Được bầu là “ Bộ óc của thế kỷ 19”, trên tài một loạt các nhân vật vĩ đại, lại là một người chưa kịp tốt nghiệp tiểu học, Thomas Alva Edison là minh chứng rõ rệt nhất cho câu nói “ Kiến thức chỉ là anh đày tớ, còn sáng tạo mới là ông chủ” của “ đàn iem” A. Einstein.
Cuộc đời của Edison quá đỗi ly kỳ, và mỗi một câu chuyện của ông này đều có thể dựng thành một cuốn phin hoàn chỉnh ( tất nhiên phải thêm tài bôi bác của Hô Ly Út).
.
Từ nhỏ, Edison đã tò mò khám phá mọi thứ. Mới 5 tuổi, cậu đã bắt chiếc gà chui vào ổ rơm ôm lấy mấy quả trứng, hy vọng có thể dùng hơi ấm của mình mà làm lũ gà con mau chui ra khỏi vỏ. Một cậu bé mới 5 tuổi, nhưng lại là “ông tổ” của những chiếc máy ấp trứng sau này. Tất nhiên là tất cả các ý tưởng của Edison đều điên rồ trong mắt những người lớn quanh cậu, chỉ trừ một người. Bà mẹ Edison, từng là một giáo viên, đã luôn ủng hộ cậu con trai bé bỏng. Khi cô giáo của Edison nói rằng Edison bị…tâm thần ( khó có thể nghĩ khác vì Edison nghĩ rằng uống một loại nước có thể bay được và thuyết phục 1 cậu bạn làm chuột bạch đến độ cậu này uống xong chả thấy bay đi đâu mà được khiêng thẳng đến bệnh viện), bà mẹ đã kéo cậu con trai về phía mình và nói thật…đanh thép “ Con trai tôi sẽ là một người có ích, còn cô, cô giáo ạ, cô mới là người loạn trí”. Tất nhiên là Edison bị đuổi học, khi ấy cậu mới 10 tuổi.
Edison tự học dưới sự kèm cặp của mẹ và vẫn … nảy da những ý tưởng điên dồ. Cậu tự nghiên kíu một số thứ, rồi mày mò chế da một hện thống liên lạc trong nhà để cậu và chị gái Tania có thể trò chuyện khi kẻ ở từng trên người ở từng dưới. Cậu cũng tự tìm hiểu về tín hiệu moóc sơ, về in ấn và ở tuổi 13 đã tự …xuất bản một tờ báo. Báo bán khá chạy và cộng với việc kinh doanh táo trên những đoàn tàu, Edison đã kiếm được đến 50 usd 1 tuần, tha hồ cho cậu mua thiết bị để làm các thí nghiệm về điện và hóa chất. Dồi cũng có người gọi Edison là thiên tài khi cậu dùng tín hiệu Moóc Sơ để kíu 1 đoàn tàu khỏi lao xuống sông và dùng một tấm gương để tạo ra đủ ánh sáng, giúp cho bác sĩ có thể phẫu thuật ruột thừa cho người mẹ lúc ấy đã ngất đi, dư vầy…
Khi Tôm vừa ra đi thì bà Ê-đi-xơn đột nhiên nổi cơn đau bụng dữ dội. Ở nhà chẳng có một ai. Ông Ê-đi-xơn đang đi bán rơm, còn bọn trẻ con chạy chơi đâu hết chẳng thấy có một đứa nào. Lăn lộn trên giường, bà gọi mãi Tôm. Giờ đây, Tôm đã bỏ đi gần tới ga. Ta-ni-a vừa ở nhà bạn về, nghe tiếng mẹ gọi, cô chạy vội đến hỏi:
– Gì thế mẹ, mẹ làm sao thế?
Bà thều thào:
– Gọi em Tôm và bác sĩ Pen-đe lại đây ngay cho mẹ…
Ta-ni-a hốt hoảng chạy xuống nhà dưới và thấy bức thư của Tôm để ở trên bàn. Đọc thư, nước mắt cô tuôn giàn giụa trên má. Cô định chạy lên đưa thư cho mẹ xem, nhưng nghĩ sao, cô lại lao bổ ra ngoài mưa chạy về phía ga. Con đường sao mà dài thế, tưởng chừng không bao giờ đến cả. Đến sân ga thì vừa may cô trông thấy Tôm đang đứng đó nài bác lái tàu cho đi nhờ đến Đi-tơ-roi. Nhưng bác ta chối từ:
– Không được đâu cậu em ạ. Người ta sẽ phạt tôi mất. Họ mà bắt được chở người lạ trong toa đầu máy là họ đuổi tôi ra đấy. Cậu muốn thế chăng?
