[Funland] Review sách hay 02

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,267
Động cơ
1,057,344 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Cụ đọc sách cùng "thằng quỷ con" luôn :D. Có nhiều sách cho trẻ em rất hay\:D/. Nhóc cháu em nó lười đi học. Em mang cuốn Hai vạn dặm dưới đáy biển ra dụ nó. Em chỉ review 1 ít nội dung thôi chứ không đọc cho nó nghe nên thằng bé đang tích cực đi học để tự đánh vần, tự đọc được sách :)).
Quỷ mẹ đọc cho nó thôi, chứ quỷ bố chỉ thỉnh thoảng diễn cho nó biết thôi.
Chứ em đọc sách kiểu này chỉ 5p sau là em ngủ.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
8,110
Động cơ
347,316 Mã lực
Xù muốn in bìa ghép không?
Quyển này đ/v nhà cháu đọc cũng ko thấy hay lắm nên xác định ko cần mặc áo cho nó làm gì, cứ để nude cho thoáng mát.:D
Dưng sáng nay sếp nhí cầm lên đọc rồi bảo: "A đọc xong thì cho em xin nhé!". OK luôn!
 

X Trail 2009

Xe buýt
Biển số
OF-589124
Ngày cấp bằng
8/9/18
Số km
850
Động cơ
141,300 Mã lực
Tuổi
45
Em đang đọc quyển Con Culy của Tôi do Nhà văn Vũ Hùng (nguyên là lính Thông tin) viết về đề tài con người và thiên nhiên cảnh vật của Đồng bào dân tộc dọc ven dãy Trường Sơn. Tác giả đã miêu tả rất sinh động cuộc sống và cảnh vật, các phong tục tập quán của người dân tộc vùng Tây Trường Sơn.

Cụ khoe khéo ghê ;))
 

xittalin

Xe điện
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
2,026
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dạ không ạ. Em in trên google xuống :D. Tặng cụ thu Hà Nội em vừa hái :D


In da xong dán vào sách hở mợ? Thế sợ hổng bền mợ nhể!
Iem có 1 số sách cũ cũng muốn làm " bìa ghép" mà cũng cứ loay hoay mãi chưa nghĩ ra bề lào!
Hoa đẹp tóa, đội ơn mợ lắm lắm!
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,242
Động cơ
692,702 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
In da xong dán vào sách hở mợ? Thế sợ hổng bền mợ nhể!
Iem có 1 số sách cũ cũng muốn làm " bìa ghép" mà cũng cứ loay hoay mãi chưa nghĩ ra bề lào!
Hoa đẹp tóa, đội ơn mợ lắm lắm!
Giải pháp chữa cháy thôi cụ ạ, trừ khi kiếm được chất liệu giấy như của nhà xuất bản.
 

thằng nhà quê

Xe điện
Biển số
OF-383948
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
4,891
Động cơ
272,063 Mã lực
GÓC NHỜ VẢ:
chủ thớt ơi, mình là TN 7x đời giữa
đang bị tai nạn nên nằm nhà
có tiểu thuyết gì nhẹ nhàng, ngắn ngắn thôi
giới thiệu cho mình đọc với
thks!
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,242
Động cơ
692,702 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
GÓC NHỜ VẢ:
chủ thớt ơi, mình là TN 7x đời giữa
đang bị tai nạn nên nằm nhà
có tiểu thuyết gì nhẹ nhàng, ngắn ngắn thôi
giới thiệu cho mình đọc với
thks!
Khộ, nếu cụ bị mổ xẻ khâu vá gì thì chống chỉ định đọc "ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất" để tránh cười làm nứt chỉ. Cuốn đó nhẹ nhàng ngăn ngắn đó ạ. Tiểu thuyết tình cảm nhẹ nhàng ngăn ngắn: Nếu em không phải một giấc mơ (Marc Levy), Trà hoa nữ (Alexandre Dumas con).... Cụ thích đọc đề tài gì ạ?
 

thằng nhà quê

Xe điện
Biển số
OF-383948
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
4,891
Động cơ
272,063 Mã lực
ha ha - thks mợ nhiều nha!
- e bị té gãy chân, cũng gần lành
- Nếu em không phải một giấc mơ (Marc Levy), Trà hoa nữ (Alexandre Dumas con) thì e đọc rồi
- "ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất" hi vọng là đúng "gu" em - mợ có thể "tóm tắt"?
1 lần nữa cảm ơn mợ nhiều!
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,242
Động cơ
692,702 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
ha ha - thks mợ nhiều nha!
- e bị té gãy chân, cũng gần lành
- Nếu em không phải một giấc mơ (Marc Levy), Trà hoa nữ (Alexandre Dumas con) thì e đọc rồi
- "ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất" hi vọng là đúng "gu" em - mợ có thể "tóm tắt"?
1 lần nữa cảm ơn mợ nhiều!
Em đã review ở ngay nội dung thread. Cụ lội lại trang đầu giúp em.
 

