[Funland] Review sách hay 02

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Ban đầu bác nói trong lịch sử chính trị trong lịch sử chính trị ở các quốc gia Hồi giáo không báo giờ có hai chữ "độc tài". Rồi sau bác nói Tại sao 'độc tài' (dictatorship - theo định nghĩa của phương Tây) lại xuất hiện ở các quốc gia đã là từng có một hệ thông nhà nước Hồi giáo hùng mạnh là một câu chuyện rất dài. Em vẫn không hiểu ý. Có 3 khái niệm sau cụ hiểu thế nào

- Đạo, đạo Hồi có từ bao giờ, do ai tạo ra?
- Hồi Giáo có từ bao giờ, do ai tạo ra?
- Độc tài có từ bao giờ, do ai tạo ra?

Em không tìm hiểu nhiều về Hồi Giáo và cũng không đam mê tìm hiểu về các nước theo đạo Hồi nên chắc không đọc quyển sách của bác giới thiệu. Bác có thể dùng thứ ngôn ngữ bình dân, giản dị giới thiệu về quyển Atatürk được không?
Cụ chơi khó em :D nhưng được rồi. OK. Em sẽ thử. Em nói trước đây là cuôn sách thuộc dạng "liệt truyện" khó nhất mà em đã từng đọc bởi nó khiến em phải tìm hiểu và bổ sung thêm những điều k0 quen thuộc. Nghe lời cụ, em sẽ cố gắng dùng lối hành văn đơn giản nhất có thể. Chia sẻ nội dung một cuốn sách hay là cái thú vui không nhiều người có được. Em cứ phải cám ơn cụ trước đã :P
 
  • Vodka
Reactions: Jue

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,303
Động cơ
1,194,327 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đầu thế kỉ 20, ở Mẽo bỗng đâu có làn sóng các bà các cô viết văn, mà lại làm chấn động văn đàn, tuyền là bét seo lơ mới gớm. Người đạt thành tịu nhất một cách chính quy chắc chắn là Pearl Buck, nữ văn sĩ đầu tiên của Mẽo giành giải Nô Beo (1938). Sách của P. Buck được in khớ nhiều ở Việt Nam với tên sách quen thuộc được tái nhiều lần là Người cung nữ ( có tên khác là Từ Hy thái hậu). Tiếc thay cho iem, iem đọc được nửa cuốn đầu ( sách gồm 2 tập) thì sách 1 nơi người 1 nẻo.

1 tác giả khác mà đọc xong iem cảm thấy tức chứ không cảm thấy tiếc, là Ayn Rand với cuốn Suối Nguồn. Một cuốn sách đầy rẫy mâu thuẫn với những màn hô khẩu hiệu, những nhân vật từ trên trời rơi xuống với những biện bác đầy mây gió, trong một bối cảnh tưởng tượng, 1 xã hội tưởng bở vì tác giả đương ở Mỹ Lợi Kiên cơ mà vẫn tưởng mềnh ở Nga La Tư. Tác phẩm nầy được NXB trẻ quảng cáo đại loại là “1 trong 2 tác phẩm hay nhất thế ky 20 do bạn đọc của Moderl Library bình chọn”, trong khi bỏ qua những lời oánh giá về Modern Library ( không có lấy 1% tán đồng). NXB trẻ vẫn bám vào 1 bảng xếp hạng quái gở được coi là lố bịch của một ... nxb với những cách bình bầu đến nực cười (kỳ quái thay, ở bảng xếp hạng nầy, cuốn đứng số 1, ngay trên Suối nguồn, lại cũng là 1 cuốn sách của cô nương người Mẽo gốc Nga A. Rand).
Iem tức vì vừa mất tiền vừa mất thời gian, tức vì mềnh tưng đây tuổi mà vẫn bị cái bìa sách ló lừa.

Rất nhiều cuốn sách của Mẽo iem cũng không thấy hay, mặc dù được số đông oánh giá cao. Cơ mà không sao, Mẽo là vậy, là hợp chúng quốc với rất nhiều sắc dân và nhiều loại truyền thống, văn hóa. Thế nên 1 tác phẩm được coi là qua hay với nhóm nầy dưng lại là ngán với nhóm khác âu cũng là “chuyện thường ngày ở huyện”. Cơ mà mang Liên Sô sang tựn Mẽo như A. Rand kể cũng không khác mấy cảnh đưa dưa hấu chấm mấy lị mắm tôm.