Tôm đang lưỡng lự chưa biết tính sao thì nghe tiếng Ta-ni-a gọi.
– Có việc gì thế, chị Ta-ni-a?
Ta-ni-a hớt hải, người ướt đẫm:
– Mẹ đang đau lắm em ạ. Phải đi tìm bác sĩ Pen-đe và báo tin cho cha và anh Bin biết ngay.
Nghe tin ấy, lòng Tôm đau thắt lại. Em hối hận vì đã bỏ mẹ đi trong lúc này. Lam thế nào bây giờ? Phải quyết định ngay kẻo mẹ nguy mất!
– Chị lên tàu đi Đi-tơ-roi ngay tìm anh Bin. Còn em, em đi tìm bác sĩ Pen-đe. Cha chắc cũng sắp về thôi.
Tôm chạy vào ga vay tiền một điện báo viên cho Ta-ni-a lấy vé, xong em chạy như bay đến nhà bác sĩ. May sao, bác sĩ có nhà. Cả hai vội vã đi ngay. Mưa vẫn như trút nước…
– Mẹ ơi, bác sĩ đến rồi, mẹ có đỡ tí nào không mẹ?
– Ôi, Tôm của mẹ, con yên tâm, mẹ sẽ khỏi ngay thôi.
Bác sĩ Pen-đe khám bệnh cho bà và chuẩn đoán bà bị đau ruột thừa cấp tính. Phải mổ ngay mới cứu được. Nhưng trời cứ tối dần, mà dưới ánh đèn dầu thì làm sao mà mổ được. Chờ đến sáng thì muộn lắm, người bệnh sẽ chết. Bác sĩ đi đi lại lại trong phòng chưa biết tính cách nào để kịp cứu bệnh nhân.
Trong khi đó, Tôm ngồi trên giường bóp trán cho mẹ. Bà mẹ run rẩy, đau đớn bảo Tôm:
– Tôm ơi, con của mẹ đâu rồi, Tôm…
-Con đây, mẹ ạ.
-Con đi đâu vậy con?
Tôm thú thật với mẹ ý định bỏ nhà đi Đi-tơ-roi. Em bật khóc:
– Con giận cha, mẹ ạ. Con có viết cho mẹ mấy dòng để trên bàn nhà dưới.
Bà mẹ thều thào nói:
– Con ạ, mỗi khi tức giận con cứ viết hết ra một tờ giấy mọi suy nghĩ, mọi bực dọc của con, sau đó con xé đi. Con giận cha phải không? Khi nào con tức giận, tất nhiên con phải đổ cơn giận cho ai chứ… vì thế mà có cha mẹ, con ạ…
Chưa nói hết câu, bà lại đau quá ngất đi. Bác sĩ xem mạch cho mẹ. Tôm sợ hãi hỏi:
– Thưa bác sĩ, nếu không mổ ngay được thì có làm sao không?
Bác sĩ im lặng, Tôm chợt hiểu hết. Em kêu lên:
– Thế sao bác sĩ không mổ ngay đi!
– Không được em ạ, đèn dầu tù mù thế này mổ sao được?
– Thắp nhiều đèn lên có được không?
– Không được… mổ trong ánh sáng như thế này thì chẳng khác gì giết chết bà ấy. Nếu có đủ ánh sáng, chắc chắn là tôi sẽ mổ được cho mẹ em ngay.
Thất vọng. Tôm ôm đầu suy nghĩ. Làm sao đây? Mẹ sẽ chết ư? Ôi, thật khủng khiếp! Không, mẹ em không thể chết được! Đột nhiên em nhìn thấy ánh đèn phản chiếu lại từ mảnh sắt trên tủ. Ánh đèn phản chiếu trông có vẻ sáng hơn chính ánh sáng thật của nó.
Một tia sáng loá lên trong đầu óc Tôm: sao ta không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hoá về nhà phản chiếu lại thật nhiều ánh đèn? Chắc chắn là sẽ sáng được tới gấp ba lần.
Nghĩ sao, làm vậy. Em chạy ngay ra cửa hiệu tạp hoá. Nhưng… cửa hiệu đã đóng cửa, người chủ hiệu đã về nhà riêng. Không do dự em đập vỡ một khung cửa rồi chui vào mang tấm gương ra, đem về nhà. Một lát, tất cả các đèn lớn, đèn nhỏ trong nhà được thắp lên và đặt trước tấm gương. Xong xuôi, em sang phòng mẹ. Bác sĩ ngồi đó, lo lắng nhìn người bệnh. Em nói, giọng đầy tự hào:
– Bác sĩ ơi, đã có đủ ánh sáng rồi. Mời bác sĩ sang xem, sáng như ban ngày vậy!
