[Funland] Review sách hay 02

Lucky-Driver

Xe tăng
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
1,789
Động cơ
257,914 Mã lực
Ta chuyển qua xem video cho thay đổi ko khí:

 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,312
Động cơ
341,125 Mã lực
Thiên đường ấy không có đâu Xù ạ :))
Có lẽ mợ nói đúng. Có câu "Nếu trái đất này ko có đàn bà thì tất cả đàn ông sẽ sống như trên thiên đường", dưng nhìn quanh thấy đàn bà lủ khủ.:((
Em chót "rặn" chủ quán rồi, là cứ thấy ông nào mà chưa vào đã "xù" các thứ lên, dáng người cao cao kiểu đà điểu, ví rất dày nhưng hay táy máy mở ra xem xét, thì đon đả mời nước rồi lên sẵn chương trình khuyến mãi sale off ít nhất 10% để tăng độ "duyên" cho sách với người đọc ấy.

:D
À, xem ra cụ dặn nhầm nhiều quá.:D
Nhà cháu có tật là vào tiệm sách cứ rón rén đi rảo 1 vòng, xem hết 1 lượt. Cuốn nào ưng ý cứ để nguyên chỗ, cuối cùng mới lấy hẳn 1 chồng ra lựa lựa rồi...miễn cưỡng nhặt ~ cuốn đã chọn như vẻ ko thiết tha lắm, ra tính tiền. Nhờ vậy chủ tiệm ko nhìn mặt mà chém đc.:))
Tuy vậy, cách này ko áp dụng đc vs ~ cuốn có giá trị.
Cơ mà ko thấy mợ chủ mời nước non gì, có khả năng sau khi nhà cháu ra về, cô ấy...quẳng gạo, muối ra theo.:))
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,312
Động cơ
341,125 Mã lực
Cụ Nát đọc nhiều mà không thấy ghé thread em review:(.
Cụ ấy sợ review ~ cuốn hay, mợ sẽ đến nhà đọc tại chỗ.
mà trò đời có bà vợ nào cung nghinh 1 cô gái xinh đẹp là chỗ quen biết vs đức lang quân đến ngồi ì ra đọc sách trong nhà, rồi ox lâu lâu lại lấy nước ra mời...Ko khéo nhà cụ ấy sau khi mợ về lại sáng nhất xóm!:))
 

Lucky-Driver

Xe tăng
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
1,789
Động cơ
257,914 Mã lực
Cách của cụ xưa như trái đất rồi. Em mà là ng bán, vớ đc khách làm mẹo đó, em chém giá cho gấp 3.
Chủ quán là cùng giới tính với cụ đấy. Em gái chắc là bé giúp việc thôi ạ.
Cụ yên tâm, em đảm bảo ko có tiết mục quẳng vía đâu. Em biết chủ quầy là ng tn mà.

Có lẽ mợ nói đúng. Có câu "Nếu trái đất này ko có đàn bà thì tất cả đàn ông sẽ sống như trên thiên đường", dưng nhìn quanh thấy đàn bà lủ khủ.:((

À, xem ra cụ dặn nhầm nhiều quá.:D
Nhà cháu có tật là vào tiệm sách cứ rón rén đi rảo 1 vòng, xem hết 1 lượt. Cuốn nào ưng ý cứ để nguyên chỗ, cuối cùng mới lấy hẳn 1 chồng ra lựa lựa rồi...miễn cưỡng nhặt ~ cuốn đã chọn như vẻ ko thiết tha lắm, ra tính tiền. Nhờ vậy chủ tiệm ko nhìn mặt mà chém đc.:))
Tuy vậy, cách này ko áp dụng đc vs ~ cuốn có giá trị.
Cơ mà ko thấy mợ chủ mời nước non gì, có khả năng sau khi nhà cháu ra về, cô ấy...quẳng gạo, muối ra theo.:))
 

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
8,494
Động cơ
272,225 Mã lực
Cụ Nát đọc nhiều mà không thấy ghé thread em review:(.
Giờ em có đọc mấy đâu, toàn nghịch linh tinh. Cầm quyển sách lên không bị đứa này hỏi thì đứa kia mách. Đông con khổ thế. Bây giờ em hay sửa chữa, nghịch mấy món này #448. Được cái kiểu gì cũng có.việc làm không hết :D
https://www.otofun.net/threads/muu-thay-meo-tho-cach-sua-cac-su-co-lat-vat.1478170/page-23
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,209
Động cơ
688,986 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,209
Động cơ
688,986 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em có tấm ảnh thay lời muốn nói ;))

