[Funland] Sài Gòn chuyện nhỏ .

bentley8

Xe điện
Biển số
OF-897
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
3,041
Động cơ
582,123 Mã lực
Nhạt nhẽo nhưng ngược lại nhiều khi bị chi phối quá nhiều bởi tình cảm gốc như cụ nói con người ta khó thoát khó sòng phẳng và có tư duy thoáng linh hoạt vốn là nền tàng của kinh tế thị trường cụ ợ. Nhưng dân sài gòn gốc bây giờ còn mấy đâu, sau những năm 90 ra ngoài đường tiếng Bắc nghe nhan nhản, cơ bản bắc kỳ chiếm ưu thế trong đó thì cá tính của người SG cũng bị ảnh hưởng nhiều rồi, ko được như xưa.
Sg dịch vụ rất được, ăn đứt ngoài mình. nhưng tình cảm ruột thịt, anh em bạn bè thân thiết thì không có chiều sâu như người bắc & gốc bắc sống ở sg.
 

bentley8

Xe điện
Biển số
OF-897
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
3,041
Động cơ
582,123 Mã lực
Người SG với chiện nhỏ với tính cách như vậy bây giờ vẫn có, nhưng có lẽ đa phần ở trong những con hẻm nghèo. Vì đơn giản, hồn hậu thì đan rổ không giàu mà ra phố lớn được. Đa phần đại gia SG bây giờ là dân bắc mà chủ yếu là người HN vốn ham học, cần kiệm, nhưng ngược lại tính toán, mưu mô hơn người SG. Với 2 thái cực như vậy dân Nam với dân Bắc luôn có vấn đề về sự tương hợp, cá nhân em nghĩ vậy.
Em sống SG hơn bốn chục niên bây giờ nghe các cụ, mợ kể chuyện những "chiện nhỏ" ở SG :)) Đúng là "chiện nhỏ" thật. Nhưng SG bây giờ phức tạp lắm không như ngày xưa. Dân tứ xứ đổ về SG sinh sống làm SG trở nên chật chội và phức tạp hơn rất nhiều. Ngày Tết khi họ trở về quê ăn Tết thì lúc ấy SG mới thực sự vắng lặng được vài hôm :))
 

fordeverest2013

Xe tải
Biển số
OF-377267
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
333
Động cơ
247,980 Mã lực
Tuổi
34
Người SG với chiện nhỏ với tính cách như vậy bây giờ vẫn có, nhưng có lẽ đa phần ở trong những con hẻm nghèo. Vì đơn giản, hồn hậu thì đan rổ không giàu mà ra phố lớn được. Đa phần đại gia SG bây giờ là dân bắc mà chủ yếu là người HN vốn ham học, cần kiệm, nhưng ngược lại tính toán, mưu mô hơn người SG. Với 2 thái cực như vậy dân Nam với dân Bắc luôn có vấn đề về sự tương hợp, cá nhân em nghĩ vậy.
Muốn hiểu về tính cách con người Sài Gòn thì ngay cả như em, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này hơn 40 năm trời vẫn chưa thể hiểu hết tường tận. Chỉ biết rằng SG là nơi hội tụ tất cả những cái hay và cả những cái dở của khắp mọi miền. Từ những người dân tận miệt Cà Mau hay đến những người con tận địa đầu tổ quốc nhưng tụ chung họ đều muốn đem những thứ tốt nhất, hay nhất để thi triển tại SG, để có thể bám trụ được, tồn tại được và phát triển ở SG. Chính những nét đặc điểm đấy nó đã tạo ra một SG hết sức năng động, hết sức đặc trưng. Nhưng nói như thế không có nghĩa là những cư dân SG là những người dẫm đạp lên nhau mà sống. Chính vì từ đôi quang gánh ở quê lên, từ đôi bàn tay trắng ở xứ cày ra sỏi đá đến SG lập nghiệp nên những di dân họ rất quý nhau cái tình. Họ sẵn sàng san xẻ, giúp đỡ một cách vô tư "chuyện nhỏ" với những người "bà con" ở xa, không quen biết. Và cứ thế, đến lượt những cư dân mới khi đã thành đạt hoặc kể cả chưa thành đạt, họ lại tiếp tục giúp đỡ những người mới. SG có câu "xả láng sáng dậy sớm" chính là vậy. Đối với dân SG chính hiệu, tiền là "chuyện nhỏ", cái tình mới là cái đáng quý nhất đối với họ :)
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Tối về em đọc.
 

Lái xe

Xe buýt
Biển số
OF-2690
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
875
Động cơ
550,489 Mã lực
Cụ nhắc em mới nhớ. Không hiểu sao người Hà Nội nói riêng cũng như người miền Bắc nói chung đều rất sợ mùi sầu riêng. Trong khi em thấy nó rất thơm đấy chứ :))
Em cũng cùng cảm giác với cụ. Nhưng một số người dị ứng khủng khiếp với mùi thơm quyến rũ đó. Mùi chuột chết, mùi...mứt, mùi xác chết... là những mỹ từ được phần còn lại của thế giới gán cho. Ngay cả bây giờ trên thế giới đang có phong trào cổ suý cho món durian trứ danh này. Các nhà nghiên cứu cho rằng món này giàu protein, gây hưng phấn cho tâm hồn và cho hoạt động gường chiếu..vv và vv... Gửi các cụ xem một clip thử ăn sầu riêng lần đầu của mấy bạn Germany nhé:

 