seamannb

Xe buýt
Biển số
OF-453675
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
701
Động cơ
211,716 Mã lực
Nơi ở
VN
Ở thớt trước mợ chủ mở đã nhờ cccm tìm, nay rảnh vô thớt mới của mợ chủ nhớ lại, cào phím sớt gúc và cũng thật tình cờ là tìm được.
Câu chuyện này là của tác giả Phanxipăng (các cụ mợ 7x trên thớt này chắc chả lạ gì). Vì là truyện ngắn nên em đăng để mọi người thưởng thức:

Và thầy và trò và mùa hè

Thưa thầy!
Học trò chào thầy như vậy. Chào mà hất cái đầu nghênh nghênh ngổ ngáo. Cái chào ra mắt với hàm ý: học trò này không dễ "cai trị" đâu, đừng tưởng "bở", thầy ạ!

Thầy ngỡ ngàng một chút, rồi gật đầu đáp lễ với một vẻ nghiêm trang đạo mạo rất chi là... anh thầy. Anh thầy chứ không phải ông thầy. Nghĩa là nửa thầy nửa anh. Huỵch toẹt ra là sinh viên sư phạm.

Lần đầu nhận dạy kèm, anh thầy lo lo. Lo nhiều nỗi: dạy cái kiểu "ánh xạ một - một" này làm sao cho "ăn" được đồng tiền thân chủ, làm sao giữ uy đúng như lời thằng bạn thổ công đã ưu ái giới thiệu. Học trò là phái nữ, mà nơi đây là t khách quê người, vân vân và vân vân. Đụng học trò một phát khai cục, lại lo hơn. Ngang. Bướng. Lì. Chắc chắn là khó dạy. Mà cũng chả sao, anh thầy tự nhủ - ta đây cũng từng "vang bóng một thời" học sinh ngang đầu cứng cổ "xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn". Lấy độc trị độc. Cương nhu xử trí linh hoạt từng trường hợp cụ thể. Lo chi. A hà!

Buổi "khai giảng" chính thức vào ngày hôm sau, thầy gặp ngay sự chống đối của học trò. Chống ngấm ngầm. Chống chừng bốn lăm phẩy năm phần trăm. Chống theo kiểu con gái mười bảy.

Mười bảy bẻ gãy... tùm lum. Cô bé mới lớn nào chẳng vậy. Chả có gì để các cô chịu sất. Cứ luôn làm ra vẻ ta đây. Ngang ngạnh. Bất cần. Thầy cứ tỉnh bơ. Tỉnh bơ công bố một số điểm gọi là "nội quy giản yếu" về học và dạy. Tỉnh bơ ra bài trắc nghiệm xem thử năng lực và kiến thức học trò mới được bao lăm. Khá. Nhanh hoạt và thông minh lắm lắm. Nghe ở lớp, cô bé rất "xuy" toán và giỏi đều các môn khác, năm ngoái sém tí nữa đạt học sinh xuất sắc tòan diện, cũng phải. Gia đình này quả biết lo xa cho con cái một cách chu đáo.

Thầy ra về. Học trò khinh khỉnh hỏi lời phê. Khen à? Không được. Với cái loại có một tí chất xám mà kiêu căng một câu xanh rờn này, phải cho gặm bánh mì không xá xíu ngay trận phủ đầu:

- Tàm tạm. Nhưng muốn giỏi, cần phải gắng nhiều.

Những buổi tiếp theo, thầy trò vẫn lầm lầm lì lì. Thầy dạy nghiêm nghị, mô phạm y chang một ông giáo làng thâm niên. Trò học ơ hờ, cố tình trình diễn một bộ mặt đưa đám quá ư "những người khốn khổ". Tuy nhiên số phần trăm chống đối giảm dần đều. Học trò chạy đường trời rồi cũng phải thua thầy. Thua là cái chắc.

Nhưng thầy nhầm. Học trò này đâu dễ ngã ngựa. Sau mấy buổi "im lặng là vàng", trò chuyển hệ sang "học đi liền với vấn". Quây. Xoay. Hàng loạt câu hỏi hóc búa, lắt léo. Biến hình thế nọ. Dời hình thế kia. Hàm số ấy. Hệ thức này. Tại sao. Có cách nào khác. Phương pháp gì tối ưu. Chứng minh xuôi. Chứng minh ngược. Trực tiếp. Gián tiếp. Giải thích. Biện luận. Kết quả: đến đây thầy mới thắng. Thắng, nhưng phải tốn hàng tạ mồ hôi và hàng tấn neurones. Tốn thì tốn, dù sao cũng thắng. Chiến đấu không gian khổ thì chiến thắng cóc vinh quang. Phào!