Cụ ấy sợ review ~ cuốn hay, mợ sẽ đến nhà đọc tại chỗ.
mà trò đời có bà vợ nào cung nghinh 1 cô gái xinh đẹp là chỗ quen biết vs đức lang quân đến ngồi ì ra đọc sách trong nhà, rồi ox lâu lâu lại lấy nước ra mời...Ko khéo nhà cụ ấy sau khi mợ về lại sáng nhất xóm!:))
Em đến nhà nát đọc nhé ;))
 

Lucky-Driver

Xe tăng
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
1,789
Động cơ
257,914 Mã lực

Lù Rù

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-565823
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
1,377
Động cơ
161,100 Mã lực
Quán vắng vẻ quá Người đẹp ơi...
Sách vở không đùa với khách thơ rồi.
 

xittalin

Xe tăng
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
1,626
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hồi ký Việt Nam ta có khá nhiều cuốn hay da phết và iem cũng đọc được 1 số nên lại mạnh dạn rì viu cho ló vui.

1. Thủa xa xưa tình cờ em vớ được 1 cuốn nom buồn khó tả với cái bìa lảm nhảm ( Bìa kiểu này đến h vẫn còn nhiều lắm lắm) và bên trong giấy đen chữ mờ, là cuốn “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc”, hồi ký của cụ Phạm Khắc Hòe. Sách dầy ra phết cơ mà iem vẫn mở ra vì lúc ý cũng hết thứ để đọc dồi.


( bìa chôm chỉa trên mạng)

Văn chương của cụ Hòe khá là mộc mạc, kể lại tình hình triều chính lúc đại loạn, khi mà nội các của cụ Phạm Quỳnh vừa sụp đổ và chánh phủ của cụ Trần Trọng Kim mới lên thay. Triều đình phong kiến cuối cùng của Việt Nam đương hấp hối và vua Bảo Đại chân tay luống cuống không biết đường lào mà lần.

Cụ Hòe, tiếng Tây tiếng Tàu đều giỏi và đã nhọc công khá nhiều cho gia đình nhà vợ ( Vợ cụ Hòe là hoàng tộc nhà Nguyễn), khi ấy đương giữ chức Đổng lý ngự tiền ( hàm thượng thư, lớn hơn đới đao hộ vệ rất nhiều) nên nắm rất rõ đường đi lối lại trong triều. Theo dư cụ kể thì cụ đã thiên về Việt Minh và đã âm thầm vận động triều đình để dồi chính tay viết chiếu thoại vị cho nhà vua.

Hồi ký không màu mè nhưng có gì đó khá… lấn cấn mà ngay từ hồi ý, iem đã cho là có nhẽ 7 thực 3 hư chăng? Cơ mà dù chỉ là 7 thực thì cũng có nhiều thông tin khá là lạ lẫm, bất ngờ về giây phút cáo chung của kỷ nguyên phong kiến Việt Nam với một ông vua đương bàng hoàng đờ đẫn và các quan lại đương dò dẫm tìm đường.

2. Một cuốn tiều hổi ký hết sức đặc biệt có nhẽ phần nào cho ta biết về cụ Phạm ( Tức Phạm Quỳnh). Ấy là cuốn “Pháp du hành trình nhật ký”


( Bìa nhảm đến mức cho hình... một liền bà ( Nhật Bổn chăng?) vào bìa dù trên đề rõ to tên tác giả)

Phạm Quỳnh là người tiên phong dùng quốc ngữ thay chữ nho, là người cổ súy và truyền bá nhiệt thành cho chữ viết mới. Là một học giả nổi tiếng uyên bác ( 16 tuổi đã làm việc cho viện Viễn Đông Bác Cổ), nên dù chả có tý kinh nghiệm gì về quan trường, Pham Quỳnh vẫn được Bảo Đại ( mới lên ngôi ) mời vào giữ ngay một chức quan to rồi sau thăng mãi lên đến quan đầu triều.