Lái xe

Xe buýt
Biển số
OF-2690
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
875
Động cơ
550,489 Mã lực
SG tháng trước cháu lên có việc. Ông bạn đến ks bảo đi ăn phở Bắc.Quán phở gà do gd một nguời NAm định làm chủ. Ăn xong cháu đưa tờ 200k chờ trả lại tiền thừa. Tay chủ quán bảo vợ có tờ 100k không đưa đây để trả lại khách. Chụ vợ đang nấu phở cũng chưa tìm. Hắn lại lượn sang bang khác tính tiền....vẫn chưa trả lại tiền thừa cháu. Sốt ruột cháu bảo anh có tiền kia sao không trả lại?( trong tay hắn cầm xấp tiền 50, 20,10k). Hắn lại thúc vợ tìm tờ 100k cô vợ bảo không có, cháu bảo ông bắt tôi chờ đến bao h? Hắn mới chịu rút 2 tờ 50 k và 2 tờ 20 k trả lại. Có thể là hắn cần tiền 50 k giữ để trả lại n hững khách khác nhưng cách phục vụ như thế quả thật không hay.
Trong này cháu rất ngại vào quán xá cửa hàng của người từ Bắc vào kinh doanh. Tất nhiên cũng có những bác làm rất tốt.
Phở Phú gia cũng khá nổi tiếng nhưng cháu đến ăn một làn cách đây 8 năm rồi thôi luôn. Không nói đến vấn đề giá cả hay chất lượng nhưng thái độ phục vụ cần phải tốt, tôn trọng khách hàng.
Phở Phú Gia ghét nhất là bác chủ mặt lạnh như bom, thiếu niềm nở với khách (một bản sao nhạt nhoà của Tư Lùn HN). Phong cách mậu dịch từ hương vị đến dịch vụ. Ra cửa lấy xe thì có ngay một cu xán lại chìa tay xin tiền gửi xe. "Chú có phát vé giữ xe đau mà xin với xỏ nhỉ?". Không dám đòi thêm nhưng mặt mũi ra vẻ hằn học :) Lần cuối em ghé quán này cũng đã 4 năm. Thường nếu tới khu này thì em thêm 200 m nữa ghé Khu phố 4 làm bát phở Dậu (hay còn gọi là phở Nguyễn Cao Kỳ, phở Pilot...). Đắt hơn nhưng ngon hơn và trên hết là phong cách phục vụ OK. Cần xin chén rượu trắng bác phục vụ già cũng sẵn sàng mời ngay vài bôi "tình thương mến thương" :)
 

lamkhanh868

Xe tải
Biển số
OF-373060
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
435
Động cơ
252,640 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
M là người bắc, sống ở Bắc. Nhưng mỗi lần đi công tác Sài Gòn thì m rất thích ng Sài Gòn.
Có lần m ngồi đợi tàu bay, lối gần đường xe taxi đỗ. Một khách hàng thái độ với a nhân viên, a ấy vẫn rất nhỏ nhẹ: chú ơi, chú cứ ngồi xuống giùm con đi ạ, xong rồi cần gì cụ nói, đừng làm như vậy ảnh hưởng tới người xung quanh. Mong cụ hợp tác giùm con ạ.
Nghe nói vậy chú khách hàng kia sẵn lòng làm theo ý của a nhân viên.
M nghe thôi cũng thấy hài lòng lắm :D. Mà cái giọng nghe phải nói là dễ chịu các cụ nhể ;)
 

XeOnline

Xe tăng
Biển số
OF-25567
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
1,956
Động cơ
506,448 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà.
Đọc mấy bài viết của cụ chủ, em thấy nhớ SG quá, thời sôi nổi của em với ân tình của bạn bè.
 

GàCon9x

Xe tải
Biển số
OF-367369
Ngày cấp bằng
19/5/15
Số km
367
Động cơ
256,754 Mã lực
thế này thì quá bình thường, cụ mà ra hn thì còn nhiều trò hay hơn nhiều
 

kattyEmily

Xe tải
Biển số
OF-160483
Ngày cấp bằng
12/10/12
Số km
284
Động cơ
351,130 Mã lực
Cụ di dân từ hồi nào, nhà e cũng manh nha Nam tiến, đọc topic này thấy hấp dẫn quá.
Nhà em mới đi 3 tháng nay cụ, ở ngoài đó nhà cửa cũng đầy đủ mà 2vch em máu Sg quá nên bồng bế con cái vô đây hết rồi :)
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,355
Động cơ
667,547 Mã lực
SG một buổi sáng ông bạn rủ dfi uống cà phê.
Quán bình dân nên đông khách, đa số chăm chý đọc báo or ngồi trò chuyện.
Có hai vị khách mặc đồ kỹ thuật từ công trường đang xây dựng gần đó vào.
Một người giọng Nam: khối lượng phát sinh sao thằng A không làm bổ sung hồ sơ kt... ?
Người kia giọng Bắc hơi nặng: Đ m. Thằng ấy nó biết éo gì đâu? tao nhá éo. Phải chuteen môn nhưng éo đứa nào qua mặt được tao. Nhà tao hồi xây nhà nhá tao chỉ đạo luôn tao éo học nhưng dùng sắt gì, nối sắt như nào tao chỉ đạo....bala bala.
Giọng bác này khá to một vài bàn khách ngồi gàn đấy tợp vội ly cà phê rồu tính tiền ra về. Cháu và ông bạn cũng về.
Dân Nam bộ gọi là " nổ" nhưng nổ xàm.
 

keeponlylove

Xe điện
Biển số
OF-308533
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
4,434
Động cơ
311,132 Mã lực
Nhà em mới đi 3 tháng nay cụ, ở ngoài đó nhà cửa cũng đầy đủ mà 2vch em máu Sg quá nên bồng bế con cái vô đây hết rồi 
Dạ, nhà e cũng ổn định ở ngoài này. Quan trọng là công việc, ở đây 2vc khá ổn nên cũng .. ngại thay đổi. Cụ vào trỏng ở đâu thế?
 

