Mỗi khi có cuốn sách lào ( căm bu chia cũng được) coá hơi hướm phản chiến, người ta lại đem ra so sánh tưng bừng với
"Phía tây không có gì lạ" (theo bản dịch tiếng Pháp, theo bản tiếng Ăng Lé thì là
"Mặt trận phía tây hoàn toàn yên tĩnh").
"Phía tây không có gì lạ" được viết dưới dạng hồi ký của
Pôn Bao Mơ, 1 tay lính đức sắp bước vào tuổi đôi mươi.
Đương đi học thì thế chiến thứ nhứt bùng nổ, Bao Mơ cùng mấy người bạn nghe theo những lời có cánh của 1 vị giáo sư, xếp bút nghiên lên đường ra trận. Nhóm tân binh sẽ chiến đấu giành vinh quang ở mặt trận phía tây.
Điều lãng mạn đầu tiên là... Khẩu phần ăn sao mà nhiều quá. Đầu bếp vẫn đưa tới đơn vị đủ khẩu phần, dưng gần 1 nửa quân số đã vĩnh viễn không bao giờ trở về, thế chả nhiều thì sao?
Dồi một bạn học của Bao Mơ lìa trần, cuộc chiến đã hiện nguyên hình.
Bao Mơ phải chiến đấu, luôn ở trạng thái sống còn. Những lúc xông pha ngoài trận tuyến... Ai hẹn được ngày về... Rồi trong một chiều mây bay, trong một trận đánh, Bao Mơ đã đâm chết 1 anh lính trẻ người Pháp khi anh này lạc bước lăn vào đúng vũng lầy nơi Bao Mơ đương ẩn náu. Anh lính trẻ người Đức chợt nhận ra đối thủ cũng là một người hiền hậu và cũng chợt nhận ra không hiểu vì sao những người hoàn toàn có thể là bạn lại đâm lưỡi lê vào nhau.
Những phút giây lấp lánh ít ỏi chỉ như làm không khí thêm khổ ải. Các chàng trai và các cô gái lao vào nhau, thừa biết rằng phải tận hưởng lạc thú ngay bây hờ kẻo không bao hờ. Bao Mơ, ngay trong lúc cửi quần áo vẫn nghĩ về mùi thuốc súng. Các chàng trai ra về, đùa với nhau rằng họ có một lần lên mây chỉ với một cái bánh mì, thừa biết đây có thể là lần cuối cùng của họ.
Bao Mơ nhìn thẳng vào kẻ thù mà không thấy căm thù. Anh nhìn những tù binh Nga La Tư mà thấy hình ảnh những người dân Đức.
Lần lượt từng người ngã xuống. Bao Mơ gắng xốc Cat ( tên thân mật của Cat din xki) lên vai và lê bước mang người bạn bị thương tới trạm xá. Nhưng Cat, một người anh tài ba lúc nào cũng tìm được đủ thứ cho đàn em, đã chết từ lúc nào. Một mảnh đạn lạc đã găm vào đầu Cat.
Những người lính vẫn ở lại địa ngục để mong ngóng những tin tốt lành từ xa bay tới. Những tín hiệu vui nhiều khi chỉ là một dòng tin ngắn ngủi trên mặt báo "phía tây không có gì lạ"( hay " mặt trận phía tây hoàn toàn yên tĩnh").
Eric Maria Remarque, từng vài phen bị thương ở chiến trường, đã cảm khái viết ra một cuốn tiểu thuyết đầy sống động, đưa người đọc vào giữa cuộc chiến.
Phía tây không có gì lạ lập tức đưa
E.M.Remarque vào vị trí của những nhà văn hàng đầu.
Câu chữ khi phất phơ theo niềm vui, lúc đắm chìm trong rầu rĩ... làm người đọc cứ dư đương dán mắt vào một cuốn rõ ràng là nhật ký có thực của 1 anh lính trẻ, dù biết thừa đó là tác phẩm của 1 nhà báo kiêm nhà văn. Nhà văn đã là anh lính, nếu không thì sao mà cảnh chiến tranh lại được tả kinh hoàng đến thế, tâm trí của người lính trẻ sao mà rối bời đến thế, để đến khi về phép sau 1 niên xa cách, anh lính không sao hòa nhập được với chính ngôi nhà của mình, chính hậu phương của mình.
Phát xít Hít Le ( mẹt dư cái lá me) rất căm Remarque và cuốn sách của ông, hắn bèn ra lệnh cấm xuất bản và đốt tất cả các cuốn "phía tây không có gì lạ" mà lính ss tìm được. Những thanh niên Đức lại trở thành những Pôn Bao Mơ, và "mặt trận phía đông thì không bao giờ yên tĩnh".
Phía tây không có gì là được công nhựn là 1 trong vài tiểu thuyết hay nhất về chiến tranh, thậm chí là cuốn sách "phản chiến" hay nhứt mọi thời đại, thế mới gớm.