Rượu mạnh – Lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, đam mê, sưu tầm và chia sẻ (Nhà số 7)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,103
Động cơ
667,060 Mã lực
Mẫu Imperial 21yo Great Seal này ra đời từ đầu năm 2011. Tương tự như dòng Blended Whisky được mang tên Hiệp sỹ Lancelot, Imperial cũng được Tập đoàn Pernod Ricard "thửa riêng" cho thị trường Hàn Quốc, một thị trường đã trưởng thành về Scotch Whisky, nhưng nghiêng hẳn về các dòng Premium Blends, chứ cũng chưa thật quen với Single Malts.

Tương tự như với Lancelot và một số dòng Blends khác, mẫu Imperial này cũng được đóng chai ở những "dung tích lạ", ví dụ như chai Imperial 21yo Great Seal này là 450ml. Cho đến tận bây giờ, em cũng chưa hiểu hết lý do thực sự đằng sau những "dung tích lạ" kiểu như 420ml, 450ml, 470ml...

Là một nhãn hiệu thuộc Chivas Brothers, nên Imperial cũng có nguyên liệu là các loại malts nổi tiếng của hãng mà các cụ đã biết như Strathisla, Glenlivet, Longmorn, Scapa, Aberlour, Tomore...

Chai Imperial 21yo Great Seal này cũng đã kịp giành 1 Huy chương Vàng (Gold Medal) tại IWSC (International Wine & Spirit Competition) 2012.
Cháu cũng băn khoăn về những chai Whisky đóng riêng cho thị trường Hàn Quốc có dung tích khá lỡ cỡ như Kingdom, Imperial, Windsor...nhưng có lẽ cũng phải có lý do nào đấy phải không Cụ? Cũng giống như điều Cụ đã giải thích rằng một số loại whisky phổ biến ở Hàn quốc thì loại 17 năm thay cho 18 năm vì lý do ngôn ngữ, chứng tỏ nhà phân phối họ cũng làm thị trường rất cẩn thận phải không ạ?
Cháu cũng đã đôi lần có dịp sang Hàn quốc, đối tác họ cũng đưa đi ăn uống hát hò thì thấy thế này: Ngồi ăn uống kiểu như nhậu bên ta thường thì họ uống Soju (thiêu tửu) của Hàn với nồng độ khoảng 25 độ và ướp lạnh.
Rượu Tây ( Gọi là YangJu - Dương tửu) uống trong bar và Karaoke (gần giống bên mình) nhưng uống chung với bia - rót một ly bia và thả một ly rượu whisky nhỏ vào đập nhẹ lên mặt bàn cho sủi bọt và ực hết 1 lần, các em tiêp viên có tài đập rất điẹu nghệ, ly bia sủi bọt rất đều, cao mà không trào ra ngoài. Uông kiểu này họ gọi là Poktanju (Bom tửu), tức uống kiểu dội bom. Thật khủng khiếp lần đầu tiên cháu uống đến ly thứ 3 là gục, một số bác tửu lượng cao cũng chỉ cõng được 5-6 ly là thua. Thường thì trong các phòng hát họ bán trọn gói ( set), VD trái cây+ 1 két bia + 1 chai whisky (có thể dung tích 450-500ml sẽ vừa đủ để uống với 1 két bia ), 2 chai thì 2 két.v.v..
Như thế này đây Cụ




Biểu diễn tuyệt chiêu



Phủ khăn giấy và đập


Có khi thì tổng hợp kiểu này cho nhanh ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Hay quá, cụ Vulcan ạ. Đúng là mỗi dân tộc, mỗi phong cách, dù cùng là một loại đồ uống. Dân Trung Quốc ở Bắc Kinh và vùng phía Bắc thì lại thích uống whisky pha với trà xanh.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Văn hóa thưởng thức Rượu mạnh và yếu tố vùng miền

Đã từ lâu, người ta biết rằng việc hướng dẫn hoặc ràng buộc tiêu chuẩn về cách thức, phong cách thưởng thức đồ uống một cách thống nhất toàn thế giới là điều không nên làm. Điều đó luôn đúng đối với mọi loại đồ uống, bao gồm cả đồ uống không cồn và đồ uống có cồn, trong đó có các dòng rượu mạnh như Whisky, Cognac, Vodka, Gin, Rhum hay các loại local, regional spirit khác. Cùng một loại Rượu mạnh, mỗi dân tộc, đúng hơn là với mỗi nhóm dân cư, cộng đồng dân cư tại các vùng địa lý khác nhau lại có cách thưởng thức riêng của mình. Khi bị bác bỏ, phê phán hoặc hoài nghi, thì cộng đồng dân cư tại vùng miền đó sẽ có xu hướng tìm ra đủ loại lý do để bảo vệ, để lập luận và minh chứng cho thói quen của mình, phong cách của mình. Công bằng mà nói, trong rất nhiều trường hợp, thì các lý do đưa ra là hoàn toàn hợp lý và chính đáng. Đó có thể là đặc điểm thời tiết, khí hậu của mỗi vùng đất, là thói quen sử dụng các loại đồ uống cùng nhóm hoặc tương tự đã tồn tại trong cộng đồng dân cư từ nhiều thế hệ, là sự sẵn có của các loại nguyên liệu, của những loại đồ uống, đồ ăn bổ trợ của mỗi vùng đất... Tất cả những thứ đó góp phần tổng hòa lại để tạo nên văn hóa thưởng thức, phong cách thưởng thức đồ uống tại mỗi vùng miền.

Giới quý tộc Pháp và những người làm Cognac nước Pháp đã từng thất bại với việc truyền bá văn hóa thưởng thức Cognac cầu kỳ và đúng cách theo truyền thống Pháp xưa. Mặt khác, chính phong cách thưởng thức thượng lưu được đem áp dụng cho loại đồ uống cao cấp, sang trọng bậc nhất này đã từng ngày, từng ngày gây phương hại cho hoạt động kinh doanh của các công ty Pháp khi họ rất khó mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị phần và tăng mạnh doanh thu. Người Pháp đã nhận ra điều đó và đã thay đổi cách đây khoảng hơn chục năm, khi đi đến đâu, người Pháp cũng tươi cười nói chuyện với người dùng tại đó rằng: Hãy uống Cognac theo cách của bạn. Bạn có thể uống một ly Cognac ở dạng nguyên chất (neat) bằng ly chuyên dùng Cognac (Cognac Snifter), hay bằng cốc (Tumbler), hay bằng một ly vang size nhỏ, hoặc bằng một chiếc ly được chạm khảm cầu kỳ. Bạn cũng có thể uống với đá hoặc đem mix với loại đồ uống nào đó mà bạn ưa thích hoặc thấy hợp ý. Điều đó tùy thuộc ở bạn. Một sự thay đổi chóng mặt! :D Những lời nói đó có thể được thốt ra từ một ông Giám đốc Kinh doanh, hoặc Giám đốc Kinh doanh tiếp thị, hoặc Giám đốc Nhà chưng cất, Giám đốc Thương hiệu. Có thể trong số họ, có người nào đó là một trong những Cognac Connoisieur thực thụ, họ vẫn phải nói điều đó với những người đã và đang bỏ tiền túi để trả cho các Nhà làm Cognac nước Pháp. Cho dù, sau một bữa tiệc Cognac kéo dài hết buổi tối, từ Phòng tiệc trở về phòng nghỉ tại một khách sạn nào đó tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thượng Hải, Quảng Châu, Đài Bắc, Hong Kong, Singapore, Bangkok hay một nơi đô hội nào đó ở châu Á, gã Connoisieur bảo thủ này sẽ tự nhìn mình trong gương, nới lỏng cà vạt và tự hỏi mình: Ôi, mình đã nói cái quái gì thế nhỉ? Cái kiểu uống Cognac ở xứ này là kiểu quái gì vậy?

Ngược lại với sự bảo thủ của các gã người Pháp dường như vẫn còn quá lưu luyến quá khứ Quý tộc lấp lánh, cầu kỳ, xa hoa xứ mình, thì những Nhà làm Whisky, các thương gia Whisky của UK có vẻ như đã sống thực tế hơn từ rất lâu rồi. Họ rất biết cách chiều theo phong cách địa phương tại rất nhiều nơi trên trái đất khi vác rượu Scotch whiskies đi bán khắp năm châu bốn bể. Uống neat ư? Đúng rồi, truyền thống Scotch của nhà em từ xưa đã thế. Thêm một vài giọt nước tinh khiết, thánh thiện để giúp Scotches mở thêm hương vị? Vâng, thật là tuyệt, đó chính là phong cách Scottish còn đang lưu truyền đến tận ngày nay. Thêm mấy viên đá vào cốc rượu phải không ạ? Phải rồi, vùng này khí hậu nóng bức, uống với đá quả là rất hợp đấy ạ, hương rượu thơm ngon quyện với hơi lạnh của đá, phả vào mặt khi làm một sip sẽ giúp bạn dễ chịu và cảm thấy sảng khoái hơn rất nhiều. Pha với nước nhân sâm ư? Đúng, đúng, rượu whisky matching cực tốt với hương thơm khoan khoái, dịu dàng của Korean Gingsen, sẽ giúp bạn nhanh phục hồi sức khỏe sau một ngày mệt mỏi. Pha với nước trà xanh ấy ạ? Vâng, không có gì hoàn hảo hơn.

Bởi vậy, có lẽ không khó giải thích khi người ta đang nhận thấy Scotch Whisky, bao gồm cả Blended Scotches truyền thống và các dòng Single Malts đa dạng đang trỗi dậy, hiện nay đang được bày bán khắp mọi nơi trên thế giới, ngay tại cả những quốc gia Hồi Giáo nghiêm cấm tín đồ của mình dùng đồ uống có cồn. Sự thành công của người Anh, Scotland, Ireland về mặt thương mại, về cách "chơi" của họ với phần còn lại của thế giới đã một lần nữa giúp cho một dòng sản phẩm đặc trưng của họ tiếp tục gặp hái thành công trên toàn cầu. Họ đã và đang biết cách chia sẻ, và dễ dàng thừa nhận một thực tế là việc thưởng thức đồ uống có cồn, đặc biệt là Scotches có mối liên hệ chặt chẽ đến đặc điểm văn hóa của từng vùng đất khác nhau trên thế giới. Họ sẽ không phản đối hoặc "có ý kiến" khi thấy người Việt đem Scotches, kể cả là Single Malts, ngồi nhậu với lẩu, hay ăn kèm với lòng lợn, với bún chả, hoặc khô bò... Họ tán dương việc pha chế giữa Scotch Whisky với trà xanh của người Bắc Kinh... Việc này, theo người viết được biết khi trò chuyện với nhiều bác Scotts, thì họ tán dương thực sự và thừa nhận rằng đó là một món đồ uống rất hấp dẫn. Họ cũng sẽ rất thích thú khi thưởng thức một ly Scotches với nước nhân sâm hay với beer tại Seoul hay Incheon.

Ở Việt Nam, chúng ta đều biết rằng, có một thực tế đã tồn tại từ rất lâu nay, đó là miền Bắc là thị trường lý tưởng của Whisky, trong khi đó, miền Nam lại là nơi mà các dòng Cognac được ưa chuộng hơn cả. Mọi người thường giải thích rằng: vì miền Nam thời tiết nóng quanh năm, nên người dân thích Cognac hơn Whisky, còn miền Bắc có mùa đông lạnh, nên mọi người thích Whisky hơn Cognac. Nếu nhìn qua, điều này có vẻ như có lý, nhưng thực tế chưa hẳn đã phải như vậy. Chúng ta đã biết rằng, thời thuộc địa kéo dài gần trăm năm, rượu Vang, Champagne và Cognac đã theo chân người Pháp đến Đông Dương. Khi đó, có lẽ chẳng có mấy dòng Scotch Whisky được người Việt Nam biết đến. Ngoài việc khi đó, Việt Nam chúng ta có nhiều mối liên hệ với nước Pháp, kể cả về thương mại và phong cách tiêu dùng của những nhóm người có điều kiện tiếp cận với những hàng hóa dạng này, thì có một lý do khác khiến cho Scotches chưa xuất hiện tại đây, đó là thời đó, ngay ở chính Châu Âu, Scotches vẫn đang chỉ là một món đồ uống bình dân, tầm thường, ít tiền, không phải là món đồ uống phù hợp với tiệc tùng. Nghĩa là, thuở ban đầu, những người Việt đầu tiên có thể tiếp cận được và sử dụng rượu Tây, thì Cognac là sự lựa chọn chứ không phải là Whisky, cho dù họ là cư dân Sài Gòn hay người Hà Nội. Tiếp đó, tại miền Nam sau 1954, với ảnh hưởng mạnh của văn hóa Anh - Mỹ, thì có lẽ Whisky, chứ không phải Cognac, là sự lựa chọn của những drinkers có điều kiện. Sau khi đất nước bắt đầu chính sách Đổi Mới, những dòng rượu Tây phổ biến trên bàn tiệc, tại Khách sạn, ở Nhà hàng, trong những quán Karaoke đầu tiên của Hà Nội lại cũng chính là Hennessy cognac, St. Remy brandy, Raynal brandy, Remy Martin cognac... Phải mãi sau này, Johnnie Walker, Label 5, rồi kế đó là Chivas, Ballantine's mới xuất hiện, trước khi có sự "đổ bộ" ào ạt của vô vàng những nhãn Single Malts và Blends đình đám. Mà từ xưa đến nay, thời tiết miền Bắc và miền Nam vẫn thế, miền Bắc thì vẫn có bốn mừa, còn miền Nam thì vẫn nắng nóng quanh năm. Như vậy, phải có những lý do gì đó ẩn sâu, rất đặc trưng, mang đậm dấu ấn vùng miền mới có thể giải thích được điều này. Vì vậy, nhờ tất cả các bác ghé qua đây ghi lại vài hàng về lý do cá nhân của mình, tại sao bác ở Nam thì không thích Whisky, còn vì sao mà bác ở Bắc lại không ưa Cognac? :D

Tại Trung Quốc, tình cảnh tương tự cũng đã và đang diễn ra. Bắc Kinh và nhiều tỉnh thành phía Bắc của Trung Quốc lại rất thích Whisky, cả Blends và Single Malts. Ngược lại, Quảng Châu, Thượng Hải và các thành phố phía Nam của họ lại rất ưa chuộng Cognac. Họ chuộng đến nỗi mà sản lượng tiêu thụ Cognac khổng lồ được tính cho Việt Nam những năm gần đây xuất hiện trên các Báo cáo Sales của Hennessy hay Martell, thực ra là đã tính gộp phần lớn trong số đó, các chai Cognac từ VSOP trở lên đã chảy ngược từ Hà Nội lên các tỉnh miền Nam Trung Quốc qua đường biên giới phía Bắc. Bởi vậy, nếu dựa vào "thuyết thời tiết" thì không ổn cho lắm, vì miền Nam của Trung Quốc nằm về phía Bắc của Việt Nam, nên cũng có đầy đủ 4 mùa và số ngày lạnh trong năm đều nhiều hơn miền Bắc Việt Nam.

Cũng là người Tàu, nhưng Tàu ở miền Bắc Trung Quốc thích uống Blended Scotch Whisky hơn, trong khi đó, tàu ở Đài Loan thì lại chuộng và sành Single Malts hơn cả. Nhiều người giải thích rằng, do người Tàu ở Đài Loan tiếp cận sớm hơn với thế giới Single Malts nên họ hiểu biết kỹ hơn, có chiều sâu hơn, sành rượu hơn. Khi đã sành Single Malts rồi, đương nhiên là họ sẽ ít thích Blended Scotches hơn. Ngược lại, ở Trung Quốc, phải đến cuối những năm 70s, đầu những năm 80s, họ mới mở cửa với thế giới và người Tàu mới tiếp cận nhiều với Whisky, nên họ sẽ thụ động hơn trong việc tiêu dùng sản phẩm, họ dùng những gì mà các Công ty kinh doanh rượu của nước ngoài mang đến, mà thông thường thì Blended Scotches có tính thương mại cao hơn, phổ cập hơn, dễ làm marketing hơn. Điều này thì rất đúng. Tuy nhiên, ngoài ra, có lẽ còn có những lý do khác. Một trong những lý do đó là phong cách và thói quen thưởng thức Whisky của hai nơi rất khác nhau. Ở Đài Loan, người ta thường uống neat hoặc uống với đá. Còn tại Bắc Kinh, người ta lại rất thích pha Whisky với nước trà xanh. Do đặc tính khác nhau, nên rượu Whisky để pha với trà xanh, các dòng Blended nhẹ nhàng, thanh nhã, không có cá tính mạnh mẽ, rõ rệt như Single Malts sẽ hòa quyện, phối ghép dễ dàng hơn với trà. Chính vì thế, các dòng Blends rất fruity như Chivas Regal 12yo thực sự được ưa chuộng ở đây.

Khi lựa chọn trà để pha với Whisky, người Bắc Kinh thường chọn loại trà có nhiều hương thơm, thanh thanh, ngan ngát, vị không quá đậm, ít chát, ít tannin. Có như vậy, hương vị của trà mới không "phá" hương vị của whisky. Matching giữa đồ uống với đồ uống, giữa đồ uống với đồ ăn, nếu chúng ta lựa chọn hai hay nhiều thứ cùng có cá tính quá mạnh, cùng có hương vị quá đậm, quá dễ nhận biết, thì kết quả thường là tệ hại. Chúng sẽ phá nhau và hương vị sẽ dễ... trở về "mo". Với cách lựa chọn trà như thế, thì những dòng trà đậm, vị sâu như trà truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là trà tại các vùng Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang cần được loại bỏ. Tiếp theo, các dòng trà hương vị mạnh mẽ, vị đậm đà của Ấn Độ và Sri Lanka cũng cần đưa ra khỏi danh mục. Sencha Nhật Bản và Trà xanh Trung Quốc, có thể bao gồm cả giống Ô-long, sẽ thích hợp hơn cả. Trà xanh để pha với whisky, người ta có thể dùng trà xanh đã chế biến và đã đóng chai, có thể dùng trà xanh trong túi lọc, hoặc cầu kỳ hơn, người ta cũng có thể dùng trà tự pha sau đó đem mix với whisky. Khi pha, thì lượng nước trà chỉ nên chiếm từ 40% đến 50% của mix drink này. Nếu nhiều hơn, hương vị trà sẽ lấn át và phá mất hương vị whisky. Tất nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào việc chúng ta pha nước trà đậm hay nhạt.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuankts

Xe tải
Biển số
OF-75342
Ngày cấp bằng
13/10/10
Số km
494
Động cơ
427,045 Mã lực
Bá cáu các cụ nà hôm nay em thử em Cù Bòcan rùi, có 2 loại, chai đen sì, giá chát em chưa thử, hôm nay thử trc em trắng trong , cảm nhận chung của em (dù dg say cũbg cố viết vài dòng):
Hương: Khá tốt, nẩy hương the mát, có chút ngậy, bùi kiểu bánh trứng...hương cỏ, cây kiểu trái cây xanh, chanh, dứa xanh, một chút mật.
Vị giác và cảm nhận: Khói gần như ko có, nếu tinh ( và còn chút tỉnh táo như em lúc đó) thấy mùi khét nhẹ tựa bột cháy hay kiểu giấyg cháy ( nhưng phải thật tỉnh và tinh...hụ...hị...) chứ binhnthuwowfng là gần như ko ngửi thấy khói, dưới medium finish, ko oily, trôi nhanh, một chút dry nhưng nhanh, rất nhanh và ko đọng lại, hơi mặn kiểu hương muối như kiểu gió biển thôi, có chút kẹo Alpenlibe mềm ngọt quanh khoang miệng.
Cảm nhận: một chai em cảm nhận khá tốt uống thích hợp trong mùa hè (khi ngụm đầu thậm chí em còn cần một chút ướp lạnh để có thể refresh hơn - cảm giác thế.). Thanh, trong, êm, hương khá complex, ngửi rất sướng nhưng uống hơi thất vọng nhẹ (với style của em thôi nhé ...hẹ...heẹ...)nhưng túm lại cảm nhận với em, nó là: Glenfiddich,...livet, OP 12...+ thêm 1 chút cực nhẹ smoke kiểu chai Eilan Gillian mà ae BSC đã từng thử tháng 5 năm ngoái nhưng cảm nhạncuar em cũng là khá tròn vị đấy ạh.

 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Bá cáu các cụ nà hôm nay em thử em Cù Bòcan rùi, có 2 loại, chai đen sì, giá chát em chưa thử, hôm nay thử trc em trắng trong , cảm nhận chung của em (dù dg say cũbg cố viết vài dòng):
Hương: Khá tốt, nẩy hương the mát, có chút ngậy, bùi kiểu bánh trứng...hương cỏ, cây kiểu trái cây xanh, chanh, dứa xanh, một chút mật.
Vị giác và cảm nhận: Khói gần như ko có, nếu tinh ( và còn chút tỉnh táo như em lúc đó) thấy mùi khét nhẹ tựa bột cháy hay kiểu giấyg cháy ( nhưng phải thật tỉnh và tinh...hụ...hị...) chứ binhnthuwowfng là gần như ko ngửi thấy khói, dưới medium finish, ko oily, trôi nhanh, một chút dry nhưng nhanh, rất nhanh và ko đọng lại, hơi mặn kiểu hương muối như kiểu gió biển thôi, có chút kẹo Alpenlibe mềm ngọt quanh khoang miệng.
Cảm nhận: một chai em cảm nhận khá tốt uống thích hợp trong mùa hè (khi ngụm đầu thậm chí em còn cần một chút ướp lạnh để có thể refresh hơn - cảm giác thế.). Thanh, trong, êm, hương khá complex, ngửi rất sướng nhưng uống hơi thất vọng nhẹ (với style của em thôi nhé ...hẹ...heẹ...)nhưng túm lại cảm nhận với em, nó là: Glenfiddich,...livet, OP 12...+ thêm 1 chút cực nhẹ smoke kiểu chai Eilan Gillian mà ae BSC đã từng thử tháng 5 năm ngoái nhưng cảm nhạncuar em cũng là khá tròn vị đấy ạh.

Wow, cái ảnh. Chắc cụ tuankts vô tình thôi, nhưng nhìn kỹ mới thấy... tay máy này thật đáo để :D ;)

Tiệc ngồi chiếu thế kia mà cụ cứ lia ống kính ở tầm thấp rồi ngóc lên, nếu cụ post thêm vài tấm nữa, cũng sẽ gây tò mò không kém gì dòng Cù BòCan này. :)
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Như hương vị cụ tuankts mô tả lại, thì có lẽ chai Cù BòCan NAS này cũng được blended từ những thùng rượu chưng cất hồi 2005, 2006 như em đã nếm.

Về khói thì điều này có lẽ cũng dễ hiểu ạ. Khi các Nhà Highland và Speyside quay trở lại làm một số lines Smoky, Peated Malts, thì họ cũng sẽ phải mất một thời gian nhất định để chuẩn hóa lại style khói của mình và mới "quen tay" làm rượu khói.

Nhà BenRiach, Tomimtoul, Ardmore cũng phải mất một khoảng thời gian đầu (thậm chí kéo dài tới 3 năm), mới có thể cho ra đời những dòng Smoky hấp dẫn hơn.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,103
Động cơ
667,060 Mã lực
Cụ Clayton có một bài phân tích về văn hoá uống rượu theo vùng miền kas dài và chi tiết nhưng vẫn còn bỏ ngỏ lý do tại sao tại VN thị trường VN miền Bắc lại thích Whisky hơn Cognac và miền Nam lại thích uống Cognac. Cháu cũng không biết số liệu tuyệt đối tiêu thụ các dòng này giũa hai vùng như thế nào để so sánh nhưng chỉ dám mạo muội đưa một vài ý kiến từ cảm nhận cá nhân mà thôi.
Giữa whisky và Cognac thì rõ ràng là Cognac đã theo chân người Pháp vào VN từ rất sớm và có điều kiện thâm nhập sâu vào đời sống của người VN trước whisky hàng chục năm, thời Pháp thuộc xét về phân khúc khách hàng có thể tiếp cận và sử dụng loại ruợu đến từ nước Pháp thì rõ ràng là miền Nam nhiều hơn miền Bắc do điều kiện kinh tế nên độ bao phủ của sản phẩm này rộng hơn ngoài Bắc.
Sau 1954 thì một bộ phạn lớn những nhà tư sản, tầng lớp trung lưu, sỹ quan, chính khách những người bị ảnh hưởng nhiều của thị hiếu tiêu dùng Pháp đã di cư vào phía Nam cộng với điều kiện KT-XH ở miền Bắc những năm sau đó đã để lại một khoảng trống khá lớn về những mặt hàng xa xỉ trong đó có rượu ngoại trong khi ở miền Nam thì trái lại thị trường phát triển hơn trước nhiều.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,103
Động cơ
667,060 Mã lực
Ở miền Nam những năm chiến tranh có lẽ Cognac vẫn là thứ rượu mạnh chiếm ưu thế hơn nhiều so với whisky vì thị trường và khách hàng truyền thống và độ lan toả của nó trong xã hội có thể nhạn ra điều này ở chỗ đâu đó trong SG, vùng Lục tỉnh hay miền Đông NB vẫn có những gia còn lưu giữ những cụ rượu Congac già hơn tuổi các cụ BSC nhiều, nhưng những chai whisky như vậy thì rất hiếm.
Qua thời bao cấp khó khăn, kinh tế thị trường mở cửa các hãng rượu cũng quay lại và vào VN và có lẽ giữa whisky và cognac thì cognac được thị trường mà thông qua trung gian là các cửa hànn kinh doanh, các chủ nhà hàng...ưu tiên đón nhận hơn whisky, họ chính là những người định hướng tiêu dùng trong thời kỳ này...còn sau đó thì tại sao dòng whisky lại được tiêu thụ tốt ở ngoài Bắc thì có lẽ Cụ cũng có nghiên cứu rồi phải không ạ? Cháu nghĩ đó là thành quả của những người làm thị trường cho dòng rượu này ạ, họ đã bằng nhiều cách để người tiêu dùng được tiếp cận, dùng thử và yêu thích dòng ruợu này. Và trong đó BSC và một số diễn đàn về rượu cũng có ít nhiều đóng góp công sức ạ.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Cụ Clayton có một bài phân tích về văn hoá uống rượu theo vùng miền ...

... trong khi ở miền Nam thì trái lại thị trường phát triển hơn trước nhiều.
Cảm ơn cụ Vulcan. Đây là một lập luận mà em thấy khá thuyết phục. Như vậy, rất có thể thói quen ưa thích tiêu dùng Cognac hơn Whisky đã hình thành ở miền Nam là do đặc điểm lịch sử và sự ảnh hưởng của tầng lớp trung lưu có sẵn tại SGN từ trước và cộng đồng di dân từ Bắc vào Nam sau 1954.

Nhưng có lẽ vẫn sẽ còn một số thắc mắc, cụ ạ:

- Giai đoạn 1954 - 1975, ảnh hưởng của Pháp và văn hóa Pháp tại miền Nam giảm dần và thậm chí còn rất ít ở giai đoạn cuối. Ngược lại, ảnh hưởng của văn hóa Anh - Mỹ tăng lên một cách nhanh chóng ngay trong thập niên 60. Whisky là một phần của văn hóa ẩm thực Anh - Mỹ cũng đã theo đó mà lan tỏa trong cộng đồng (vì Mỹ cũng nổi tiếng bởi Whiskey, nhưng là Whiskey ngô, dù là Bourbon Kentucky hay Tennessee). Chẳng lẽ sự thay đổi đó không đủ để ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của người SGN sau này hay sao?

- Sau 1975, chúng ta đều đã biết có một lần sóng di tản khỏi miền Nam. Theo đó, rất nhiều nhà tư sản, tầng lớp trung lưu, sỹ quan, chính khách cũng rời VN đi ra nước ngoài. Những người ở lại chắc không nhiều người có điều kiện tiếp cận với những loại đồ uống đắt tiền này. Mặt khác, điều kiện KT-XH tại miền Nam giai đoạn này cũng vất vả không kém miền Bắc. Lúc đó, thói quen tiêu dùng và văn hóa thưởng thức Cognac tại SGN chắc chắn bị gián đoạn và tình trạng này sẽ kéo dài ít nhất đến cuối những năm 80. Có lẽ nào văn hóa Cognac vẫn được bảo lưu trong dân chúng, cho dù không có tiêu thụ thực tế?
 

ca_voi

Xe lăn
Biển số
OF-106114
Ngày cấp bằng
18/7/11
Số km
14,048
Động cơ
534,593 Mã lực
Báo cáo cụ Clayton, em vẫn chưa hình dung ra Whisky mà uống với trà thì nó ra như thế nào T_T
 

Tuctu

Xe máy
Biển số
OF-310837
Ngày cấp bằng
7/3/14
Số km
75
Động cơ
298,850 Mã lực
Hưởng ứng lời động viên của cụ Clayton, em xin trình bày quan điểm cá nhân về Văn hoá thưởng thức rượu mạnh và yếu tố vùng miền ở Việt Nam, như sau:

Phong cách ẩm rượu của đại đa số người Việt đều thiên về uống rượu, không phải thưởng rượu. Rượu của người Việt ở đây là rượu đế truyền thống. Rượu đế nói chung là một thứ cay cay, găn gắt, hơi đăng đắng... khó uống. Rượu đế của người Việt Nam về hương và vị thì thật sự không bằng cognac, whisky... của nước ngoài. Tuy nhiên rượu đế có cái hương vị đặc biệt, nồng nàn, dân dã, đậm nét dân tộc mà người từng uống rượu thì không thể nào quên được. Chính vì do chúng khó uống nên phụ nữ Việt hầu như chẳng ai thích rượu đế cả. Các bậc mày râu, thích uống rượu đa phần vì họ muốn có cái cảm giác lâng lâng, say say, và đôi khi chỉ đơn thuần muốn nuốt một thứ nước uống gắt gắt, mạnh mẽ. Điều này cũng giống như đôi khi ta thèm uống một ly trà đá cho nặng nặng, buôn buốt một chút ở họng hơn là một ly nước lọc thường. Khi đã uống rượu thì tâm hồn khoáng đạt hơn, cởi mở hơn, tận hưởng hay chịu đựng cuộc sống tốt hơn...

Nhìn người Việt uống rượu (trừ một số ít các bậc biết thưởng rượu), ta thấy nếp văn hoá này khá đặc biệt và rất khác so với dân Âu, Mỹ. Uống rượu đế thì phải kèm thức ăn càng đa dạng càng tốt, và nhất thiết phải có nước. Nuốt một ly rượu, nhăn nhíu mặt mũi, khì khà một hơi khá dài, chộp lấy ly nước ực một ngụm, chấm ngay một miếng thức ăn - đó dường như là phong cách uống rượu thường thấy nhất của dân "nhậu". Điều này cho thấy, rượu đế khó uống ra sao (hay do cách uống làm cho rượu trở nên khó uống), chưa nói chất lượng rượu ở từng nơi, từng lúc có thể rất khác nhau. Cho nên, việc có ly nước để rửa trôi cái khó chịu ở họng và nhấm miếng thức ăn để có cảm giác ngon miệng trở lại...

Cái phong cách uống rượu như thế được truyền từ lớp người trước qua lớp thanh niên mới lớn, hay người mới tập tành thử rượu. Rồi khi uống rượu mạnh "của Tây" vẫn cứ như thế, cứ ngậm hớp rượu mà nghe sin sít ở lưỡi, nồng nồng, cay cay, găn gắt khi nuốt là cứ nhăn mặt, khè một hơi, hớp vội ngụm nước... Cuối cùng thì nhận xét chung là rượu nào thì cũng vừa đắng, vừa cay, được cái uống vào lâng lâng, say say... Chính do cách uống rượu như thế, song song với kiến thức về rượu thường hạn hẹp của đa số dân "nhậu", nên việc nhận định chất lượng rượu, đánh giá, bình phẩm về một nhãn rượu luôn bị hạn chế, mất phương hướng là điều dễ hiểu.

Theo thời gian, vô tình cách uống rượu như trên đã trở thành thói quen, rồi dần dà thành nếp văn hoá của đa số người Việt. Rượu mạnh độ được cho là có vị giống giống nhau, hương thì có khác chút ít... Rượu đế và rượu vodka được cho là cùng kiểu hương, đứng ở dãy khác là rượu tây: hương của chúng được coi là như nhau dù cho chúng là cognac, armanac, american whisky hay scotch whisky... Khi rượu cognac theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam, nó được cả người miền Nam và miền Bắc dùng và đến nay đã trở thành dòng rượu rất quen thuộc với người Việt. Sau này, dòng rượu whisky cũng nổi lên không kém cạnh cognac. Tuy nhiên, văn hoá uống rượu của dân ta thì không thay đổi. Lúc đầu uống cognac, được mấy chú Lang-sa giới thiệu rằng: cognac êm, ngọt, dịu dàng, thơm tho... rồi đồn thổi ra dân gian như thế, và mọi người hiểu như thế, ghi nhận đấy là dòng rượu ngon, phong lưu. Sau đó, đến whisky theo dân Mỹ, Anh vào Việt Nam và cũng được giới thiệu như một thứ rượu hảo hạng của thế giới, không hề kém cạnh cognac... Người Việt với thói quen uống rượu rất riêng, thật khó mà nhận định được sự khác nhau giữa cognac và whisky. Khi các hãng whisky bắt đầu việc mở rộng thị trường ở miền Nam, thì các hãng cognac cũng không chịu ngồi yên. Cognac có lợi thế là dòng tiên phong, có khách hàng biết thưởng rượu. Họ mở chiến dịch tuyên truyền, với sự giúp đỡ của những người sành và đam mê cognac, rằng: cognac phù hợp hơn whisky trong điều kiện khí hậu nóng (như miền Nam). Đến giờ, quan điểm này đã trở thành "kinh nghiệm truyền miệng dân gian", dân uống rượu đã tin như thế và đến nay cognac vẫn là gu của dân miền Nam.

Đến khi tấn công thị trường miền Bắc, các nhà phân phối whisky có sẳn công cụ tuyệt vời để tuyên truyền, họ chỉ cần nhắc lại "chân lý" mà các cụ miền Nam đã như thừa nhận: whisky phù hợp hơn cognac trong điều kiện thời tiết lạnh (như miền Bắc). Dân miền Bắc đã thử whisky và đam mê chúng nhờ sự hướng dẫn bài bản của nhà sản xuất và các nhà phân phối, nhờ sự tâm huyết muốn khuếch trương phẩm chất tuyệt vời của whisky từ các cao nhân sành whisky. Khi đã đam mê whisky rồi, đặc biệt là single malt whisky, thì dân miền Bắc chẳng thiết trở lại dòng cognac.

Thế tại sao dân miền Nam khó đổi gu rượu mạnh như thế?
Dù thông tin, giao lưu, lưu thông Nam, Bắc nay đã vô cùng thuận lợi, tuy nhiên việc thay đổi dòng rượu từ cognac sang whisky của dân miền Nam chắc hẳn còn lâu lắm. Vì đó là sự thay đổi "kinh nghiệm truyền miệng dân gian" và thay đổi cả trong kiến thức về rượu. Cả hai điều này đều không dễ dàng thay đổi. Chợt nhớ có một kinh nghiệm dân gian hết sức tệ hại và được lan truyền vô cùng nhanh chóng trong các tầng lớp nhân dân là: người bị điện giật thì cách sơ cứu đầu tiên là tạt nước vào cơ thể nạn nhân để "cho điện ra hết", "cho bớt nóng". Việc làm phản khoa học này đã làm chúng ta mất đi nhiều đồng bào.

Thật khó để thay đổi, phải không các cụ?

Em mong các cụ chỉ giáo, chỉnh lý cho.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Cảm ơn cụ Tuctu về một bài viết dài, có chiều sâu và có rất nhiều điều đáng để suy ngẫm.

Từ thói quen, phong cách sử dụng rượu đế (trong Nam) hay "quốc lủi" (ngoài Bắc), đến lý giải về sự ảnh hưởng của thói quen đó tới việc sử dụng rượu Tây. Các yếu tố có ảnh hưởng đến sự khác biệt về "gu" giữa miền Nam và miền Bắc trong việc uống, thưởng thức Cognac và Whisky.

Cảm ơn cụ nhé!
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Tiếp tục về chủ đề trên, thú thực, em đã nhiều lần hỏi các bác, các chú, các anh, các bạn, các em có uống rượu Tây ở cả HN và HCM rằng họ có thể giải thích tại sao họ lại thích Cognac hơn Whisky hoặc ngược lại, tại sao họ lại thích Whisky hơn Cognac.

Đối với các drinkers ngoài Bắc, câu trả lời thường là: Vì rượu Whisky uống ngon hơn chứ. Không dễ say và nếu có say thì không gây đau đầu. Còn drinkers trong Nam, bao gồm cả người Nam và người Bắc vào Nam sinh sống (chẳng hạn như mấy ông anh và cậu bạn cũng mới chỉ vào SGN được chục năm nay) thì thường trả lời: Đương nhiên là Cognac rồi, vì Cognac ngon hơn, sang trọng hơn chứ. Cognac êm, không sốc như Whisky và không gây đau đầu. :D

Thế thì em chịu thật rồi! :(. Cùng 1 câu hỏi, kết quả trả lời thì khác nhau, nhưng cách lập luận của họ thì gần như y chang nhau.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Báo cáo cụ Clayton, em vẫn chưa hình dung ra Whisky mà uống với trà thì nó ra như thế nào T_T
Đúng như cụ tauluon đã nói, hãy trải nghiệm thực tế luôn đi, ca_voi ơi.

Theo em, nên bắt đầu bằng 1 dòng Blended Scotch thanh nhã và dễ uống đã có tiếng - Chivas Regal 12yo.

Nếu cụ không thích dòng này cho lắm, và muốn tránh chuyện nếu thử chút ít rồi, phần còn lại của chai rượu chẳng lẽ đem cho, thì cụ không cần phải mua chai to (700ml hoặc 750ml). Thay vào đó, cụ hay mua chai mini, rượu vừa chuẩn, vừa dễ kiếm, giá cả lại rất hợp lý. Cụ mua khoảng vài ba chai mini, mỗi chai là 50ml rồi.

Về trà, cụ ra siêu thị hoặc đến các Cửa hàng đồ Nhật Bản, Cửa hàng Xách tay mua trà xanh Sencha của Nhật về. Em thấy những chỗ như thế này, Hà Nội rất sẵn, còn SGN chắc cũng không thiếu (nếu cụ nào ở SGN muốn thử). Cụ nên chọn 2 loại, một loại là trà đóng chai, nhưng phải đúng là của Nhật và đúng là trà xanh làm từ giống Sencha, loại còn lại là trà túi lọc (trà nhúng), cũng là Sencha. Trà đóng chai, có một điều khá dở là hầu hết các sản phẩm trà xanh đóng chai thường đều có một lượng đường nhất định, như thế, khi đem blend với rượu whisky, nó sẽ làm ảnh hưởng đến vị của mix drink. Chúng ta cần thưởng thức vị ngọt của mix drink, nhưng là vị ngọt tự nhiên của bản thân hai loại nguyên liệu là Whisky và trà, chứ không phải là từ đường. Như vậy, nếu không chọn được chai trà xanh Sencha đóng sẵn loại không đường hoặc hàm lượng đường rất thấp, thì cụ nên tìm mua trà túi lọc.

Với cả hai loại trà, cụ nên thưởng thức cả hai cách: uống nóng và uống lạnh.

Uống nóng, cụ cho trà nhúng vào nước nóng, lấy độ đậm đặc vừa phải, tốt nhất là cụ nhúng vào một cốc nước nóng, sau đó gạn 1 phần nước sang 1 chiếc cốc hoặc ly khác 1 lượng bằng khoảng 20ml mà thôi. Nếu là trà xanh đóng chai, thì cụ rót nước trà vào 1 chiếc cốc, sau đó cho chiếc cốc vào bát nước nóng để làm ấm nước trà lên. Sau đó cũng lấy lượng nước trà bằng 20ml thôi. Tiếp theo, cụ rót rượu Chivas 12yo vào cốc hoặc ly trà nóng đó với 1 lượng cũng bằng 20ml và lắc đều cho mix drink này chuyển sang màu vàng pha xanh đục. Đó là mix drink ở tỷ lệ 1:1. Tỷ lệ này cho hương vị rượu được tốt nhất, dễ nhận biết nhất và cho cụ cảm nhận rõ nhất vẻ đẹp của từng loại đồ uống gốc trong mix drink. Hãy dành mươi giấy để ngửi và cảm nhận, sau đó mới nhấp một ngụm nhỏ để cảm nhận hương vị trong khoang miệng. Hãy thưởng thức chậm rãi và cố gắng cảm nhận hậu vị.

Uống lạnh, thì cụ làm lạnh nước trà bằng cách cho vào tủ lạnh (cả nước đóng chai có sẵn, hoặc nước trà được pha từ túi lọc) và đợi đến một mức lạnh mà cụ mong muốn. Hãy rót rượu vào ly trước với 1 lượng bằng 20ml, sau đó mới rót trà lạnh vào (cũng 20ml). Hãy quan sát sự thay đổi màu sắc khi hai thứ nước này gặp nhau và bắt đầu hòa quyện vào nhau. Kế đó, hãy ngửi hương của mix drink, đầu tiên là ngửi thoáng qua, sau đó ngửi sâu. Rồi sau đó hãy thưởng thức một ngụm nhỏ và cảm nhận kỹ hương vị. Độ lạnh của mix drink cũng sẽ cho thấy sự khác biệt khi so với uống nóng. Tiếp tục lại cảm nhận hậu vị. Cuối cùng, hãy cho vào lý khoảng 2 viên đá nhỏ và bắt đầu cảm nhận lại hương vị.

Hãy thưởng thức lại (hoặc lần khác) với sự thay đổi về tỷ lệ: Trà:Whisky = 2:1 hoặc 3:1 hoặc 3:2.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Gửi các cụ 1 tấm hình minh họa.

Trà xanh Whisky và Chivas 12yo với tỷ lệ 2:1




Ảnh được mượn từ trang Peckthebreak.com
 
Chỉnh sửa cuối:

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Thậm chí là Laphroaig 10yo Cask Strength cũng đã được đem pha chế với Trà xanh



Ảnh được mượn từ trang Cookmundo.com
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Trà Xanh mix với Whisky cho màu nước vàng xanh hơi đục đục, nhìn khá hấp dẫn và cho cảm giác mát mẻ vào những ngày hè nóng bức, các cụ ạ.

 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Sáng 02/5, vừa đổi được cho cụ Phẳng 2 thùng Lap 10 để lấy chai này. Cụ Phẳng bảo vứt gầm giường cũng lâu rồi, ngắm mãi cũng chán, nếu khui uống thì êm ái quá, không đã tẹo nào, nên cụ vẫn cứ khoái Lap hơn.

Vâng, thế thì em cầm về vậy.

Cụ ấy đưa cho một bọc gói mấy tầng giấy báo. Về đến nhà, nghe lời cụ Phẳng dặn, em phải tắt hết điện cho tối um um mới dám khui ra.

À, thì ra em nó đây ạ.



 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Nhìn chữ được, chữ mất kiểu này, chắc em nó đã nằm gầm giường từ năm chín mấy.

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top