BMW2018

Xe tăng
Biển số
OF-349261
Ngày cấp bằng
3/1/15
Số km
1,182
Động cơ
275,881 Mã lực
Cuộc sống ngày càng khó khăn . Đọc topic này hy vọng các cụ lại thấy yêu đời hơn một chút , up lên phát cho ai chưa đọc thì vào đọc ạh.
 

BMW2018

Xe tăng
Biển số
OF-349261
Ngày cấp bằng
3/1/15
Số km
1,182
Động cơ
275,881 Mã lực
SG một buổi sáng ông bạn rủ dfi uống cà phê.
Quán bình dân nên đông khách, đa số chăm chý đọc báo or ngồi trò chuyện.
Có hai vị khách mặc đồ kỹ thuật từ công trường đang xây dựng gần đó vào.
Một người giọng Nam: khối lượng phát sinh sao thằng A không làm bổ sung hồ sơ kt... ?
Người kia giọng Bắc hơi nặng: Đ m. Thằng ấy nó biết éo gì đâu? tao nhá éo. Phải chuteen môn nhưng éo đứa nào qua mặt được tao. Nhà tao hồi xây nhà nhá tao chỉ đạo luôn tao éo học nhưng dùng sắt gì, nối sắt như nào tao chỉ đạo....bala bala.
Giọng bác này khá to một vài bàn khách ngồi gàn đấy tợp vội ly cà phê rồu tính tiền ra về. Cháu và ông bạn cũng về.
Dân Nam bộ gọi là " nổ" nhưng nổ xàm.
Người miền Nam đi khẽ nói nhẹ lắm ạh . E hâm mộ chuyện của cụ lắm ạh.
 

duongepu

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-360010
Ngày cấp bằng
25/3/15
Số km
2,071
Động cơ
785,367 Mã lực
Nơi ở
Q.Bắc Từ Liêm - TPHN
Website
www.otofun.net
Các cụ ai có những chuyện ấn tượng về SG thì vào đây chia sẻ cho vui ạh .
Những ai đã từng sống ở Sài Gòn chắc cũng từng quen thuộc với câu cửa miệng "chiện nhỏ" (phát âm đúng theo dzọng Sài Gòn là "chiện" chứ ko phải là "chuyện")

Đây là một bộ sưu tầm những chiện lặt vặt về người Sài Gòn, cách cư xử của người Sài Gòn. Những bác nào ko phải người Sài gòn thì đọc để hiểu thêm về người Sài gòn nhá (đề nghị ko flame vùng miền gì cả nhá)

Đoc để thấy cuộc sống vẫn còn nhiều đều tốt đẹp


Chuyện 1.

Đó là một con hẻm khá rộng rãi ở giữa nhưng hai đầu thì nhỏ xíu, chỉ chạy lọt chiếc xe máy, nối hai trục đường chính ở quận 3. Trong hẻm nhà cửa san sát, nhà mới xây cao 3~4 tầng cũng nhiều mà nhà cũ, mái tole gác gỗ cũng sin sít, nhiều nhà dùng phía trước để buôn bán nhỏ, bán đồ ăn hoặc tạp hóa, nhiều nhà mở tiệm gội đầu hoặc đặt biển công ty mà chẳng có nhân viên. Dân cư trong hẻm hầu hết đều biết nhau, cũng có một vài người mới dọn tới hoặc thuê nhà trong hẻm nhưng họ nhanh chóng làm quen với cư dân hẻm.

Bà chủ nhà trọ của tôi được gọi là cư dân lâu đời nhất của hẻm, hơn 60 năm. Bà là người cất nhà đầu tiên trên đất này. Bà kể, lúc bà vô Sài Gòn năm 16 tuổi, cả nhà bà đi trên một cái ghe. Lúc đó hẻm này, từ đầu đến cuối, là một con rạch rộng và sâu, bơi chừng vài chục sải mới sang bờ, tuy thông với nhiều rạch khác nhưng nước ở rạch này lại trong veo, đáy toàn cát. Bờ bên này, chỗ nhà trọ tôi ở, là một cái bến thuyền tấp nập suốt ngày đêm. Cha của bà đã dựng cái chòi đầu tiên trên bến, đúng chính chỗ căn nhà bây giờ, lúc đó ban đêm gió từ những con rạch thổi lồng lộng đến nỗi muốn cuốn bay mọi thứ.

Có nhiều sông rạch, nhiều đầm lác, nhiều rừng dừa nước đã biến mất, nhường chỗ cho phố xá và những con hẻm đầy nhà, đầy người, ở Sài Gòn.

Chuyện 2.

Ở một showroom sang trọng của một hãng xe hơi nổi tiếng mà giá của một chiếc xe nằm ngoài khả năng đếm của nhiều người, vào một buổi trưa trời nắng gắt bên ngoài nhưng bên trong vách kính thì mát lạnh. Anh nhân viên bán hàng mặc đồ vest với cà vạt và dày da bóng lộn đang ngồi xem tivi.