– Cậu còn đùa được ư? Cậu không thấy tôi đang lo cho mẹ cậu à? -bác sĩ nói có vẻ giận.
Nhưng em đã lôi tay ông ta, buộc ông phải sang xem.
Quả thật là sáng như ban ngày! Hai mươi cái đèn phản chiếu lên chỗ định dùng làm bàn mổ. Tất cả đều sáng loá. Ngạc nhiên và mừng quá đến mức không tin cả vào mắt mình, ông giơ tay vào vùng ánh sáng đó và sờ sờ nó để khẳng định rằng đó là sự thật. Nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:
– Cậu bé làm thế nào mà được như vậy đấy, hở cậu bé thần đồng?
Tôm nhún vai im lặng. Trả lời ông thế nào đây? Chỉ có nét mặt em là sáng hẳn lên vì niềm vui mẹ em sắp được cứu sống. Bác sĩ ôm chặt em vào ngực và chúc mừng em:
– Cậu giỏi lắm! Thông minh lắm! Bây giờ thì tôi sẽ bắt đầu. Nào, đem hai chiếc khăn trải giường và một xô nước nóng ra đây, rồi chạy đi gọi thêm một bà hàng xóm sang giúp tôi một tay.
Một trận đòn oan
Rạng sáng thì mổ xong. Bà Ê-đi-xơn đã thoát khỏi tay thần chết. Mệt quá, bác sĩ nằm vật trên chiếc đi-văng tạm nghỉ. Tôm ngồi ghé bên cạnh ông, mệt bã vì một đêm thức trắng lo âu.
– Nếu đêm qua, cậu không nghĩ ra cái trò ấy với tấm gương thì giờ đây mẹ cậu đã thành người thiên cổ!
Nghe vậy, Tôm chợt giật mình nhớ đến tấm gương lớn lấy ở hiệu ông Gin-gơ-lê mà ông ta không biết. Em vội vàng vác tấm gương lại cửa hiệu để trả.
Đến nơi, Tôm thấy mọi người đang xúm xít bàn tán quanh chỗ cửa bị đập vỡ. Ai cũng cho rằng kẻ trộm vào hiệu lúc đêm. Đin-gơ-lê đứng đấy đang kêu ầm lên:
– Tôi bị mất trộm! Thằng trộm đã phá cửa vào và lấy mất tấm gương. Tôi phải đi trình cảnh sát mới được!
Lúc ấy, Tôm vác gương lại. Vừa nhìn thấy Tôm, Đin-gơ-lê kêu lên:
– Kia, thằng trộm lấy gương của tôi đây rồi!…
Chẳng nói một lời, Đin-gơ-lê xông vào đánh em túi bụi. Chiếc gương tuột khỏi tay em vỡ tan. Chiếc gương vỡ càng làm hắn thêm cáu, hắn vớ lấy cái gậy và vụt em tới tấp. Tôm kêu ầm ĩ, nhưng chẳng ai vào can giúp em. Vừa may, khi ấy ông Ê-đi-xơn đi bán rơm trở về. Thấy Đin-gơ-lê đang đánh con mình, ông bèn nhảy từ trên xe ngựa xuống túm lấy tên chủ hiệu nhẫn tâm ấy. Ông đánh con thì được nhưng kẻ khác thì không! Ông quát lão Đin-gơ-lê:
– Sao ông đánh nó?
– Vì nó ăn cắp và làm vỡ gương của tôi.
Ông Ê-đi-xơn liền hỏi Tôm, khi ấy em đang sắp sửa chạy về:
– Đúng không?
– Con lấy vì…
– Được, về nhà rồi tao sẽ hỏi tội mày. Bây giờ thì cút!
Lão Đin-gơ-lê được thể kêu lên:
– Ông phải đền tôi mười hai đô-la về chiếc gương vỡ và ba đô-la về chỗ cửa vỡ.
Một người nào đó bảo:
– Này, ông Đin-gơ-lê… phải công bằng chứ! Cái gương vỡ là do ông đánh thằng bé nên mới rơi vỡ chứ đâu phải tại nó.
– Đúng, đúng như thế đấy! – Nhiều người cùng nói một lúc.
– Có đền thì chỉ đền cái cửa thôi.
Lão chủ hiệu cự lại:
– Không thể được. Nó ăn cắp gương của tôi nên tôi phải đánh nó.
– Nó ăn cắp mà lại còn mang đến trả à?
– Tôi không biết. Cứ phải đền cho tôi mười lăm đô-la, chỉ có thế thôi.
