[Funland] Review Đại học Swinburne học tại Việt Nam

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Iem học Columbia Southern University đơi, chương trình 100% theo chuẩn Mẽo đơi, học cực khổ vãi nồi mới xong cái MBA. Không bao giờ có chuyện Đạo văn được đâu Cụ ây, bài làm theo chuẩn APA, check 100% trên phần mềm chống đạo văn. Trường khác như nào iem không rõ nhưng CSU của Mỹ iem thấy khó kinh khủng.
Tôi cũng thấy lạ. Theo như cụ chia sẻ + chia sẻ trên subreddit MBA + kinh nghiệm cá nhân tôi học ké 3 lớp ở chương trình MBA top 10, quả thật là ranking của chương trình MBA càng cao thì học càng "nhẹ".

Ranking cỡ khoảng #15-50 học hộc cả máu, cạnh tranh gay gắt, làm cả đống bài tập với dự án, thế nhưng ranking cao hơn thì học sinh bỏ nhiều thời gian chủ yếu để network, tham gia hoạt động ngoại khóa, mở công ty và tham dự vào mấy cuộc thi khởi nghiệp, v.v.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,721
Động cơ
325,969 Mã lực
USTH có xét tuyển ko chị nhỉ?
Có mấy đợt tuyển qua học bạ và kết hợp phỏng vẫn trực tiếp. Đợt sau cùng mới lấy điểm chuẩn vào trường theo điểm thi tốt nghiệp em ạ.
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
8,543
Động cơ
436,810 Mã lực
Nơi ở
HN
Có mấy đợt tuyển qua học bạ và kết hợp phỏng vẫn trực tiếp. Đợt sau cùng mới lấy điểm chuẩn vào trường theo điểm thi tốt nghiệp em ạ.
Con em học hệ Cambridge lấy chứng chỉ Alevel và Ielts, ko biết trường có xét tuyển bằng mấy chứng chỉ này ko c nhỉ.
 

Thèm khát

Xe điện
Biển số
OF-785131
Ngày cấp bằng
21/7/21
Số km
2,686
Động cơ
22,420 Mã lực
Tuổi
40
Tôi cũng thấy lạ. Theo như cụ chia sẻ + chia sẻ trên subreddit MBA + kinh nghiệm cá nhân tôi học ké 3 lớp ở chương trình MBA top 10, quả thật là ranking của chương trình MBA càng cao thì học càng "nhẹ".

Ranking cỡ khoảng #15-50 học hộc cả máu, cạnh tranh gay gắt, làm cả đống bài tập với dự án, thế nhưng ranking cao hơn thì học sinh bỏ nhiều thời gian chủ yếu để network, tham gia hoạt động ngoại khóa, mở công ty và tham dự vào mấy cuộc thi khởi nghiệp, v.v.
Iem cụng chưa học qua nên không biết từ "nhẹ" của Bác như nào. Nhưng lúc còn học ở CSU, iem thấy nó kinh khủng luôn vì mang tính ứng dụng thực tiễn cao, không nặng về lý thuyết.
Lớp iem học đa số là CEO và Giám đốc cấp cao của các Tập đoàn lớn, học lực iem thời Đại học thì làng nhàng nhưng đội bạn học toàn dân top các trường ĐH lớn của mình, sức học của họ cũng khủng lắm, nhưng vào nồi MBA của CSU cũng chật vật y chang iem :D
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,721
Động cơ
325,969 Mã lực
Con em học hệ Cambridge lấy chứng chỉ Alevel và Ielts, ko biết trường có xét tuyển bằng mấy chứng chỉ này ko c nhỉ.
Các chứng chỉ là phụ thêm vào cùng học bạ em ạ. Chủ yếu là qua phỏng vấn, các thầy giáo thấy con mình có hiểu về ngành mình định học, đừng cảm tính mà phải có khả năng và thể hiện tý đam mê là đủ. Còn các câu hỏi bốc thăm kiến thức về các môn tự nhiên như Toán, Hóa, Sinh cũng phải trả lời đúng.
 