Có một cụ ông đi bộ ngoài đường mở cửa vào showroom. Trông ông có vẻ không được khá giả lắm, tuy cũng vận áo sơ mi ngắn tay cũ và một chiếc quần khaki ngả màu. Ông cụ bước vào, đảo mắt nhìn một lượt rồi chắp tay sau lưng đi đến những chiếc xe trưng bày và bắt đầu xem xét. Anh nhân viên bán hàng bật dậy đi theo cụ, anh đi nhẹ nhàng và tỏ vẻ lịch sự. Anh gọi cụ là ngoại. Ngoại ơi, ngoại à. Mỗi lần cụ dừng lại ở một chi tiết anh lại đề nghị được cho cụ xem rõ hơn, anh mở cửa trước, cửa sau, mở nắp capo để cho cụ xem. Khi cụ tỏ ý thắc mắc thì anh lại nhẹ nhàng giải thích với cụ, cụ già cứ gật gù lắng nghe nhưng có vẻ không hiểu mấy.

Đi chán cũng mỏi, anh bán hàng mời cụ già lại chỗ sofa có cái bàn kiếng sạch bóng và mời cụ dùng café, loại café đá pha sẵn thôi. Mãi sau cụ già nói với anh: qua thấy chỗ bán xe hơi này sang trọng quá, lại có máy lạnh nên qua vô xem chơi, chứ xe này cả dòng họ qua gom tiền lại cũng mua không nổi. Anh nhân viên vẫn rất lịch sự: dạ con biết, sẵn ngoại vô chơi thì con giới thiệu luôn để ngoại coi xe, đâu phải ai vô coi xe cũng mua đâu ngoại. Anh cười, coi bộ hiền khô.

Chuyện 3.

Một góc ngã tư giao lộ giữa hay con đường thuộc loại đông nhất nhì Sài Gòn, nơi thường xuyên bị kẹt xe, nhất là vào giờ cao điểm. Bên cảnh sát giao thông phân công hai anh sĩ quan đến trực ở ngã tư này để giải quyết nạn ùn tắc và xử phạt mấy phương tiên chạy ẩu, nhất là mấy chiếc xe hơi rẽ trái sai luật.

Hai anh sĩ quan này có lẽ thuộc loại vất vả nhất trong ngành vì thời gian của hai anh hầu hết đều phải đứng ngoài nắng ngoài mưa để phân luồng và điều chỉnh đèn tín hiệu, chỉ cần hai anh vắng bóng một lúc là cái ngã tư lại nùi nùi một mớ xe cộ.

Chỗ hai anh đứng có một cái tủ điện chìm, lúc nào cũng có nước uống. Sáng thì café, nắng lên thì trà đá, chiều thì có nước đá chanh… Mỗi khi uống hết nước thì anh sĩ quan trẻ hơn băng qua đường đem trả những cái ly cho một quán cóc gần đó. Quán cóc vỉa hè nhưng lúc nào cũng có khách ngồi.

Lát sau bà chủ quán lại bưng qua một món thức uống mới, đúng lúc tôi đứng gần đó. Anh sĩ quan lớn tuổi hơn quay qua nói, hình như cốt để cho tôi nghe: bà này bả cho tụi tôi uống nước miễn phí cả tháng nay, nói hoài mà hông chịu cầm tiền, mơi không uống nữa nghen bà. Bà già cười lớn, ha hả, mấy chú làm việc cực khổ, tui đãi miếng nước, chuyện nhỏ xíu mà, mấy chú uống cho tui dzui.

Chuyện 4.

Dạo này Sài Gòn trời nắng gắt, đi ngoài đường hay thấy mấy thùng ghi “trà đá miễn phí”, ai muốn uống thì uống, dân xe ôm, xích lô là khoái dữ lắm, ghé uống ừng ực rồi cứ vậy đi, không cần phải cảm ơn.

Một lần ông xe ôm chở tôi xin phép tấp vô lê uống ly trà đá, tôi mới biết là có trà đá miễn phí. Đó là thùng trà đá miễn phí tôi thấy đầu tiên, nó ở gần bệnh viện 115, mặc dù nó không có bảng ghi “miễn phí”, chỉ thấy một thùng trà đá để ngoài đường, ai qua lại nếu biết cứ tự động rót mà uống. Uống hết có người ra châm trà, châm nước, bỏ đá vô.

Tôi hỏi ông xe ôm, trà đá miễn phí kiểu vầy có nhiều không chú. Ổng nói cũng nhiều, tùy mình biết chỗ mà ghé uống, trời nắng vầy có ly trà đã cũng đã lắm chú. Tui không phải nghèo đến mức cần phải uống trà đá miễn phí, tui uống bị thấy khoái vậy thôi.


Chuyện 5.

“Bây giờ cầm tờ báo lên là rầu, hết muốn coi báo” - Câu này của một đại gia Sài Gòn. Đại gia này có lẽ đã về hưu, con cái đã thành đạt lấy vợ lấy chồng ở riêng hết. Đại gia này thường hay ngồi ở quán café cóc của bà già ở mẩu chuyện số 3. Sáng nào cũng có mặt, dù nắng hay mưa.

Sáng nào đại gia cũng mua báo, chắc chắn là có Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động, Công An, Pháp Luật… thỉnh thoảng mua tờ tạp chí hoặc nguyệt san. Đại gia chỉ mua báo của hai người, một con bé và một thằng bé quen, bữa đứa này bữa sau đứa kia. Hai đứa trẻ bán báo không bao giờ cạnh tranh nhau quyết liệt hoặc tỏ ra giành mối, chúng vui vẻ cùng phục vụ một vị khách hàng. Đại gia mua rất nhiều nhật báo nhưng lúc ra về chỉ đi tay không.

