Brian Greene sinh niên 1963 tại Niu Óc. Thủa lớp 6, Greene giỏi toán đến mức thày giáo của ông...hết cách dạy. Sau Greene theo học vật lý và chuyên nghiên kíu về lý thuyết dây. Niên 1999, Greene cho ra mắt cuốn sách phổ biến khoa học đầu tiên, có tên
"Giai điệu dây và bản giao hưởng của vũ trụ". Sách viết hay đến mức ngay lập tức được đề cử giải...
Pulitzer.
Cuốn sách mở đầu với việc 2 nhân vật du hành trong vũ trụ kỳ bí và tất nhiên họ sẽ trải qua hết ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác. Trước tiên họ sẽ lạc vào thuyết "tương đối", thứ mà người ta nói là chỉ coá khoảng 10 người trên trái đất ( cho tới h) hiểu được.
Einstein vẫn không khoái cái tên
"thuyết tương đối", ông thích cái tên
"thuyết bất biến" hơn. Ấy là vì ông đã chứng minh được tính bất biến của vận tốc ánh sáng, chứ nếu vận tốc ánh sáng ... Có biến thì sao mà có phương trình E= m(c mũ 2). Cơ mà công trình của Einstein đã xô đổ quan niệm rằng không gian, thời gian là tuyệt đối và tách biệt nhau, nên thiên hạ vẫn ưa dùng cái tên " thuyết tương đối".
Thuyết "tương đối" da đời, mới mẻ quá, dồi thế nèo cũng phải đối đầu với với 1 đối thủ đáng kính. Thuyết tương đối đã mâu thuẫn với
thuyết hấp dẫn của ngài
Niu Tơn, thế có ghê không?
Mâu thuẫn nầy lại xuất phát từ 1 giả thiết rất đơn giản:
Mẹt giời bị nổ tung!
Theo thuyết hấp dẫn thì
ngay lập tức, trái đất sẽ đi chệch khỏi quỹ đạo của ló!
Theo thuyết tương đối thì vì tốc độ ánh sáng là nhanh nhứt và phải đi mất 8 phút ( từ mẹt trời) mới tới trái đất nên nếu có gì xảy ra thì cũng phải
bằng hoặc hơn 8 phút chứ không thể ngay lập tức được. Chả lẽ lực hấp dẫn được truyền nhanh hơn ánh sáng hay seo?
Tất nhiên dồi thì Einstein cũng có cách biện bác, cơ mà để nói ai đúng thì phải có thực nghiệm. Nhà thiên văn học người Anh, Ngài
Arthur Eddington đã tới tựn tây phi làm thực nghiệm vào ngày nhật thực 29. 5. 1919. Kết quả được công bố đã gây chấn động dư luận. Niu Tơn đã bị chính hậu bối của mình... Phản thùng. Ngày 7.11.1919, thời báo Luân Đôn chạy hàng tít trên trang nhất
" Một cuộc cách mạng trong khoa học - lý thuyết mới về vũ trụ - tư tưởng của Niu Tơn bị hạ bệ".
Nước Anh đã vinh danh một người Đức, một người thuộc đất nước thù địch với họ cho mãi đến năm 1945. Khi người ta định từ chối cấp ngân sách cho việc làm thực nghiệm chống lại một người Anh vĩ đại, Ngài Eddington đã nói đại ý rằng " Khoa học chỉ có đúng và sai, không liên quan gì đến quốc tịch". Câu chuyện cảm động nầy đã được dựng thành phin
"Einstein và Edington", đã chiếu đi chiếu lại cả chục lần trên kênh HBO ở Việt Nam ( trong phin thì ngài Edington mô phạm hết sức còn tôn ông Einstein thì nom khá là bắng nhắng).
(Đây là trích đoạn phin trên youtube, ở 2:25 là đoạn Eddington mô phỏng ý tưởng của Einstein về sự cong của không gian)
Lý thuyết của Einstein được chứng mình, dồi sẽ kéo theo nhiểu hệ quả theo sau và sẽ dẫn đến những sự tưởng tượng xa vời dư là hố đen, là bích beng, đến điểm khởi đầu, đến những phỏng đoán bất ngờ ngoài sức tưởng tượng...vv.
Nhà vật lý lý thuyết lỗi lạc
Richard Feynman nói, đại ý là : Tôi có thể đoán chừng 10 người trên thế giới có thể hiểu thuyết tương đối, dưng lại biết rõ ràng rằng không ai trên thế giới biết rõ về
thuyết lượng tử.
Thuyết lượng tử là giề và coá ảnh hưởng giề? Tất nhiên là ló sẽ bao trùm lại mọi lĩnh vực. Nêú dùng thuyết tương đối để diễn giải cái vĩ mô, thậm chí là siêu vĩ mô thì thuyết lượng tử là ngược lại. Dồi thì, nhiều khóm nhỏ của thuyết lượng tử đã có vẻ dư đã mâu thuẫn với thuyết tương đối.
Niên 1968, một nhà khoa học trẻ người Ý bỗng phát hiện ra 1 điều kỳ lạ, ấy là: 1 công thức thuần túy toán học của
Leonard Euler vĩ đại (từng là …thày bói của Nga hoàng hồi giữa thế kỷ 18) lại mô tả được nhiều tính chất của các hạt tương tác mạnh. Phát hiện này chính là sự khởi đầu của
lý thuyết dây.
Lý thuyết dây sẽ buộc phải đi giữa 2 làn đạn. Phần lớn cuốn sách sẽ nói về các bước tiến của Lý thuyết dây, từ khi bị coi là " nhảm" thủa ban đầu cho đến khi được dùng để kết nối thuyết tương đối và thuyết lượng tử.
Brian Greene đã viết rất dung dị, trong sáng và dễ hiểu (tất nhiên sẽ có các hình vẽ để minh họa) để thuật lại những bước nhích, những cú nhảy vọt và cả những bước lùi của vật lý hiện đại. Những thí nghiệm dễ hiểu lại có thể giải thích những thứ khó hiểu, những công thức nhỏ lại có sức mạnh rất lớn và những ý tưởng chỉ dư một tia lửa lại có thể dẫn đến một vụ nổ khai thiên lập địa...vv, tất cả đều vinh danh trí tuệ phi thường của các nhà bác học.
Với iem, đây là cuốn sách phổ biến vật lý hay nhứt!