Niên 1936, nữ phóng viên “vô danh” Margaret Mitchell ra mắt văn đàn với tiểu thuyết lãng mạn kỳ tình “Cuốn theo chiều gió”. Thôi thì chả biết nói dư lào, vì nàng Sờ Ca Lét Ô Haha mấy lị chàng Dép Bứt Lơ (Không phải là người liền ông chuyên hái sú lơ) đã quá nổi tiếng dồi. Theo kinh nghiệm của iem, dù xem phim trước thì người ta cũng khó rời mắt khỏi cuốn truyện và ngược lại, thế mới kỳ thú.

Nhân đây, iem cũng cực lực đồng ý với thống kê của công ty Harris (cho đến niên 2014) rằng người Mỹ Lợi Kiên yêu thích “Cuốn theo chiều gió” chỉ sau “Kinh thánh”. Với iem, nếu chỉ được có 1 cuốn tiểu thuyết Mỹ trên giá sách, iem sẽ giữ lại “Cuốn theo chiều gió”.

IMG_20201027_161117.jpg

Có nhiều bản dịch tiếng Việt, iem không biết dư lào vì chỉ đọc và mua bản dịch của cụ Dương Tường, hay hết hồn.
May quá em không mua cuốn Suối nguồn. Em hỏi mượn cụ dung.nv mà chưa set up được, lại thành may, keke :D.
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,303
Động cơ
1,194,327 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chơi khó em :D nhưng được rồi. OK. Em sẽ thử. Em nói trước đây là cuôn sách thuộc dạng "liệt truyện" khó nhất mà em đã từng đọc bởi nó khiến em phải tìm hiểu và bổ sung thêm những điều k0 quen thuộc. Nghe lời cụ, em sẽ cố gắng dùng lối hành văn đơn giản nhất có thể. Chia sẻ nội dung một cuốn sách hay là cái thú vui không nhiều người có được. Em cứ phải cám ơn cụ trước đã :P
Cụ Sỏi ưu tiên cuốn về đàm phán Paris trước được không ạ? Em chờ cả tháng rồi :(.
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
May quá em không mua cuốn Suối nguồn. Em hỏi mượn cụ dung.nv mà chưa set up được, lại thành may, keke :D.
May quá còn gì. Đọc thứ vô bổ ấy chỉ tổ rác rưởi đầu óc. Thứ rác rưởi nhất là cuốn sách này đề cao vai trò của cá nhân kiệt xuất, phủ nhận hoàn toàn các thành tựu của tập thể. Thế nên, bọn cá nhân chủ nghĩa này giãy dụa ngắc ngoải mấy trăm năm nay, sống dở chết dở mà chưa có hồi kết. Quằn quại cho ra những phát minh vô nghĩa kiểu như xe hơi tàu bay phi thuyền. Trong khi có mấy chục năm, nhờ có các ban bệ tập thể, chúng ta hóa rồng hóa phượng đi tắt đón đầu phóng 1 phát từ bùn đen lên thẳng thiên đàng, nhờ nhõn 1 phát kiến vĩ đại của tập thể, đó là Văn Kiện đó mà
Hehe em phê lòi rồi, dấp đơi
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,303
Động cơ
1,194,327 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
May quá còn gì. Đọc thứ vô bổ ấy chỉ tổ rác rưởi đầu óc. Thứ rác rưởi nhất là cuốn sách này đề cao vai trò của cá nhân kiệt xuất, phủ nhận hoàn toàn các thành tựu của tập thể. Thế nên, bọn cá nhân chủ nghĩa này giãy dụa ngắc ngoải mấy trăm năm nay, sống dở chết dở mà chưa có hồi kết. Quằn quại cho ra những phát minh vô nghĩa kiểu như xe hơi tàu bay phi thuyền. Trong khi có mấy chục năm, nhờ có các ban bệ tập thể, chúng ta hóa rồng hóa phượng đi tắt đón đầu phóng 1 phát từ bùn đen lên thẳng thiên đàng, nhờ nhõn 1 phát kiến vĩ đại của tập thể, đó là Văn Kiện đó mà
Hehe em phê lòi rồi, dấp đơi
Lần đầu tiên em đọc review sách được viết bởi 1 người đang say. Thú vị phết :D! Tiếp cuốn khác đã cụ ơi, đừng ngất vội :D.
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Lần đầu tiên em đọc review sách được viết bởi 1 người đang say. Thú vị phết :D! Tiếp cuốn khác đã cụ ơi, đừng ngất vội :D.
Rì viu "sợi xích" nhá? Em đọc cuốn ấy ồi :D
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
May quá còn gì. Đọc thứ vô bổ ấy chỉ tổ rác rưởi đầu óc. Thứ rác rưởi nhất là cuốn sách này đề cao vai trò của cá nhân kiệt xuất, phủ nhận hoàn toàn các thành tựu của tập thể. Thế nên, bọn cá nhân chủ nghĩa này giãy dụa ngắc ngoải mấy trăm năm nay, sống dở chết dở mà chưa có hồi kết. Quằn quại cho ra những phát minh vô nghĩa kiểu như xe hơi tàu bay phi thuyền. Trong khi có mấy chục năm, nhờ có các ban bệ tập thể, chúng ta hóa rồng hóa phượng đi tắt đón đầu phóng 1 phát từ bùn đen lên thẳng thiên đàng, nhờ nhõn 1 phát kiến vĩ đại của tập thể, đó là Văn Kiện đó mà
Hehe em phê lòi rồi, dấp đơi
Suối Nguồn dầy quá, đọc phải miệt mài à. Em thấy Ayn Rand có cuốn "Capitalism: The Unknown Ideal" ngắn gọn, đọc khoái hơn
 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
May quá còn gì. Đọc thứ vô bổ ấy chỉ tổ rác rưởi đầu óc. Thứ rác rưởi nhất là cuốn sách này đề cao vai trò của cá nhân kiệt xuất, phủ nhận hoàn toàn các thành tựu của tập thể. Thế nên, bọn cá nhân chủ nghĩa này giãy dụa ngắc ngoải mấy trăm năm nay, sống dở chết dở mà chưa có hồi kết. Quằn quại cho ra những phát minh vô nghĩa kiểu như xe hơi tàu bay phi thuyền. Trong khi có mấy chục năm, nhờ có các ban bệ tập thể, chúng ta hóa rồng hóa phượng đi tắt đón đầu phóng 1 phát từ bùn đen lên thẳng thiên đàng, nhờ nhõn 1 phát kiến vĩ đại của tập thể, đó là Văn Kiện đó mà
Hehe em phê lòi rồi, dấp đơi
Cuốn " Suối nguồn" chả hề đề cao vai trò của các nhân kiệt xuất ( trong truyện cũng không hề có nhân vật lào kiệt xuất), vì dư thế là vô ích, và cũng chả phủ nhận các thành tịu của "tập thể", vì trong sách không hề có " tập thể". Thế dưng tại sao người ta vẫn liên tưởng đến mấy thứ ấy và trong sách lại vẫn có những cá nhân " không hề kiệt xuất" định hướng " tập thể" ( dù trong sách không hề có "tập thể" lào và không có nhân vật nào theo chủ nghĩa "tập thể")?