Sau này, khi có dịp ngồi ở quán café cóc đó suốt một buổi sáng tôi mới biết. Nếu hôm đó đại gia mua báo của thằng bé, sau khi đọc xong ông sẽ gấp tờ báo lại như cũ và đem cho con bé đi bán tiếp và ngược lại, nếu mua của con bé thì ông sẽ đem cho thằng bé để nó đi bán cho người khác, tiền thì ông vẫn trả đủ.

Chuyện 6.

“Cho nhiêu cũng được” – Câu này ai ở Sài Gòn chắc là biết, chắc thỉnh thoảng có nghe, nhất là khi đi taxi, xe ôm, xích lô… nếu là khách đi quen rồi hoặc quãng đường gần quá khó trả giá thì bác tài sẽ nói vậy: chú (cô) cho nhiêu cũng được. Nói vậy chứ ai đành lòng cho ít, ví như đúng ra bảy ngàn thì khách sẽ đưa mười ngàn cho chẵn tiền.

Đó cũng không hẳn vì ít tiền quá mà nói vậy, cũng có khi nhiều thứ giá trị hơn người bán cũng nói: cho nhiêu cũng được. ví dụ như chuyện có cô giáo nọ dạy văn ở một trường cấp hai, cô nổi tiếng là thương học trò như con. Mỗi buổi sáng cô hay đi chợ ở gần nhà để tiện việc cơm nước. Trong chợ có rất nhiều người biết cô là cô giáo, và họ thường gọi luôn là “cô giáo”. Nhiều khi cô giáo cũng khó xử với các bà, các chị trong chợ, họ cứ bỏ vô giỏ cô khi thì con cá, khi thì bó rau, khi thì ký thịt… khi cô đòi trả tiền thì họ không chịu lấy hoặc nói: cô giáo cho nhiêu cũng được.

Cho nhiêu cũng được

Chuyện 7.

Ông là thương binh, thương binh của chế độ cũ, ông bị thương gần ngày Sài Gòn giải phóng. Sau giải phóng ông làm nhiều nghề để sinh sống và để nuôi ba đứa con ăn học. Một lần nọ ông làm công việc bảo vệ ở một nhà hàng vào buổi tối, đó là một nhà hàng lớn và có rất nhiều nhân viên và thực chất công việc của ông là chuyên đắt xe cho khách đến ăn nhậu mà thôi. Chủ nhà hàng là một người đàn ông khá giả và cư xử rất được.

Một hôm có chuyện. Đêm khuya khi nhà hàng chuẩn bị đóng của và người chủ cũng chuẩn bị ra về thì có một nhóm người hung dữ cầm mã tấu xông vào nhà hàng truy sát người chủ. Người đàn ông tuy khá cao to và nhanh nhẹn nhưng khó có thể chống cự với bốn năm tên sát thủ chuyên nghiệp, tất cả mọi người bỏ chạy tán loạn. Ông thấy vậy không được nên đứng ra bảo vệ chủ mình, vừa đỡ đòn vừa dìu anh này bỏ chạy. Nhờ sự giúp sức của ông, nạn nhân đã thoát thân tuy cũng bị thương nhẹ, còn ông thì bị hai nhát chém nặng mà một nhát sau này đã làm ông không thể cử động cánh tay phải.

Người chủ mang ơn ông lắm dù ông nhiều lần nói “chú ơi, tôi làm công cho chú thì phải bảo vệ chú thôi, ơn nghĩa gì mà chú cứ nói hoài”. Và mặc dù ông đã nhiều lần từ chối nhưng người chủ nhà hàng vẫn mua cho ông một căn nhà nhỏ, chu cấp hằng tháng đủ nuôi cả gia đình ông và cho tiền ba đứa con ông ăn học.

Chuyện xảy ra đã lâu rồi. Hôm qua tôi ngồi trong ngân hàng, ngồi kế bên cậu con trai lớn của ông và được nghe câu chuyện này. Cậu nói: chú đó sắp đi Mỹ rồi nên bữa nay chú kêu con ra ngân hàng mở tài khoản để mai mốt chú chuyển tiền về.

Chuyện 8.

Chuyện này nghe một bạn sinh viên kể. Bạn nói trước nhà bạn nghèo lắm, mẹ bạn bán vé số ở Quận Tám và bạn cũng đi bán phụ mẹ. Nếu bạn học buổi sáng thì sẽ phụ mẹ bán buổi chiều và ngược lại, nhà chỉ có hai mẹ con.

Có một chú thợ hồ ở gần nhà, nói là gần nhà chứ thực ra là ở một cái chòi trong xóm hẻm sâu sát bờ kinh, chú này mỗi khi nhậu thường hay mua vé số của hai mẹ con cậu. Chú này mua không nhiều, mỗi lần chỉ mua hai vé, nhưng điều đáng nhớ là sau khi trả tiền hai vé thì chú sẽ cho lại cậu một vé, và lúc nào cũng căn dặn: nhớ giữ lại hen mầy, phải thì cùng đổi đời.