– Được, tôi sẽ đền mười lăm đô-la cho ông, nhưng trước hết tôi phải biết mọi việc xảy ra như thế nào đã.
– Thôi được, – lão chủ hiệu nói. – Tôi sẽ chờ ông đến chiều, nếu không tôi sẽ đi trình cảnh sát!
Ông Ê-đi-xơn quay lưng lại không trả lời, trèo lên xe quất mạnh ngựa về nhà. Đến sân, ông gặp bác sĩ Pen-đe đi ra. Bác sĩ thấy ông thì mỉm cười:
– Thế là thoát rồi… Mọi việc xong xuôi cả rồi…
– Ai thoát ạ? – ông Ê-đi-xơn hỏi vì ông tưởng bác sĩ nói đến Tôm.
– Bà nhà ông chứ ai nữa. Tôi đã mổ kịp cho bà ấy đêm qua rồi. Cả đêm mọi người đều thức trắng. Nếu cậu Tôm không tìm cách lấy gương tăng ánh sáng thì không tài nào có thể mổ cho bà nhà được. Như vậy… chắc bà ấy đã bị nguy mất rồi…
– Ông bảo rằng nhờ có cháu Tôm giúp ông phải không?
– Vâng. Thật là một cậu bé thông minh. Tôi rất mừng cho ông về cậu ấy.
Ông Ê-đi-xơn mở tròn mắt ngạc nhiên:
– Ông bảo sao? Thế mà tôi lại tuởng là nó đi ăn cắp gương của người ta. Cám ơn bác sĩ, cám ơn!… Giờ thì tôi đã hiểu rồi.
...
Những câu chuyện về sự sáng tạo của Edison là liên hồi kỳ trận. Tác giả A Pê Lê Vi A Nu đã viết rất giản dị và trong sáng, tạo lên một cuốn sách cực hấp dẫn cho các bạn nhỏ, dưng iem tin chắc nếu các bực phụ huynh nếu tình cờ đọc 1 trang thì cũng khó lòng mà không đọc tiếp. Một cuốn sách về một người phi thường, dưng lại quá …đời thường, mặc dù nhân vật chánh sau được gọi là “ thày phù thủy ở Men Lô Pác”. Phù thủy cũng thua xa Edison.
Giáo hoàng trước khi nói vào máy ghi âm còn phải nhòm xuống …gậm giường xem có ai núp trong đó nghe lén để nhắc lại lời ông nói, phù thủy không thể nhắc lại lời giáo hoàng dưng …cái máy của Edison đã làm được.
Edison mang máy “hát”đến cho ông chủ bút báo “ khoa học Mỹ” và bật cho ông ta nghe vài bài mới được ghi âm, ông chủ bút vội ôm đầu mà rằng ” Dừng ngay máy lại, trời sụp mất!”.
Phù thủy cũng không thể cho ánh sáng vào quả lê bằng thủy tinh, Edison và cộng sự đã không ngủ suốt 47 tiếng để nhìn vào thứ ánh sáng của “ mặt trời” mới.
Tất nhiên tổng thống Hay Ơ cũng phải nể Edison, đích thân mời nhà phát minh đến nhà tắng và…
Đêm ấy, cả Nhà Trắng mọi người thao thức, họ đợi đến ba giờ sáng để nghe Tôm Ê-đi-xơn thuyết trình và nghe máy “hát:
Tổng thống hỏi Ê-đi-xơn: Cho tôi được hỏi ông Ê-đi-xơn một câu: ông đã tốt nghiệp kỹ sư ở nước ta hay ở châu Âu?
Nhà phát minh ra “máy hát” mỉm cười gượng gạo: Nếu ngài muốn biết nơi tôi đã tốt nghiệp, thì đây, thưa ngài, đây là tấm bằng của tôi
Vừa nói ông vừa rút ví đưa ra một tờ giấy gập tư cho tổng thống. Cầm tờ giấy, vừa đọc những dòng chữ đầu tiên, nét mặt tổng thống bỗng lộ vẻ hết sức ngạc nhiên. Tổng thống hết nhìn ông rồi lại nhìn tờ giấy….
Trò Tôm, con trai ông là một trò dốt, lười, hư và hỗn láo. Nếu còn giữ trò ấy lại trường e rằng tiếng thơm lâu nay nhà trường chúng tôi vẫn có vinh dự được mang sẽ bị tổn thương. Tốt nhất là ông nên cho trò ấy đi chăn lợn thì hơn vì chúng tôi thấy rằng trò ấy có học nữa sau này cũng không nên trò trống gì.
Hiệu trưởng trường tiểu học Po Hu-rôn.
