- Biển số
- OF-172694
- Ngày cấp bằng
- 19/12/12
- Số km
- 4,615
- Động cơ
- 389,157 Mã lực
Em chuẩn bị đọan này trước đây cụ:Cụ có thể nói cảm giác của cụ được không?
Mệt, chóng mặt, nhanh đuối sức....?
Phải ở lại địa phương này 40 ngày thì số lượng hồng cầu lưu thông trong máu mới tăng đủ để máu khi qua phổi "hút" oxygen đủ cho các bộ phận cơ thể dùng, quan trọng nhất là não bộ, và cơ nhất là cơ tim. Dĩ nhiên đâu có du khách nào đủ thời gian và... tiền mà ở lâu đến thế.
Cho nên ai nấy mới lên sẽ phải có, người ít kẻ nhiều, triệu chứng 'bệnh cao độ cấp tính' (AMS), vì tỷ lệ hồng huyết cầu trong máu chừng 45% (hematocrit) không đủ cho lấy và tải oxy loãng ngoai không khí môi trường.
Nhức đầu là 1 trieu chứng hầu hết ai cũng phải bị, và choáng váng, đi như say. Khó thở ("khó thở" bắt đầu dương tính 1 khi con người phải ý thức ("biêt") là mình đang thở - vì mọi khi không ai (đang khỏe mạnh) ý thức mọi lúc là mình đang thở. Khó thở đây không có nghĩa là ngộp thở, thấy thiếu, thấy cần hít thở mạnh mà thở không được. Không phải là bị "mệt", ngồi yên thì không bị "mệt", gần như ko cảm thấy gì hết. Nói nhiều hay cải vả thì sẽ thấy hụt hơi (em nói thật). Ngoài ra 1 số lớn du khách sẽ mất ngủ, ăn không ngon (uống rượu bị vật khác thường) khát nuoc v.v... và 1 số biến đổi nhỏ ít khó chịu hơn.
Dĩ nhiên người có bệnh tim và phổi thì không (du lịch) duoc cao độ này - người suy tim hay bênh phổi kinh niên thì sẽ nguy đến tính mạng chắc chắn. Nguy cơ lớn nhất là ứ nước trong óc (?)(cerebral edema) và suy tim cấp (chứng bệnh là pulmonary edema).
Kinh nghiệm của em: nhức đầu tương đối, có thể đến rồi đi, không ảnh hưởng sinh hoạt, trị bằng Advil ok. Khó thở: chỉ mấy giờ (3) khi mới lên đên Puno. Suy tim nhẹ: khi bước đi như quân hành, chừng 40 mét, khi chạy chừng 10 mét sẽ khó thở, đau cạnh sường, tim đập nhanh và óc thiếu oxy gây choáng váng nặng, có thể phải vịn mới đứng được. Nếu đi đâu cũng từ từ như đi chợ lựa hàng, không leo cầu thang thì không sao và không nhớ là mình đang ở độ cao.
"Đuối sức như cụ HP nói, thì ko hẳn, cơ bắp vẫn bình thường, nhưng làm nặng ko đc vì hụt hơi.
Khi đến sảnh hotel tại Puno, người tiếp tân thấy mặt mày thằng này (xuống xe vội vã theo kịp nhóm bạn 6 người, tay còn xách 2 túi xách nặng) hốc hác đã đẩy bình oxy ra cấp cứu (nhưng em từ chối, để cơ thể tự điều tiết xem cho biết).
Để chuẩn bị cho chuyến đi lên cao độ 4000 mét, tổ chức du lịch đã đưa chúng em lên ở và đi thăm thú ở 1 vùng cao độ là trên 2000 mét, được hơn 3 ngày. Nhắc lại là Đà Lạt là 700 mét, Chapa là 1500 mét, và Lhasa, Tây Tạng là 3600 mét. Ai lên Sa Pa leo dốc thành phố núi đã thầy khó thở thì hiểu.
Trong đoàn gồm toàn là khứa lão 2 nam 4 nữ từ trên 50 tuổi với thằng viết là N+1 tuổi. Đã bắt đầu dùng Diamox theo liều ngừa từ lúc lên 2000 (thằng viết thì không dùng, để xem nó ra sao) Kết quả là chỉ 3 người là thấy đủ triệu chứng và không ai nặng. Nhức đầu là hầu hết tuy mức độ, hụt hơi dễ dàng thì là dương nhiên và không trở ngại, những ngày sau cùng đều có thể leo núi leo dốc (khá cao) có ngừng nghỉ, cũng không sao lắm. Hướng dẫn viên đều thạo về tình hình này nên biết "chăn" khách du lịch rất hưu hiệu.
Ngoài thuốc Diamox (mua theo toa) người khỏe có thể dùng them Ginko Biloba, sâm Đại Hàn, theo kinh nghiệm người đi trước, Diamox phải uống truoc khi lên 2 tuần mới công hiệu. Và thứ này, bí quyết địa phương:
Ngoài Peru là quốc cấm nhé
Chỉnh sửa cuối: