[Funland] Review sách hay 02

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,291
Động cơ
689,240 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhờ các cụ review giúp em cuốn "Bách khóa tri thức phổ thông" Tác giả Lê Huy Hòa ( nhà xuất bản lao động )
Hiện em muốn tìm mua cuốn đó và không rõ tái bản mới nhất hiện là năm nào ạ ?
View attachment 7640947
Em chưa đọc cuốn này, nhưng nhìn tên "bách khoa tri thức" rất hấp dẫn nên em tò mò hỏi cụ Google, thấy Tiki bán phiên bản xuất bản từ 2012, đã ngừng kinh doanh. Đọc bình luận thì ôi thôi, nào là giấy rất mỏng, chất lượng in kém, nào là trang nọ dính vào trang kia. Đọc phần giới thiệu thì giống như học sinh tiểu học tập viết lời tựa cho sách vậy. Chán hẳn!
Còn bìa sách có 1 lỗi rất ngớ ngẩn. Trong tiếng Anh encyclopedia là 1 từ, còn gốc từ tiếng Hi Lạp là "encyclo pedia". Thêm nữa em không đánh giá cao NXB lao động, càng không đánh giá cao những cuốn sách tổng hợp kiến thức ở mọi lĩnh vực mà chỉ do 1 tác giả (đặc biệt lại là tác giả VN) biên soạn.
 

Cổ Long

Xe tải
Biển số
OF-797167
Ngày cấp bằng
18/11/21
Số km
228
Động cơ
2,336 Mã lực
Phật pháp vốn dĩ không phân biệt vô thần hay hữu thần gì cà, Phật pháp là pháp giải thoát cho chúng sinh hữu tình bằng từ bi và trí tuệ, dựa trên các pháp khách quan, toàn diện, biện chứng, không ngừng vận động phát triển và duy vật, có phải là một tôn giáo u mê thờ cúng sùng bái thần thánh hay quan niệm vạn sự do Thượng đế an bài gì đâu cụ ?
Dưới trí tuệ của Phật pháp, các vị thần (chư thiên, atula) cũng chỉ là một loài hữu tình u mê như mọi chúng sinh hữu tình, cũng bình đẳng với con người, chỉ có khác biệt là họ ở các cõi giới khác mà khoa học thực chứng của con người chưa "nhìn" thấy.
Chỗ bác luận về tri thức thì em đồng ý. Về dòng chảy ý thức, Phật giáo quan niệm nó tồn tại song song với các vũ trụ, không có khởi đầu, không có kết thúc, tùy không thời gian khác nhau mà nó có sự trình hiện khác nhau. Chỗ này khác với cụ Marx khi nói vật chất có trước - ý thức có sau.
Cám ơn bác. Ý em là "tất cả các pháp đang hiện hữu" (Pháp ở đây không nhất thiết chỉ là kinh hay giáo lý, pháp là tất cả những gì được biểu lộ dù hữu hình hay vô hình).

Nhưng có lẽ em xin tạm gác câu chuyện này ở đây vì chủ đề của thớt là rì viu về nội dung một cuốn sách cụ thể. Em tham gia để bảo vệ những lợi ích mà bác Nguyên Phong mang lại đồng thời cũng ủng hộ cả góc nhìn phê phán bác Nguyên Phong về mặt chính danh (đạo văn hay dịch giả?). Bác có thể đặt dấu chấm hỏi cho câu trước, em không thích những quy tắc, em không thích những lối mòn.

Tâm Sự nhỏ với bác: Hơn chục năm về trước, sau vài tháng tu tập, khi thầy bảo em làm thủ tục vì có đợt xuất gia cũng là lúc em "nghiệp lực" lôi em về tiếp tục ngụp lặn với thăng trầm. Cũng ngấu nghiến kinh điển, tầm chương trích cú, đào sâu câu chữ, nào cửa từ bi, nào trí huệ... Sau tất cả, cái còn lại bây giờ là bao nhiêu lần ta có thể đề tỉnh bản thân ý thức nhận diện được cảm xúc, bao nhiêu lần trong một ngày có thể đề tỉnh bản thân ý thức được dòng tư tưởng đang diễn ra, bao nhiêu lần trong một ngày ta làm việc với lòng tận hiến? Cứ chập chững tập đi đã, còn mớ hỗn độn kia cứ để chúng nhảy múa rồi tự chúng sẽ sắp xếp và gõ cửa khi mỗi chúng ta đã sẵn sàng.
 

ttvnol.com

Xe tăng
Biển số
OF-323241
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
1,476
Động cơ
294,928 Mã lực
Em chưa đọc cuốn này, nhưng nhìn tên "bách khoa tri thức" rất hấp dẫn nên em tò mò hỏi cụ Google, thấy Tiki bán phiên bản xuất bản từ 2012, đã ngừng kinh doanh. Đọc bình luận thì ôi thôi, nào là giấy rất mỏng, chất lượng in kém, nào là trang nọ dính vào trang kia. Đọc phần giới thiệu thì giống như học sinh tiểu học tập viết lời tựa cho sách vậy. Chán hẳn!
Còn bìa sách có 1 lỗi rất ngớ ngẩn. Trong tiếng Anh encyclopedia là 1 từ, còn gốc từ tiếng Hi Lạp là "encyclo pedia". Thêm nữa em không đánh giá cao NXB lao động, càng không đánh giá cao những cuốn sách tổng hợp kiến thức ở mọi lĩnh vực mà chỉ do 1 tác giả (đặc biệt lại là tác giả VN) biên soạn.
Cảm ơn mợ đã review . May mà em chưa mua .
Ko biết trên này đã có cụ mợ nào review cuốn "The Usborne : bách khoa lịch sử thế giới" chưa nhỉ ? Em đã xuống tiền mua ở Fahasa cho đứa nhỏ 5 tuổi nhà em đầu năm .
Em thấy cuốn sách này thú vị với bạn nhỏ nào thích các chủ đề về lịch sử .
Sách in chất lượng tốt , hình minh họa sinh động , số lượng chữ và diễn giải vừa phải nên phù hợp các bạn nhỏ từ 5 đến 12 tuổi đọc để tăng vốn từ vựng cũng như hiểu biết . Hiếm có cuốn sách lịch sử nào hấp dẫn như cuốn này ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

Kyson1

Xe điện
Biển số
OF-169849
Ngày cấp bằng
4/12/12
Số km
4,755
Động cơ
453,504 Mã lực
Nói về đề tài chiến tranh vệ quốc, hồi em học lớp 8 hay 9 gì đó em mua lại được 1 cuốn truyện của 1 bác đi thu mua ve chai, cuốn " Pháo đài Brest". Nói ra thì hơi xấu hổ :)), em đọc mà nước mắt cứ chảy dài nhưng ko phải kiểu khóc dấm dứt.
Tên Anh chưa có trong danh sách
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,818
Động cơ
422,211 Mã lực
Em đang trong chuỗi đọc những tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng Trung Hoa như Nho, Lão, Mặc
Hiện giờ đang đọc các cuốn
- Nho giáo của Trần Trọng Kim
- Lão Tử Đạo Đức Kinh của Nguyễn Hiến Lê

Em muốn hỏi các cụ là có sách nào nữa mà giới thiệu các tư tưởng này hay hay k ạ.
Em muốn đọc 1 loạt luôn cho tổng hợp
 

Cổ Long

Xe tải
Biển số
OF-797167
Ngày cấp bằng
18/11/21
Số km
228
Động cơ
2,336 Mã lực
Em đang trong chuỗi đọc những tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng Trung Hoa như Nho, Lão, Mặc
Hiện giờ đang đọc các cuốn
- Nho giáo của Trần Trọng Kim
- Lão Tử Đạo Đức Kinh của Nguyễn Hiến Lê

Em muốn hỏi các cụ là có sách nào nữa mà giới thiệu các tư tưởng này hay hay k ạ.
Em muốn đọc 1 loạt luôn cho tổng hợp
Dì Lập có thể tham khảo:
- Cổ học tinh hoa (Dạng kiểu tổng hợp của tri thức trăm nhà rồi đặt vào miệng bác nào đó cho thêm phần tinh tú).
- Trang tử và nam hoa kinh: Sách chia làm ba phần nội thiên, ngoại thiên và tạp thiên. Trong trí nhớ của em thì đâu đó như nội thiên là lời của Trang lão, ngoại thiên là hàng đệ tử đặt vào miệng bác Trang, tạp thiên là người đời sau thêm vào.
Trang tử được coi là sự phát triển những tư tưởng của Lão tử. Cả Trang và Lão cùng lấy chữ Đạo nhưng chữ Đạo trong Trang bao quát hơn Lão. Dù Lão nói về Đạo vô tri và vô vi, nhưng vẫn "phụ thuộc" vào một cái gì đấy. Trang mô tả Đạo bằng cách không thể mô tả.
Xuyên suốt tác phẩm cảm nhận cá nhân em là sự phóng khoáng về tư tưởng, lấy tự nhiên làm trọng (tự nhiên nhi nhiên). Sự phóng khoáng ấy thể hiện rõ nhất trong việc đả phá lề lối khuôn phép của Khổng tử - coi lễ nghĩa, kinh thư như gông cùm trói chặt tâm thức của con người. Những câu chuyện Trang nói đa phần là ẩn ý, phần biện giải được hiểu theo cách của mỗi người.
Có ai đó nói rằng, dù cả Lão và Trang cùng có ảnh hưởng hoặc thể hiện tiềm ẩn của Phật giáo nhưng Lão tử Tu tiên, mục tiêu là trường sanh bất lão nên chưa thoát được vòng luẩn quẩn của luân hồi. Còn Trang tử gần như hoàn toàn mang tư tưởng Phật giáo, thoát ly khỏi những ảnh hưởng của Nho giáo nên bay bổng phiêu du. Em cho rằng nhận định đó hẳn cũng là thú vị bởi vì có phần Trang chỉ vẻn vẹn mấy lời :"Hết thanh củi này đến thanh củi khác mà lửa vẫn lan ra vô cùng" - mục biện giải cho rằng khó hiểu nhưng đi đến Phật Giáo em cảm thấy giống câu "trùng trùng duyên khởi". Sách của Trang đọc xong rồi quên, quên xong lại nhớ, mỗi lần đọc là một lần như mới.

Những gì em nghĩ là như vậy.
 

Cổ Long

Xe tải
Biển số
OF-797167
Ngày cấp bằng
18/11/21
Số km
228
Động cơ
2,336 Mã lực
Em đang trong chuỗi đọc những tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng Trung Hoa như Nho, Lão, Mặc
Hiện giờ đang đọc các cuốn
- Nho giáo của Trần Trọng Kim
- Lão Tử Đạo Đức Kinh của Nguyễn Hiến Lê

Em muốn hỏi các cụ là có sách nào nữa mà giới thiệu các tư tưởng này hay hay k ạ.
Em muốn đọc 1 loạt luôn cho tổng hợp
Còn nếu Dì có hứng thú về tôn giáo không phải bằng những từ ngữ huyền bí, những kinh điển sâu sa, những lý giải rối rắm, hay những câu chuyện phi đời thực có thể tham khảo

01: Hiểu về trái tim của cư sỹ Minh Niệm
02: Sadhguru - người sáng lập trung tâm Yoga Isha (thần thánh vô tướng).

Em có cảm giác hai con người này sinh ra là để truyền tải tôn giáo đến mọi người một cách gần gụi nhất, chỉ thẳng vấn đề một cách rõ ràng nhất. Đọc và nghe hai bác này, người ta muốn tìm cái gì đó kỳ bí cũng gần như không thể. Ta không thể thấy A lại da thức, thiền định, thiền tuệ hay vi pát sá na hay bất cứ thứ gì tương tự. Những vấn đề của nội tâm hay đời sống trở nên tường minh hơn bao giờ hết.

