên việc SX phụ trợ ko bán cho ai thì nó tự dùng.. chả sao.

Ví dụ cụ thể về việc đầu tư nhà xưởng đạt chuẩn: Tây nó yêu cầu môi trường làm việc phải kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Ví dụ: nhiệt độ dưới 25 độ, độ ẩm dưới 70%... Vậy các bác phải quây cái xưởng lại, đầu tư điện cho đủ, điều hòa nhiệt độ, và máy hút ẩm. Duy trì nó mọi lúc. Chỉ 1 yêu cầu nhỏ thế thôi là tốn khối tiền rồi..
Nào rảnh em lại chém tiếp
 
Biển số
OF-576409
Ngày cấp bằng
28/6/18
Số km
144
Động cơ
141,670 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn làm thương mại là nhiều, doanh nghiệp sản xuất ít và chính phủ cũng ko ưu đãi nhiều cho họ thì nền công nghiệp sản xuất phát triển thế nào được
 

AA_A

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-378545
Ngày cấp bằng
19/8/15
Số km
685
Động cơ
250,100 Mã lực
Tuổi
41
Doanh nghiệp cung cấp nhựa cho Samsung gia nhập UPCoM

(ĐTCK) Cổ phiếu của CTCP Hanel xốp nhựa (Hanel Plastic) đã chính thức giao dịch trên sàn UPCoM với mã chứng khoán HNP

Hanel Plastics là doanh nghiệp thí điểm cổ phần hóa đầu tiên của TP. Hà Nội từ năm 1994. Công ty có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, phần vốn Nhà nước chiếm 56% do Công ty TNHH MTV Hanel nắm giữ.

Trong khi các doanh nghiệp phụ trợ trong nước còn đang loay hoay để chen chân vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì Hanel Plastics đã có một danh mục khách hàng đáng mơ ước, với những tên tuổi lớn cả trong và ngoài nước, đó là Samsung, Canon, Panasonic, LG, Iwatani, Brother, Kangaroo (vỏ bình nóng lạnh, bàn là…), Vietnam Airlines (cung cấp hộp đựng đồ ăn, cốc, dao dĩa nhựa…)

Ngoài ra, sản phẩm của Hanel Plastics cũng khá đa dạng, với các dòng sản phẩm như nhựa ép phun, nhựa công nghệ màng hút chân không, xốp EPS, xốp, nhựa cho máy in, hộp đựng máy in…

Năm 2013, HNP lọt vào danh sách VN-FAST 500. Doanh thu và lợi nhuận của HNP tăng liên tục trong 5 năm vừa qua. Năm 2017, HNP đạt doanh thu 413 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 22.1 tỷ đồng, trả cổ tức 15%. Năm 2018, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 455 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 23,36 tỷ đồng (EPS xấp xỉ 4672 đồng/CP), cổ tức tiền mặt dự kiến 17%.

Tại Đại hội cổ đông 2016, trả lời cổ đông về việc đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản, lãnh đạo HNP cho biết, Công ty không có ý định kinh doanh bất động sản như một ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, mà chỉ tận dụng “cơ hội chuyển đổi đất” khi di chuyển nhà xưởng sang địa điểm mới, do hệ thống nhà xưởng hiện tại đã chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất. Hiện HNP đang sử dụng 3 ha đất tại Khu công nghiệp Sài Đồng, ngay chân cầu Vĩnh Tuy.

EPS của HNP trong 5 năm gần đây có xu hướng tăng dần, hiện đã tiệm cận 5000/cp, hàng năm công ty đều chia cổ tức bằng tiền mặt. Giá cổ phiếu hiện nay 2x là khá rẻ
 

hotcung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602278
Ngày cấp bằng
7/12/18
Số km
20
Động cơ
124,760 Mã lực
Tuổi
25
Các DN làm phụ trợ cho Samsung ngày càng ăn nên làm ra, công việc nhiều không đếm xuể
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top