"Các các nhân không hề kiệt xuất" lại định hướng được cho số đông? Có chứ lị, đặc biệt ở các nước có " tập thể". Và dư cụ cũng công nhận, " Thứ rác rưởi nhất là cuốn sách này đề cao vai trò của cá nhân kiệt xuất, phủ nhận hoàn toàn các thành tựu của tập thể" xuất hiện trong sách thì liệu tình tiết thi vị ấy có ở nước Mẽo? Câu trả lời là rõ ràng là không, nước Mỹ luôn đề cao cá nhân kể từ trước khi A. Rand có mẹt, và cũng đề cao các nhóm người. Tác giả đem Liên Sô sang chấm Mẽo, vì ở Mẽo không hề có khái niệm "tập thể" dư ở Liên Sô để mà "đề cao".

Gán cho ngòi bút của Ayn Rand đưa " Howard Roark trở thành hiện thân của linh hồn con người và cuộc đấu tranh của anh đại diện cho chủ nghĩa cá nhân đối lập với chủ nghĩa tập thể." là câu chữ định hướng rõ ràng của https://vi.wikipedia.org/wiki/Suối_nguồn.
Roark là 1 KTS trẻ ( bỏ trường với lý do rất chi là vừa ngẫn vừa lố bịch, và tất nhiên không phải do những lý luận kiểu phong kiến Tung Của từ ông hiệu trưởng), không thành công ngay từ đầu, tầm sư học đạo...thế là thường. " Bậc thày" của Roark, 1 KTS già ẩn danh cũng bình thường, ngay cả khi ông ta là 1 KTS giỏi. Roark phải làm việc trái nghề, cũng bình thường... nói chung bình thường...gặp 1 cô gái rồi đến...hiếp cô ta ngay khi nhận được 1 tín hiệu...cái này rất không bình thường vì không lẽ cô kia lại ra tín hiệu mời chàng đến...hiếp? Nhận xét cái gì mà "Roark là hiện thân của linh hồn con người" thì chả còn gì lố bịch hơn.