3d4s

Xe tăng
Biển số
OF-153544
Ngày cấp bằng
22/8/12
Số km
1,326
Động cơ
369,998 Mã lực
Cái này em nghĩ cụ sai lầm, cụ quá coi nhẹ vai trò của giáo dục. Cụ nên biết lịch sử tiến hóa nhân loại từ loài vượn thực tế có rất nhiều chi vượn cạnh tranh với nhau. Và chi vượn trở thành người bây giờ trên thực tế lại ko phải chi mạnh nhất, trên thực tế có 1 chi khác mạnh mẽ hơn, thông minh hơn. Nhưng sự khác biệt đến ở chỗ cái chi kia những cá thể già yếu sẽ bị vứt bỏ, còn chi trở thành người hiện đại thì các cá thể già yếu vẫn tiếp tục được bộ tộc nuôi dưỡng chăm sóc và họ truyền lại những kinh nghiệm của họ cho thế hệ kế tiếp và cuối cùng thì hành động đấy lại dẫn đến chiến thắng sau cùng. Phản biện để cụ thấy tầm quan trọng của kế thừa, của giáo dục, quan trọng hơn bất cứ trí thông minh cá nhân nào, cái mà cụ gọi là giỏi.

Bọn giỏi, ở VN chúng nó vẫn có thể học giỏi và thành công, em hoàn toàn đồng ý, nhưng sẽ lãng phí 5 năm cuộc đời. Em thấy cái giá này đắt, bởi vậy nếu có điều kiện, nên cho đi.

Còn môi trường giáo dục em thấy cụ đánh giá hơi phiến diện. Bất cứ cái gì tồn tại đều có đạo lý của nó. Ở Úc cũng nhiều trường có rankings không hề thấp so với thế giới. Với cá nhân em sẽ là rất sai lầm nếu đi học vì độ Elite, về trình độ của thầy giáo v.v... Từ lúc còn bé em đã nhận thấy thầy giáo em học được nhiều nhất, cảm thấy thú vị nhất lại ko phải người Elite nhất. Có khi thầy là giáo sư tiến sỹ hiệu trưởng trường ĐH lớn thật đấy nhưng dạy thì ... chán như gì.

Quan trọng nhất là chọn lựa được nơi phù hợp với chính mình. Bọn Tây nó có rất nhiều trường phái, trăm hoa đua nở. Có những trường chương trình của nó rất thực dụng, nhẹ nhàng, vô cùng sát thực tế, ra trường vẫn làm việc tốt nhưng ngược lại, có những trường chương trình rất nặng, dạy nhiều thứ ko cần thiết, đi sâu vào lý thuyết hơn, năm nào cũng bị sinh viên feedback rất tệ nên phải họp để bàn cải tổ chương trình. Ấy thế nhưng thực tế lại cho thấy sinh viên theo chương trình này ra trường sau 1 giai đoạn đầu tiên chật vật hơn các bạn học chương trình thực dụng thì sau đấy ko hề thua kém, thậm chí có nhiều người vượt lên, rankings trường ko hề bị tụt. Thế là mấy chục năm năm nào cũng bàn cải tổ chương trình nhưng cuối cùng thì vẫn là trường từ chối thay đổi.

Ý kiến cá nhân của em thì rất khó mà nói triết lý nào ưu việt hơn, quan trọng nhất là triết lý đấy có phù hợp với bản thân hay không. Swinburn em thấy rankings ok, học được, chương trình chắc là ổn hơn rất nhiều so với học ở VN. Còn có đáng học hay ko thì nó phụ thuộc vào con của cụ/mợ là ai, sức học thế nào, khao khát đến đâu. Chọn trường cũng giống như tập thể thao chọn mức tạ khởi điểm vậy. Nếu yếu, hãy chọn mức tạ nhẹ 20kg và chăm chỉ tập, hoàn toàn có thể nâng thành tích lên 100kg. Còn như khỏe, có thể chơi ngay 70, 80kg. Mấu chốt của sự tiến bộ là ở 2 chữ "vừa sức", ko quá nặng cũng như ko quá nhẹ, nếu thấy nhẹ thì phải tăng lên và ngược lại. Đừng vì thấy bọn vận động viên Elite nó chơi khởi điểm 150kg mà mình cũng đú theo, chết bẹp đấy. Nếu để đứt gánh giữa đường thì đó sẽ là lãng phí rất lớn về thời gian và tiền bạc.
Chúng ta đang nói hai việc khác nhau.

Mình đang so sánh các trường học, yêu cầu, đầu vào & đầu ra, mặt bằng chung và trình độ của thầy giáo nói chung của các nước với nhau. Và việc này được cân đong đo đếm & công nhận bởi trình độ của thầy, các công trình nghiên cứu của trường + mặt bằng trình độ của sinh viên theo học. Cái này các trường ở Úc ko bằng bọn kia ở châu Âu, Mỹ.

Còn bạn thì đi giải thích trường nào phù hợp với ai. Úc nó sẽ phù hợp với nhiều đối tượng cũng bởi vì Úc nó dễ, nó ko quá vao siêu, học những thứ cơ bản để ứng dụng, gần như ai đến học cũng được, nó thực dụng, rồi dễ ở lại, dễ có PRs, vv... Và rõ ràng người lớn + bọn trẻ nên biết mình biết ta mà chọn trường vừa với sức của mình là đương nhiên.

Thế nên các nước Châu Á (China, Thái, Việt Nam, Indo...), cứ có đủ tiền, con cái học hành từ yếu đến trung bình thì cho sang Úc là chuẩn rồi, vì chỉ cần học vừa vừa, tiếng Anh lởm chút cũng ko sao hết, đầu óc ko cần cao siêu miễn có siêng năng, có trách nhiệm, là có thể tốt nghiệp được. Đầu vào ĐH cũng dễ hơn nhiều so với các nước khác. Ko cần nhiều yêu cầu, chỉ cần Tiếng Anh đủ để nghe (ielts 6,-7) + tốt nghiệp xong cấp 3 ở VN là gần như xin được một trường nào đó ở Úc rồi.

Đấy cũng là nghệ thuật cuả nước Úc trong việc kinh doanh giáo dục: dạy vừa phải, dạy phù hợp, tập trung vào cơ bản, tính ứng dụng, rèn kỹ năng... vì thế thầy giáo bình thường mà khả năng truyền đạt tốt, kiến thứ xã hội, thực tế bao quát, nhiều kinh nghiệm để chia sẻ là đủ.

Còn một khi đã đi vào chiều sâu, ngành hẹp, siêu hẹp, lúc đó mới hiểu tại sao cần thầy giỏi, cần người thật sự hiểu biết, đầu ngành để chỉ cho mình. Đấy là cái khác biệt của những trường đầu ngành & các ông thầy đầu ngành mà mình đề cập ở trên kia.
 
Chỉnh sửa cuối:

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Chúng ta đang nói hai việc khác nhau.

Mình đang so sánh các trường học, yêu cầu, đầu vào & đầu ra, mặt bằng chung và trình độ của thầy giáo nói chung của các nước với nhau. Và việc này được cân đong đo đếm & công nhận bởi trình độ của thầy, các công trình nghiên cứu của trường + mặt bằng trình độ của sinh viên theo học. Cái này các trường ở Úc ko bằng bọn kia ở châu Âu, Mỹ.

Còn bạn thì đi giải thích trường nào phù hợp với ai. Úc nó sẽ phù hợp với nhiều đối tượng cũng bởi vì Úc nó dễ, nó ko quá vao siêu, học những thứ cơ bản để ứng dụng, gần như ai đến học cũng được, nó thực dụng, rồi dễ ở lại, dễ có PRs, vv... Và rõ ràng người lớn + bọn trẻ nên biết mình biết ta mà chọn trường vừa với sức của mình là đương nhiên.

Thế nên các nước Châu Á (China, Thái, Việt Nam, Indo...), cứ có đủ tiền, con cái học hành từ yếu đến trung bình thì cho sang Úc là chuẩn rồi, vì chỉ cần học vừa vừa, tiếng Anh lởm chút cũng ko sao hết, đầu óc ko cần cao siêu miễn có siêng năng, có trách nhiệm, là có thể tốt nghiệp được. Đầu vào ĐH cũng dễ hơn nhiều so với các nước khác. Ko cần nhiều yêu cầu, chỉ cần Tiếng Anh đủ để nghe (ielts 6,-7) + tốt nghiệp xong cấp 3 ở VN là gần như xin được một trường nào đó ở Úc rồi.

Đấy cũng là nghệ thuật cuả nước Úc trong việc kinh doanh giáo dục: dạy vừa phải, dạy phù hợp, tập trung vào cơ bản, tính ứng dụng, rèn kỹ năng... vì thế thầy giáo bình thường mà khả năng truyền đạt tốt, kiến thứ xã hội, thực tế bao quát, nhiều kinh nghiệm để chia sẻ là đủ.

Còn một khi đã đi vào chiều sâu, ngành hẹp, siêu hẹp, lúc đó mới hiểu tại sao cần thầy giỏi, cần người thật sự hiểu biết, đầu ngành để chỉ cho mình. Đấy là cái khác biệt của những trường đầu ngành & các ông thầy đầu ngành mà mình đề cập ở trên kia.
Cái này em thấy cụ đánh giá vẫn phiến diện. Cá nhân em ko phân chia Âu, Mỹ hay Úc gì. Mỹ là Mỹ nào, Âu là âu nào, Úc là Úc nào. Trường phải cụ thể là trường nào, rankings bao nhiêu, đi theo trường phái nào. Úc cũng có những trường đi theo triết lý hàn lâm, mà Âu cũng có nhiều trường nổi tiếng đi theo triết lý ứng dụng. Ko phải ai cũng đi theo hướng chiều sâu, ngành hẹp hay siêu hẹp như cụ nói. Mục đích của đại đa số chúng ta là ra trường đi làm kiếm tiền, làm được việc. Nếu mục đích là vậy thì các trường ứng dụng là nơi phù hợp hơn. Vợ chồng em trai em học trường theo triết lý hàn lâm em còn lạ quái gì. Em ko dám nói những cái người ta dạy là hoàn toàn vô bổ, có điều tùy người học mà những thứ đấy có ích nhiều hay ít. Học trường hàn lâm, chương trình nặng 1 cách ko cần thiết, ra trường thời gian đầu chật vật hơn các bạn theo triết lý ứng dụng, thời gian học dài hơn và đặc biệt là lương ko hề cao hơn. Như em trai em nó vẫn bảo, phí mất 2 năm cuộc đời, trường top, chương trình hàn lâm chẳng để làm cái gì.

Còn vụ ở lại, em nghĩ cụ hơi bị nhầm, ở lại dễ hay khó phần rất lớn là phụ thuộc vào thời thế. Ví dụ Sing có thời điểm còn chưa ra trường đã nhận được thư mời nhập tịch, mà giờ bố mẹ PR con còn ko có PR. Úc hiện tại cửa ở lại khá hẹp, nếu học vì mục tiêu này thì Canada là lựa chọn hợp lý hơn nhiều.
 

