Thú thật iem không hề khoái văn chương của cụ
Vũ Bằng ( có cuốn món ngon Hà Nội mà họa sĩ thiết kế lại cho một bát …mỳ tôm to tổ bố xơi gần trọn cái bìa). Cơ mà bỗng đâu, cụ Bằng cảm khái nhân tình thế thái, viết da 1 cuốn hồi ức hay hết sức. Ấy là
“40 năm nói láo”, có thể coi dư là một cuốn biên niên sử thu nhỏ về làng báo nước nhà trong gần nửa thế kỷ (1929 - 1969)
Vũ Bằng, trong lúc xuôi ngược giữa dòng đời, hẳn đã đau đáu nhiều nỗi niềm, để dồi tinh hoa phát tiết hết cả da 1 cuốn hồi ký nặng trĩu nặng tâm tư, qua giọng văn trào lộng lúc thì bi ai, lúc thì sảng khoái, lúc thì lại ngậm ngùi.
Vũ Bằng tự nhận mình dốt toán và chỉ thít văn chương thơ phú. Gặp lúc báo chí đón nhận nhiều luồng gió mới, Vũ Bằng lòng dư hoa nở, thân dư cánh én bay vút bay cao trong trời nắng gió.
Vũ Bằng dư dốc hết ruột gan trong nhưng lời tự sự …
Để lòng lên bàn tay, tôi chỉ thấy tôi là một anh nói láo trường kỳ, nói láo vô tội vạ, nói láo ra tiền, để kết cục đến bây giờ mang lấy cái nghiệp vào thân, không sao gỡ được, đành là cứ phải tiếp tục nói láo cho đến chết - vì tôi biết chắc sẽ không thể nào thoát được hai bàn tay sắt bọc nhung của bà chúa báo. Ngay khi bắt đầu làm cái nghề điêu đứng này, có phải tôi đã nghe thấy các bậc đàn anh lập đi lập lại câu nói của Jules Janin: "Nghề báo đưa người ta đi đến bất cứ đâu - miễn là thoát được nó ra"?
Đưa đến đâu? Tôi không biết nghề báo đưa người ta đến đâu hết. Riêng tôi, tôi chỉ thấy nó đưa tôi đến chỗ chán chường, bỏ học bỏ hành, đi nói dối cha về nhà nói dối chú. Riêng đối với mẹ tôi thì nếu ở đời có cái nghề gì xấu nhất, tồi bại nhất, bất thân bạc ác nhất thì nhất định đó là nghề làm báo. Mẹ tôi bảo:
- Tôi xin anh thương tôi, đừng có bao giờ làm nghề ấy, vì phúc đức nhà ta không được bao nhiêu đâu... Anh trông thì biết: tôi bán giấy, các ông nhà báo đến mua hàng ngày đấy, có người nào khá không? Ông Thực Nghiệp mua giấy in, chịu ba tháng không có một đồng xu để trả; ông Khai Hóa méo mặt đi vì tiền; lại còn cái ông Bạn Dân Mi Xen đó, anh có thấy là người ta đi ăn mày vì làm báo không?
Bài báo thứ nhất của Vũ Bằng vẻn vẹn có mấy câu đại khái:
Chúng tôi kính biếu quí báo cuốn sách nhỏ này và xin quí báo, nếu tiện, cho đăng mấy dòng sau đây: Sách "Chiêu Hồn Nước" của Phạm Tất Đắc đã có bán ở khắp các hiệu sách, rất hay, rất lâm ly, xin hải nội chư quân tử tìm đọc ngay kẻo hết.
Bài báo đặc biệt ấy dớ dẩn đến thế mà có báo hồi ấy đăng lên thật.
Vũ Bằng, thấy mẩu tin được in trên báo, hồn vía dư bay lên mây…
“ Tôi đọc đi đọc lại mãi đến thuộc lòng; chưa đủ; tôi cắt ra dán vào an bom. Và từ đó tôi thấy mình là nhà báo thực sự mà chính tôi không tự biết, cũng như ông Jourdain trong bài kịch "Trưởng Giả Học Làm Sang" của Molière nói lên văn xuôi mà không biết mình làm văn xuôi.
Tôi mê nghề báo từ lúc đó. “
Dồi thì Vũ Bằng bước chưn vào làng báo, được gặp những nhà báo “đại bàng”. Ông tả họ sống động đến nỗi nhiều bạn đọc tưởng đâu đã có lúc gặp mấy ông này dồì. Ông tả ông Phùng Tất Đắc…
“Ngồi xuống ghế, nói với ông câu đầu, máu tôi chảy có một dòng, phần vì sợ văn ông, phần vì vẫn nghe tiếng ông là con nhà giầu ở Nam Thành, thạo đời một cây, lại có tiếng là tay ăn chơi sộp.
... Ông Đắc mặc âu phục, vén tay áo sơ mi lên ngồi rung đùi khảo cứu Nho giáo. Bên cạnh hai cuốn sách của Lệ Thần Trần Trọng Kim, tôi thấy một chồng sách chữ nho.
Đêm hôm ấy, về nằm nhớ lại buổi ban chiều, tôi chán đời không thể tả, vì thấy Phùng Tất Đắc, tôi quan niệm muốn viết báo cho ra viết báo, muốn sử dụng ngòi bút cho tài tình như ông Đắc trong mục "Trước Đèn" của báo Đông Tây, người ta phải thông kim bác cổ, thạo cả chữ Hán lẫn chữTây.”
Ông tả cụ Tản Đà...
… Tản Đà, thấy tôi vào, cứ ngồi ì ra không thèm đứng dậy; một lúc lâu, mới nhìn tôi một hồi như thể nhìn thằng ăn cắp, rồi "à" một tiếng và bảo tôi ngồi xuống ghế. Thì ra ông ta đang say. Bên cạnh ông là một cái hỏa lò than cháy râm râm, trước mặt là một cái mâm nhỏ trên bầy thức ăn bừa bãi. Ông ta uống một tợp, gắp một miếng, khà một cái, hơ tay vào lò than rồi... ngồi rung đùi ngâm, với một giọng khê nằng nặc:
Vèo trông lá rụng đầy sân,
Tóc tơ ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Rồi ông day cái mặt tròn, đỏ như trái bồ quân, trên cắm một cái mũi tròn xoe có hàng ngàn vạn đường gân máu chạy ngang chạy dọc như các con kinh đào vẽ trên bức địa đồ quân sự, ông nhe răng ra (tôi không biết ông cười hay mếu) nói một cách dõng dạc:
- À, ông Bằng, ông có thấy không? Chữ "vèo" ấy có cho mấy khuyên son cũng chưa đủ! "Vèo trông lá rụng", hay lắm chớ, hay lắm chớ!
Theo lời ông Vũ Hùng Toán nói với tôi sau này, ông Hiếu suốt ngày cứ tự khen mình như thế, một tí phản đối cũng làm cho ông không bằng lòng.
Vừa ngã vào làng báo, tôi gặp hai nhân vật điển hình: một công tử bột, đánh phấn bôi môi làm cách mạng văn chương với một giọng văn cụt lủn, có khi không "suy dê", không "véc bờ" và nổi tiếng làm tiền của gái, và một ông hủ "mớ đời", làm báo mà chỉ lo trau chuốt một chữ trong thơ, cả ngày say rượu, không thèm biết một tí gì về tình hình quốc nội và quốc tế!
Nghĩ vậy, nhưng trong thâm tâm, tôi phục sát đất cả hai ông, bởi vì thơ của một ông rung động, còn văn của một ông có tính cách cách mạng, trẻ trung, chứ không già khụ như Hoàng Tăng Bí hay Dương Bá Trạc. Tôi phục Tản Đà đã đem một cái đẹp cao siêu vào mục thi ca cho làng báo, còn Hoàng Tích Chu thì đã làm "cách mạng thực sự" trong nghề báo, dám đưa ra những cải cách mà lúc đó ai cũng cho là quá ngổ.
