Rượu mạnh – Lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, đam mê, sưu tầm và chia sẻ (Nhà số 7)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Khi mấy ông BSC rời đi, em ngồi lại với một nhóm khác.

Thật ngẫu nhiên, trong bàn hôm đó, mọi người thoải mái nói tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Việt lẫn lộn. Một anh người Paris đang sinh sống tại Hà Nội. Một em gái Hà Nội, đang sống ở Paris. Một cu cậu non choẹt, bố Ý, mẹ Pháp, học ở Lausanne, đang làm việc cho Ngân hàng UBS ở Zurich, lăn qua Hà Nội một đêm duy nhất (cũng là đêm Hà Nội đầu tiên) rồi ngày mai sẽ là Singapore, sau đó là Jakarta. Một cu cậu khác, trai Hà Nội, học ở Lausanne và đang lang thang khắp nơi. Nhưng đặc biệt ấn tựong là một em Đinh Mão. Nàng quả thực là rất ấn tượng. Ấn tượng và hơn thế nữa.

Nàng là một top model gốc Việt có tiếng ở trời Âu. Cuộc sống của Nàng nay Hà Nội, mai Berlin, ngày kia lại Milano, rồi Paris, London, Madrid. Một cô gái lớn lên ở trời Âu, nhưng Tiếng Việt mềm mại lạ lùng, đặc biệt là phong cách sống rất truyền thống, lắng đọng và hiểu biết rất sâu về văn hóa Việt, văn học Việt. Nàng nhớ rất nhiều tục ngữ, ca dao và thành ngữ Việt, áp dụng nhuần nhuyễn, tự nhiên và thực sự phù hợp trong suốt cuộc chuyện trò. Nàng khơi dậy trong em ước mơ tuổi thơ, khát vọng thời niên thiếu khi muốn trở thành một Họa sỹ tìm kiếm điều mới mẻ trong thế giới Ấn tượng đương đại. Tuy nhiên, phong cách của Nàng lại là Trừu tượng - Phồn Thực Tối Giản - một phong cách độc nhất vô nhị, một phong cách được định hình ở châu Âu và đang lan tỏa ở châu Âu. Ngược lại, Nàng lại say mê lặng nghe em nói về Văn hóa rượu, Nghệ thuật làm rượu và Văn hóa thưởng thức rượu. Lâu lắm rồi Nàng mới thưởng thức lại một ly Martell. Và em cũng vậy.

Và Nàng, tính cách của Nàng, trí tuệ của Nàng, tài năng của Nàng, phong cách Nghệ thuật của Nàng... còn complex hơn, xứng đáng để khám phá và rất khó để khám phá hơn cả dòng rượu danh tiếng ấy.

Cuộc chuyện trò kéo dài hơn 3 giờ, đi qua bao nhiêu bản hòa tấu Pháp, Ý, lãng quên cả cơ mưa lớn đã ào ạt tuôn trào trên thành phố tự lúc nào.
 

skywalkers

Xe buýt
Biển số
OF-5130
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
727
Động cơ
552,170 Mã lực
Chào các cụ. Mấy hôm nay bận nên hôm nay em mới lên OF để tham gia cùng các cụ được.
Biết rằng nhiệm vụ viết tasting note cho chai PC8 còn đang treo trên đầu nhưng xin các cụ cho em khất vì quả thật hôm đó khi uống đến chai PC8 là em ko còn hứng để uống rồi nên chỉ làm 1 chút gọi là. Ngoài ra trong thời điểm hiện tại em cũng đang hạn chế các dòng CS nên cũng ko cảm nhận được nhiều.
Với chI PC8 thì quả thật đây là lần thứ 5 em uống chai này. Tuy nhiên cũng như cụ CT trình bày thì mỗi lần uống em lại cảm nhận nó 1 khác nhưng chưa khi nào tìm lại được cảm giác thích thú như lần đầu tiên uống chai này. Tasting note chi tiết em xin nợ vài hôm còn câu chuyện xoay quanh chai PC8 này em xin phép được chia sẻ với các cụ đôi chút.
Pc8 hiện theo em đánh giá là 1 trong những chai có p/p tốt nhất ở VN hiện nay. Rượu được sản xuất bới nhà Port Charlote khá danh tiếng của vùng Ai La, được làm khá kỹ, đóng chai ở độ cồn 60abv và hiện đc bán tại VN mới mức giá rất dễ chịu. So với chai Octomore 4.2 thì chai này có giá bằng 1/2 nhưng chất lượng ko hề kém thậm chí cá nhân em còn thấy nó balance và complex hơn chai 4.2. Chai này nhưng cụ cộm cán của Bsc cụ nào cũng phải có 1 vài chai thủ sẵn trong nhà. Tuy nhiên với những cụ chưa quen với CS thì sẽ thấy chai này hơi khó thẩm 1 chút vì độ cồn cao, khi vào khoang miệng và xuống cổ họng sẽ đem đến độ bỏng, cháy khá lớn. Các cụ nên delute em nó bằng 1 chút nước tinh khiết sẽ thấy nó tròn trịa và mượt mà hơn nhiều. Ngoài ra, 1 số cụ chưa quen uống CS sau khi thử chai này về thường có vấn đề về đường ruột vì với độ cồn cao thì chất men tiêu hóa trong dạ dày bị tiêu diệt kha khá. Các cụ nên thận trọng khi dùng.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Nhân có một số anh em hỏi em về một số bài viết liên quan đến Cognac, Tứ Đại Gia hay Ngũ Đại Gia Cognac, chất lượng các dòng Cognac..., em xin tạm thưa trước với các cụ mấy lời:

- Tứ Đại Gia Cognac thì chắc chắn là Hennessy, Martell, Remy Martin và Courvoisier rồi. Cụm từ "Big Four Cognac" hoặc "Big Four Cognac Houses" được dùng phổ biếnn từ xưa đến nay và dễ dàng tra cứu trên internet. Tuy nhiên, ngày nay, những người hiểu và sành Cognac thường cho thêm Camus vào list và gọi đó là Nhóm 5 hoặc cho thêm Hine và Frapin vào danh sách và gọi đó là Nhóm 7.

- Đừng bao giờ tin rằng các chai Cognac thuộc Nhóm 4 (hoặc Nhóm 5) thì luôn luôn có chất lượng hơn các chai đồng hạng của các Hãng nằm ngoài nhóm. Nếu chưa trải nghiệm nhiều, thì bạn sẽ dễ dàng tin vào điều đó, nhưng đã trải nghiệm thực sự rồi, thì bạn sẽ cẩn trọng hơn đấy. Điều này khá giống với thưởng thức, trải nghiệm và phân hạng Single Malt. Không phải chai Macallan nào, Springbank nào, Adberg nào... cũng ngon hơn, hương vị hay hơn các chai SM khác đồng hạng (ví dụ cùng độ tuổi...). Nếu bạn đã thưởng thức thật nhiều Cognac, và bạn đã blind tasting nhiều cognac, thì khả năng nhiều là bạn sẽ dễ dàng chấm điểm cao hơn cho chai Frapin VIP XO so với Hennessy XO, Remy Martin XO Fine Champagne, Courvoisier XO hay Camus XO (Bất kể là Superior, Superieur hay Elegence). Đôi khi, với Blind Tasting, bạn có thể lựa chọn được chai mà bạn cho là có hương vị tốt nhất trong số các chai này: Hennessy XO Grande Champagne, Frapin VIP XO, Martell XO, Remy Martin XO Grande Champagne (hoặc Premier Cru).

- Giống như thế giới Single Malt, Cognac có rất nhiều Nhà chưng cất nhỏ, đều đặn cho ra đời những chai Cognac vô cùng xuất sắc, nhưng rất nhiều Nhà trong số đó không biết cách marketing tốt nhất, hoặc cũng có thể không có chiến lược quốc tế hóa, toàn cầu hóa sản phẩm của mình. Họ có nhiều sản phẩm xuất sắc, thậm chí là xuất sắc hơn rất nhiều so với Nhóm Big 4 hoặc Big 4, mà giá cả thì lại mềm hơn rất nhiều. Phải lang thang ở Pháp hoặc nhờ những người sống lâu ở Pháp, bạn mới có thể collect được những chai như thế. Đặc biệt, chính những Nhà nhỏ này lại cho ra đời những chai Cognac "thuần Cognac" nhất. Dường như chỉ có họ mới dám cho ra đời những chai Cognac Natural Color, Unchill-filtered. Ngược lại, hầu hết các sản phẩm thương mại của Big Four đều pha màu, thậm chí là pha rất đậm màu caramel. Thật khó có thể tìm được trong Big Four chai nào gấp 1.5 lần (thậm chí là 2 lần) giá bán mà đạt được chất lượng như Paul Giraud Vieille Reserve Grande Champagne, Paul Giraud Heritage Premier Cru Grande Champagne hay Tres Rare Premier Cru Grande Champagne. Nhìn chung thì Big 4 và Big 5 có danh tiếng và thị trường tương tự như Johnnie Walker, Chivas Regal, Royal Salute trong Thế giới Whisky. Còn rất nhiều Nhà nhỏ xuất sắc của Pháp thì tương tự như các Nhà Single Malt.