Trong khi Rand bẩu dư lày: Chủ đề chính của The Fountainhead là "chủ nghĩa cá nhân so với chủ nghĩa tập thể, không phải trong chính trị mà là trong tâm hồn của một người đàn ông". ( Xem https://en.wikipedia.org/wiki/The_Fountainhead )
Bà Rand này hay nhể? Thế trong tâm hồn một người liền bà thì sao?
Đùa thôi chứ iem rất thông cảm với Rand, vì những gì Rand nói là điều hiển nhiên. Chả riêng gì các kiến trúc sư mà các thi sĩ, văn sĩ, kịch sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ....ai cũng đề cao cái cá nhân hết, chả ai muốn..." tập thể" cả, thế nên 1 KTS dư Roark thường thì sẽ đề cao chủ nghĩa cá nhân, và chả đâu xa, dư iem đã rì viu, thì cụ Vũ Bằng đã viết về "chủ nghĩa cá nhân" này vô cùng hóm hỉnh, trước cả khi Roark da đời. Cơ mà lẽ da viết về kts thì cũng phải tìm hiểu về kts và kiến trúc chứ ai lại ... Đây là một lý do nữa chứng tỏ Rand vẫn tưởng mềnh ở 1 nước có " tập thể".

Chắc Rand vẫn hãi hùng cái "tập thể" ở Nga, sang đến Mẽo ( niên 1925 khi cô 20 tuổi) vẫn chưa hoàn hồn, nên nhân vật nào cũng dư đương ở Nga, từ chính đến phụ đều hô khẩu hiệu, đều ný luận ngô nghê, tức cười. Hài nhất là cuối cùng có ông muốn làm cái tượng mà khi nhìn vào ai cũng thấy xí hổ ( Chắc ông ý muốn làm tượng Un Kim Dẩng) và hai nhân vật nam nữ gặp nhau làm iem cứ tưởng tưởng ra hình ảnh nam công nhân nữ nông dân tay chụm vào nhau giơ cao dụng cụ của hãng Mốt xờ phim ( liên Sô).
 
Chỉnh sửa cuối:

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kathleen Winsor
Tác giả của cuốn sách bán chạy nhất 'Forever Amber'

Kathleen Winsor, nhà văn: sinh Olivia, Minnesota ngày 16 tháng 10 năm 1919; kết hôn lần đầu với Robert John Herwig (cuộc hôn nhân tan rã năm 1946), người thứ hai năm 1946 Artie Shaw (cuộc hôn nhân tan vỡ năm 1948), người thứ ba Arnold Krakower (cuộc hôn nhân tan rã), người thứ tư Paul A. Porter (mất năm 1975); qua đời tại New York ngày 26 tháng 5 năm 2003.

"Ngoại tình không phải là một cái tội, nó là một trò giải trí." Amber St Clair, nhà thám hiểm tình dục được tạo ra bởi nhà văn Kathleen Winsor với tư cách là nữ anh hùng xuất sắc trong câu chuyện tình lãng mạn lịch sử Forever Amber của cô , rất thích những nhận xét vô đạo đức như vậy. Họ đã giúp đảm bảo rằng tác phẩm của Winsor, xuất bản năm 1944, đều đạt được danh tiếng và trở thành sách bán chạy nhất có lẽ là tác phẩm xé xác đầu tiên của tiểu thuyết hiện đại.

Trong vòng một tuần, cuốn tiểu thuyết dài 972 trang đặc biệt này đã bán được 100.000 bản ở Mỹ và trong vòng vài năm, ba triệu người đã mua cuốn sách - mặc dù, hoặc có lẽ vì nó bị 14 bang Hoa Kỳ cấm. Nó đã trở thành một cuốn sách bán chạy nhất ở 16 quốc gia, bao gồm cả Anh, nơi xuất bản vào năm 1945, một cách nghịch lý, với sự nổi tiếng của bộ phim Brief Encounter , ca ngợi niềm đam mê bị kìm nén và từ bỏ tình dục.