Cả hai đặc điểm đó, tôi tự xét không thể nào theo nổi, nhưng sau khi gặp Hoàng Tích Chu, điều hợp, mổ xẻ và học tập hai buổi tiếp xúc lịch sử, tôi rút được một đặc điểm thứ ba, mà đặc điểm này chung cho cả hai người: đó là tính tự phụ, coi thiên hạ như cỏ rác. Vì lẽ tôi không bắt chước được hai bậc đàn anh về những cái gì cao siêu, tôi bắt chước cái gì dễ theo nhất, dễ làm nhất. Sửa một bộ mặt lạnh lùng, khinh khỉnh, tôi mặc "ba đờ suy", quàng "ca rê", đi "ghệt đờ vin", cầm ba toong gỗ ép ngồi chồm chỗm trên xe tay, làm mặt chán chường một cây, không thiết sống, không buồn nhìn chung quanh. Ai nói chuyện, tôi cũng nghe bằng lỗ tai lơ đãng, ra cái vẻ "mình đã biết cả rồi".
Vũ Bằng phục lăn những bài thơ, bài báo cạnh khóe chưởi tây, dồi ông nhớ lại mình lúc ấy với giọng văn trào lộng cứ dư ông là 1 nhà văn người Anh vậy…
Không chửi Tây được như ai (vì tôi sợ bị Tây bắt đưa ra Côn Đảo) tôi bèn buộc ngay lên cổ tôi một thứ bịnh: bịnh chán đời. Tôi làm ra vẻ chán chường thế sự, uất ức vì những cảnh chướng tai gai mắt, đất nước lầm than, tìm đủ các cách trác táng hình hài, tìm đủ các cách để tự hủy mình đi. Làm như thế - theo tôi nghĩ lúc bấy giờ - nó có vẻ "cha", mà mới thật hợp với con người làm báo.
Rồi các bài báo nào mình viết ra, đọc lại, mình cũng thấy hay phi thường và tự cho văn mình là "nhứt tự thiên kim", tòa soạn bỏ đi một đoạn hay sửa một chữ - một chữ thôi - mình cảm thấy là làm hại văn mình, giết mình, phá hoại mình.
Ngòi bút có vẻ tưng tửng dưng “ hoạt kê” của Vũ Bằng bỗng vô cùng chau chuốt khi kể về các bạn văn. Ông vẽ lại
Nguyễn Khắc Hiếu,
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyễn Văn Vĩnh, Lưu Trọng Lư, Tạ Đình Bính, Nguyễn Doãn Vượng, Tam Lang ...vv bằng những câu văn xúc tích nặng trĩu tình cảm, ngay cả những câu chuyện tưởng dư bông lơn cười đùa…
Vũ Bằng viết về Tẩy Xìa Đái Đức Tuấn …
Cho mãi đến lúc tờ "Đông Tây" đóng cửa, tôi vẫn chưa được biết Tẩy Xìa Đái Đức Tuấn, mà thực tình cũng không đậm đà tìm biết làm gì. Nói trộm vong hồn anh, qua những bức tranh nhái truyện Kiều in trên báo "Đông Tây" và mấy bài thơ, tôi rất lấy làm "bực" Tuấn. Vẽ cái gì mà nguệch ngoạc, nét chẳng ra nét, lời chẳng ra lời. Đến cái tên ký thì lại càng chướng quá: Tê-chi-a ( TchyA) là cái mốc gì? Tây chẳng ra Tây, Tàu chẳng ra Tàu, có lúc tán ra là "Tôi chẳng yêu ai", có lúc lại bảo "Tôi chỉ yêu Angèle", lố không thể nào chịu được. Đã cái anh Trần Quang Trân ký Ngym - Người Yêu Mợ hay Người Yêu Mình gì đó - lại đến cái tên Tê Xia này, nghe đến cứ tức như thể là bò đá!
Vì thế, tôi cứ nói thực: chưa gặp Tê Xia, tôi cảm thấy không thể chịu nổi anh. Nhưng ít lâu sau thì sự thực đã cho tôi thấy tôi lầm khốn nạn. Đêm ấy là đêm đầu tiên, Tuấn và tôi nằm tâm sự với nhau. Trên một cái gác xép nhỏ bằng cái khăn tay ở tiệm chú Cắm đường Gia Ngư, chúng tôi nằm hút với nhau và trò chuyện thì thầm như thể hai con ma trên núi Đại, trong tập "Truyền kỳ mạn lục.
... Đêm ấy, chúng tôi hút đến mờ mờ sáng. Hai đứa chúng tôi mới ghiền được vài năm, lúc đó, hút độ ba ngao là vừa. Tôi tính mẩm trong bụng có hút cho nhiều lắm thì cả hai cũng chỉ đến mười ngao là cùng.
Không ai có thể tả được nỗi băn khoăn trong bụng tôi khi đó: đến hai giờ hút còn vui, đến ba giờ thì bắt lo, và đến chừng bốn giờ thì phát sợ.
Là vì tôi lẩm nhẩm tiền ở trong túi, chỉ đủ trả đến mười ngao, mà Tẩy Xìa thì cứ gọi hết ngao này đến ngao khác, mười hai, mười lăm ngao, kết cục đến mười bảy ngao hai đứa. Năm giờ sáng, tôi yên trí phải vờ có việc gì khẩn cấp để đi đập tiền đâu về trả cho chủ tiệm, thì Tẩy Xìa lại giáng cho tôi một vố mạnh vào đầu: anh kêu bồi tiêm đi mua bất cứ bằng cách gì một hộp "Three casles magnum" giá đắt như vàng, một đồng rưỡi hay một đồng rưỡi năm xu gì đó.
Thôi, đến thế này thì có tài thánh cũng không xoay nổi để trả tiền thuốc phiện, nhất là vào lúc này, tối không còn tối nữa, mà sáng chưa sáng hẳn, nhà nào cũng còn đóng cửa im ‘m ngủ kỹ trong chăn.
Vụt một cái, tôi thấy lòng nở hoa. Nhã đâu mà nhã lạ: Tẩy Xìa vừa bảo tên bồi píp đi mua thuốc, vừa quay vào bóng tối tháo chiếc nhẫn ma dê bự giúi vào tay nó. Ngay lúc đó, tôi không kịp nghĩ chuyện cao xa gì cả, chỉ cảm thấy lòng mình nhẹ thênh thênh vì giải quyết cảnh ngộ như Tẩy Xìa, tôi chưa gặp người nào lanh thế. Sau này, nghĩ lại, tôi cứ nhớ mãi cái điệu bộ của Tẩy Xìa lúc bấy giờ: đương nằm hút, vùng ngồi dậy, rút cái nhẫn ở ngón tay thật lẹ rồi đưa rất kín cho tên bồi, vừa đưa vừa nói một giọng rất hách "Đi kiếm cho kỳ được một hộp, nghe; về nhanh, ta có thưởng".
Vũ Bằng nhớ về Nguyễn Văn Vĩnh ( Cụ Vĩnh là 1 bậc kỳ tài, có công rất nhớn trong việc truyền bá chữ quốc ngữ cũng dư đặt da nhiều quy tắc về cách viết chữ quốc ngữ )
…không biết giận gia đình gì đó, ông ( tức cụ Vĩnh) lên một căn gác nằm khoèo, nhờ ông Tụng mua cho một mẹt bún chả ăn trừ cơm, rồi viết luôn một lúc một bài xã thuyết cho Annam Nouveau, thảo một thư cho Toàn quyền Pháp đưa xuống dưới nhà đánh máy luôn, dịch miệng "Têlêmac phiêu lưu ký" cho Đông lĩnh Dương Phượng Dực ngồi ám tả, trong khi chính ông lại quay sang nói chuyện với ông Tụng về chuyện thống sứ Pháp "có ý muốn giúp ông tiền bất cứ lúc nào, bao nhiêu cũng được", miễn là ông tạm gác ý kiến đả kích Pháp và ngưng chống nhà vua".
Thú thực cho đến bây giờ, tôi sợ nhiều người nhưng chưa sợ gì như sợ cái tài viết của Nguyễn Văn Vĩnh.
Vũ Bằng viết về bạn văn cùng họ…
Cuốn "Dứt tình" và "Giông tố" của Thiên Hư Vũ Trọng Phụng viết trong thời kỳ này. Bây giờ đọc hai cuốn truyện ấy, có nhiều người tưởng là anh viết một hơi; thực ra, Vũ Trọng Phụng không bao giờ có thời giờ để viết quá mười trang giấy. Cứ gần đến ngày phải nộp bài cho "Hà Nội Báo" - tiểu thuyết "Giông tố" bắt đầu viết từng kỳ trên báo này - Vũ Trọng Phụng lại ngồi ì ra một đống, hút thuốc lào và hỏi ầm lên có ai biết kỳ trước "Giông tố" đã viết đến đoạn nào rồi không. Chẳng ai trả lời cả, bởi vì chẳng có ai đọc "Giông tố" hết.