Dòng rượu làm em mê mẩn đầu tiên chính là Cognac, về sau có thêm Armagnac nữa. Single Malt thì mãi sau này.

Hiểu sơ sơ về Cognac thì không khó, không phức tạp, nhưng hiểu biết cặn kẽ về Cognac thì lại không dễ dàng chút nào.

Xét về Sưu tập, nếu Sưu tập đủ Cognac, thì nó phức tạp và tốn kém hơn nhiều Single Malt. Nếu có thể ví Single Malt như những gã Nhà Giàu Mới Nổi, thì Cognac lại là Những Công tước, Hầu tước, Bá tước đã Vang dang từ xa xưa. Tuy gần đây ít nhiều mai một, gia sản của cá nhân hay dòng họ có nghèo đi, nhưng Danh tiếng và Đẳng cấp Quý Tộc thì hoàn toàn không phai nhạt.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Cognac, cũng như rất nhiều loại sản phẩm khác, đều có sự chọn lọc thị trường rất rõ ràng cho từng dòng sản phẩm. Đúng vậy, khách hàng nào, sản phẩm đó, vùng miền nào, nhãn hiệu đó...

Trong khi ở các nước Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, thì một chai Martell hoặc Hennessy trên bàn tiệc, đặc biệt là những dòng XO trở lên luôn là dấu hiệu thể hiện sự giàu có và sang trọng, thì Hennessy ở Mỹ lại luôn là biểu tượng của sự hội hè, âm nhạc và đam mê. Hennessy đã tạo ra một văn hóa đồ uống gắn liền với Jazz, với R&B ở thị trường Bắc Mỹ nói chung và nước Mỹ nói riêng, đặc biệt là trong cộng đồng những người da màu trẻ trung và yêu âm nhạc. Cùng thời điểm đó, hầu như những matured drinkers ở Bắc Âu (như Na-uy, Thụy Điển, Đan Mạch...) hầu như chẳng quan tâm gì đến sự ra đời của một Biến thể mới của Hennessy XO, Hennessy Paradis, hay Martell XO, Extra... Đối với họ, Cognac thì chẳng có gì tuyệt vời hơn Braastad, Larsen, Otard, Bache Gabrielsen, Bowen... Với những dân có học thức ở Tây Bắc Âu, có thể là Luật sư, Bác sỹ, hay Doanh nhân, Nhà khoa học, nói chung là những người được đào tạo ở các bậc học cao và làm những công việc có thứ hạng tốt trong xã hội, thì hầu như họ lại không quan tâm nhiều đến những chiến dịch quảng bá, marketing rầm rộ của các nhãn hiệu đình đám như nhóm Big Five, mà họ lại thích những dòng Cognac sang trọng, đẳng cấp, nhưng lặng lẽ như Frapin, Bowen, Chabasse, Ferrand, hay có thể là cả Hine, Delamain, Comandon.

Tặng các cụ một bài viết khá hay về Cognac, về sự tăng trưởng của Ngành nói chung và của một số Nhãn đình đám nói riêng, trong đó đặc biệt là Big Four. Điểm đặc biệt của bài viết này là nó cho chúng ta thấy một phần của đặc tính thị trường và phân khúc sản phẩm theo thị trường.

Bài viết hơi dài và bằng Tiếng Anh, nhưng được cái là cũng dễ đọc, dễ hiểu. Các cụ chịu khó đọc tiếng Anh vậy nhé. Nếu cụ nào có điều kiện, nhờ các cụ dịch lại giúp các cụ khác cùng tham khảo. :)

Can anyone break the Big Four’s Cognac grip?

9th July, 2012 by Richard Woodard

http://www.thespiritsbusiness.com/2012/07/can-anyone-break-the-big-fours-cognac-grip/

Booming sales in China, a mature but strong market in the US offset by stagnant or slowly declining markets in Europe – that’s the global picture for Cognac at the end of 2011, as the figures of the Bureau National Interprofessionnel du Cognac (BNIC) illustrate.