Sự thua của học trò biểu hiện qua bốn giai đoạn. đầu tiên là... hỏi vớ vẩn:

- Có thể khảo sát và vẽ đồ thị của.... mộng mơ không, thưa thầy?
- Đang học toán, chứ không phải học tâm lý.

- Học đi đôi với hành chớ!

- Tôi chuyên khoa toán, chứ đâu phải khoa tâm lý.

- Sao bữa hổm thầy đọc sách tâm lý đó?

- À, nhưng đó là tâm lý học sư phạm.

- Sao thầy hổng tâm lý gì cả dzậy?

- Thế nào?

- Hơi khó. Hơi nghiêm à!

- Không phải là "hơi" mà là "rất". Tâm lý học sư phạm dạy cần phải vậy.

- Xí..í...í...í....

Học trò kéo dài chữ "Xí" rồi cong cớn môi lên, chun chun lỗ mũi, nhướng nhướng cặp mắt, nom buồn cười đáo để. Thầy đánh rơi cái vỏ đạo mạo. Hì. Thấy và trò cùng cười.

Giai đoạn hai mở đầu bằng cơn mưa. Học trò không chịu học, cắn bút nhìn trời. Thầy thoáng thấy trong mắt học trò một nỗi gì đó, một nỗi gì "buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn". Buồn không duyên cớ của con gái dậy thì chăng? Thầy giục học. Trò lắc đầu:

- Hổng học đâu!

- Sao?

- Mưa. Buồn quá!

- Mưa có bổn phận của mưa. Học trò lo bổn phận của học trò đi!

- Mà học để làm gì?

- Để giỏi. Để sang năm thi đậu.

- Giỏi để làm gì? Đậu để làm gì?

- Để...ơ....ơ. Thôi, đừng có làm biếng. Học đi!

Thầy bí, phải đeo mặt nạ mô phạm "ông ẹ" vào. Trò òa khóc. Khóc ngon lành. Anh thầy đâm cuống, bèn hạ giọng xuống một quãng tám dỗ dành. Học trò vẫn không chịu nín, càng khóc mạnh hơn. Hu hu hu. Nước mắt nước mũi chảy như mưa.
Mưa bỗng tạnh. Trò cũng hết khóc:

- Hôm nay hổng muốn học đâu!

- Vậy muốn gì?

- Muốn thầy kể chuyện à.

Giọng trò sao nũng nịu thế. Anh thầy vẫn phớt ăng lê:

- Tôi chẳng có chuyện gì cả.

- Xạo! Ai mà hổng có chuyện!

- Chỉ chuyện... tích phân, vi phân các thứ thôi!

- Ứ thèm! Chuyện khác ý!

- Chuyện khác là chuyện gì?

Trò nheo mắt, trỏ ngón tay trỏ vào ngực thầy:

- Chuyện về thầy nè!

- Tôi chẳng có chuyện gì đáng nói cả. Rất bình thường. Bình thường như mọi người bình thường.

- Hay thầy kể về xứ Huế của thầy đi, héng?

- Khi khác. Hôm nay làm cho xong mấy bài lượng này đã!

Học trò lại xệ mặt xuống. Nước mắt lại chực trào ra. Thấy đành nhượng bộ:

- Thôi được. Chiều một lần này thôi à nha!

Trò cười: "Dạ!". Thầy đốt một điếu thuốc, rồi thong thả kể chuyện về mảnh đất thầy chôn nhau cắt rốn. Huế xinh. Huế mộng. Huế âm nhạc. Huế vũ đạo. Huế hội họa. Huế kiến trúc. Huế thi ca. Trò tròn xoe mắt chăm chú lắng nghe. Hứng khởi thầy còn minh họa bằng thơ Hàn Mạc Tử nữa (Có tự ý lạm phép tác giả quá cố cải biên vài chữ cho hợp cảnh, hợp tình):

Sao em không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền...

Trò xuýt xoa:

- Thầy ca ngợi Huế duyên dáng quá "chời", học trò nghe bắt ham về Huế luôn í!

- Về làm gì?

- Cắn Huế một miếng!

Giai đoạn ba. Thầy bị một cơn đau nhẹ, bèn nhờ thằng bạn chuyển hộ mẩu giấy nhỏ: "Thầy mắc cảm. Học trò được "bãi khóa" vài buổi. Sướng chưa?" Nghỉ học bao giờ mà chả sướng. Nhưng cũng có những trường hợp ngược lại. Như trường hợp này chẳng hạn. Học trò buồn. Học trò nhớ. Học trò lò dò đạp xe đến ký túc xá thăm thầy:

- Đem đồ lên cho thầy tẩm bổ, mau lành.

- Mau lành để làm gì?

- Để dạy học trò.

- Học để làm gì?

Học trò thuộc lòng lời thầy, hóm hỉnh:

- Để giỏi. Để sang năm thi đậu.