Hô-uất
…
Cóa rất nhiều thông tin lý thú trong cuốn sách này, cuốn sách của những phát minh làm thay đổi thế giới, một cuốn sách mà iem nghĩ mỗi nhà nên có một cuốn.
Cuộc đời của Edison quá đỗi ly kỳ, và mỗi một câu chuyện của ông này đều có thể dựng thành một cuốn phin hoàn chỉnh ( tất nhiên phải thêm tài bôi bác của Hô Ly Út).
Từ nhỏ, Edison đã tò mò khám phá mọi thứ. Mới 5 tuổi, cậu đã bắt chiếc gà chui vào ổ rơm ôm lấy mấy quả trứng, hy vọng có thể dùng hơi ấm của mình mà làm lũ gà con mau chui ra khỏi vỏ. Một cậu bé mới 5 tuổi, nhưng lại là “ông tổ” của những chiếc máy ấp trứng sau này. Tất nhiên là tất cả các ý tưởng của Edison đều điên rồ trong mắt những người lớn quanh cậu, chỉ trừ một người. Bà mẹ Edison, từng là một giáo viên, đã luôn ủng hộ cậu con trai bé bỏng. Khi cô giáo của Edison nói rằng Edison bị…tâm thần ( khó có thể nghĩ khác vì Edison nghĩ rằng uống một loại nước có thể bay được và thuyết phục 1 cậu bạn làm chuột bạch đến độ cậu này uống xong chả thấy bay đi đâu mà được khiêng thẳng đến bệnh viện), bà mẹ đã kéo cậu con trai về phía mình và nói thật…đanh thép “ Con trai tôi sẽ là một người có ích, còn cô, cô giáo ạ, cô mới là người loạn trí”. Tất nhiên là Edison bị đuổi học, khi ấy cậu mới 10 tuổi.
Edison tự học dưới sự kèm cặp của mẹ và vẫn … nảy da những ý tưởng điên dồ. Cậu tự nghiên kíu một số thứ, rồi mày mò chế da một hện thống liên lạc trong nhà để cậu và chị gái Tania có thể trò chuyện khi kẻ ở từng trên người ở từng dưới. Cậu cũng tự tìm hiểu về tín hiệu moóc sơ, về in ấn và ở tuổi 13 đã tự …xuất bản một tờ báo. Báo bán khá chạy và cộng với việc kinh doanh táo trên những đoàn tàu, Edison đã kiếm được đến 50 usd 1 tuần, tha hồ cho cậu mua thiết bị để làm các thí nghiệm về điện và hóa chất. Dồi cũng có người gọi Edison là thiên tài khi cậu dùng tín hiệu Moóc Sơ để kíu 1 đoàn tàu khỏi lao xuống sông và dùng một tấm gương để tạo ra đủ ánh sáng, giúp cho bác sĩ có thể phẫu thuật ruột thừa cho người mẹ lúc ấy đã ngất đi, dư vầy…
Khi Tôm vừa ra đi thì bà Ê-đi-xơn đột nhiên nổi cơn đau bụng dữ dội. Ở nhà chẳng có một ai. Ông Ê-đi-xơn đang đi bán rơm, còn bọn trẻ con chạy chơi đâu hết chẳng thấy có một đứa nào. Lăn lộn trên giường, bà gọi mãi Tôm. Giờ đây, Tôm đã bỏ đi gần tới ga. Ta-ni-a vừa ở nhà bạn về, nghe tiếng mẹ gọi, cô chạy vội đến hỏi:
– Gì thế mẹ, mẹ làm sao thế?
Bà thều thào:
– Gọi em Tôm và bác sĩ Pen-đe lại đây ngay cho mẹ…
Ta-ni-a hốt hoảng chạy xuống nhà dưới và thấy bức thư của Tôm để ở trên bàn. Đọc thư, nước mắt cô tuôn giàn giụa trên má. Cô định chạy lên đưa thư cho mẹ xem, nhưng nghĩ sao, cô lại lao bổ ra ngoài mưa chạy về phía ga. Con đường sao mà dài thế, tưởng chừng không bao giờ đến cả. Đến sân ga thì vừa may cô trông thấy Tôm đang đứng đó nài bác lái tàu cho đi nhờ đến Đi-tơ-roi. Nhưng bác ta chối từ:
– Không được đâu cậu em ạ. Người ta sẽ phạt tôi mất. Họ mà bắt được chở người lạ trong toa đầu máy là họ đuổi tôi ra đấy. Cậu muốn thế chăng?
Tôm đang lưỡng lự chưa biết tính sao thì nghe tiếng Ta-ni-a gọi.
– Có việc gì thế, chị Ta-ni-a?