Smaller Cognac houses are finding their own place in the market that’s dominated by the Big Four


China has been on fire for some years now, driven by sales of aged, expensive, high margin Cognac. This neatly complements the VS-reliant but still huge US market, and that neatness isn’t lost on the Cognaçais.

“Total shipments have been increasing significantly, in terms of volume and value,” points out Agnes Aubin, director of communications at the BNIC. “We have gone from a concentration of exports to a few countries to a balanced spread through three continents, which is a very good sign for Cognac’s future.”

It’s a view echoed by many in the region, including Rémy Martin CEO Patrick Piana. But when we talk about Cognac’s global markets – and especially when we discuss the dynamic growth in the emerging markets of Asia – we’re talking for the most part about four brands: Hennessy, Martell, Rémy Martin and Courvoisier.

These multinational-owned powerhouses gobble up well over 80% of the total value in the Cognac sector, and more than 75% of volume, making it entirely understandable that all the media talk focuses on Martell’s surge in China, Hennessy’s dominance in the US, Courvoisier’s perceived over-reliance on Western Europe and Rémy Martin’s success with Louis XIII.

But what about the many other houses that dot the map of Cognac and which, without ever being able to match the marketing budgets of their enormous rivals, aim to carve out their own special niche in this golden age for one of France’s most successful spirits?

Bacardi’s D’Usse Cognac launched in the US in May


First of all, could any of them be serious rivals to threaten the dominance of the big four? Er, no. Not one of the second band of Cognac houses – names such as Camus, Baron Otard, Hine, Frapin and Delamain, plus regional players in Scandinavia including Grönstedts and Braastad – can muster much more than a 1% market share.

There’s been much noise about the US launch of Bacardi’s latest Cognac brand D’Ussé, but even if the newcomer fulfils the company’s wildest dreams, it’s unlikely to become even a twinkle in the Cognac firmament.

But does that matter? As with Champagne and labels like Moët and Veuve Clicquot, the existence of brands of the scale of Hennessy and Martell is the proverbial rising tide that lifts all boats.

“The Asian market is without any doubt controlled by the big players,” says François Le Grelle, Hine managing director. “Without wanting to put them in any definite order, it is important to measure the work that is done by these houses, and which enables the other houses to have an opening if they want to do so.”

For some, China – for all its astonishing recent growth – still isn’t a major focus. “At Ferrand, our customer is mostly an educated drinker,” explains Alexandre Gabriel, president of Cognac Ferrand. “Often our customers are single malt fans who discover Cognac. For this reason, we are more present in markets where high-end spirits are already doing well, such as the US and North Europe, for instance. So, for us, the booming sales of China don’t have a very big effect on our sales for the moment, while we continue to grow significantly in the US.”

But other companies – Camus springs immediately to mind – have made Asia a focus for years, and are reaping the rewards. Hine has made China a strategic market, not least because of the house’s focus on higher expressions of VSOP and above, which fits nicely with consumer demand. All very well, but is there a risk of being too dependent on the Chinese consumer?

The potential for Cognac in the Asian market is probably the biggest in the world, according to Le Grelle


“In theory our dependence on this market exists, but even if there were to be a significant decrease in sales, this would not really put us in danger, as in reality the market is so vast and is not supplied everywhere that there still remains space for all the houses who feel up to tackling this market,” insists Le Grelle.

China has been pretty much exclusively a VSOP-and-above market to date, with only small quantities of VS-grade Cognac shipped to the region in the past couple of years. As the market matures and the economic buoyancy of the country trickles down through the middle classes, this may begin to change.

“As these [Asian] markets mature and Cognac is increasingly used in mixed drinks, there could equally be an increase in sales at the VSOP or even VS level,” says Aubin. For Gabriel, however, the domination of older Cognacs in China is likely to continue “for quite a while”, and Le Grelle, too, is less than convinced, arguing that VS will not be “tomorrow’s product” in the region because of Cognac’s current positioning as a luxury.

Continued growth of luxury products from Richard Hennessy and Louis XIII to Hine’s rarer vintages and exclusive bottlings such as Ferrand’s Ancestrale is music to the ears of the Cognaçais; but the more decades-old Cognac you sell in China, the greater the toll on the region’s stocks of older eaux-de-vie.

Gabriel is fairly relaxed about the situation, arguing that it is “something that has been seen generation after generation”. But Le Grelle offers a less optimistic assessment: “The profile of the stocks is what counts, and effectively for the last few years now, China has been importing huge quantities of the oldest eaux-de-vie.” This, he continues, has resulted in “some tension” in the Cognac region, leading to “massive” price increases of up to three times as houses that have oversold try to rebuild their stocks of the older eaux-de-vie.