Cụ Phạm cũng chính là… nguồn cơn để cụ Nguyễn Công Hoan xây dựng 1 nhân vật của mềnh, dư vầy :
"...Phạm Quỳnh, trái lại chủ trương thuyết lập Hiến. Người Pháp nên thi hành đúng Hiệp ước 1884 nghĩa là chỉ đóng vai trò bảo hộ còn công việc trong nước thì để vua quan người Nam tự đảm nhiệm lấy. Bấy giờ Phạm Quỳnh vào Huế làm quan không phải vì danh. Quốc dân biết tên Phạm Quỳnh hơn nhiều Thượng thư Nam Triều. Mà cũng chẳng phải vì lợi. Đơn cử làm chủ bút Nam Phong, Phạm Quỳnh được cấp 600 đồng một tháng. Món này to hơn lương Thượng thư. Phạm Quỳnh ra làm quan chỉ đổi lấy danh nghĩa Chính phủ Nam Triều đòi Pháp trở lại Hiệp ước 1884. Vậy là một người yêu nước như Phạm Quỳnh sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị chẳng qua là một việc miễn cưỡng trái với ý mình để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn chứ thực lòng một người dân mất nước ai không đau đớn ai không khóc thầm. Thế là tôi nghĩ ra được truyện Kép Tư Bền tả một anh kép nổi tiếng về bông lơn đã phải vì giữ tín nhiệm với khán giả mà lên sân khấu nhà hát làm trò cười ngay cái tối cha mình đang hấp hối"

1 tên thực dân thì viết về cụ Phạm dư vầy:
"Vị Thượng thư này vốn đã chiến đấu suốt cuộc đời mình bằng ngòi bút và bằng lời nói, không bao giờ bằng vũ khí chống sự bảo trợ của Pháp và cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung Nam) và cho việc người Việt Nam nắm trong tay vận mệnh của chính mình... Những yêu sách của Phạm Quỳnh đòi trở lại việc chấp thuận một chế độ tự trị hoàn toàn cho hai xứ bảo hộ (Trung Kỳ và Bắc Kỳ) khước từ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ và thành lập một quốc gia Việt Nam. Tôi xin lưu ý ngài một điều là, dưới vẻ bề ngoài nhã nhặn và thận trọng, con người đó là một chiến sĩ không lay chuyển nổi cho nền độc lập của Việt Nam và đừng hòng có thể làm dịu những tình cảm yêu nước chân thành và kiên định của ông ta bằng cách bổ nhiệm ông ta vào một cương vị danh dự hoặc trả lương một cách hậu hĩ. Cho tới nay đó là một địch thủ thận trọng nhưng cương quyết chống lại sự đô hộ của nước Pháp và ông ta có thể sớm trở thành một kẻ thù không khoan nhượng...".
(Thống sứ Trung Kỳ của Pháp là Healewyn gửi cho đô đốc Decoux và cho Tổng đại diện Mordant trong báo cáo ngày mồng 8 tháng 1 năm 1945)

Pháp du hành trình Nhật ký ghi chép trong khoảng thời từ tháng 3 đến tháng 9/1922, khi tác giả đại diện cho hội khai trí Tiến Đức ( do chính ông sáng lập niên 1919) sang dự triển lãm ở Mạc Xây.


( sách làm ẩu đến nỗi sai ngay từ trang đầu tiên)

Cụ Phạm ghi chép bằng lối văn cổ xưa rông dài và không mấy hạp so mới chữ quốc ngữ thời nay, lời lẽ cũng không được cầu kỳ chau chuốt. Cụ kể chiện trên giời dưới bể, ấy là vì cụ sang Phú Lãng Sa bằng tàu biển. Chuyến đi dài trên mặt nước khiến cụ mệt lử đử dưng cũng làm cụ biết thêm về nhiều vùng đất. Cụ xuống xem thổ dân Mã Lai, người Tàu, người Chà Và làm ăn, trong lòng không khỏi lo lắng sẽ có lúc thổ dân những nơi này đuổi kịp người nước mình vì họ… chăm chỉ hơn. Cụ đến Phú Lãng Sa, qua nhiều nơi phồn hoa đô hội, xem xét nhiều thứ rồi lại thầm mong giá mà dân mình học được cái đầu óc tổ chức tài tình, học được những thứ văn minh hiện đại dư người Tây. Túm lại là cụ chỉ chăm chăm xem người lại nghĩ đến ta, tốt xấu đều làm cụ liên tưởng đến người trong nước và đầy ắp trong gần 400 trang sách là…1 tình yêu nước nồng nàn. Ấy là điều em thích nhất ở cuốn sách nầy.

3. Một cuốn hồi ký của một nhà yêu nước khác cũng làm em khá bất ngờ, ấy là cuốn “chặng đường nóng bỏng” của cụ Hoàng Quốc Việt.


( Bìa chôm chỉa trên mạng)

Thanh niên Hạ Bá Cang tham giá bãi khóa biểu tình phản đối Pháp bức hại cụ Pham Bội Châu nên bị đuổi khỏi trường kỹ nghệ thực hành. Chàng trai Hải Phòng xá chi gian khổ, lập tức đi nhiều nơi làm nhiều nghề và ngóng mong vận nước.

Người thanh niên yêu nước đã gia nhập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, hoạt đông từ nam ra bắc với bí danh Hoàng Quốc Việt, lúc thì ẩn mình ở tận miệt vườn, lúc lại tuyên truyền nơi xóm thợ, lúc vận động thương gia giữa chốn phồn hoa, lúc được đồng bào che chở, lúc cực bĩ bị ********* chỉ điểm đến nỗi phải chịu cảnh lao tù…

Môt cuốn hồi kỳ với lối hành văn giản dị dưng không kém phần sống động ( Iem không rõ ai chấp bút cho cuốn sách nầy) , dựng lại được cả không gian lần thời gian của một thời hùng tráng ngỡ dư "châu chấu đá xe", khi những người "cách mệnh" hầu dư chỉ mang theo ý chí để chống lại bè lũ Phú Lãng Sa đế quốc sài lang. Em đọc từ thủa xa xưa và vẫn còn ấn tượng đến tựn bi hờ!
 
Chỉnh sửa cuối:

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,312
Động cơ
341,125 Mã lực
Cách của cụ xưa như trái đất rồi. Em mà là ng bán, vớ đc khách làm mẹo đó, em chém giá cho gấp 3.
Chủ quán là cùng giới tính với cụ đấy. Em gái chắc là bé giúp việc thôi ạ.
Cụ yên tâm, em đảm bảo ko có tiết mục quẳng vía đâu. Em biết chủ quầy là ng tn mà.
Ơn giời, ở SG ko có nhiều chủ tiệm sành tâm lý khách như cụ nên "bài" của nhà cháu vẫn dùng tốt.:))
Có lẽ em gái là NV giúp việc nên ko quyết đc giá bán. Chủ dăn sao thì nói vậy, no fix!
Nhưng tiệm sách ấy nhà cháu sẽ ghé thường xuyên vì có ~ cuốn khá hiếm. Do nhà cháu đang bị nguy cơ nhận "thư khủng bố" (thiệp cưới) vào tháng sau nên ngân sách hơi eo hẹp, vì thế ko mạnh dạn lựa sách.
 

Lucky-Driver

Xe tăng
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
1,789
Động cơ
257,914 Mã lực
Em cũng thích hai cuốn mà cụ rv là "Từ tiều đình Huế đến chiến khu Việt bắc" & "Pháp du hành trình nhật ký".
Cả hai cuốn đều có liên quan đến học giả Phạm Quỳnh. Em chỉ nhắc qua vậy thôi chứ ko chú trọng đến nhân vật này.

Cuốn 1, em ko thích ở chỗ tác giả đang đóng vai phản gián mà viết về triều đình thì em nghĩ chỉ đc 3 thực 7 bịa. Gạt qua cái đó, em tìm thấy những điều thú vị về sinh hoạt nội cung. Thời khắc chuyển giao, các quan bối rối như thế nào. Nhưng vẫn thấy lấp lánh những tầm vóc lớn của dân tộc thể hiện sức ảnh hưởng, dẫu cơn gió bụi đã biến thành cơn lốc cuốn phăng mọi thứ, kể cả những gì thuộc về giá trị tinh thần.