- Giỏi làm gì? Thi đậu để làm gì?

Trò cười. Thầy cười. Vui vẻ vô cùng. Chợt học trò hỏi:

- Thầy cảm nặng hôn?

- Sơ sơ. Chừng... băm lăm ký lô.

- Cảm ai dzậy?

- Hỏi chi?

Trò đáp cộc lốc, tỉnh khô khiến thầy giật thót mình:

- Giết!

Học trò về. Bạn bè cùng phòng hỏi ai. "Mà sao?"- "Coi bộ dễ thương. Đào hả?"- "Đâu có, học trò tao dạy kèm" - "Kèm thì kẹp luôn" - " Làm gì có chuyện đó!" - "Sao lại không?". Thầy im lặng, cóc thèm cãi vã với lũ tiểu yêu. Người đang mệt. Thầy nằm xuống, quay mặt vào tường. Và oái oăm thay, thấy bắt gặp ngay câu - hỏi - của - chính - mình: Sao lại không?

Hôm sau, dù còn bệnh, thầy vẫn gắng đi dạy. Chính xác hơn là thích đi dạy. Giai đoạn chót bắt đầu từ đấy.

- Nghỉ một bữa đi thầy.

- Lại không muốn học hả? Trời hôm nay đâu có mưa.

- Nhưng thầy còn đau mờ lị.

- Học trò chăm vào, ngoan vào, thầy sẽ hết đau ngay.

- Hổng tin!

- Thế thì tôi về đây - thầy vờ đứng lên.

- Về sao được! Học trò đề nghị việc này, chả biết thầy có chịu hôn?

- Giải một bài toán khó?

- Dạ. Nhưng hổng khó gì ráo trọi.

- Sẵn sàng. Đâu?

Học trò cầm phấn ghi lên bảng:" H.T.M2.T.D.C.F=?"

- Cái gì thế này?

- Thầy nghĩ sao?

- Coi nào... "Phương trình" này chắc "vô nghiệm".

- Vô sao được mà vô!

- À, vậy thì: "Học-Thiệt-Miệt-Mài-ThiĐDậu-Chắc-Phau".

- "Chắc-Phau" là gì? Hổng có đúng. Zero!

- "Học-Trò-Ma-Mãnh-ThầyĐDau-Cũng- Phải".

- Thầy dóc không hà! Trật lất!

- Chịu. Chịu. Trò giải đi thôi.

Học trò "điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa" như thế này:" Học- Trò- Muốn- Mời- Thầy- Đi- Uống- Cà- Phê". Ô, cô bé này bày vẽ kiểu gì đây? Thầy khoát tay:

- Bậy bạ! Học trò không được uống cà phê với thầy giáo!

- Sao lại không?

Sao lại không? Thầy bối rối bắt gặp ngay câu - hỏi - của - chính - mình. Ờ nhỉ, sao lại không? Thầy lưỡng lự:

-Ba má biết, không hay!

-Ba má cưng học trò lắm, hổng có la đâu mà sợ. Đi đi, thầy.

Đi đi. Đi uống cà phê. Đi uống âm nhạc. Đi uống sự thú vị. Đi ngắm ánh mắt xoe tròn "buồn ơi xa vắng", để nhìn cánh tay hồng măng lông sữa, để tiếp chuyện Huế mộng, Huế mơ. Cánh cửa thiên đàng đã hé mở, sao không đẩy mà vào?

Đi. ừ thì đi. Một lần. Hai lần. Năm sáu lần. Chín mười lần. Thành quen. Thành thèm. Thành kỷ niệm.

Mùa hè.

Thầy về Huế thăm nhà. Học trò ra tận ga đưa tiễn. Hai thầy trò vào một quán cà phê. Hai phin đen. Trò vẫn khư khư ôm túi hành lý của thầy mà lắc như lắc một mối sầu. Thầy phì phèo điếu thuốc thả những sợi thương cảm vấn vương. Giọng Christophe cất lên tình khúc "Adieu Jolie Candy", trong hoàn cảnh này, nghe càng thêm não nùng khôn tả! Sài Gòn trưa hè rực nắng, nhưng hình như đâu đây có những hoa tuyết trắng xóa rơi rơi. Để làm tan tuyết, thầy nhóm lên ngọn lửa bông đùa :

- Có khi nào đây là tách cà phê cuối cùng không?

Học trò giẫy nẩy, véo thầy một véo đau ơi là đau:

- Sức mấy! Cầu hả? Thầy liệu đó nghen!

Thầy lên tàu. trò đứng dưới, dặn dó đủ thứ: nào là nhớ "chuyên cần" viết thư vào, nhớ mau trở lại; nào là về ngoải nhớ ăn no, ngủ kỹ, đừng thèm đi cà phê với bất kỳ một ai. Nhớ, nhớ và nhớ. Tàu rúc còi. Trò đưa tặng thầy cuốn album be bé, chứa toàn ảnh học trò đủ các kiểu. Tàu chạy. Thầy nhoài người, thò tay vẫy vẫy. Trò đứng lặng, hai giọt nước mắt thật đẹp ứa ra khỏi rèm mi, từ từ lăn xuống.