Ta-ni-a hớt hải, người ướt đẫm:
– Mẹ đang đau lắm em ạ. Phải đi tìm bác sĩ Pen-đe và báo tin cho cha và anh Bin biết ngay.
Nghe tin ấy, lòng Tôm đau thắt lại. Em hối hận vì đã bỏ mẹ đi trong lúc này. Lam thế nào bây giờ? Phải quyết định ngay kẻo mẹ nguy mất!
– Chị lên tàu đi Đi-tơ-roi ngay tìm anh Bin. Còn em, em đi tìm bác sĩ Pen-đe. Cha chắc cũng sắp về thôi.
Tôm chạy vào ga vay tiền một điện báo viên cho Ta-ni-a lấy vé, xong em chạy như bay đến nhà bác sĩ. May sao, bác sĩ có nhà. Cả hai vội vã đi ngay. Mưa vẫn như trút nước…
– Mẹ ơi, bác sĩ đến rồi, mẹ có đỡ tí nào không mẹ?
– Ôi, Tôm của mẹ, con yên tâm, mẹ sẽ khỏi ngay thôi.
Bác sĩ Pen-đe khám bệnh cho bà và chuẩn đoán bà bị đau ruột thừa cấp tính. Phải mổ ngay mới cứu được. Nhưng trời cứ tối dần, mà dưới ánh đèn dầu thì làm sao mà mổ được. Chờ đến sáng thì muộn lắm, người bệnh sẽ chết. Bác sĩ đi đi lại lại trong phòng chưa biết tính cách nào để kịp cứu bệnh nhân.
Trong khi đó, Tôm ngồi trên giường bóp trán cho mẹ. Bà mẹ run rẩy, đau đớn bảo Tôm:
– Tôm ơi, con của mẹ đâu rồi, Tôm…
-Con đây, mẹ ạ.
-Con đi đâu vậy con?
Tôm thú thật với mẹ ý định bỏ nhà đi Đi-tơ-roi. Em bật khóc:
– Con giận cha, mẹ ạ. Con có viết cho mẹ mấy dòng để trên bàn nhà dưới.
Bà mẹ thều thào nói:
– Con ạ, mỗi khi tức giận con cứ viết hết ra một tờ giấy mọi suy nghĩ, mọi bực dọc của con, sau đó con xé đi. Con giận cha phải không? Khi nào con tức giận, tất nhiên con phải đổ cơn giận cho ai chứ… vì thế mà có cha mẹ, con ạ…
Chưa nói hết câu, bà lại đau quá ngất đi. Bác sĩ xem mạch cho mẹ. Tôm sợ hãi hỏi:
– Thưa bác sĩ, nếu không mổ ngay được thì có làm sao không?
Bác sĩ im lặng, Tôm chợt hiểu hết. Em kêu lên:
– Thế sao bác sĩ không mổ ngay đi!
– Không được em ạ, đèn dầu tù mù thế này mổ sao được?
– Thắp nhiều đèn lên có được không?
– Không được… mổ trong ánh sáng như thế này thì chẳng khác gì giết chết bà ấy. Nếu có đủ ánh sáng, chắc chắn là tôi sẽ mổ được cho mẹ em ngay.
Thất vọng. Tôm ôm đầu suy nghĩ. Làm sao đây? Mẹ sẽ chết ư? Ôi, thật khủng khiếp! Không, mẹ em không thể chết được! Đột nhiên em nhìn thấy ánh đèn phản chiếu lại từ mảnh sắt trên tủ. Ánh đèn phản chiếu trông có vẻ sáng hơn chính ánh sáng thật của nó.
Một tia sáng loá lên trong đầu óc Tôm: sao ta không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hoá về nhà phản chiếu lại thật nhiều ánh đèn? Chắc chắn là sẽ sáng được tới gấp ba lần.
Nghĩ sao, làm vậy. Em chạy ngay ra cửa hiệu tạp hoá. Nhưng… cửa hiệu đã đóng cửa, người chủ hiệu đã về nhà riêng. Không do dự em đập vỡ một khung cửa rồi chui vào mang tấm gương ra, đem về nhà. Một lát, tất cả các đèn lớn, đèn nhỏ trong nhà được thắp lên và đặt trước tấm gương. Xong xuôi, em sang phòng mẹ. Bác sĩ ngồi đó, lo lắng nhìn người bệnh. Em nói, giọng đầy tự hào:
– Bác sĩ ơi, đã có đủ ánh sáng rồi. Mời bác sĩ sang xem, sáng như ban ngày vậy!
– Cậu còn đùa được ư? Cậu không thấy tôi đang lo cho mẹ cậu à? -bác sĩ nói có vẻ giận.