"Pháp du hành trình nhật ký" là một cuốn du ký rất hay. Góc nhìn của một trí thức An Nam về thế giới. Nhìn ra để ngẫm về mình có những gì đẹp, gì xấu. Cũng để trả lời câu hỏi vì sao nước người ta phát triển vậy. Có lẽ chìa khóa vẫn chỉ là vấn đề con người.

Còn về cá nhân học giả Phạm Quỳnh hiện nay còn rất nhiều ý kiến tranh cãi. Tùy các cụ mợ tìm hiểu và cảm nhận. Em nghĩ rằng ý kiến nào về con người này cũng xác đáng.

(Em có mấy lời mạo muội bàn thêm vậy, cụ xittalin có gì đừng chấp nhé!)


Hồi ký Việt Nam ta có khá nhiều cuốn hay da phết và iem cũng đọc được 1 số nên lại mạnh dạn rì viu cho ló vui.

1. Thủa xa xưa tình cờ em vớ được 1 cuốn nom buồn khó tả với cái bìa lảm nhảm ( Bìa kiểu này đến h vẫn còn nhiều lắm lắm) và bên trong giấy đen chữ mờ, là cuốn “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc”, hồi ký của cụ Phạm Khắc Hòe. Sách dầy ra phết cơ mà iem vẫn mở ra vì lúc ý cũng hết thứ để đọc dồi.


( bìa chôm chỉa trên mạng)

Văn chương của cụ Hòe khá là mộc mạc, kể lại tình hình triều chính lúc đại loạn, khi mà nội các của cụ Phạm Quỳnh vừa sụp đổ và chánh phủ của cụ Trần Trọng Kim mới lên thay. Triều đình phong kiến cuối cùng của Việt Nam đương hấp hối và vua Bảo Đại chân tay luống cuống không biết đường lào mà lần.

Cụ Hòe, tiếng Tây tiếng Tàu đều giỏi và đã nhọc công khá nhiều cho gia đình nhà vợ ( Vợ cụ Hòe là hoàng tộc nhà Nguyễn), khi ấy đương giữ chức Đổng lý ngự tiền ( hàm thượng thư, lớn hơn đới đao hộ vệ rất nhiều) nên nắm rất rõ đường đi lối lại trong triều. Theo dư cụ kể thì cụ đã thiên về Việt Minh và đã âm thầm vận động triều đình để dồi chính tay viết chiếu thoại vị cho nhà vua.

Hồi ký không màu mè nhưng có gì đó khá… lấn cấn mà ngay từ hồi ý, iem đã cho là có nhẽ 7 thực 3 hư chăng? Cơ mà dù chỉ là 7 thực thì cũng có nhiều thông tin khá là lạ lẫm, bất ngờ về giây phút cáo chung của kỷ nguyên phong kiến Việt Nam với một ông vua đương bàng hoàng đờ đẫn và các quan lại đương dò dẫm tìm đường.

2. Một cuốn tiều hổi ký hết sức đặc biệt có nhẽ phần nào cho ta biết về cụ Phạm ( Tức Phạm Quỳnh). Ấy là cuốn “Pháp du hành trình nhật ký”


( Bìa nhảm đến mức cho hình... một liền bà ( Nhật Bổn chăng?) vào bìa dù trên đề rõ to tên tác giả)

Phạm Quỳnh là người tiên phong dùng quốc ngữ thay chữ nho, là người cổ súy và truyền bá nhiệt thành cho chữ viết mới. Là một học giả nổi tiếng uyên bác ( 16 tuổi đã làm việc cho viện Viễn Đông Bác Cổ), nên dù chả có tý kinh nghiệm gì về quan trường, Pham Quỳnh vẫn được Bảo Đại ( mới lên ngôi ) mời vào giữ ngay một chức quan to rồi sau thăng mãi lên đến quan đầu triều.