Trong 25 năm tiếp theo, Forever Amber là một thể loại đọc theo nghi thức dành cho các cô gái tuổi teen ở khắp mọi nơi. Câu chuyện tình lãng mạn lấy bối cảnh trong những năm tháng phục hồi của nước Anh và bắt đầu với Amber năm 16 tuổi, mang thai và không một xu dính túi trên đường phố London. Tuy nhiên, trong vài trăm trang, cô ấy là tình nhân của Charles II. Amber lướt qua những người yêu thích một cách nhanh chóng đến nỗi một người đánh giá đề xuất rằng người đọc có thể muốn sử dụng một máy thêm để theo dõi.

Bộ trưởng Tư pháp Massachusetts, khi giải thích lý do cấm cuốn sách của mình, nói rằng ông đã thống kê được 70 đề cập đến quan hệ tình dục, 39 ca mang thai ngoài ý muốn, 7 ca phá thai, 10 miêu tả phụ nữ cởi quần áo trước mặt nam giới và 49 "đoạn văn phản cảm linh tinh" . Ông nói thêm: "Các tài liệu tham khảo về ngực của phụ nữ và các bộ phận khác trong giải phẫu của họ rất nhiều, tôi thậm chí đã không cố đếm chúng....

Ngay cả trước khi một thỏa thuận làm phim được thực hiện, Hays Office, ban đạo đức tự bổ nhiệm cho ngành điện ảnh, đã lên án cuốn sách. Phiên bản điện ảnh đã được tiếp tục, với Linda Darnell trong vai Amber và Cornell Wilde là tình yêu đích thực của cô, và đã gây được tiếng vang lớn khi phát hành năm 1947. (Một người họ hàng của Winsor nói rằng nhà văn, "người phụ nữ đẹp nhất mà anh từng thấy , "là lựa chọn tự nhiên để đóng vai Amber.) Cuốn tiểu thuyết bán chạy hơn tất cả các cuốn tiểu thuyết khác của Hoa Kỳ trong những năm 1940 và Winsor, được mệnh danh là tiểu thuyết gia khét tiếng nhất nước Mỹ, đã kiếm được nhiều tiền từ cuốn sách này hơn bất kỳ nhà văn nào khác vào thời điểm đó.
...


trên là trích đoạn của tin buồn đăng ngày 30.5. 2003 trên 1 tờ báo của Mẽo ( người dịch : Gờ Tran Lết, thùy link: https://en.wikipedia.org/wiki/Kathleen_Winsor )

Nữ văn sĩ hạng xoàng Kathleen Winsor nảy da cảm hứng và thăng hoa sau khi đọc những nghiên kíu về Anh Cát Lợi thế kỷ 17 của chồng mình. Cô bèn bỏ da khoảng 4000 giờ để viết 1 câu chuyện dài tới 2… triệu rưởi từ.

Winsor mang bản thảo bom tấn đi chào hàng. Nếu xếp theo khổ sách thông thường thì cuốn sách sẽ dày tới... Trên dưới 5 nghìn trang, sẽ là cuốn tiểu thuyết lớn nhất nước Mỹ và có nhẽ ...nhất cả thế giới cho tới lúc ý và rất lâu sau này. Các biên tập viên vùi đầu vào đọc, để rồi thống nhất sẽ cắt đi các đoạn miêu tả kiến trúc, trang phục, lễ nghi. Các đoạn coá vẻ gợi tềnh cũng bị ghạch bỏ không thương tiếc. Vậy thì khi được xuất bản, sách chỉ còn dày khoảng 900 trang, bằng 1/5 nguyên tác.

20190812_135137.jpg

(Từ Forever Amber thành Ambrơ - kiếp hồng nhan, nghe cũng cải lương da phết)

Juylit ( Chả hiểu sao Judith trong nguyên bản lại thành ra dư thế sau khi được dịch sang tiếng Phớp, vì bản tiếng Việt mà iem có là dịch từ bản tiếng Phớp), lướt qua ký ức trước khi lìa trần, chỉ kịp đặt cho cô con gái mới chào đời cái tên Ambrơ ( Dịch từ Amber, có nghĩa là hổ phách), vì mắt bố cô bé có màu hổ phách.

Ambrơ nhớn lên trong một gia đình nghoèo mà không hề biết rằng cha mẹ mình thật da là cũng gớm. Cô quá xinh đẹp, hiển nhiên là làm cho lũ con gái ghen tức và lũ con giai phát cuồng.