Vũ Trọng Phụng chán đời hết sức, đành phải đi tìm "Hà Nội Báo" để đọc xem mình đã viết đến câu gì, bấy giờ mới phủ phục xuống giường như con voi viết tiếp, mắt hiếng hẳn đi mà lưỡi thì lè ra như lưỡi con thằn lằn, có khi vừa viết vừa chửi thề sao mình lại khổ đến thế này, cứ phải viết mới có tiền sanh sống.
Bây giờ Phụng đã ra người thiên cổ; nhắc đến anh, người ta thường kể lại một câu nói của anh: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này".
Vũ Bằng kể lại đoạn trêu chọc tác giả của “ tắt đèn”, khi “ bày trò” hai người dạy ngoại ngữ cho nhau…
Ngay hôm sau, tôi bắt đầu chương trình dạy tiếng Pháp và được bác Tố chăm chú học hỏi một cách thành kính. Tôi bắt đầu bằng một tràng lý luận:
- Tôi không hiểu chữ nho ra sao chứ cách cấu tạo chữ Pháp của họ tinh vi và thiết thực hết sức. Đại khái cây mía. Nó nói gì?
Thoạt đầu, nó giống cây tre, cây tre tiếng Pháp là [bambou]. Hít cây mía, có nước. Nước là eau. Vì thế cây mía tiếng Tây gọi là bambou hít ra lô.
Nghe được lắm. Bác Tố lẩm nhẩm đọc "bambou hít ra lô" là cây mía, cây mía là "bambou hít ra lô"... Mặt tôi vẫn nghiêm. Vẫn lý luận như trên, tôi dạy thêm: lanh nhanh là cái tàu điện, đanh đông là cái đỉnh đồng, lơ sơ vơ là anh sợ vợ, laboratoire là Lã Bố ra tòa.
Đến hai danh từ sau cùng, anh em và chính tôi thấy mặt bác Tố bơ vơ, không thể nín cười được nữa, bật ra một tràng cười khổng lồ làm rung động cả cửa kính và sàn gác. Tố biết mình bị lỡm, cầm cái gối ném vào mặt tôi và ngay lúc đó đứng dậy mặc cái áo the, chụp cái khăn vào đầu, lê đôi giầy Gia Định một cách thiểu não đến nhà Mai Lĩnh nằm nhai khối hận.
Vũ Bằng viết về Nguyễn Tuân…
Một đêm kia, chúng tôi đi hát ở Khâm Thiên, bắt được Tuân ở giữa đường, rủ cùng đi đập trống. Tôi nhớ ngoài các anh em quen biết ra, có ông Ba Mai Lĩnh. Ông Ba, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân và tôi, mỗi người ngồi xếp bằng tròn, dưới đất, ở một góc nhà cô đầu, tu mỗi người một chai Văn Điển (mà cấm không cho đưa cay một thứ gì, dù là củ lạc). Đã đành tu như thế xong thì Lý Bạch, Lưu Linh cũng gẫy. Ấy thế mà Nguyễn Tuân, sau đó lại còn đi lờ khờ hết nhà này sang nhà khác uống nữa, và đến khoảng ba giờ sáng thì cả phố Khâm Thiên nhao lên như có loạn: ở trên nóc nhà, trên một cái gờ bằng gạch nối liền một dẫy với nhau, Tuân đi lại như một anh hát xiếc, giơ hai tay ra lấy thăng bằng, nhún nhảy trên một chân, thỉnh thoảng lại quay ngoắt người trở lại. Bao nhiêu hồn vía của cô đầu và quan viên đều lên mây. Thật là kỳ lạ mà Tuân xuống được, nhưng chuyện đến đây chưa hết.