Cụ Phạm cũng chính là… nguồn cơn để cụ Nguyễn Công Hoan xây dựng 1 nhân vật của mềnh, dư vầy :
"...Phạm Quỳnh, trái lại chủ trương thuyết lập Hiến. Người Pháp nên thi hành đúng Hiệp ước 1884 nghĩa là chỉ đóng vai trò bảo hộ còn công việc trong nước thì để vua quan người Nam tự đảm nhiệm lấy. Bấy giờ Phạm Quỳnh vào Huế làm quan không phải vì danh. Quốc dân biết tên Phạm Quỳnh hơn nhiều Thượng thư Nam Triều. Mà cũng chẳng phải vì lợi. Đơn cử làm chủ bút Nam Phong, Phạm Quỳnh được cấp 600 đồng một tháng. Món này to hơn lương Thượng thư. Phạm Quỳnh ra làm quan chỉ đổi lấy danh nghĩa Chính phủ Nam Triều đòi Pháp trở lại Hiệp ước 1884. Vậy là một người yêu nước như Phạm Quỳnh sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị chẳng qua là một việc miễn cưỡng trái với ý mình để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn chứ thực lòng một người dân mất nước ai không đau đớn ai không khóc thầm. Thế là tôi nghĩ ra được truyện Kép Tư Bền tả một anh kép nổi tiếng về bông lơn đã phải vì giữ tín nhiệm với khán giả mà lên sân khấu nhà hát làm trò cười ngay cái tối cha mình đang hấp hối"

1 tên thực dân thì viết về cụ Phạm dư vầy:
"Vị Thượng thư này vốn đã chiến đấu suốt cuộc đời mình bằng ngòi bút và bằng lời nói, không bao giờ bằng vũ khí chống sự bảo trợ của Pháp và cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung Nam) và cho việc người Việt Nam nắm trong tay vận mệnh của chính mình... Những yêu sách của Phạm Quỳnh đòi trở lại việc chấp thuận một chế độ tự trị hoàn toàn cho hai xứ bảo hộ (Trung Kỳ và Bắc Kỳ) khước từ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ và thành lập một quốc gia Việt Nam. Tôi xin lưu ý ngài một điều là, dưới vẻ bề ngoài nhã nhặn và thận trọng, con người đó là một chiến sĩ không lay chuyển nổi cho nền độc lập của Việt Nam và đừng hòng có thể làm dịu những tình cảm yêu nước chân thành và kiên định của ông ta bằng cách bổ nhiệm ông ta vào một cương vị danh dự hoặc trả lương một cách hậu hĩ. Cho tới nay đó là một địch thủ thận trọng nhưng cương quyết chống lại sự đô hộ của nước Pháp và ông ta có thể sớm trở thành một kẻ thù không khoan nhượng...".
(Thống sứ Trung Kỳ của Pháp là Healewyn gửi cho đô đốc Decoux và cho Tổng đại diện Mordant trong báo cáo ngày mồng 8 tháng 1 năm 1945)

Pháp du hành trình Nhật ký ghi chép trong khoảng thời từ tháng 3 đến tháng 9/1922, khi tác giả đại diện cho hội khai trí Tiến Đức ( do chính ông sáng lập niên 1919) sang dự triển lãm ở Mạc Xây.


( sách làm ẩu đến nỗi sai ngay từ trang đầu tiên)

Cụ Phạm ghi chép bằng lối văn cổ xưa rông dài và không mấy hạp so mới chữ quốc ngữ thời nay, lời lẽ cũng không được cầu kỳ chau chuốt. Cụ kể chiện trên giời dưới bể, ấy là vì cụ sang Phú Lãng Sa bằng tàu biển. Chuyến đi dài trên mặt nước khiến cụ mệt lử đử dưng cũng làm cụ biết thêm về nhiều vùng đất. Cụ xuống xem thổ dân Mã Lai, người Tàu, người Chà Và làm ăn, trong lòng không khỏi lo lắng sẽ có lúc thổ dân những nơi này đuổi kịp người nước mình vì họ… chăm chỉ hơn. Cụ đến Phú Lãng Sa, qua nhiều nơi phồn hoa đô hội, xem xét nhiều thứ rồi lại thầm mong giá mà dân mình học được cái đầu óc tổ chức tài tình, học được những thứ văn minh hiện đại dư người Tây. Túm lại là cụ chỉ chăm chăm xem người lại nghĩ đến ta, tốt xấu đều làm cụ liên tưởng đến người trong nước và đầy ắp trong gần 400 trang sách là…1 tình yêu nước nồng nàn. Ấy là điều em thích nhất ở cuốn sách nầy.