Ngày nọ, niên 1660, đoàn lữ khách tới làng Marygrin. Tất cả ngẩn ngơ, tiếng bom ai tình phát nổ làm tất thảy rúng động. Ambrơ cũng ngay lập tức bị trúng một mũi tên, mũi tên sẽ làm tim cô đau nhói cho đến nửa đời. Với cô, chàng kị mã Brơt Cáctơn ( Bruce Carlton) chính là Adonis. Vậy thì ta cũng sẽ đoán da thôi, cô gái trẻ sẽ bỏ nhà đi theo chàng kị mã lọc lõi kia, chính thức bước vào "kiếp hồng nhan" khi mới 16 tuổi.

Ambrơ quê mùa bị dòng đời xô đẩy, rồi dần dần sẽ biết rằng sắc đẹp của mình là 1 thứ quyền năng. Tất cả liền ông ở kinh thành đều si mê Ambrơ. Nhà buôn, hiệp sĩ, nghệ sĩ, sĩ quan, quan nhớn, quan nhỏ và cả... Đức vua nữa, kẻ thì mong có cô là ngươi tềnh, kẻ ôm mộng lấy cô làm vợ. Chỉ có 1 người nằm ngoài vòng cương toả của Ambrơ. Tất nhiên Brơt Cáctơn không muốn cưới Ambrơ, nhưng cũng không muốn rời xa 1 giai nhân dư thế.

Những biến cố trong cuộc đời của Amber là gớm ghiếc nhất, có thể vượt qua sự tưởng tượng của rất nhiều người. Brơt bỏ rơi Ambrơ và cô gái quyết định lấy …1 người chồng hiền lành để có thể nương vào anh ta mà giữ lấy đứa con của cô và BRơt. Nhưng anh chồng này lập tức hiện nguyên hình thành 1 tên vô lại và nhanh chóng cao bay xa chạy, để lại cho cô vợ một món nợ đủ để cô phải ngồi tù… Và bây giờ thì Ambrơ xinh đẹp bắt đầu tỉnh ngộ, mọi chuyện cũng chỉ vừa mới bắt đầu.

Iem cũng cho rằng Amber chính là mỹ nhân số 1 trong thế giới tiểu thuyết, đẹp hơn Scarlett, hơn Natasa, hơn Amelia, hơn Rebecca, hơn Meggy, hơn cả nàng Đun Xi Nê A xinh đẹp (vốn là người êu của hiệp sĩ lừng danh Đông Ki Sốt)… hơn tất thảy.

Nếu Ambrơ xinh đẹp tuyệt xì là vời dưng lại ngu ngơ thì chắc truyện sẽ đến trang 30 là hết. Nhưng, dù ít học, Ambrơ lại nhanh chóng ngoi lên giữa dòng đời chỉ chực dìm cô xuống. Hổ phách ( Amber) bỗng đâu trở thành một thuật ngữ ở nửa sau thế kỷ 20, ám chỉ các cô gái ghê gớm, các cô gái khó lường. Từ chỗ là một món đồ chơi của liền ông, Ambrơ đã thích ứng nhanh chóng để biến liền ông thành con rối trong tay mình.

Bản đu đủ hẳn phải có nhiều đoạn tình ái tả thực tài tình khiến cả nhà thờ lẫn các nhà đạo đức phải phẫn nộ, cũng giống dư cảnh dịch bệnh chết người tràn vào thành phố và Ambrơ đã ở lại để chăm sóc Brơt bất chấp việc cô có thể rồi đời. Ambrơ đã đối đầu với thần chết để truy tìm tình êu, đuổi bắt hạnh phúc đích thực của mềnh, thì những thứ khác bỗng thành chiện nhỏ.

Đây là một cuốn sách đặc biệt gây ấn tượng với iem, với những tềnh tiết dồn dập đan xen xoắn xuýt của 2 phe: Ambrơ và những người liền ông. Vua, quan, các bà các cô, đám cháy, bệnh dịch, tình êu, tềnh báo, vịt vờ, dũng cảm, liu manh, đểu cáng… những tình tiết có thật, những nhân vật có thật đã được K. Winsor khéo léo lồng vào khung cảnh nước Anh ở nửa cuối thế kỷ 17.