Bác Minh Niệm miêu tả nội tâm như bóc chiếc kẹo ra trước mặt đứa trẻ, bác Sadhguru lý giải những quan niệm tôn giáo một cách minh bạch cả khía cạnh tâm linh cả khoa học rồi dẫn dắt người xem tới "ý thức về đời sống hiện tại" - Ở đây. Hiện tại Và ngay bây giờ.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,818
Động cơ
422,211 Mã lực
Dì Lập có thể tham khảo:
- Cổ học tinh hoa (Dạng kiểu tổng hợp của tri thức trăm nhà rồi đặt vào miệng bác nào đó cho thêm phần tinh tú).
- Trang tử và nam hoa kinh: Sách chia làm ba phần nội thiên, ngoại thiên và tạp thiên. Trong trí nhớ của em thì đâu đó như nội thiên là lời của Trang lão, ngoại thiên là hàng đệ tử đặt vào miệng bác Trang, tạp thiên là người đời sau thêm vào.
Trang tử được coi là sự phát triển những tư tưởng của Lão tử. Cả Trang và Lão cùng lấy chữ Đạo nhưng chữ Đạo trong Trang bao quát hơn Lão. Dù Lão nói về Đạo vô tri và vô vi, nhưng vẫn "phụ thuộc" vào một cái gì đấy. Trang mô tả Đạo bằng cách không thể mô tả.
Xuyên suốt tác phẩm cảm nhận cá nhân em là sự phóng khoáng về tư tưởng, lấy tự nhiên làm trọng (tự nhiên nhi nhiên). Sự phóng khoáng ấy thể hiện rõ nhất trong việc đả phá lề lối khuôn phép của Khổng tử - coi lễ nghĩa, kinh thư như gông cùm trói chặt tâm thức của con người. Những câu chuyện Trang nói đa phần là ẩn ý, phần biện giải được hiểu theo cách của mỗi người.
Có ai đó nói rằng, dù cả Lão và Trang cùng có ảnh hưởng hoặc thể hiện tiềm ẩn của Phật giáo nhưng Lão tử Tu tiên, mục tiêu là trường sanh bất lão nên chưa thoát được vòng luẩn quẩn của luân hồi. Còn Trang tử gần như hoàn toàn mang tư tưởng Phật giáo, thoát ly khỏi những ảnh hưởng của Nho giáo nên bay bổng phiêu du. Em cho rằng nhận định đó hẳn cũng là thú vị bởi vì có phần Trang chỉ vẻn vẹn mấy lời :"Hết thanh củi này đến thanh củi khác mà lửa vẫn lan ra vô cùng" - mục biện giải cho rằng khó hiểu nhưng đi đến Phật Giáo em cảm thấy giống câu "trùng trùng duyên khởi". Sách của Trang đọc xong rồi quên, quên xong lại nhớ, mỗi lần đọc là một lần như mới.

Những gì em nghĩ là như vậy.
Cảm ơn Lão.
Em cũng đã đọc cuốn Lão Tử Đạo Đức Kinh của Nguyễn Hiến Lê rồi. Cũng đã nắm bắt được tư tưởng (mặc dù tư tưởng của cụ quá khó hiểu).
Để em đọc tiếp Nam Hoa Kinh xem thế nào.
Thực ra người đời quen gọi là học thuyết Lão - Trang cũng giống như học thuyết Khổng Mạnh vậy.
 

Cổ Long

Xe tải
Biển số
OF-797167
Ngày cấp bằng
18/11/21
Số km
228
Động cơ
2,336 Mã lực
Cảm ơn Lão.
Em cũng đã đọc cuốn Lão Tử Đạo Đức Kinh của Nguyễn Hiến Lê rồi. Cũng đã nắm bắt được tư tưởng (mặc dù tư tưởng của cụ quá khó hiểu).
Để em đọc tiếp Nam Hoa Kinh xem thế nào.
Thực ra người đời quen gọi là học thuyết Lão - Trang cũng giống như học thuyết Khổng Mạnh vậy.
Cá nhân em nghĩ gọi học thuyết Trang - Lão có vẻ hơi khiên cưỡng dù cùng nói về Đạo và có hướng tới tự nhiên.

Vật trong thiên hạ chẳng gì mềm bằng nước, thế mà to vô hạn, sâu vô cùng. Lão tử lấy sự uyển chuyển, mềm, cong.. để đối đãi và tồn tại. Đại trí nhược ngu, đời sống ẩn dật, xử thế nhu nhược, tính tình giản phác. Đấy là thuật trường sanh chú trọng ở con người. Bác Trang ngủ mộng hóa thành bướm (chắc là bướm hồng), tỉnh dậy không biết mình mộng hóa bướm hay bướm mộng hóa mình. Hòa quện vào vạn vật.

Bác Trang nói Đạo có trong con kiến, cọng cỏ, miếng sành vỡ...không vật nào không có Đạo (tương tự Bình đẳng tánh trí).

Bác Lão bảo Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện.
Nhưng trộm nghĩ, nếu Đạo không thiên vị, sao lại để cho người này thiện còn kẻ khác phải ác?
Lại nhớ, con hổ có chu kỳ 30 năm, con người chu kỳ ngủ 8 tiếng, mặt trăng mặt trời chu kỳ quay khoảng 1 tháng, giải ngân hà có chu kỳ của nó, vũ trụ trong vũ trụ lại một chu kỳ... Thiện ác cũng là chu kỳ nhỏ trong mỗi kiếp sống con người. Nào ai chọn được chu kỳ của riêng mình? Cho nên, bác Trang viết về chàng Lưu Linh lấy trời làm màn, đất làm chiếu, trăng sao làm đèn mà ngất ngưởng cùng đời sống hiện tại.