Thấy Tuân say quá, anh em bắt cô đầu phải chăn cho anh đi ngủ. Cuộc vui tạm đình. Đến sáng, mọi người đang ngon giấc ở trong chăn, cả nhà lại loạn lên như thể bị mất trộm. Hỏi ra thì lại mất Nguyễn Tuân: không hiểu anh ta biến đâu rồi. Mỗi người chia nhau một ngả để tìm. Thôi thì chẳng còn thiếu nơi nào không lục soát: dưới gầm giường, trong tủ áo, trong hồ nước, trên bàn thờ ông vải của bà chủ cô đầu. Vẫn chẳng thấy "Tuân mũi to" đâu hết. Vũ Trọng Phụng đoán: "Hay là nó về nhà rồi?". Anh em định cử một người về nhà để tìm, thì có tiếng gõ cửa rất gấp. Mở ra, lù lù một người cảnh sát. Nghe ông này cho biết thì té ra khoảng năm giờ sáng hôm đó, vào lúc gà cõng con đi đái, Nguyễn Tuân đi xe đến Cẩm Hàng Đậu bấm chuông xin vào thăm chánh cẩm Arnaud (ở trên lầu sở Cẩm) để nói một vài câu chuyện cần. Cẩm Arnaud, bình thường gắt như mắm tôm, lúc ấy đương ngủ ngon với vợ, mà trời lại rét, bỗng nhiên bị người ta đến phá, uất không thể nào chịu được, chửi nhân viên trực đêm cứ oang lên và mời ông khách bất nhã vào ngồi phòng khách cho đến sáng mới tiếp. Do đó, viên Cẩm mới biết Tuân hát ở nhà nào và cho người đến báo để anh em đến bưng Tuân về.
Thực ra, Tuân viết ít và chỉ viết khi nào thích chí thôi; túng thì đến "gõ" anh em chớ nhất định không chịu viết, như công chức, để cuối tháng lấy tiền.
Ngòi bút của Vũ Bằng bỗng chốc phóng khoáng, linh hoạt hẳn lên khi kể về thời hào hùng làm báo.
Vịt Vịt, Vịt Đực, Tiểu thuyết thứ bảy, TrungViệt tân văn, trung bắc tân văn, truyền bá, hữu ích, tiếng dân, Zân mới, Công luận... có tờ thì chưởi Tây, chưởi thói hư tật xú, có tờ thì toan tính lâu dài về một thứ văn hóa mới, một thứ văn chương mới… tất cả đều hiển thị hết sức sinh động và rõ ràng ràng.
Ngòi bút Vũ Bằng bỗng đâu trầm mặc não nùng khi thời cuộc thay đổi chóng mẹt, Nhật hất cẳng Pháp và bạn báo dạt đi muôn phương, kẻ còn người mất.
Vũ Bằng lướt nhanh qua thời ông ra chiến khu dồi sau đó “ dinh tê”.
Đoạn vào nam thì giọng văn họ Vũ trùng hẳn xuống. Ông vẫn hoạt động báo chí, đi lại với nhiều người cả quen lẫn lạ, cả thân lẫn sơ. Ông cũng có nhiều đóng góp cho báo chí miền Nam và cũng được tặng 1 giải thưởng lớn mà ông từ chối để rồi giải thưởng đó được trao cho cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần “âu cũng là điều ổn thỏa”…
Vũ Bằng đã “ yêu quá đời này”, tất cả những gì thuộc về ông đều được nâng niu, trân trọng trong 400 trang hồi ký. Thứ văn trào lộng, tinh tế đầy cảm xúc dĩ nhiên ít nhất cũng không hạ mọi thứ xuống thấp hơn so với những đoạn văn ca tụng sáo mòn. Một sự tự hào nho nhỏ về nghề báo cho dù tác giả
“tưởng như trông thấy những người bạn suốt đời viết báo, suốt đời khổ sở như Tản Đà, Văn Sen, Lan Khai, Lê Văn Trương, Vũ Trọng Phụng, Đinh Hùng, nay đã chết rồi mà vẫn cứ ôm ngòi bút viết bài nơi âm phủ.”.
Đây là một cuốn hồi ký tuyệt hay, 1 cuốn hồi ký lạ lùng trong văn chương Việt Nam ta, iem thật!