Và cậu đổi đời thiệt, một lần cặp vé số định mệnh đã trúng giải độc đắc. Người vợ của chú thợ hồ khi biết chồng mình trúng số độc đắc đã nổi lòng tham và muốn đòi lại tờ vé số mà chú đã cho cậu buổi chiều trước đó. Nhưng chú thợ hồ đã kiên quyết không đòi lại, chú còn dùng tiền trúng số đã cả xóm một bữa nhậu linh đình.

Có vốn, mẹ cậu không bán vé số nữa mà chuyển ra mở quán ăn sáng và cuộc sống của hai mẹ con đã khá hơn trước rất nhiều. Chỉ riêng chú thợ hồ thì vẫn ]làm thợ hồ, bây giờ chú mua vé số của người khác nhưng tật cũ vẫn không bỏ, mua hai vé và cho lại người bán một vé. Chú luôn dặn: nhớ giữ lại hen mầy, phải thì cùng đổi đời.

Chuyện 9.

Ông chạy xe ôm ở Quận 10 nhưng nhà ông thì ở tận ngã tư An Sương, vợ ông thì bán vé số nên ông thường đậu xe kế bên bà. Hai người mang cơm theo ăn buổi sáng và buổi trưa, buổi chiều thì trả vé về sớm rồi cùng ăn ở nhà.

Quê ông bà ở Cần Giuộc. Bữa nọ thấy có người trông dáng như ở quê lên, tới ghé cho ông bà hai con gà, một buồng chuối và một giỏ đệm đầy cá trê phi, con nào con nấy mập ú, vàng óng. Tôi tò mò hỏi: bà con dưới quê gửi lên hả chú? Ông cười, nói đúng ở quê gửi lên nhưng mà hông phải của bà con, thằng đó nó chiếm đất của tui đó chớ.

Nhà ông có nhiều anh em, cha ông có chia cho ông ba công ruộng ở quê. Ruộng đất phèn nên một năm chỉ trồng được một vụ mà lại có mùa trúng mùa thất nên ông bỏ đó lên Sài Gòn chạy xe ôm. Ruộng bỏ hoang lại nằm xa xóm nên không ai coi. Một lần ông về quê và phát hiện ruộng của mình có người chiếm mất. Đó là một gia đình nghèo, hai vợ chồng và bốn đứa con nheo nhóc, trước họ sống theo ghe nhưng cái ghe nát quá nên cả gia đình dắt nhau lên bờ kiếm đất hoang lập nghiệp, cũng bị đuổi cùng đường mới tới đây.

Mới đầu ông cũng làm căng, thưa lên xã rồi nhờ bà con tới đòi kịch liệt lắm, nhưng do đất nhà từ xưa không có giấy tờ, lúc chia cũng không lập di chúc nên khó nói lý. Rồi ông phát hiện bà vợ mình bị tiểu đường nặng nên thời gian của ông chủ yếu ở bên bà, ông không thiết đòi đất nữa. Một lần về quê đám giỗ ông đã ký giấy cho gia đình nghèo nọ ba công đất luôn.

Ông nói, mình cũng nghèo mà thấy tụi nó còn nghèo hơn. Mình già rồi, sống nay chết mai, thôi coi như làm phước cho tụi nó. Cũng được cái là vợ chồng nó cũng biết điều, nhận tía má luôn, đem lên cho đồ hoài, ăn hổng hết.

Tôi đã xin ông chụp tấm hình này năm ngoái.



Chuyện 10.

Sài Gòn rộng, rộng lắm, nên chuyện ở Sài Gòn người ta hay kêu là: chiện nhỏ .

Link https://vozforums.com/showthread.php?t=2287621

Bài cụ em đọc hết sạch, ý nghĩa quá cụ ạ
 

Hoanglannd

Xe tải
Biển số
OF-314457
Ngày cấp bằng
3/4/14
Số km
301
Động cơ
297,633 Mã lực
Em cua được xã nhà em là do một câu nói với cái giọng dễ xương của con gái SG đó nghe, mặc dù em không phải người SG. Muốn nam tiến quá mà chưa có điều kiện, các cậu mợ và nhiều ACE đã ổn định trong đó rồi
 

hilacvn

Xe tải
Biển số
OF-373836
Ngày cấp bằng
16/7/15
Số km
215
Động cơ
250,140 Mã lực
Lâu lắm lại thấy có một số người khen Sài Gòn. Lội ngần ấy trang, chưa thấy mấy ai ném đá như các diễn đàn khác. Đọc lời chân tình thấy ấm lòng hơn.

Em người xứ khác nhưng sống cũng lâu nơi Sài Gòn. Lâu lắc lun. Nhận xét rằng: Sài gòn bây giờ vẫn năng động nhưng chất quái và chất thế thủ đã rất nhiều trong con người nơi đây. Có thể vì lại tạp và cũng có thể ảnh hưởng nhiều bởi người xứ khác tụ về.

Nhưng mà Sài Gòn vẫn còn lãng mạn và đáng mến dù không bằng mấy chục năm xưa. Mấy chục năm xưa, khi thằng đội (chú đội) ở nhờ trong nhà ra quân hay về phép thì cả nhà tìm cách sao cho nó có con búp bê, cái kính râm, cái radio mang về quê làm quà. Người dân thương chú đội như con. Sài gòn hồi ấy gái bán hoa bệnh hoa liễu nhiều. Vài chú bị nổ ống khói nhưng nếu thú thật với bác chủ nhà hay bố, mẹ nuôi thì chắc chắn sẽ được tìm cách chữa mà chả ai nhiếc móc gì đâu. Họ coi như một tai nạn nhỏ rất hồn nhiên. Không như xóm thôn Miền Bắc sẽ đồn ầm lên, kháo nhau từ chợ chiều sang giếng nước. Thật giản đơn.