Ambrơ (tên gốc là Forever Amber) được coi là 1 kiệt tác của văn học Mẽo, được đặt ngang hàng mấy lị “cuốn theo chiều gió”.

“Ambrơ” khốc liệt quá, đâm da sách bị cấm ở khá nhiều nơi, cơ mà cấm thế quái lào được, càng cấm người ta lại càng tìm đọc Forever Amber. Kathleen Winsor vụt trở thành tinh tú và kiếm bộn xèng.
 
Chỉnh sửa cuối:

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ rì viu cái bìa cuốn Suối nguồn được không ạ.
Iem không giữ cuốn này làm gì cho chật giá. Cơ mà bìa của ló thì dư vầy...

suoi-nguon-tai-ban.jpg


Tất nhiên ối vị mắc lỡm nhà trẻ ( trong đóa cóa iem mới...trym cú chứ lị), vì ở những lần xuất bản đầu tiên, nhà trẻ quẳng cáo " đây là cuốn sách đứng đầu...". H họ cũng chả thèm đính chính, chắc là do không có ai kiện.
Cũng vì mấy dòng quẳng cáo ở những lần xuất bản đầu tiên nên độc giả thì nhau rì viu kiểu dư...kiệt tác quá...hay thế... Hay thật... anh Roark thật tài tình... sống thế mới là sống chứ... xứng đáng đứng đầu...có vị còn nhầm sang hẳn là của Niu Óc Tham nữa... thế mới bi hài.
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Cuốn " Suối nguồn" chả hề đề cao vai trò của các nhân kiệt xuất ( trong truyện cũng không hề có nhân vật lào kiệt xuất), vì dư thế là vô ích, và cũng chả phủ nhận các thành tịu của "tập thể", vì trong sách không hề có " tập thể". Thế dưng tại sao người ta vẫn liên tưởng đến mấy thứ ấy và trong sách lại vẫn có những cá nhân " không hề kiệt xuất" định hướng " tập thể" ( dù trong sách không hề có "tập thể" lào và không có nhân vật nào theo chủ nghĩa "tập thể")?

"Các các nhân không hề kiệt xuất" lại định hướng được cho số đông? Có chứ lị, đặc biệt ở các nước có " tập thể". Và dư cụ cũng công nhận, " Thứ rác rưởi nhất là cuốn sách này đề cao vai trò của cá nhân kiệt xuất, phủ nhận hoàn toàn các thành tựu của tập thể" xuất hiện trong sách thì liệu tình tiết thi vị ấy có ở nước Mẽo? Câu trả lời là rõ ràng là không, nước Mỹ luôn đề cao cá nhân kể từ trước khi A. Rand có mẹt, và cũng đề cao các nhóm người. Tác giả đem Liên Sô sang chấm Mẽo, vì ở Mẽo không hề có khái niệm "tập thể" dư ở Liên Sô để mà "đề cao".

Gán cho ngòi bút của Ayn Rand đưa " Howard Roark trở thành hiện thân của linh hồn con người và cuộc đấu tranh của anh đại diện cho chủ nghĩa cá nhân đối lập với chủ nghĩa tập thể." là câu chữ định hướng rõ ràng của https://vi.wikipedia.org/wiki/Suối_nguồn.
Roark là 1 KTS trẻ ( bỏ trường với lý do rất chi là vừa ngẫn vừa lố bịch, và tất nhiên không phải do những lý luận kiểu phong kiến Tung Của từ ông hiệu trưởng), không thành công ngay từ đầu, tầm sư học đạo...thế là thường. " Bậc thày" của Roark, 1 KTS già ẩn danh cũng bình thường, ngay cả khi ông ta là 1 KTS giỏi. Roark phải làm việc trái nghề, cũng bình thường... nói chung bình thường...gặp 1 cô gái rồi đến...hiếp cô ta ngay khi nhận được 1 tín hiệu...cái này rất không bình thường vì không lẽ cô kia lại ra tín hiệu mời chàng đến...hiếp? Nhận xét cái gì mà "Roark là hiện thân của linh hồn con người" thì chả còn gì lố bịch hơn.