3. Một cuốn hồi ký của một nhà yêu nước khác cũng làm em khá bất ngờ, ấy là cuốn “chặng đường nóng bỏng” của cụ Hoàng Quốc Việt.


( Bìa chôm chỉa trên mạng)

Thanh niên Hạ Bá Cang tham giá bãi khóa biểu tình phản đối Pháp bức hại cụ Pham Bội Châu nên bị đuổi khỏi trường kỹ nghệ thực hành. Chàng trai Hải Phòng xá chi gian khổ, lập tức đi nhiều nơi làm nhiều nghề và ngóng mong vận nước.

Người thanh niên yêu nước đã gia nhập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, hoạt đông từ nam ra bắc với bí danh Hoàng Quốc Việt, lúc thì ẩn mình ở tận miệt vườn, lúc lại tuyên truyền nơi xóm thợ, lúc vận động thương gia giữa chốn phồn hoa, lúc được đồng bào che chở, lúc cực bĩ bị ********* chỉ điểm đến nỗi phải chịu cảnh lao tù…

Môt cuốn hồi kỳ với lối hành văn giản dị dưng không kém phần sống động ( Iem không rõ ai chấp bút cho cuốn sách nầy) , dựng lại được cả không gian lần thời gian của một thời hùng tráng ngỡ dư "châu chấu đá xe", khi những người "cách mệnh" hầu dư chỉ mang theo ý chí để chống lại bè lũ Phú Lãng Sa đế quốc sài lang. Em đọc từ thủa xa xưa và vẫn còn ấn tượng đến tựn bi hờ!
 

thuyhaiduong

Xe hơi
Biển số
OF-560268
Ngày cấp bằng
22/3/18
Số km
142
Động cơ
153,254 Mã lực
Cụ mua ở đâu đấy, chỉ em với!
Ồ, cụ cũng thích bác Tường à? Sách này em nhờ người mua bên Mỹ, xách tay về. Em đặt Amazon mà cứ về đến VN là :(
Cụ thích đọc thì em cho mượn. Cụ có cuốn Ngư Phủ của bác Tường thì cho em đọc ké. Em tìm cuốn đấy lâu lắm rồi mà ko đc.
 

Lucky-Driver

Xe tăng
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
1,789
Động cơ
257,914 Mã lực
Ồ, cụ cũng thích bác Tường à? Sách này em nhờ người mua bên Mỹ, xách tay về. Em đặt Amazon mà cứ về đến là :(
Cụ thích đọc thì em cho mượn. Cụ có cuốn Ngư Phủ của bác Tường thì cho em đọc ké. Em tìm cuốn đấy lâu lắm rồi mà ko đc.
Em mới đọc Thời của thánh thần ah. Các cuốn khác em chưa đọc. Cụ cho em mượn thì chứng tỏ rất vô tư. Em cám ơn cụ nhiều nhé. Khi nào cần em sẽ hỏi mượn cụ ạ.
Cuốn Ngư phủ thậm chí em mới nghe tựa lần đầu!
 

thuyhaiduong

Xe hơi
Biển số
OF-560268
Ngày cấp bằng
22/3/18
Số km
142
Động cơ
153,254 Mã lực
Em mới đọc Thời của thánh thần ah. Các cuốn khác em chưa đọc. Cụ cho em mượn thì chứng tỏ rất vô tư. Em cám ơn cụ nhiều nhé. Khi nào cần em sẽ hỏi mượn cụ ạ.
Cuốn Ngư phủ thậm chí em mới nghe tựa lần đầu!
Vâng. Ngư phủ là cuốn khó tìm nhất trong bộ ba tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn của Hoàng Minh Tường. Hai cuốn đầu chính là Gia phả của đất mà đã đc dựng thành phim cách đây vài năm.
Hoàng Minh Tường viết tiểu thuyết thì hay, bút ký và truyện ngắn thì ko bằng cụ ạ. Cái tài của ông ấy nằm ở tính “đồ sộ”, và chặt chẽ của tác phẩm nên đọc tiểu thuyết là thích nhất.
Nhân đây, có cụ/mợ nào có cuốn Ngư phủ thì cho em đọc ké. Tha thiết đấy ạ!!!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top