- Kỹ thuật photocopy đã được người Mỹ đưa vào SG từ trước 1975?
khó hiểu là kỹ thuật photocopy ngày đó chưa thể phổ biến đến hàng dân sự như ở chợ Bến thành, SG.
Năm 1980 khi Công đoàn Đoàn kết Ba Lan làm "cách mạng", lúc đó mới biết đến các máy photocopy của CIA Mỹ viện trợ gấp để họ in sao tài liệu.
- Còn một kỹ thuật cổ điển nữa có trước photocopy, đó là stencil, là chụp và in trên nền giấy nhạy sáng (cho sao bản vẽ thường là màu tím), mà hồi trước khá phổ biến để sao chụp các bản vẽ kỹ thuật A3, A0, và kỹ thuật này bị bỏ đi từ ngày có các máy copier A3, A0. Có phải là copy này?
Stencil, là chụp và in trên nền giấy nhạy sáng (cho sao bản vẽ thường là màu tím) → đúng là để sao bản vẽ
Photocopy thời ban đầu là trên giấy đặc biệt khổ A4 trông như giấy ảnh, phủ kẽm oxyt (ZnO), người Nga cung cấp cho chúng em máy này từ 1973, máy to lắm, chất lượng thì kém rồi, khi dùng phải kèm theo hoá chất nữa, trông lem nhem bẩn thỉu. Đối với chúng em cũng là văn minh lắm rồi
Ở phương Tây, theo em công nghệ này ra đời trước hơn và phổ cập ra bên ngoài có lẽ trước 1970
Năm 1981, em qua Czechslovakia, trong cơ quan đã có máy kiểu này, nhưng chất lượng tốt hơn nhiều, photocopy không mất tiền
Những máy photocopier trên giấy thường (plain paper) tất nhiên xuất hiện trước ở phương Tây, và bắt đầu đưa ra dân dụng theo em khoảng 1980
1980, Liên Xô và các nước XHCN vẫn kém xa phương Tây về công nghệ này
Sau này Liên Xô bằng cách nào đó (bí mật) mua được nhiều máy photocopy của hãng Xerox. Vì thế người Nga cứ gọi những bản sao này là "Xeroxcopy" (họ phát âm là Kxerocopy) bất kể là dùng máy gì đi nữa
Em nghĩ trước 1975, dân đã Sài gòn vẫn phải dùng giấy tráng oxyt kẽm (ZnO)