Nhưng em đã lôi tay ông ta, buộc ông phải sang xem.
Quả thật là sáng như ban ngày! Hai mươi cái đèn phản chiếu lên chỗ định dùng làm bàn mổ. Tất cả đều sáng loá. Ngạc nhiên và mừng quá đến mức không tin cả vào mắt mình, ông giơ tay vào vùng ánh sáng đó và sờ sờ nó để khẳng định rằng đó là sự thật. Nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:
– Cậu bé làm thế nào mà được như vậy đấy, hở cậu bé thần đồng?
Tôm nhún vai im lặng. Trả lời ông thế nào đây? Chỉ có nét mặt em là sáng hẳn lên vì niềm vui mẹ em sắp được cứu sống. Bác sĩ ôm chặt em vào ngực và chúc mừng em:
– Cậu giỏi lắm! Thông minh lắm! Bây giờ thì tôi sẽ bắt đầu. Nào, đem hai chiếc khăn trải giường và một xô nước nóng ra đây, rồi chạy đi gọi thêm một bà hàng xóm sang giúp tôi một tay.
Một trận đòn oan
Rạng sáng thì mổ xong. Bà Ê-đi-xơn đã thoát khỏi tay thần chết. Mệt quá, bác sĩ nằm vật trên chiếc đi-văng tạm nghỉ. Tôm ngồi ghé bên cạnh ông, mệt bã vì một đêm thức trắng lo âu.
– Nếu đêm qua, cậu không nghĩ ra cái trò ấy với tấm gương thì giờ đây mẹ cậu đã thành người thiên cổ!
Nghe vậy, Tôm chợt giật mình nhớ đến tấm gương lớn lấy ở hiệu ông Gin-gơ-lê mà ông ta không biết. Em vội vàng vác tấm gương lại cửa hiệu để trả.
Đến nơi, Tôm thấy mọi người đang xúm xít bàn tán quanh chỗ cửa bị đập vỡ. Ai cũng cho rằng kẻ trộm vào hiệu lúc đêm. Đin-gơ-lê đứng đấy đang kêu ầm lên:
– Tôi bị mất trộm! Thằng trộm đã phá cửa vào và lấy mất tấm gương. Tôi phải đi trình cảnh sát mới được!
Lúc ấy, Tôm vác gương lại. Vừa nhìn thấy Tôm, Đin-gơ-lê kêu lên:
– Kia, thằng trộm lấy gương của tôi đây rồi!…
Chẳng nói một lời, Đin-gơ-lê xông vào đánh em túi bụi. Chiếc gương tuột khỏi tay em vỡ tan. Chiếc gương vỡ càng làm hắn thêm cáu, hắn vớ lấy cái gậy và vụt em tới tấp. Tôm kêu ầm ĩ, nhưng chẳng ai vào can giúp em. Vừa may, khi ấy ông Ê-đi-xơn đi bán rơm trở về. Thấy Đin-gơ-lê đang đánh con mình, ông bèn nhảy từ trên xe ngựa xuống túm lấy tên chủ hiệu nhẫn tâm ấy. Ông đánh con thì được nhưng kẻ khác thì không! Ông quát lão Đin-gơ-lê:
– Sao ông đánh nó?
– Vì nó ăn cắp và làm vỡ gương của tôi.
Ông Ê-đi-xơn liền hỏi Tôm, khi ấy em đang sắp sửa chạy về:
– Đúng không?
– Con lấy vì…
– Được, về nhà rồi tao sẽ hỏi tội mày. Bây giờ thì cút!
Lão Đin-gơ-lê được thể kêu lên:
– Ông phải đền tôi mười hai đô-la về chiếc gương vỡ và ba đô-la về chỗ cửa vỡ.
Một người nào đó bảo:
– Này, ông Đin-gơ-lê… phải công bằng chứ! Cái gương vỡ là do ông đánh thằng bé nên mới rơi vỡ chứ đâu phải tại nó.
– Đúng, đúng như thế đấy! – Nhiều người cùng nói một lúc.
– Có đền thì chỉ đền cái cửa thôi.
Lão chủ hiệu cự lại:
– Không thể được. Nó ăn cắp gương của tôi nên tôi phải đánh nó.
– Nó ăn cắp mà lại còn mang đến trả à?
– Tôi không biết. Cứ phải đền cho tôi mười lăm đô-la, chỉ có thế thôi.
– Được, tôi sẽ đền mười lăm đô-la cho ông, nhưng trước hết tôi phải biết mọi việc xảy ra như thế nào đã.