Le Grelle admits that Hine, too, is selling more of the older eaux-de-vie than in the past, but a stock coverage policy instigated some years ago is helping to ease the pressure and maintain supply and quality.

“Our vision for the Asian market is positive and we feel that this region is where the potential is perhaps the biggest in the world today and,in this sense, this diminishes any dependence solely on the Chinese market,” he says.

In any case, China is also doing a sterling job of building brand Cognac in the region’s other markets, Le Grelle adds. “It should also be added that the Chinese market offers excellent brand visibility, which enables us to be seen by all the other markets in the region – which would also give us additional solutions if there were to be a decline in the Chinese market.”

Cognac is beginning to settle in with young, educated consumers in France


Which other markets? Gabriel name-checks Vietnam, where he sees potential in the high end on-trade, including discotheques and restaurants in a similar way to China, while Le Grelle adds the names of South Korea, Malaysia and India which, he says in hope, “one day will finally open the doors”.

In most cases, Le Grelle adds, consumption trends mirror the clubs of Shanghai, Beijing and Shenzhen. “Cocktails are starting to appear here and there, but this remains in very select places, in major cities, and commercially the volumes remain relatively low. Today, Cognac is consumed during meals and at weddings in large bottles, sometimes up to three-litre sizes, and in nightclubs.”

The Cognaçais’ excitement over Asia in general and China in particular is as understandable as it is overstated. The US remains arguably the single most important destination for shipments from Cognac and Jarnac, being an established market of many years’ standing – even if about 60% of it is made up of Cognac’s lowest expression, VS. To Gabriel, the US market is “bi-polar”: dominated by VS at one end, but a good market for speciality, high-end Cognacs – which is where Ferrand is located. This niche, he adds, is “smaller, but growing”.

Hine’s avoidance of VS makes the US less interesting to the house, but Le Grelle admits that this may change. “The US market, not including the VS, is starting to look for artisan brands, and Hine fits perfectly in this category,” he says.

Asia’s dynamism… the “bi-polarity” of the US… but what about Western Europe, Cognac’s heartland, and still responsible for nearly 30% of its sales? What, indeed, about the home market of France, whose inexorable decline has seen it now sell barely one-tenth of the Cognac consumed in the US?

Even here, it seems, the Cognaçais are optimistic. “It is not too ‘hip’ in France for the moment,” admits Gabriel. “But we see pockets of interested, young, educated consumers, who have done all the single malts and are now looking at other high-end spirits. “It is going to take a while, but it will come back for sure. Cognac is for ever.”
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Nhìn bộ tứ mã trắng trẻo thế kia là thấy mê rồi, cụ Jack ơi.
 

jackal76

Xe tải
Biển số
OF-136598
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
460
Động cơ
373,400 Mã lực
Classic Malts - The Distiller Edition


image gratuite à télécharger

6 nhà chưng cất, thuộc Diageo : Talisker (Islands), Oban (Coastal Highlands), Glenkinchie (Lowlands), Lagavulin (Islay), Cragganmore (Speyside) & Dalwhinnie (Highlands).

Điểm chung của Series Distiller Edition (DE) là “double – matured” (finish trong thùng khác, nhằm gia tăng hương vị), limited quantity. Nhưng mỗi nhà chưng cất, lại chọn ra 1 loại thùng khác nhau để “finish”, theo tính toán, phù hợp giữa đặc tính thùng finish & tính chất /hương vị rượu của từng nhà.

Dưới đây là, 1st release của từng nhà (có thể vitage chưa hoàn toàn chính xác cho 3 nhà đầu, các cụ cho ý kiến nếu có thông tin chuẩn)

+ Cragganmore DE (1st release : vintage 1984), finish thùng ex- Port

+ Glenkinchie DE (1st release : vintage 1986), finish thùng ex- Amontillado Sherry

+ Dalwhinnie DE (1st release : vintage 1980), finish thùng ex - Oloroso Sherry

+ Oban DE (1st release : vintage 1980), finish thùng ex - Montilla Fino Sherry

+ Talisker DE (1st release : vintage 1986), finish thùng ex - Amoroso Sherry finish

+ Lagavulin DE (1st release : vintage 1979), finish thùng ex - Pedro Ximenez Sherry (PX)

Phần lớn series DE thuộc Classic Malts, đều ghi Vintage (số ít là NAS). Độ tuổi, đều dựa trên chai core product của từng nhà (Cragganmore với 12 năm; Glenkinchie với 12 năm; Dalwhinnie với 15 năm; Oban với 14 năm; Talisker với 10 năm, Lagavulin với 16 năm). Điểm khác biệt ở đây là sau khi được ủ với số năm tiêu chuẩn (theo từng nhà khác nhau như trên), dải sản phẩm DE này, sẽ được “double – matured” (finish) trong thùng đã ủ rượu khác (đã đề cập) trong thời gian vài tháng - khoảng 2 năm.