Thương binh người Sài Gòn thương nhau lắm và cũng thật lạ: 2 thằng cụt chân kết nghĩa với nhau kể từ dép cũng mua 1 đôi thôi vì mỗi thằng chiếc, tiền thừa kia thì…nhậu.

Mua bán trong nớ thật dễ giải quyết. Ví như mua cái xe đạp hay cái xe máy, cao hơn là mảnh vườn, ngôi nhà. Một khi giá trả bên mua chưa tới nhưng muốn mua lắm. Bên bán thì muốn bán nhưng thấy còn rẻ quá lưỡng lự. Họ có giải pháp rất hay: cưa đôi. Tức là cái số lệch giá kia cưa đôi mỗi bên một nữ. Bán giảm chút và mua tăng chút: Xong!

Đám cưới Sài Gòn vẫn thường có một hình ảnh: Người cha vợ dắt tay con gái mình lên sân khấu đám cưới giao tay cho chàng rể. Sự gửi gắm đầy tin yêu và hãnh diện này thấy cũng ấm lòng.

Trong bàn nhậu, một khi ông chủ xị cho phép thành viên nào uống kém được đặc cách cho qua thì ít ai kỳ kèo thành viên đó uống nữa. Còn nếu gặp bợm nhậu tây tây rồi cố tình gài thì ông chủ xị bảo: Đưa tao đỡ cho nó! Cạn luôn!

Các thủ tục như giấy tờ nhà đất, xin phép xây dựng, kinh doanh…đa phần thoáng khi làm. Đại khái thằng cò nhanh nhảu: chú giao cho con vụ này. Chừng 1 củ xong. Hẹn chú x ngày con mang tới nhà. Thường thì đúng hẹn và trước hẹn. Nếu không làm xuôi nổi thì chính thằng đó cũng đến nhà giao trả hồ sơ, tiền 1 của và nghẹo đầu xin lỗi. Cái này khác một vài nơi ngoài Bắc là: Tiền cứ nhận nhưng không mặc cả, im im nhưng làm không xong cũng cóc trả người ta. Đa số nói nước đôi không dứt khoát rất chán. Khi hỏng việc thì tìm cách đổ lỗi này nọ. Nói chung, công chức ngoài Bắc còn ì và câu giờ hơn công chức trong Nam mặc dù Sài Gòn thì ký hợp đồng to, nhỏ, tiếp bạn bè toàn ra quán nhậu với cà phê..


Cái thời em còn làm bao bì mẫu mã. Những mẫu mã quái lắm mà chỉ có mấy cụ người Hoa, mấy tay thợ đúc tinh xảo mới làm ra khuôn, ra chất lượng…(Ví như in hộp rượu, bế, xén, tem, hộp đồng hồ, hộp phấn sáp, lọ nước hoa, chai rượu…). Tiền vô tư luôn. Chả cần mặc cả hay dàn xếp gì đâu cho mệt. Em cứ đặt làm theo chủ trương, giám sát, nghiệm thu đúng KCS qui chuẩn. Nhưng bao giờ cũng được 2 cục tiền là 10% do ông chủ gia công gói kỹ trao tận tay (gói này về chia cho ai thì chia, họ không cần biết mà chỉ biết gửi tới người đang giao dịch là em). Cục thứ 2 là số lượng dư thừa. Thường thì có 2-4 % sản phẩm dư thừa bởi lý do thế chỗ những sản phẩm bị loại hay in cho đủ tay giấy…. Khoản này họ bảo nếu chú làm được thì tôi xuất theo hóa đơn khi thanh lý xong mời chú ghé nhận.

Sau kể những chuyện này, ngoài quê chả ai tin.
 
Chỉnh sửa cuối:

BMW2018

Xe tăng
Biển số
OF-349261
Ngày cấp bằng
3/1/15
Số km
1,182
Động cơ
275,881 Mã lực
Lúc trên tân bình, đang chạy Trường Chinh chạy lớ ngớ dòm đường, thấy chú kia chạy trước thì sấn vào hỏi đường (tại thường hỏi đường mấy chú cỡ trung niên thì chắc chắn hơn ) vô hỏi :

-Bác ơi con hỏi đường chung tử nha ở đâu vậy ?

*đứng hình 2s , nhìn mặt ổng như dân anh chị, ngầu , tính rồ ga vọt luôn, đi hỏi người khác *

- làm gì có đường chung tử nha, nguyễn tử nha, tao cũng đi ngang đó nè, chạy theo tao.
-dạ ...
quẹo quẹo hồi, tới ngã tư ổng nói
-đây, nguyễn tử nha đây.
chưa kịp cảm ơn thì ổng nẹt bô tủn phát lượn đi mất tiêu .
 