– Thôi được, – lão chủ hiệu nói. – Tôi sẽ chờ ông đến chiều, nếu không tôi sẽ đi trình cảnh sát!
Ông Ê-đi-xơn quay lưng lại không trả lời, trèo lên xe quất mạnh ngựa về nhà. Đến sân, ông gặp bác sĩ Pen-đe đi ra. Bác sĩ thấy ông thì mỉm cười:
– Thế là thoát rồi… Mọi việc xong xuôi cả rồi…
– Ai thoát ạ? – ông Ê-đi-xơn hỏi vì ông tưởng bác sĩ nói đến Tôm.
– Bà nhà ông chứ ai nữa. Tôi đã mổ kịp cho bà ấy đêm qua rồi. Cả đêm mọi người đều thức trắng. Nếu cậu Tôm không tìm cách lấy gương tăng ánh sáng thì không tài nào có thể mổ cho bà nhà được. Như vậy… chắc bà ấy đã bị nguy mất rồi…
– Ông bảo rằng nhờ có cháu Tôm giúp ông phải không?
– Vâng. Thật là một cậu bé thông minh. Tôi rất mừng cho ông về cậu ấy.
Ông Ê-đi-xơn mở tròn mắt ngạc nhiên:
– Ông bảo sao? Thế mà tôi lại tuởng là nó đi ăn cắp gương của người ta. Cám ơn bác sĩ, cám ơn!… Giờ thì tôi đã hiểu rồi.
...
Những câu chuyện về sự sáng tạo của Edison là liên hồi kỳ trận. Tác giả A Pê Lê Vi A Nu đã viết rất giản dị và trong sáng, tạo lên một cuốn sách cực hấp dẫn cho các bạn nhỏ, dưng iem tin chắc nếu các bực phụ huynh nếu tình cờ đọc 1 trang thì cũng khó lòng mà không đọc tiếp. Một cuốn sách về một người phi thường, dưng lại quá …đời thường, mặc dù nhân vật chánh sau được gọi là “ thày phù thủy ở Men Lô Pác”. Phù thủy cũng thua xa Edison.
Giáo hoàng trước khi nói vào máy ghi âm còn phải nhòm xuống …gậm giường xem có ai núp trong đó nghe lén để nhắc lại lời ông nói, phù thủy không thể nhắc lại lời giáo hoàng dưng …cái máy của Edison đã làm được.
Edison mang máy “hát”đến cho ông chủ bút báo “ khoa học Mỹ” và bật cho ông ta nghe vài bài mới được ghi âm, ông chủ bút vội ôm đầu mà rằng ” Dừng ngay máy lại, trời sụp mất!”.
Phù thủy cũng không thể cho ánh sáng vào quả lê bằng thủy tinh, Edison và cộng sự đã không ngủ suốt 47 tiếng để nhìn vào thứ ánh sáng của “ mặt trời” mới.
Tất nhiên tổng thống Hay Ơ cũng phải nể Edison, đích thân mời nhà phát minh đến nhà tắng và…
Đêm ấy, cả Nhà Trắng mọi người thao thức, họ đợi đến ba giờ sáng để nghe Tôm Ê-đi-xơn thuyết trình và nghe máy “hát:
Tổng thống hỏi Ê-đi-xơn: Cho tôi được hỏi ông Ê-đi-xơn một câu: ông đã tốt nghiệp kỹ sư ở nước ta hay ở châu Âu?
Nhà phát minh ra “máy hát” mỉm cười gượng gạo: Nếu ngài muốn biết nơi tôi đã tốt nghiệp, thì đây, thưa ngài, đây là tấm bằng của tôi
Vừa nói ông vừa rút ví đưa ra một tờ giấy gập tư cho tổng thống. Cầm tờ giấy, vừa đọc những dòng chữ đầu tiên, nét mặt tổng thống bỗng lộ vẻ hết sức ngạc nhiên. Tổng thống hết nhìn ông rồi lại nhìn tờ giấy….
Trò Tôm, con trai ông là một trò dốt, lười, hư và hỗn láo. Nếu còn giữ trò ấy lại trường e rằng tiếng thơm lâu nay nhà trường chúng tôi vẫn có vinh dự được mang sẽ bị tổn thương. Tốt nhất là ông nên cho trò ấy đi chăn lợn thì hơn vì chúng tôi thấy rằng trò ấy có học nữa sau này cũng không nên trò trống gì.
Hiệu trưởng trường tiểu học Po Hu-rôn.
Hô-uất
…
Cóa rất nhiều thông tin lý thú trong cuốn sách này, cuốn sách của những phát minh làm thay đổi thế giới, một cuốn sách mà iem nghĩ mỗi nhà nên có một cuốn.