Đơn cử chai Laga DE 1994, 1995,…không biết chính xác độ tuổi chai rượu, nhà Laga cũng chỉ nói : 16 năm ++ (đó là lí do có web tại EU, ghi 17 hoặc 18 năm)

Dù cũng là sản phẩm của nhà chưng cất đó, nhưng sản phẩm DE, được liệt vào “ Love them or hate them”

Lí do đơn giản, hương vị sẽ khác biệt (vẫn giữ 1 số hương vị chủ đạo, truyền thống) so với các chai core product mà nhiều FAN đã quá quen thuộc (như Oban 14y & Oban DE, Talisker 10y & Talisker DE….).

VD : vẫn cảm thấy style của nhà Talisker (mạnh mẽ, body chắc, peat) nhưng với Talisker DE - peat, pepper sẽ giảm đi, thay vào đó candy, barley, vanilla, cheese & meaty fruit lại nổi trội.

Việc lựa chọn thùng khác nhau cho 6 nhà khác nhau, thuộc Series DE, dựa trên sự phối ghép như sau - Xin thu thập thông tin & tạm dịch vì nhà cháu chưa thẩm những chai dưới :)

+ Cragganmore, ủ thùng ex – Port (thùng đã ủ vang cường độ của Bồ Đào Nha). Với tính cách nhẹ nhàng của Craggamore, sẽ bị lấn át bởi thùng sherry nhưng với thùng Port pipes/ Ruby Port (thùng ủ vang đỏ loại trẻ, có vị ngọt/hoa quả hơn, nếu so với Tawny Port), thêm nữa Ruby Port – loại thùng chuyên ủ rượu cho blend.

Kết quả là : Cragganmore DE sẽ mềm hơn, ít khói thùng hơn, mùi hoa quả nhiều hơn. Trong khi vẫn có mùi hạnh nhân, mùi gỗ sồi nướng. Đặc biệt, hậu vị sẽ bớt dry hơn (dry – cảm giác chát xít, thiếu vị ngọt là đặc tính nổi trội của nhà Cragganmore)

+ Glenkinchie, ủ thùng ex - Amontillado Sherry (1 loại thùng sherry, màu đậm hơn Fino, nhưng nhạt hơn Oloroso). Ủ thùng Amontillado, Glenkinchie DE có hương ngọt ngào, kẹo cứng, dễ uống hơn, vị gỗ sồi, bơ, bánh quy & pho mát Parmesan. Hậu vị kéo dài & dry hơn

+ Dalwhinnie, ủ thùng ex – Oloroso Sherry (1 loại thùng sherry, màu đậm hơn Amontillado, nồng độ cồn cao, khá dry, full body). Ủ thùng Oloroso, Dalwhinnie DE có màu sẫm hơn, cốt rượu (body) đầy đặn hơn. Hương hoa quả, hoa và heather với vị của gỗ sồi, peat & kẹo cứng. Hậu vị với hồi, hạt vừng (sesame seed)

+ Oban, ủ thùng ex – Montilla Fino Sherry (1 loại thùng sherry, màu nhạt, dry, salty). Ủ thùng Montilla Fino Sherry, Oban DE có hương ngọt ngào hơn, ít mùi citrus. Vị salty hơn, hậu vị kéo dài.

+ Talisker, ủ thùng ex – Amoroso Sherry (1 loại thùng sherry, cùng style với Omoroso nhưng ngọt hơn). Ủ thùng Amoroso Sherry với độ mượt mà nhất định, ngọt ngào, hương complex, kết hợp với style truyền thống smoke, pepper của Talisker. Kết quả là Talisker DE, sweet, clean sherry note, body đầy đặn, complex. Vị smoke & pepper ít hơn. Hậu vị dài & earthy.