Ra đến Huế, một tuần sau, thầy nhận được thư trò. Bức thư kẹp giấy học sinh, đầy đặc chữ, đầy đặc nhớ và nhớ. Thầy vội vàng hồi âm. Nhưng ít lâu sau, lá thư bị trả lại: "Người nhận không có ở địa chỉ này". Bức thư tiếp theo cũng vậy. Thế này là thế nào?!

Hết hè. Thầy trở lại Sài Gòn, ghé ngay đến nhà trò. Cửa đóng im ỉm, ổ khóa phía ngoài. Thế này là thế nào?! Thầy liền tìm thằng bạn để hỏi. Hắn đáp:"Đi rồi!"
Thầy ngơ ngác một lúc lâu, rồi một mình bỏ đi tìm một quán cà phê.

Hai phin đen.

Chiều xuống.

Mưa.
./.
 

Lucky-Driver

Xe điện
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
2,644
Động cơ
257,914 Mã lực
Truyện này lấy mô típ truyện học trò trước 75.
Nhưng mà có 2 điều ko hay,
- Một là truyện học trò trc 75 viết "mềm, mượt" hơn nhiều. Có thể dùng các tính từ để mô tả như ý nhị, kín đáo, chứ không "phô" như thế này.
- Hai là giáo dục sau 75 làm gì có cái kiểu "tự do" như thế này. Thôi thì tác giả ghép vào tình huống dạy và học thêm (thứ dịch trong gd) thì âu cũng chấp nhận đc.

Nếu các cụ mợ muốn đọc dòng này, mà để thấy tuổi học trò vừa chơi đẹp, vừa yêu đẹp, vừa học hay ntn, xin mời đọc Hoàng Ngọc Tuấn. HN Tuấn cũng Huế đấy, mà là một Huế khác - của thuở xưa.


Ở thớt trước mợ chủ mở đã nhờ cccm tìm, nay rảnh vô thớt mới của mợ chủ nhớ lại, cào phím sớt gúc và cũng thật tình cờ là tìm được.
Câu chuyện này là của tác giả Phanxipăng (các cụ mợ 7x trên thớt này chắc chả lạ gì). Vì là truyện ngắn nên em đăng để mọi người thưởng thức:

Và thầy và trò và mùa hè

Thưa thầy!
Học trò chào thầy như vậy. Chào mà hất cái đầu nghênh nghênh ngổ ngáo. Cái chào ra mắt với hàm ý: học trò này không dễ "cai trị" đâu, đừng tưởng "bở", thầy ạ!

Thầy ngỡ ngàng một chút, rồi gật đầu đáp lễ với một vẻ nghiêm trang đạo mạo rất chi là... anh thầy. Anh thầy chứ không phải ông thầy. Nghĩa là nửa thầy nửa anh. Huỵch toẹt ra là sinh viên sư phạm.

Lần đầu nhận dạy kèm, anh thầy lo lo. Lo nhiều nỗi: dạy cái kiểu "ánh xạ một - một" này làm sao cho "ăn" được đồng tiền thân chủ, làm sao giữ uy đúng như lời thằng bạn thổ công đã ưu ái giới thiệu. Học trò là phái nữ, mà nơi đây là t khách quê người, vân vân và vân vân. Đụng học trò một phát khai cục, lại lo hơn. Ngang. Bướng. Lì. Chắc chắn là khó dạy. Mà cũng chả sao, anh thầy tự nhủ - ta đây cũng từng "vang bóng một thời" học sinh ngang đầu cứng cổ "xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn". Lấy độc trị độc. Cương nhu xử trí linh hoạt từng trường hợp cụ thể. Lo chi. A hà!

Buổi "khai giảng" chính thức vào ngày hôm sau, thầy gặp ngay sự chống đối của học trò. Chống ngấm ngầm. Chống chừng bốn lăm phẩy năm phần trăm. Chống theo kiểu con gái mười bảy.

Mười bảy bẻ gãy... tùm lum. Cô bé mới lớn nào chẳng vậy. Chả có gì để các cô chịu sất. Cứ luôn làm ra vẻ ta đây. Ngang ngạnh. Bất cần. Thầy cứ tỉnh bơ. Tỉnh bơ công bố một số điểm gọi là "nội quy giản yếu" về học và dạy. Tỉnh bơ ra bài trắc nghiệm xem thử năng lực và kiến thức học trò mới được bao lăm. Khá. Nhanh hoạt và thông minh lắm lắm. Nghe ở lớp, cô bé rất "xuy" toán và giỏi đều các môn khác, năm ngoái sém tí nữa đạt học sinh xuất sắc tòan diện, cũng phải. Gia đình này quả biết lo xa cho con cái một cách chu đáo.