Tư tưởng khác nhau dẫu dùng chung một chữ Đạo.

Vài dòng khua tay múa phím cùng Dì lúc nông nhàn. Chúc dì năm mới mạnh mẽ như Hổ vờn Mèo.
 

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,170
Động cơ
571,777 Mã lực
Gấu em có một số quyển bản in em chưa đọc chắc em nghe đọc qua YouTube buổi tối trc khi ngủ cho tiện:





Còn rất rất nhiều sách nữa ở nhà mà em chưa đọc nên chắc tối nghe YouTube thôi chứ giờ dính với dt chém gió với cccm suốt. :))
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,373
Động cơ
344,821 Mã lực
Lâu quá ko ghé vào thăm thread sách....
20230224_093020.jpg
20230224_093007.jpg

Phải gần 2 năm mới mua được cuốn sách ưng ý. Giá khá chát nhưng rất vui. Nhịn cafe hơn nửa năm để được sở hữu 1 tác phẩm ntn cũng không phải là cái giá quá đắt.
Nhưng mua xong lại tần ngần cất vào tủ sách. Để dành. Cá rộng trong lu đổ chạy đâu được? :))
 
Chỉnh sửa cuối:

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,373
Động cơ
344,821 Mã lực
Đọc sách dịch là đọc cưỡi ngựa xem hoa cho vui, mất 80% nghĩa gốc rồi.
Trí thức ai lại đọc sách ba thằng vớ vẩn nó dịch cho đọc.
Xưa nay mấy ông trí thức Việt thực sử toàn đọc sách ngoại ngữ.
Cụ vui lòng cho xin cái thống kê "Đọc sách dịch là đọc cưỡi ngựa xem hoa cho vui, mất 80% nghĩa gốc rồi". Cụ có vẻ xem thường đội ngũ dịch thuật của VN quá đấy, thậm chí còn xúc phạm họ"
Mình chẳng biết trình độ ngoại ngữ của cụ ntn, nhưng gọi ~ người dịch sách bằng "thằng" thì bó tay vs cụ.
Hơn nữa, chẳng lẽ phải học biết bao nhiêu ngoại ngữ để đọc đc nguyên bản tác phẩm & cảm nhận đc cái hay của nó?
Chém như cụ hãi thật! :(
 

dracula_bg

Xe điện
Biển số
OF-179590
Ngày cấp bằng
1/2/13
Số km
2,820
Động cơ
66,007 Mã lực
Cụ vui lòng cho xin cái thống kê "Đọc sách dịch là đọc cưỡi ngựa xem hoa cho vui, mất 80% nghĩa gốc rồi". Cụ có vẻ xem thường đội ngũ dịch thuật của VN quá đấy, thậm chí còn xúc phạm họ"
Mình chẳng biết trình độ ngoại ngữ của cụ ntn, nhưng gọi ~ người dịch sách bằng "thằng" thì bó tay vs cụ.
Hơn nữa, chẳng lẽ phải học biết bao nhiêu ngoại ngữ để đọc đc nguyên bản tác phẩm & cảm nhận đc cái hay của nó?
Chém như cụ hãi thật! :(
thực ra thì đúng là đọc sách mỗi người sẽ có một cảm nhận và cảm thụ khác nhau, thường đọc sách dịch sẽ dễ bị lẫn theo cảm xúc người dịch, nhưng cơ bản nội dung là không thay đổi, em dốt ngoại ngữ nên nếu có đọc em cũng đọc sách dịch, chẳng rõ cụ trên thông thạo đc mấy chục ngôn ngữ mà giọng điệu có vẻ trên người quá.
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,291
Động cơ
689,240 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lâu quá ko ghé vào thăm thread sách....
20230224_093020.jpg
20230224_093007.jpg