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,463
Động cơ
359,397 Mã lực
Cái này em thấy cụ đánh giá vẫn phiến diện. Cá nhân em ko phân chia Âu, Mỹ hay Úc gì. Mỹ là Mỹ nào, Âu là âu nào, Úc là Úc nào. Trường phải cụ thể là trường nào, rankings bao nhiêu, đi theo trường phái nào. Úc cũng có những trường đi theo triết lý hàn lâm, mà Âu cũng có nhiều trường nổi tiếng đi theo triết lý ứng dụng. Ko phải ai cũng đi theo hướng chiều sâu, ngành hẹp hay siêu hẹp như cụ nói. Mục đích của đại đa số chúng ta là ra trường đi làm kiếm tiền, làm được việc. Nếu mục đích là vậy thì các trường ứng dụng là nơi phù hợp hơn. Vợ chồng em trai em học trường theo triết lý hàn lâm em còn lạ quái gì. Em ko dám nói những cái người ta dạy là hoàn toàn vô bổ, có điều tùy người học mà những thứ đấy có ích nhiều hay ít. Học trường hàn lâm, chương trình nặng 1 cách ko cần thiết, ra trường thời gian đầu chật vật hơn các bạn theo triết lý ứng dụng, thời gian học dài hơn và đặc biệt là lương ko hề cao hơn. Như em trai em nó vẫn bảo, phí mất 2 năm cuộc đời, trường top, chương trình hàn lâm chẳng để làm cái gì.

Còn vụ ở lại, em nghĩ cụ hơi bị nhầm, ở lại dễ hay khó phần rất lớn là phụ thuộc vào thời thế. Ví dụ Sing có thời điểm còn chưa ra trường đã nhận được thư mời nhập tịch, mà giờ bố mẹ PR con còn ko có PR. Úc hiện tại cửa ở lại khá hẹp, nếu học vì mục tiêu này thì Canada là lựa chọn hợp lý hơn nhiều.
Cảm ơn cụ thông tin rất chi tiết. Khoá của con em phần lớn (>60%) cũng chọn đi Úc vì thích môi trường và cách sống nhẹ nhàng bên đó số còn lại chọn Mỹ / can( 35%) và rất ít còn lại đi Hà lan và Hungary học Y/ nhà khoa, Nhật ( Todai). Việc đi Úc giờ để ở lại là rất ít vì khả năng này giờ khó và các gia đình cũng không thích vậy. Đi Úc các con vào tốp 8 của Úc hết , như con em điểm IB là 42 nhưng vì dịch bệnh bạn chọn Rmit vietnam. Năm sau con sẽ sang Úc học năm 3 và em target con hoc Master tại Cambridge/ Oxford. Em đã phỏng vấn khá nhiều bạn học Rmit vn thì thấy các con rất năng động, có cơ hội việc làm từ năm 2 và các công ty cũng đánh giá cao chất lượng khi ra trường.
 
Chỉnh sửa cuối:

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
6,827
Động cơ
442,649 Mã lực
Em ăn thịt chó, em ko ăn giả cầy cụ ơi. Nhưng đây không phải nhận định cá nhân. Em có biết nhiều người học các chương trình liên kết, quốc tế ở VN rồi cụ. Luôn ở dưới tầm chính quốc 1 vực. Chưa nói đến cơ sở vật chất kém hơn thì giảng viên, sinh viên cũng đã kém hơn rồi cụ. Cụ không kén chọn thì ăn tạm cũng được.
Thịt chó nếu chế biến không đúng thì nhiều khi kém xa món giả cầy!>:D<
 

Thèm khát

Xe điện
Biển số
OF-785131
Ngày cấp bằng
21/7/21
Số km
2,686
Động cơ
22,420 Mã lực
Tuổi
40
Học gì thì học, ra trường vẫn phải vào công việc thực tế rồi học hỏi tiếp. Hành trình làm việc trong đời mỗi người cũng là hành trình học hỏi dài dài. Nên là em nghĩ học đc trong môi trường năng động để tư duy năng động linh hoạt là ok hơn cả. Với tiêu chí đó, em ko ham lắm mấy trường công lập. Nếu con em vào các trường công lập - mà em chỉ hướng tới Bách khoa hoặc KHTN- em sẽ cho học các ctrinh liên kết. Còn ko thì chọn học các trường ĐH liên kết như RMIT, Swinburne, BUV. Em chẳng thấy có gì mà cửa trên với cửa dưới cả. Vấn đề quan trọng nhất là tài chính và hậu thuẫn từ gia đình để các con có xuất phát điểm tốt mà bứt lên thôi. Trường sở bằng cấp ko phải là điều kiện duy nhất quyết định sự thành công.
Iem cũng nghĩ như Cụ.
Iem cũng chẳng coi trọng lắm trường nào, hệ gì. Phải trở lại câu hỏi cơ bản nhất của giáo dục, “học để làm gì?”.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Cảm ơn cụ thông tin rất chi tiết. Khoá của con em phần lớn (>60%) cũng chọn đi Úc vì thích môi trường và cách sống nhẹ nhàng bên đó số còn lại chọn Mỹ / can( 35%) và rất ít còn lại đi Hà lan và Hungary học Y/ nhà khoa, Nhật ( Todai). Việc đi Úc giờ để ở lại là rất ít vì khả năng này giờ khó và các gia đình cũng không thích vậy. Đi Úc các con vào tốp 8 của Úc hết , như con em điểm IB là 42 nhưng vì dịch bệnh bạn chọn Rmit vietnam. Năm sau con sẽ sang Úc học năm 3 và em target con hoc Master tại Cambridge/ Oxford. Em đã phỏng vấn khá nhiều bạn học Rmit vn thì thấy các con rất năng động, có cơ hội việc làm từ năm 2 và các công ty cũng đánh giá cao chất lượng khi ra trường.
Chuẩn bài rồi cụ, nếu có điều kiện cứ Rmit mà chơi, đừng ham hố cái gì kỹ sư tài năng với mấy đồng học bổng còm, cũng như đừng sợ thiên hạ nói ko đỗ ĐH mới phải vào Rmit. Xin nói là bé lớn nhà em mới hơn 4t, ko có chuyện con học Rmit nên mới nói vậy, em thì càng ko có liên quan gì, ko hề biết 1 chữ giáo trình của nó ra sao. Nhận định hoàn toàn chỉ dựa trên hiểu biết về triết lý thực dụng của Tây, nên các cụ các mợ vẫn cần phải kiểm chứng cẩn thận.
 

Colonhec5

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-789495
Ngày cấp bằng
6/9/21
Số km
354
Động cơ
28,309 Mã lực
Trường này có suất học bổng cấp cho chính phủ Úc để nhấc quán quân Olympia VN phải không các cụ?
 

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,463
Động cơ
359,397 Mã lực
Chuẩn bài rồi cụ, nếu có điều kiện cứ Rmit mà chơi, đừng ham hố cái gì kỹ sư tài năng với mấy đồng học bổng còm, cũng như đừng sợ thiên hạ nói ko đỗ ĐH mới phải vào Rmit. Xin nói là bé lớn nhà em mới hơn 4t, ko có chuyện con học Rmit nên mới nói vậy, em thì càng ko có liên quan gì, ko hề biết 1 chữ giáo trình của nó ra sao. Nhận định hoàn toàn chỉ dựa trên hiểu biết về triết lý thực dụng của Tây, nên các cụ các mợ vẫn cần phải kiểm chứng cẩn thận.
Con em học quốc tế từ bé, cháu có điểm Tú tài qte IB 42/45 cụ ạ. Với điểm này vào nhiều trường top Anh, Úc trong tầm tay. Vì dịch nên em không cho cháu du học nữa mà chọn học trong nước và năm sau hết dịch lại đi. Với em sức khỏe và an toàn quan trọng nhất, nó là con gái phải chăm phải chiều không cần vất vả như con trai làm gì.
 

