Đầu thế kỉ 20, ở Mẽo bỗng đâu có làn sóng các bà các cô viết văn, mà lại làm chấn động văn đàn, tuyền là bét seo lơ mới gớm. Người đạt thành tịu nhất một cách chính quy chắc chắn là
Pearl Buck, nữ văn sĩ đầu tiên của Mẽo giành giải
Nô Beo (1938). Sách của P. Buck được in khớ nhiều ở Việt Nam với tên sách quen thuộc được tái nhiều lần là
Người cung nữ ( có tên khác là Từ Hy thái hậu). Tiếc thay cho iem, iem đọc được nửa cuốn đầu ( sách gồm 2 tập) thì sách 1 nơi người 1 nẻo.
1 tác giả khác mà đọc xong iem cảm thấy tức chứ không cảm thấy tiếc, là
Ayn Rand với cuốn
Suối Nguồn. Một cuốn sách đầy rẫy mâu thuẫn với những màn hô khẩu hiệu, những nhân vật từ trên trời rơi xuống với những biện bác đầy mây gió, trong một bối cảnh tưởng tượng, 1 xã hội tưởng bở vì tác giả đương ở Mỹ Lợi Kiên cơ mà vẫn tưởng mềnh ở Nga La Tư. Tác phẩm nầy được NXB trẻ quảng cáo đại loại là “1 trong 2 tác phẩm hay nhất thế ky 20 do bạn đọc của Moderl Library bình chọn”, trong khi bỏ qua những lời oánh giá về Modern Library ( không có lấy 1% tán đồng). NXB trẻ vẫn bám vào 1 bảng xếp hạng quái gở được coi là lố bịch của một ... nxb với những cách bình bầu đến nực cười (kỳ quái thay, ở bảng xếp hạng nầy, cuốn đứng số 1, ngay trên Suối nguồn, lại cũng là 1 cuốn sách của cô nương người Mẽo gốc Nga A. Rand).
Iem tức vì vừa mất tiền vừa mất thời gian, tức vì mềnh tưng đây tuổi mà vẫn bị cái bìa sách ló lừa.
Rất nhiều cuốn sách của Mẽo iem cũng không thấy hay, mặc dù được số đông oánh giá cao. Cơ mà không sao, Mẽo là vậy, là hợp chúng quốc với rất nhiều sắc dân và nhiều loại truyền thống, văn hóa. Thế nên 1 tác phẩm được coi là qua hay với nhóm nầy dưng lại là ngán với nhóm khác âu cũng là “chuyện thường ngày ở huyện”. Cơ mà mang Liên Sô sang tựn Mẽo như A. Rand kể cũng không khác mấy cảnh đưa dưa hấu chấm mấy lị mắm tôm.
Niên 1936, nữ phóng viên “vô danh”
Margaret Mitchell ra mắt văn đàn với tiểu thuyết lãng mạn kỳ tình
“Cuốn theo chiều gió”. Thôi thì chả biết nói dư lào, vì nàng
Sờ Ca Lét Ô Haha mấy lị chàng
Dép Bứt Lơ (Không phải là người liền ông chuyên hái sú lơ) đã quá nổi tiếng dồi. Theo kinh nghiệm của iem, dù xem phim trước thì người ta cũng khó rời mắt khỏi cuốn truyện và ngược lại, thế mới kỳ thú.
Nhân đây, iem cũng cực lực đồng ý với thống kê của công ty
Harris (cho đến niên 2014) rằng người Mỹ Lợi Kiên yêu thích “Cuốn theo chiều gió” chỉ sau “Kinh thánh”. Với iem, nếu chỉ được có 1 cuốn tiểu thuyết Mỹ trên giá sách, iem sẽ giữ lại “Cuốn theo chiều gió”.
Có nhiều bản dịch tiếng Việt, iem không biết dư lào vì chỉ đọc và mua bản dịch của cụ Dương Tường, hay hết hồn.