Phải gần 2 năm mới mua được cuốn sách ưng ý. Giá khá chát nhưng rất vui. Nhịn cafe hơn nửa năm để được sở hữu 1 tác phẩm ntn cũng không phải là cái giá quá đắt.
Nhưng mua xong lại tần ngần cất vào tủ sách. Để dành. Cá rộng trong lu đổ chạy đâu được? :))
Xù không đọc nhanh rồi review cho em là mất cả lu lẫn cá đấy ạ >:)
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
806
Động cơ
165,857 Mã lực
Cụ vui lòng cho xin cái thống kê "Đọc sách dịch là đọc cưỡi ngựa xem hoa cho vui, mất 80% nghĩa gốc rồi". Cụ có vẻ xem thường đội ngũ dịch thuật của VN quá đấy, thậm chí còn xúc phạm họ"
Mình chẳng biết trình độ ngoại ngữ của cụ ntn, nhưng gọi ~ người dịch sách bằng "thằng" thì bó tay vs cụ.
Hơn nữa, chẳng lẽ phải học biết bao nhiêu ngoại ngữ để đọc đc nguyên bản tác phẩm & cảm nhận đc cái hay của nó?
Chém như cụ hãi thật! :(
Lời cụ Bdcs123 tuy thô thiển nhưng, có lẽ, cũng không xa sự thật là mấy. Để em thử ví dụ về dịch một trích đoạn từ tác phẩm kinh điển, giúp cụ ấy nhé:

Bản tiếng Anh, chuyển ngữ từ tiếng Hy Lạp cổ:
"Until philosophers are kings, or the kings and princes of this world have the spirit and power of philosophy, and political greatness and wisdom meet in one, and those commoner natures who pursue either to the exclusion of the other are compelled to stand aside, cities will never have rest from these evils—no, nor the human race, as I believe—and then only will this our State have a possibility of life and behold the light of day".

Bản dịch tiếng Việt.
"Bao lâu nay các triết gia còn chưa làm vua, hay các ông vua và thủ lĩnh thế giới này còn chưa có tinh thần và sức mạnh của triết học, và quyền lực chính trị cũng như triết học chưa gặp gỡ nhau hay các bản chất khác nhau hiện đang mỗi thứ đi theo một ngả mà chưa bị buộc phải bỏ tình trạng chia rẽ ấy, thì các nhà nước sẽ không thể nào yên ổn được và cả loài người cũng sẽ như thế; và nhà nước mà chúng ta đang hình dung sẽ không thể thấy được ánh sáng và phát triển tới tầm mức đầy đủ"

Một bản dịch sang tiếng Việt nữa, cũng từ đoạn văn trên:
"nếu trên thế giới người cầm quyền không phải triết gia, hoặc người bây giờ ngô bối gọi là quốc vương, lãnh tụ chưa nghiên cứu triết học thực sự và đầy đủ, nói khác đi, chính trị và triết lý chưa kết hợp làm một, quyền hành chưa về tay một người trong khi người bản chất khác biệt hiện nay tìm cách loại bỏ lẫn nhau chưa bị ngăn cản không cho làm như thế. Sở dĩ vậy ấy là vì bản nhân thấy phát biểu ngược đời làm sao cho nên có lúc ngập ngừng không nói ra. Kể cũng lạ và lạ vô cùng khi nhận ra không có bóng dáng hạnh phúc thực sự cho xã hội hay con người trong bất kỳ thành quốc nào".

Ở đây, chúng ta không bàn đến bản văn tiếng nước ngoài mà dịch giả chuyển ngữ từ đó. Chúng ta chỉ nói đến sự khác biệt từ cùng một văn bản học thuật để thấy sự sai lệch là khủng khiếp thế nào. Bản dịch sau cùng là của một dịch giả đã có tuổi đời khá cao, thâm niên trong nghề là đáng nể, hiện sống ở nước ngoài và đã dịch hơn 100 tác phẩm triết học Tây phương qua tiếng Việt.. vậy nhưng lối hành văn diễm lệ tạo nên một vẻ đẹp văn học phi thường của một tác phẩm triết học kinh điển đã bị xóa sạch.

80% vẫn là sai số tuy shock nhưng vẫn khó chấp nhận nếu cụ biết rằng 'perception' được dịch là 'nhận thức', wisdom = sự khôn ngoan, judgment = phán đoán, speculation = suy đoán/tư biện, goodness = thiện lành, communism = chủ nghĩa ai cũng biết. Đây là em nói trong lĩnh vực học thuật, còn trong lĩnh vực văn học nghệ thuật....thật, em không biết gì nhưng vẫn mạnh dạn cho rằng "80% vẫn là sai số tuy shock nhưng vẫn khó chấp nhận". Chúc cụ vui vẻ. Lâu lắm em mới lại post trong diễn đàn. hi hi.. lỗi luôn tại tình yêu.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,373
Động cơ
344,821 Mã lực
Lời cụ Bdcs123 tuy thô thiển nhưng, có lẽ, cũng không xa sự thật là mấy. Để em thử ví dụ về dịch một trích đoạn từ tác phẩm kinh điển, giúp cụ ấy nhé:

Bản tiếng Anh, chuyển ngữ từ tiếng Hy Lạp cổ:
"Until philosophers are kings, or the kings and princes of this world have the spirit and power of philosophy, and political greatness and wisdom meet in one, and those commoner natures who pursue either to the exclusion of the other are compelled to stand aside, cities will never have rest from these evils—no, nor the human race, as I believe—and then only will this our State have a possibility of life and behold the light of day".