Thầy ra về. Học trò khinh khỉnh hỏi lời phê. Khen à? Không được. Với cái loại có một tí chất xám mà kiêu căng một câu xanh rờn này, phải cho gặm bánh mì không xá xíu ngay trận phủ đầu:

- Tàm tạm. Nhưng muốn giỏi, cần phải gắng nhiều.

Những buổi tiếp theo, thầy trò vẫn lầm lầm lì lì. Thầy dạy nghiêm nghị, mô phạm y chang một ông giáo làng thâm niên. Trò học ơ hờ, cố tình trình diễn một bộ mặt đưa đám quá ư "những người khốn khổ". Tuy nhiên số phần trăm chống đối giảm dần đều. Học trò chạy đường trời rồi cũng phải thua thầy. Thua là cái chắc.

Nhưng thầy nhầm. Học trò này đâu dễ ngã ngựa. Sau mấy buổi "im lặng là vàng", trò chuyển hệ sang "học đi liền với vấn". Quây. Xoay. Hàng loạt câu hỏi hóc búa, lắt léo. Biến hình thế nọ. Dời hình thế kia. Hàm số ấy. Hệ thức này. Tại sao. Có cách nào khác. Phương pháp gì tối ưu. Chứng minh xuôi. Chứng minh ngược. Trực tiếp. Gián tiếp. Giải thích. Biện luận. Kết quả: đến đây thầy mới thắng. Thắng, nhưng phải tốn hàng tạ mồ hôi và hàng tấn neurones. Tốn thì tốn, dù sao cũng thắng. Chiến đấu không gian khổ thì chiến thắng cóc vinh quang. Phào!

Sự thua của học trò biểu hiện qua bốn giai đoạn. đầu tiên là... hỏi vớ vẩn:

- Có thể khảo sát và vẽ đồ thị của.... mộng mơ không, thưa thầy?
- Đang học toán, chứ không phải học tâm lý.

- Học đi đôi với hành chớ!

- Tôi chuyên khoa toán, chứ đâu phải khoa tâm lý.

- Sao bữa hổm thầy đọc sách tâm lý đó?

- À, nhưng đó là tâm lý học sư phạm.

- Sao thầy hổng tâm lý gì cả dzậy?

- Thế nào?

- Hơi khó. Hơi nghiêm à!

- Không phải là "hơi" mà là "rất". Tâm lý học sư phạm dạy cần phải vậy.

- Xí..í...í...í....

Học trò kéo dài chữ "Xí" rồi cong cớn môi lên, chun chun lỗ mũi, nhướng nhướng cặp mắt, nom buồn cười đáo để. Thầy đánh rơi cái vỏ đạo mạo. Hì. Thấy và trò cùng cười.

Giai đoạn hai mở đầu bằng cơn mưa. Học trò không chịu học, cắn bút nhìn trời. Thầy thoáng thấy trong mắt học trò một nỗi gì đó, một nỗi gì "buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn". Buồn không duyên cớ của con gái dậy thì chăng? Thầy giục học. Trò lắc đầu:

- Hổng học đâu!

- Sao?

- Mưa. Buồn quá!

- Mưa có bổn phận của mưa. Học trò lo bổn phận của học trò đi!

- Mà học để làm gì?

- Để giỏi. Để sang năm thi đậu.

- Giỏi để làm gì? Đậu để làm gì?

- Để...ơ....ơ. Thôi, đừng có làm biếng. Học đi!

Thầy bí, phải đeo mặt nạ mô phạm "ông ẹ" vào. Trò òa khóc. Khóc ngon lành. Anh thầy đâm cuống, bèn hạ giọng xuống một quãng tám dỗ dành. Học trò vẫn không chịu nín, càng khóc mạnh hơn. Hu hu hu. Nước mắt nước mũi chảy như mưa.
Mưa bỗng tạnh. Trò cũng hết khóc:

- Hôm nay hổng muốn học đâu!

- Vậy muốn gì?

- Muốn thầy kể chuyện à.

Giọng trò sao nũng nịu thế. Anh thầy vẫn phớt ăng lê:

- Tôi chẳng có chuyện gì cả.

- Xạo! Ai mà hổng có chuyện!

- Chỉ chuyện... tích phân, vi phân các thứ thôi!

- Ứ thèm! Chuyện khác ý!

- Chuyện khác là chuyện gì?

Trò nheo mắt, trỏ ngón tay trỏ vào ngực thầy:

- Chuyện về thầy nè!

- Tôi chẳng có chuyện gì đáng nói cả. Rất bình thường. Bình thường như mọi người bình thường.

- Hay thầy kể về xứ Huế của thầy đi, héng?