Trong khi Rand bẩu dư lày: Chủ đề chính của The Fountainhead là "chủ nghĩa cá nhân so với chủ nghĩa tập thể, không phải trong chính trị mà là trong tâm hồn của một người đàn ông". ( Xem https://en.wikipedia.org/wiki/The_Fountainhead )
Bà Rand này hay nhể? Thế trong tâm hồn một người liền bà thì sao?
Đùa thôi chứ iem rất thông cảm với Rand, vì những gì Rand nói là điều hiển nhiên. Chả riêng gì các kiến trúc sư mà các thi sĩ, văn sĩ, kịch sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ....ai cũng đề cao cái cá nhân hết, chả ai muốn..." tập thể" cả, thế nên 1 KTS dư Roark thường thì sẽ đề cao chủ nghĩa cá nhân, và chả đâu xa, dư iem đã rì viu, thì cụ Vũ Bằng đã viết về "chủ nghĩa cá nhân" này vô cùng hóm hỉnh, trước cả khi Roark da đời. Cơ mà lẽ da viết về kts thì cũng phải tìm hiểu về kts và kiến trúc chứ ai lại ... Đây là một lý do nữa chứng tỏ Rand vẫn tưởng mềnh ở 1 nước có " tập thể".

Chắc Rand vẫn hãi hùng cái "tập thể" ở Nga, sang đến Mẽo ( niên 1925 khi cô 20 tuổi) vẫn chưa hoàn hồn, nên nhân vật nào cũng dư đương ở Nga, từ chính đến phụ đều hô khẩu hiệu, đều ný luận ngô nghê, tức cười. Hài nhất là cuối cùng có ông muốn làm cái tượng mà khi nhìn vào ai cũng thấy xí hổ ( Chắc ông ý muốn làm tượng Un Kim Dẩng) và hai nhân vật nam nữ gặp nhau làm iem cứ tưởng tưởng ra hình ảnh nam công nhân nữ nông dân tay chụm vào nhau giơ cao dụng cụ của hãng Mốt xờ phim ( liên Sô).
Cụ biên còm thực sự hơi lộn xộn. Lại còn chêm cách viết châm biếm kiểu bỗ bã khó hiểu làm em tư duy rối tinh rối mù. Thôi cứ tạm tóm tắt theo ý hiểu của em, là theo cụ, Rand là gái Nga mới sang Mỹ, sợ hãi chủ nghĩa tập thể ở Nga, choáng ngợp chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ, nên tức cảnh sinh tình mà biên ra cuốn Suối Nguồn. Chứ ở Mỹ không có chủ nghĩa tập thể. Vậy, theo cụ, những người như Gail Wynand, Ellsworth Toohey và phần còn lại của thế giới, nghĩa là số đông, là "công chúng", là bầy đàn, và chính là Tập thể, ở thời điểm đó, Nước Mỹ có hay không?
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Iem không giữ cuốn này làm gì cho chật giá. Cơ mà bìa của ló thì dư vầy...

suoi-nguon-tai-ban.jpg


Tất nhiên ối vị mắc lỡm nhà trẻ ( trong đóa cóa iem mới...trym cú chứ lị), vì ở những lần xuất bản đầu tiên, nhà trẻ quẳng cáo " đây là cuốn sách đứng đầu...". H họ cũng chả thèm đính chính, chắc là do không có ai kiện.
Cũng vì mấy dòng quẳng cáo ở những lần xuất bản đầu tiên nên độc giả thì nhau rì viu kiểu dư...kiệt tác quá...hay thế... Hay thật... anh Roark thật tài tình... sống thế mới là sống chứ... xứng đáng đứng đầu...có vị còn nhầm sang hẳn là của Niu Óc Tham nữa... thế mới bi hài.
Rất may, cuốn của em không có cái định hướng "cuốn sách đứng đầu..."


Hehe
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,303
Động cơ
1,194,327 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ biên còm thực sự hơi lộn xộn. Lại còn chêm cách viết châm biếm kiểu bỗ bã khó hiểu làm em tư duy rối tinh rối mù. Thôi cứ tạm tóm tắt theo ý hiểu của em, là theo cụ, Rand là gái Nga mới sang Mỹ, sợ hãi chủ nghĩa tập thể ở Nga, choáng ngợp chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ, nên tức cảnh sinh tình mà biên ra cuốn Suối Nguồn. Chứ ở Mỹ không có chủ nghĩa tập thể. Vậy, theo cụ, những người như Gail Wynand, Ellsworth Toohey và phần còn lại của thế giới, nghĩa là số đông, là "công chúng", là bầy đàn, và chính là Tập thể, ở thời điểm đó, Nước Mỹ có hay không?
Tiếc quá, em không được chứng kiến khoảnh khắc "tư duy rối tinh rối mù" :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top