Bản dịch tiếng Việt.
"Bao lâu nay các triết gia còn chưa làm vua, hay các ông vua và thủ lĩnh thế giới này còn chưa có tinh thần và sức mạnh của triết học, và quyền lực chính trị cũng như triết học chưa gặp gỡ nhau hay các bản chất khác nhau hiện đang mỗi thứ đi theo một ngả mà chưa bị buộc phải bỏ tình trạng chia rẽ ấy, thì các nhà nước sẽ không thể nào yên ổn được và cả loài người cũng sẽ như thế; và nhà nước mà chúng ta đang hình dung sẽ không thể thấy được ánh sáng và phát triển tới tầm mức đầy đủ"

Một bản dịch sang tiếng Việt nữa, cũng từ đoạn văn trên:
"nếu trên thế giới người cầm quyền không phải triết gia, hoặc người bây giờ ngô bối gọi là quốc vương, lãnh tụ chưa nghiên cứu triết học thực sự và đầy đủ, nói khác đi, chính trị và triết lý chưa kết hợp làm một, quyền hành chưa về tay một người trong khi người bản chất khác biệt hiện nay tìm cách loại bỏ lẫn nhau chưa bị ngăn cản không cho làm như thế. Sở dĩ vậy ấy là vì bản nhân thấy phát biểu ngược đời làm sao cho nên có lúc ngập ngừng không nói ra. Kể cũng lạ và lạ vô cùng khi nhận ra không có bóng dáng hạnh phúc thực sự cho xã hội hay con người trong bất kỳ thành quốc nào".

Ở đây, chúng ta không bàn đến bản văn tiếng nước ngoài mà dịch giả chuyển ngữ từ đó. Chúng ta chỉ nói đến sự khác biệt từ cùng một văn bản học thuật để thấy sự sai lệch là khủng khiếp thế nào. Bản dịch sau cùng là của một dịch giả đã có tuổi đời khá cao, thâm niên trong nghề là đáng nể, hiện sống ở nước ngoài và đã dịch hơn 100 tác phẩm triết học Tây phương qua tiếng Việt.. vậy nhưng lối hành văn diễm lệ tạo nên một vẻ đẹp văn học phi thường của một tác phẩm triết học kinh điển đã bị xóa sạch.

80% vẫn là sai số tuy shock nhưng vẫn khó chấp nhận nếu cụ biết rằng 'perception' được dịch là 'nhận thức', wisdom = sự khôn ngoan, judgment = phán đoán, speculation = suy đoán/tư biện, goodness = thiện lành, communism = chủ nghĩa ai cũng biết. Đây là em nói trong lĩnh vực học thuật, còn trong lĩnh vực văn học nghệ thuật....thật, em không biết gì nhưng vẫn mạnh dạn cho rằng "80% vẫn là sai số tuy shock nhưng vẫn khó chấp nhận". Chúc cụ vui vẻ. Lâu lắm em mới lại post trong diễn đàn. hi hi.. lỗi luôn tại tình yêu.
Mình rất cảm ơn cụ đã chia sẻ về vấn đề dịch thuật ở VN.
Với góc nhìn của 1 người am hiểu về ngoại ngữ (NN) như cụ, trình độ nhận thức & cả văn phong của đội ngũ dịch giả ko đồng đều, từ đó ảnh hưởng đến cảm thụ của độc giả....
Tuy nhiên, đại đa số người đọc....ko biết NN, hoặc biết nhưng vốn từ hạn chế, chẳng lẽ mỗi lần đọc 1 tác phẩm nguyên bản, phải trang bị 1 quyển tự điển kế bên, đọc thấy bí thì thò cổ tra nghĩa. Thế thì tụt mood sạch! :D
Thế nên, như 1 thực khách vào tiệm ăn, đầu bếp dọn cho món nào, ngon/ dở tùy tay nghề của họ mà mình hài lòng hay ko, chứ mình ko có khả năng nấu nướng món ấy thì biết chừng nào mới đc ăn? :D
 