3d4s

Xe tăng
Biển số
OF-153544
Ngày cấp bằng
22/8/12
Số km
1,326
Động cơ
369,998 Mã lực
Cái này em thấy cụ đánh giá vẫn phiến diện. Cá nhân em ko phân chia Âu, Mỹ hay Úc gì. Mỹ là Mỹ nào, Âu là âu nào, Úc là Úc nào. Trường phải cụ thể là trường nào, rankings bao nhiêu, đi theo trường phái nào. Úc cũng có những trường đi theo triết lý hàn lâm, mà Âu cũng có nhiều trường nổi tiếng đi theo triết lý ứng dụng. Ko phải ai cũng đi theo hướng chiều sâu, ngành hẹp hay siêu hẹp như cụ nói. Mục đích của đại đa số chúng ta là ra trường đi làm kiếm tiền, làm được việc. Nếu mục đích là vậy thì các trường ứng dụng là nơi phù hợp hơn. Vợ chồng em trai em học trường theo triết lý hàn lâm em còn lạ quái gì. Em ko dám nói những cái người ta dạy là hoàn toàn vô bổ, có điều tùy người học mà những thứ đấy có ích nhiều hay ít. Học trường hàn lâm, chương trình nặng 1 cách ko cần thiết, ra trường thời gian đầu chật vật hơn các bạn theo triết lý ứng dụng, thời gian học dài hơn và đặc biệt là lương ko hề cao hơn. Như em trai em nó vẫn bảo, phí mất 2 năm cuộc đời, trường top, chương trình hàn lâm chẳng để làm cái gì.

Còn vụ ở lại, em nghĩ cụ hơi bị nhầm, ở lại dễ hay khó phần rất lớn là phụ thuộc vào thời thế. Ví dụ Sing có thời điểm còn chưa ra trường đã nhận được thư mời nhập tịch, mà giờ bố mẹ PR con còn ko có PR. Úc hiện tại cửa ở lại khá hẹp, nếu học vì mục tiêu này thì Canada là lựa chọn hợp lý hơn nhiều.
Mình đang nói mặt bằng chung, tức là tính cào bằng và chia trung bình. Rõ ràng là Úc thua về trình độ giáo sư, giáo viên cũng như trình độ học sinh, sinh viên. Chứ tất nhiên ở đâu chẳng có trường này trường kia, có trường hàn lâm, có trường ứng dụng có sinh viên này sinh viên kia.

Chính vì thế học Úc không khó, giỏi mà đi học Úc sẽ đứng ở top đầu nhưng là thành ra lãng phí. Điều này sẽ nhận ra khi học xong ĐH ở Úc rồi muốn học tiếp ở Anh, Đức, Bỉ, Pháp, Mỹ... mới thấy sự vất vả, vì phải cày, bổ sung nhiều kiến thức nền tảng mà bên kia họ coi như xong bậc ĐH là phải có.

Một ông giáo sư 'làng nhàng' ở Mỹ, Châu Âu mà về Úc là được trải thảm & chào đón nhiệt liệt. Nhưng không bao giờ có chiều ngược lại. Các ông bà ấy sang Úc một thời gian dạy sinh viên xong cũng nản mà thốt lên "too big gap", vì mặt bằng trình độ sinh viên nó khác nhau quá (giữa Úc và nơi trước đây họ dạy học). Ngược lại hội GS, TS đang giảng dạy tại hầu hết các trường ở Úc thì phần lớn cũng chìm nghỉm, đi ra TG bên ngoài cũng không khác mấy ông GS, TS ở VN là mấy. Báo cáo khoa học, đóng góp cho xã hội (về mặt khoa học), viết báo quốc tế, số lượng "references" (đánh giá mức độ hữu ích của trình độ chuyên môn") đối với TG gần như rất ít (trừ mấy ông ngôi sao, mà ngôi sao thì VN cũng có)...

Đối với sinh viên bình thường, đa số thích Úc vì học nó dễ, ko phải học hay cố gắng nhiều, thậm chí hơi lười mà tư duy tốt vẫn ngon như thường. Còn giỏi chút & thông minh mà sang Úc thì vào hs top của các trường là rất bình thường. Tâm lý chung rồi. Rất phù hợp với số đông. Còn bố mẹ chúng nó chi tiền cơ mà, lo gì. Cuộc sống ở Úc cũng nhẹ nhàng, êm đềm hơn, trong công việc cũng vừa phải, làm đúng đủ là ngon, được chính sách nhà nước bảo vệ & bảo hộ. Đứa nào có ý chí, giỏi & thích phấn đấu, chúng nó sẽ nắm rất rõ điều này, vì thế sẽ chọn Mỹ, Anh, Đức... chả thèm liếc Úc lấy một cái.