- Khi khác. Hôm nay làm cho xong mấy bài lượng này đã!

Học trò lại xệ mặt xuống. Nước mắt lại chực trào ra. Thấy đành nhượng bộ:

- Thôi được. Chiều một lần này thôi à nha!

Trò cười: "Dạ!". Thầy đốt một điếu thuốc, rồi thong thả kể chuyện về mảnh đất thầy chôn nhau cắt rốn. Huế xinh. Huế mộng. Huế âm nhạc. Huế vũ đạo. Huế hội họa. Huế kiến trúc. Huế thi ca. Trò tròn xoe mắt chăm chú lắng nghe. Hứng khởi thầy còn minh họa bằng thơ Hàn Mạc Tử nữa (Có tự ý lạm phép tác giả quá cố cải biên vài chữ cho hợp cảnh, hợp tình):

Sao em không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền...

Trò xuýt xoa:

- Thầy ca ngợi Huế duyên dáng quá "chời", học trò nghe bắt ham về Huế luôn í!

- Về làm gì?

- Cắn Huế một miếng!

Giai đoạn ba. Thầy bị một cơn đau nhẹ, bèn nhờ thằng bạn chuyển hộ mẩu giấy nhỏ: "Thầy mắc cảm. Học trò được "bãi khóa" vài buổi. Sướng chưa?" Nghỉ học bao giờ mà chả sướng. Nhưng cũng có những trường hợp ngược lại. Như trường hợp này chẳng hạn. Học trò buồn. Học trò nhớ. Học trò lò dò đạp xe đến ký túc xá thăm thầy:

- Đem đồ lên cho thầy tẩm bổ, mau lành.

- Mau lành để làm gì?

- Để dạy học trò.

- Học để làm gì?

Học trò thuộc lòng lời thầy, hóm hỉnh:

- Để giỏi. Để sang năm thi đậu.

- Giỏi làm gì? Thi đậu để làm gì?

Trò cười. Thầy cười. Vui vẻ vô cùng. Chợt học trò hỏi:

- Thầy cảm nặng hôn?

- Sơ sơ. Chừng... băm lăm ký lô.

- Cảm ai dzậy?

- Hỏi chi?

Trò đáp cộc lốc, tỉnh khô khiến thầy giật thót mình:

- Giết!

Học trò về. Bạn bè cùng phòng hỏi ai. "Mà sao?"- "Coi bộ dễ thương. Đào hả?"- "Đâu có, học trò tao dạy kèm" - "Kèm thì kẹp luôn" - " Làm gì có chuyện đó!" - "Sao lại không?". Thầy im lặng, cóc thèm cãi vã với lũ tiểu yêu. Người đang mệt. Thầy nằm xuống, quay mặt vào tường. Và oái oăm thay, thấy bắt gặp ngay câu - hỏi - của - chính - mình: Sao lại không?

Hôm sau, dù còn bệnh, thầy vẫn gắng đi dạy. Chính xác hơn là thích đi dạy. Giai đoạn chót bắt đầu từ đấy.

- Nghỉ một bữa đi thầy.

- Lại không muốn học hả? Trời hôm nay đâu có mưa.

- Nhưng thầy còn đau mờ lị.

- Học trò chăm vào, ngoan vào, thầy sẽ hết đau ngay.

- Hổng tin!

- Thế thì tôi về đây - thầy vờ đứng lên.

- Về sao được! Học trò đề nghị việc này, chả biết thầy có chịu hôn?

- Giải một bài toán khó?

- Dạ. Nhưng hổng khó gì ráo trọi.

- Sẵn sàng. Đâu?

Học trò cầm phấn ghi lên bảng:" H.T.M2.T.D.C.F=?"

- Cái gì thế này?

- Thầy nghĩ sao?

- Coi nào... "Phương trình" này chắc "vô nghiệm".

- Vô sao được mà vô!

- À, vậy thì: "Học-Thiệt-Miệt-Mài-ThiĐDậu-Chắc-Phau".

- "Chắc-Phau" là gì? Hổng có đúng. Zero!

- "Học-Trò-Ma-Mãnh-ThầyĐDau-Cũng- Phải".

- Thầy dóc không hà! Trật lất!

- Chịu. Chịu. Trò giải đi thôi.

Học trò "điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa" như thế này:" Học- Trò- Muốn- Mời- Thầy- Đi- Uống- Cà- Phê". Ô, cô bé này bày vẽ kiểu gì đây? Thầy khoát tay:

- Bậy bạ! Học trò không được uống cà phê với thầy giáo!

- Sao lại không?

Sao lại không? Thầy bối rối bắt gặp ngay câu - hỏi - của - chính - mình. Ờ nhỉ, sao lại không? Thầy lưỡng lự:

-Ba má biết, không hay!

-Ba má cưng học trò lắm, hổng có la đâu mà sợ. Đi đi, thầy.