+ Lagavulin, ủ thùng ex - Pedro Ximenez Sherry (1 loaị thùng sherry nổi tiếng, chuyên ủ rượu vang trắng của TBN, có màu sẫm - gần như đen, sweet, dessert sherry). Ủ thùng PX, hương smoke & độ phức hợp càng phát triển. Laga DE, lúc ban đầu sweet, citrus, kẹo bơ, sau chuyển sang nutmeg & cherries. Vị đường nâu, hạnh nhân nướng, quế, đinh spicy cloves. Hậu vị rất dài, smoky spices & lingering sweet.


Viết loằng ngoằng như trên, mục đích chính cũng để post 3 chai DE còi của cháu :)


image gratuite
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Cù Bòcan

Không tách rời khỏi trào lưu chung của các Nhà làm Single Malt trong đất liền Scotland, đặc biệt là các Nhà tại Speyside và Highland, từ khoảng 15 năm nay, Nhà Tomatin đã chủ trương sẽ chưng cất hàng năm một cơ số thùng rượu từ mạch nha được xông khói (Peated Malts). Các thùng rượu này sẽ dần dần được Nhà Tomatin cho hình thành một số lines sản phẩm Peated Malt Whisky và một vài biến thể Smoky Blended Whisky sau này.

Cù Bòcan là expression thương mại đầu tiên của Nhà Tomatin đi theo hướng này. Những mẻ đầu tiên bao gồm 1 chai tiêu chuẩn được blended giữa ba loại rượu SM được ủ trong các thùng barrel đã từng được dùng để ủ rượu Whiskey Mỹ (ex-Bourbon - Nhà Tomatin thường mua thùng từ Maker's Mark), thùng butt hoặc hogshead đã từng được ủ rượu sherry của Tây Ban Nha (ex-Sherry - Nhà Tomatin thường dùng thùng re-fill) và thùng hogshead được làm từ gỗ sồi mới (Virgin Oak - thường là gỗ sồi Mỹ). Các dòng rượu peated này thường được Tomatin chưng cất trong thời gian khoảng 1 tuần đến 10 ngày vào mùa thu hàng năm với level khói trong rượu new make spirit vào khoẳng từ 14 đến 16ppm, một nồng độ khói khá nhẹ nhàng để đảm bảo rằng rượu vẫn giữ được phong cách nhẹ nhàng, thanh nhã, và giàu hương hoa quả tươi của Nhà Tomatin.

Về marketing, khá giống với cách mà Nhà Bruichladdich đã làm với dòng PC hoặc Octomore, hoặc Springbank đã làm với Longrow và Hazelburn, Tomatin dường như đã quyết định sẽ tách nhãn hiệu này ra khỏi nhóm Core Range của Tomatin thông thường. Bởi vậy, cái tên Cù Bòcan được nhấn mạnh và in size lớn trên nhãn, ngược lại, họ chỉ "chua" thêm dòng chữ "Tomatin" nho nhỏ phía bên dưới mà thôi. Tomatin cũng lập một website riêng cho Cù Bòcan http://cu-bocan.com

Cái tên Cù Bòcan nghe thật ngộ nghĩnh. Đây là một từ trong tiếng Gealic cổ (tộc người là tổ tiên của người Scotland và Ireland ngày nay) dùng để gọi một con Chó Ngao ma quái, bí ẩn, được dân làng Tomatin cho rằng nó thường xuất hiện lởn vởn trên những cánh đồng bùn lầy hoang vắng, hay trên những trảng cỏ mênh mông ở khắp làng Tomatin và những vùng phụ cận vào những đêm mùa đông mịt mùng sương khói và ngập tràn bóng tối. Nó là nỗi khiếp sợ, là sự ám ảnh đối với đàn bà, trẻ con trong vùng bao thế hệ, khiến cho họ chẳng dám bước ra khỏi nhà khi màn đêm buông xuống. Chẳng nói gì xa xưa, mà ngay cả ngày nay, khi Scotland đã là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, thì ngôi làng Tomatin, nơi Nhà chưng cất Tomatin tọa lạc, vẫn là một vùng đất trầm lắng, vắng vẻ, âm u đến rợn người khi đêm về. Người viết đã có một đêm nghỉ tại ngôi làng Tomatin này. Đó là một Nhà nghỉ nhỏ bé, cổ kính - Glenan Lodge Guest House - được xây dựng cùng thời với những căn nhà đầu tiên của Nhà Tomatin. Ngôi nhà nghỉ mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa và phong cách Scottish nằm sâu phía sau làng và nối với cổng sau của Nhà Tomatin bằng một con đường nhỏ ngoằn ngoèo, gập ghềnh sỏi đá. Cho dù đêm Highland vào mùa hè rất ngắn, nhưng vẫn cảm nhận thấy rất rõ sự âm âm, u u trong không gian quạnh vắng. Người yếu bóng vía sẽ thấy ma quỷ xuất hiện rất nhiều nơi.