BMW2018

Xe tăng
Biển số
OF-349261
Ngày cấp bằng
3/1/15
Số km
1,182
Động cơ
275,881 Mã lực
Chuyện em sưu tầm ạh :

Người Sài Gòn chơi sang lắm, hôm bữa đi xe buýt xuống trạm thì trời mưa to có cô kia cũng xuống cùng luôn, bả móc trong túi cho cái dù rồi nói " cô có 2 cái lận mày lấy 1 cái mà dùng không về ướt nhẹp má la đó con" mà cái dù cũng đẹp chắc cũng mắc tiền. Hazz dễ thương gì đâu á.
Cũng một lần đi xe buýt nhường chỗ cho bà ngoại, ngoại móc cho 4 trái xoài bự tổ bố.
Bởi vậy sao ko iu sài gòn cho được chời
 

BMW2018

Xe tăng
Biển số
OF-349261
Ngày cấp bằng
3/1/15
Số km
1,182
Động cơ
275,881 Mã lực
Chuyện em sưu tầm .
Bố mẹ em là dân Bắc vào đây sinh sống và làm ăn từ hồi còn là thanh niên nhưng ông bà, họ hàng còn tất ở ngoài ấy, bản thân em thì sinh ra và lớn lên ở miền Đông Nam Bộ (dân VT ạ,có bác nào đồng hương thì hú phát cho em mừng ) nhưng chất giọng thì nghe qua là biết dân Bắc ngay. Em đang là sv ở Xì Gòn đây nên cũng muốn chia sẻ vài chuyện mà em là nhân vật chính.

Chuyện 1: Cách đây tầm nửa năm (trc Tết nguyên đán khoảng 2 tuần thì phải), trưa 2h em đi xe máy ở đường Phạm Thế Hiển, khúc đi tới cái cầu gì gì ấy (em mù đường nên cũng k nhớ rõ tên cái cầu ),vừa ngay khúc dưới chân cầu thì bị 2 đứa kè giật mất cái dây chuyền (hàng bạch kim ạ nhưng đeo lâu r nên màu như màu bạc). Em thì đi chậm thôi nhưng do bất ngờ nên bị lạc tay lái,tự té luôn
. Cái xe đè lên lưng. Lúc đấy đau thấy ông trời nhưng vẫn phát hiện ra cái dây chuyền chỉ bị đứt chứ chưa bay theo 2 thằng kia .Tính vơ cái dây nhưng do đau quá nên em k xoay sở gì đc, cái xe vẫn còn đè lên người. Em giơ tay ra cầu cứu,hy vọng có người để ý vì khúc đường này khá vắng ..

May thay ở ngay bên đường có tiệm sửa xe, 1 anh chạy ra giúp nâng cái xe em lên,rồi 1 anh khác ở đâu chạy tới dìu em vô tiệm ngồi nghỉ. Nói thật lúc đấy em sợ bị mất cái xe lắm,sợi dây chuyền cũng còn nằm vạ vật ngoài đường. Biết ý nên cái anh chạy ra đầu tiên dắt xe để ngay trc mặt e khoá cổ rồi nhét chìa khoá vào cái balo em đang đeo + sợi dây chuyền. Ảnh cứ nhắc đi nhắc lại "anh để vào balo em rồi nhé". Ngồi 1 chút mãi mà k thấy đỡ, em đau chảy cả nước mắt, thấy vậy 1 cô cũng già già rồi chạy vào nhà pha cho em ly trà đường rồi 2,3 người xúm vào hỏi han. Em đau quá chỉ trả lời đứt quãng rồi quyết định gọi điện cho người bạn tới giúp đi bv. Trong lúc chờ đợi thì nằm nghỉ đỡ trên ghế đá của tiệm xe, cô già già thỉnh thoảng ngó qua trông chừng em còn anh kia bận đi đâu đó nhưng cũng k quên hỏi thăm trc khi đi.
Khoảng 15p sau thì bạn em đến,gọi taxi đưa em vào bv kiểm tra, 2 cái xe máy (của em và của bạn em) thì vứt luôn ở tiệm sửa xe. Trên taxi bạn em cũng lo lắm, sv mà mất xe thì xem như ăn cám luôn nên em cũng sợ theo (giờ nghĩ lại thấy tội lỗi quá ). Về sau xe đc anh của bạn em ra mang về, vẫn còn nguyên vẹn.:

Sau khi đến bv, em xác định phải nằm liệt giường 1.5 tháng, k đc ngồi hay đi lại các bác ạ nhưng nghĩ nếu ko có mấy người kia chắc em còn tệ hơn nữa
. Số em vẫn còn phúc lắm.

Chuyện 2: chuyện này chắc đa số các bác gặp qua rồi. Hồi đó em mới là sv năm 1, đi đường lơ ngơ như bò đội nón ấy, con bạn đi cùng cũng chả thua gì mình nên 2 đứa cứ phải vừa đi vừa hỏi đường. Gặp 1 anh, người ta chỉ tận tình lắm nhưng mặt em cứ nghệt ra, gật gật chứ chưa hình dung ra đc đường đi . Thấy vậy nên ảnh dẫn tụi em đi luôn,đến nơi đúng chỗ rồi mới vọt xe đi,làm em ko kịp nói câu cám ơn nữa.

Chuyện 3: thi thoảng em có đi xe bus nhưng lần nào đi cũng vui lắm . Bà con trên xe rất thân thiện,ngồi nói chuyện hỏi han nhau cứ như thân thiết . Đợt đó có anh lơ xe vui tính cực, bông đùa với mọi người, nhất là lúc xe dừng lại cho khách xuống thì cẩn thận ngó 2 bên đường xem có xe không rồi mới giúp khách xuống. Nói chung là thiện cảm

Còn 1 số chuyện nữa mà hiện tại em k nhớ chi tiết nên k dám kể. Tình người ở đâu cũng vậy, đáng quý và trân trọng , nhất là trong xã hội bây giờ, muốn làm người tốt cũng không phải là dễ, toàn bị nghi ngờ có ý đồ
Up cho thread lên,mong mang lại 1 chút ấm áp cho những người đang thất vọng...
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top