Đi đi. Đi uống cà phê. Đi uống âm nhạc. Đi uống sự thú vị. Đi ngắm ánh mắt xoe tròn "buồn ơi xa vắng", để nhìn cánh tay hồng măng lông sữa, để tiếp chuyện Huế mộng, Huế mơ. Cánh cửa thiên đàng đã hé mở, sao không đẩy mà vào?

Đi. ừ thì đi. Một lần. Hai lần. Năm sáu lần. Chín mười lần. Thành quen. Thành thèm. Thành kỷ niệm.

Mùa hè.

Thầy về Huế thăm nhà. Học trò ra tận ga đưa tiễn. Hai thầy trò vào một quán cà phê. Hai phin đen. Trò vẫn khư khư ôm túi hành lý của thầy mà lắc như lắc một mối sầu. Thầy phì phèo điếu thuốc thả những sợi thương cảm vấn vương. Giọng Christophe cất lên tình khúc "Adieu Jolie Candy", trong hoàn cảnh này, nghe càng thêm não nùng khôn tả! Sài Gòn trưa hè rực nắng, nhưng hình như đâu đây có những hoa tuyết trắng xóa rơi rơi. Để làm tan tuyết, thầy nhóm lên ngọn lửa bông đùa :

- Có khi nào đây là tách cà phê cuối cùng không?

Học trò giẫy nẩy, véo thầy một véo đau ơi là đau:

- Sức mấy! Cầu hả? Thầy liệu đó nghen!

Thầy lên tàu. trò đứng dưới, dặn dó đủ thứ: nào là nhớ "chuyên cần" viết thư vào, nhớ mau trở lại; nào là về ngoải nhớ ăn no, ngủ kỹ, đừng thèm đi cà phê với bất kỳ một ai. Nhớ, nhớ và nhớ. Tàu rúc còi. Trò đưa tặng thầy cuốn album be bé, chứa toàn ảnh học trò đủ các kiểu. Tàu chạy. Thầy nhoài người, thò tay vẫy vẫy. Trò đứng lặng, hai giọt nước mắt thật đẹp ứa ra khỏi rèm mi, từ từ lăn xuống.

Ra đến Huế, một tuần sau, thầy nhận được thư trò. Bức thư kẹp giấy học sinh, đầy đặc chữ, đầy đặc nhớ và nhớ. Thầy vội vàng hồi âm. Nhưng ít lâu sau, lá thư bị trả lại: "Người nhận không có ở địa chỉ này". Bức thư tiếp theo cũng vậy. Thế này là thế nào?!

Hết hè. Thầy trở lại Sài Gòn, ghé ngay đến nhà trò. Cửa đóng im ỉm, ổ khóa phía ngoài. Thế này là thế nào?! Thầy liền tìm thằng bạn để hỏi. Hắn đáp:"Đi rồi!"
Thầy ngơ ngác một lúc lâu, rồi một mình bỏ đi tìm một quán cà phê.

Hai phin đen.

Chiều xuống.

Mưa.
./.
 

seamannb

Xe buýt
Biển số
OF-453675
Ngày cấp bằng
16/9/16
Số km
701
Động cơ
211,716 Mã lực
Nơi ở
VN
Truyện này lấy mô típ truyện học trò trước 75.
Nhưng mà có 2 điều ko hay,
- Một là truyện học trò trc 75 viết "mềm, mượt" hơn nhiều. Có thể dùng các tính từ để mô tả như ý nhị, kín đáo, chứ không "phô" như thế này.
- Hai là giáo dục sau 75 làm gì có cái kiểu "tự do" như thế này. Thôi thì tác giả ghép vào tình huống dạy và học thêm (thứ dịch trong gd) thì âu cũng chấp nhận đc.

Nếu các cụ mợ muốn đọc dòng này, mà để thấy tuổi học trò vừa chơi đẹp, vừa yêu đẹp, vừa học hay ntn, xin mời đọc Hoàng Ngọc Tuấn. HN Tuấn cũng Huế đấy, mà là một Huế khác - của thuở xưa.
Truyện ngắn này em nhớ năm 93 đã được ĐH sư phạm biên tập vào giáo trình đại cương để giảng dạy cho sv khoa Văn đấy cụ ợ
 

Lucky-Driver

Xe điện
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
2,644
Động cơ
257,914 Mã lực
Truyện ngắn này em nhớ năm 93 đã được ĐH sư phạm biên tập vào giáo trình đại cương để giảng dạy cho sv khoa Văn đấy cụ ợ
Thì cụ bảo, đã theo "chỉ đạo" làm sao còn theo nội dung đc nữa. Như vụ Ai là tr phú vừa rồi, có cô giáo ko biết tới Tự lực văn đoàn đấy, có phải là do sgk đã biên tập dần loại bỏ đi rồi?!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top