Nletgo

Xe buýt
Biển số
OF-342245
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
820
Động cơ
329,788 Mã lực
Cuốn “NGHỆ THUẬT TẠO HẠNH PHÚC” cũng hay


 
Chỉnh sửa cuối:

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,291
Động cơ
689,240 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lời cụ Bdcs123 tuy thô thiển nhưng, có lẽ, cũng không xa sự thật là mấy. Để em thử ví dụ về dịch một trích đoạn từ tác phẩm kinh điển, giúp cụ ấy nhé:

Bản tiếng Anh, chuyển ngữ từ tiếng Hy Lạp cổ:
"Until philosophers are kings, or the kings and princes of this world have the spirit and power of philosophy, and political greatness and wisdom meet in one, and those commoner natures who pursue either to the exclusion of the other are compelled to stand aside, cities will never have rest from these evils—no, nor the human race, as I believe—and then only will this our State have a possibility of life and behold the light of day".

Bản dịch tiếng Việt.
"Bao lâu nay các triết gia còn chưa làm vua, hay các ông vua và thủ lĩnh thế giới này còn chưa có tinh thần và sức mạnh của triết học, và quyền lực chính trị cũng như triết học chưa gặp gỡ nhau hay các bản chất khác nhau hiện đang mỗi thứ đi theo một ngả mà chưa bị buộc phải bỏ tình trạng chia rẽ ấy, thì các nhà nước sẽ không thể nào yên ổn được và cả loài người cũng sẽ như thế; và nhà nước mà chúng ta đang hình dung sẽ không thể thấy được ánh sáng và phát triển tới tầm mức đầy đủ"

Một bản dịch sang tiếng Việt nữa, cũng từ đoạn văn trên:
"nếu trên thế giới người cầm quyền không phải triết gia, hoặc người bây giờ ngô bối gọi là quốc vương, lãnh tụ chưa nghiên cứu triết học thực sự và đầy đủ, nói khác đi, chính trị và triết lý chưa kết hợp làm một, quyền hành chưa về tay một người trong khi người bản chất khác biệt hiện nay tìm cách loại bỏ lẫn nhau chưa bị ngăn cản không cho làm như thế. Sở dĩ vậy ấy là vì bản nhân thấy phát biểu ngược đời làm sao cho nên có lúc ngập ngừng không nói ra. Kể cũng lạ và lạ vô cùng khi nhận ra không có bóng dáng hạnh phúc thực sự cho xã hội hay con người trong bất kỳ thành quốc nào".

Ở đây, chúng ta không bàn đến bản văn tiếng nước ngoài mà dịch giả chuyển ngữ từ đó. Chúng ta chỉ nói đến sự khác biệt từ cùng một văn bản học thuật để thấy sự sai lệch là khủng khiếp thế nào. Bản dịch sau cùng là của một dịch giả đã có tuổi đời khá cao, thâm niên trong nghề là đáng nể, hiện sống ở nước ngoài và đã dịch hơn 100 tác phẩm triết học Tây phương qua tiếng Việt.. vậy nhưng lối hành văn diễm lệ tạo nên một vẻ đẹp văn học phi thường của một tác phẩm triết học kinh điển đã bị xóa sạch.

80% vẫn là sai số tuy shock nhưng vẫn khó chấp nhận nếu cụ biết rằng 'perception' được dịch là 'nhận thức', wisdom = sự khôn ngoan, judgment = phán đoán, speculation = suy đoán/tư biện, goodness = thiện lành, communism = chủ nghĩa ai cũng biết. Đây là em nói trong lĩnh vực học thuật, còn trong lĩnh vực văn học nghệ thuật....thật, em không biết gì nhưng vẫn mạnh dạn cho rằng "80% vẫn là sai số tuy shock nhưng vẫn khó chấp nhận". Chúc cụ vui vẻ. Lâu lắm em mới lại post trong diễn đàn. hi hi.. lỗi luôn tại tình yêu.
Lâu lắm rồi em mới thấy cụ. À mà nếu cụ đọc được những comment khác đã bị xoá của nick (đã bị tịch thu bằng lái) kia thì em nghĩ cụ cũng phản ứng như cụ DaDieuchienxu thôi ạ :D.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top