Vật lý là thường được dùng để lý giải vạn vật trong vũ trụ, dưng “ló” thường bất lực trong việc diễn giải về …nghệ thuật. Sự dính líu của vật lý là rất rất ít, chỉ là khi ai đóa muốn tính toán oánh 1 ngón tay xuống phím đàn thì cần 1 lực bao nhiêu? Hoặc nghiêng ngòi bút ở góc dư lào để cho ra nét vẽ ấn tượng...
Vật lý hầu dư đứng ngoài tất cả các bộ môn nghệ thuật. Tất nhiên các nhà vật lý thì có thể làm nghệ thuật, dưng các nhà nghệ thuật thì chả cần đến vật lý.
Niên 1979, Leonard Shlain đưa con gái tới viện bảo tàng mỹ thuật hiện đại ở Nữu Ước. Cô bé cứ hỏi líu lo, mặc cho ông bổ khổ sở vò đầu bứt tai. Shlain là bác sĩ phẫu thuật chứ đâu có phải là nhà nghiên kíu mỹ thuật.
Cùng thời gian đó, Shlain vớ được một cuốn sách nổi tiếng viết về vật lý hiện đại và ông phải vật lộn với những khái niệm của môn khoa học nầy. Ông choáng váng trước sự khó hiểu của những định dạng dị thường, tự hỏi tại làm thao mà ló lại khó thế? Vượt quá tầm hiểu biết của cả những người được coi là thông minh nhất!
Dồi thì, khi đương lơ đãng đứng trước một bức tranh trìu tượng, Shlain bỗng linh tính thấy dường dư có sự liên hệ giữa vật lý và nghệ thuật. Chả phải là cái tranh trìu tượng cũng chả ai… hiểu nổi đó sao?
Sau một thời gian dài điều tra, làm rõ, Bác sĩ Shlain đã có những kết nối rõ rệt giữa hai loại hình mà tưởng dư chả hề liên quan: Nghệ thuật và Vật lý.
Thoạt tiên là những khái niệm đơn giản về ánh sáng. Bóng đổ và các điểm hội tụ trong các bức tranh đã thể hiện rõ ràng không gian 3 chiều trên mẹt 2 chiều. Ít lâu sau, các nhà khoa học dư Copernicus và Galileo đưa đến các luận điểm hoàn toàn mới về không gian mà ở đó, mặt trời rõ ràng ở vị trí trung tâm. Ánh sáng đã bị bắt, người ta có thể thể hiện ánh sáng rõ ràng ở các cung giờ và ngược lại.
Từ đây, nghệ thuật dường dư song hành với vật lý, dù thường hay đi trước một bước. Nhiều sự thể hiện của các nghệ sĩ bỗng đâu được …các nhà vật vô tình chứng minh bằng các phát kiến mới mẻ. Ai mà biết được, bằng sự mẫn cảm của người nghệ sĩ thiên tài, ( họ Lê) Da Vinci sống ở thế kỷ 15, đã có thể thấy trước được những điều mà thiên tài khoa học Newton tim ra ở thế kỷ 17? Ai mà ngờ được, sự tìm tòi của Picasso, Braque trong hội họa lập thể lại có thể tương đồng với các khái niệm không- thời gian trong vật lý dù rằng giữa chủ nghĩa lập thể và thuyết tương đối hoàn toàn không có mối liên hẹ lào. Niên 1934, Einstein tuyên bố rằng h đương là thời mạt của hội họa và âm nhạc, trong khi thật da nghệ thuật đương trải qua một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất.
Các nghệ sĩ lớn ở nhiều môn phái nghệ thuật sẽ đi cũng các nhà vật lý vĩ đại trong 550 trang sách. Vậy thì, nghệ thuật và vật lý vẫn chảy quanh quẩn bên nhau, dù nước sông không phạm nước giếng.