Chuyện kể rằng, vào một đêm lạnh vắng, âm u, một người đàn ông là người làm công của Nhà Tomatin đang trên đường từ nhà máy trở về nhà (cũng trong khuôn viên của nhà máy), bỗng nhiên thấy một làn gió lạnh xô mạnh từ phía đằng sau. Ngoảnh lại, ông thất thần khi thấy một con Chó Ngao rất to xù lông, trợn ánh mắt xanh sắc lẹm và lạnh lẽo, hung dữ lao đến. Ông hét lên và vùng chạy thục mạng nhưng càng chạy, con Cù Bòcan càng đuổi nhanh hơn. Khi nó lao tới gần và chuẩn bị vồ lấy ông, ông vơ vội lấy một cái cọc hàng rào và quay lại phang mạnh vào người nó. Nó gầm lên một tiếng kinh động cả làng rồi tan biến thành một làn khói trắng xanh ma quái vụt bay về phía cánh đồng hoang vắng, bùn lầy, tăm tối phía xa xa. Câu chuyện được thêu dệt và truyền miệng gần trăm năm qua nhiều thế hệ người làm Nhà Tomatin.

Khi quyết định làm ra một dòng rượu SM thương mại mang hương vị khói, khác hẳn với truyền thống elegant và fruity của Nhà Tomatin, họ đã liên tưởng ngay đến câu chuyện Cù Bòcan ám ảnh.

Và một dòng Peated sương khói của Nhà Tomatin đã ra đời như thế.




Đêm trắng ở làng Tomatin.







Glenan Lodge - ngôi Nhà nghỉ duy nhất tại làng Tomatin. Bạn chỉ có thể ở đây nếu muốn trải nghiệm một đêm Tomatin âm u, ma quái.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Đây là một số dòng rượu em đã chui vào hầm Nhà Tomatin để taste cùng với ông Giám đốc Nhà chưng cất và một anh phụ trách Sale & Marketing.

Trong số đó, có 2 dòng Peated. Cả hai đều khá nhẹ nhàng, thanh nhã, hơi ngọt và chua dịu.




Trong khi Peated 1st Fill Barrel (2005-2013) có hương vị giàu chanh, cam, táo, lê và khá giống như một thứ Blend nhẹ nhàng giữa Speyburn 10yo, Tomatin Legacy, Glenfiddich 12yo với Adberg 10yo, thì Peated Virgin Oak Hogshead (2006-2013) lại có hương vị đậm đà hơn, nhiều hương hoa quả chín và mật ong hơn, và khá giống với một thứ Blend của Glenmorangie 10yo, Old Pulteney 12yo, Glendullan 12yo và Caol Ila 12yo, tất nhiên là ở một gam trẻ trung hơn.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Lần lượt từng dòng được khui ra khỏi thùng để nếm thử



 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Có lẽ trong số này có cả những dòng rượu sẽ được Tomatin blend để tạo ra dòng Cù Bòcan lightly peated nhẹ nhàng, hấp dẫn.



 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Cách thăm rượu truyền thống của các nhà làm Single Malt tại Scotland. Một ống bằng đồng chắc nịch. Một chiếc cốc thủy tinh to vật. Một loạt ly nosing và tasting. Và không thể thiếu được một chiếc vồ bằng gỗ, cũng như một chiếc dùi sắt to và nhọn.

 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Không rõ Cù Bòcan Standard và Cù Bòcan Vintage 1989 Cask Strength sẽ có hương vị như thế nào, nhưng căn cứ vào 2 dòng Peated Malts của Nhà Tomatin mà em đã được nếm thử, thì thấy chúng khá gần gũi về hương vị so với Bowmore 12 và Bruichladdich Peat, một chút gì đó phảng phất Caol Ila, khác khá xa so với Laphroaig, Lagavulin, Talisker, Adberg, Bunnahabhain. Nhìn chung, ai yêu thích kiểu peat và smoke của Bruichladdich và Bowmore (loại trẻ), thì cũng sẽ yêu thích dòng này.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top