Chưa cần nói đến hàn lâm, khoa học gì cả. Đủ trình độ để các c.ty hàng đầu thế giới, nơi cần nhiều chất xám một cách khác biệt họ tuyển vào dạng fresh-graduate thì cũng đã cần phải khác rồi. Và nếu tốt nghiệp ở các trường của Úc ra ngoài bọn top (kiểu một vài sinh viên outstanding khác biệt), thì trình độ mặt bằng chung gần như không thể ứng tuyển.

Còn về nhập cư, Úc khó hơn những vẫn là thuộc hàng dễ nhất rồi, có kém thì kém Canada thôi (trong mấy nước dễ sống + nói tiếng Anh). Chính sách nhập cư có thể thay đổi một chút nhưng về cơ bản, nền tảng vẫn vậy, điểm cộng chỗ này trừ chỗ kia..., và học ĐH ở Úc vẫn luôn là lợi thế rất lớn trong cách tính điểm. Đó cũng là chiến lược của Úc để thu hút sinh viên + kinh doanh giáo dục.
 
Chỉnh sửa cuối:

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Mình đang nói mặt bằng chung, tức là tính cào bằng và chia trung bình. Rõ ràng là Úc thua về trình độ giáo sư, giáo viên cũng như trình độ học sinh, sinh viên. Chứ tất nhiên ở đâu chẳng có trường này trường kia, có trường hàn lâm, có trường ứng dụng có sinh viên này sinh viên kia.

Chính vì thế học Úc không khó, giỏi mà đi học Úc sẽ đứng ở top đầu nhưng là thành ra lãng phí. Điều này sẽ nhận ra khi học xong ĐH ở Úc rồi muốn học tiếp ở Anh, Đức, Bỉ, Pháp, Mỹ... mới thấy sự vất vả, vì phải cày, bổ sung nhiều kiến thức nền tảng mà bên kia họ coi như xong bậc ĐH là phải có.

Một ông giáo sư 'làng nhàng' ở Mỹ, Châu Âu mà về Úc là được trải thảm & chào đón nhiệt liệt. Nhưng không bao giờ có chiều ngược lại. Các ông bà ấy sang Úc một thời gian dạy sinh viên xong cũng nản mà thốt lên "too big gap", vì mặt bằng trình độ sinh viên nó khác nhau quá (giữa Úc và nơi trước đây họ dạy học). Ngược lại hội GS, TS đang giảng dạy tại hầu hết các trường ở Úc thì phần lớn cũng chìm nghỉm, đi ra TG bên ngoài cũng không khác mấy ông GS, TS ở VN là mấy. Báo cáo khoa học, đóng góp cho xã hội (về mặt khoa học), viết báo quốc tế, số lượng "references" (đánh giá mức độ hữu ích của trình độ chuyên môn") đối với TG gần như rất ít (trừ mấy ông ngôi sao, mà ngôi sao thì VN cũng có)...

Đối với sinh viên bình thường, đa số thích Úc vì học nó dễ, ko phải học hay cố gắng nhiều, thậm chí hơi lười mà tư duy tốt vẫn ngon như thường. Còn giỏi chút & thông minh mà sang Úc thì vào hs top của các trường là rất bình thường. Tâm lý chung rồi. Rất phù hợp với số đông. Còn bố mẹ chúng nó chi tiền cơ mà, lo gì. Cuộc sống ở Úc cũng nhẹ nhàng, êm đềm hơn, trong công việc cũng vừa phải, làm đúng đủ là ngon, được chính sách nhà nước bảo vệ & bảo hộ. Đứa nào có ý chí, giỏi & thích phấn đấu, chúng nó sẽ nắm rất rõ điều này, vì thế sẽ chọn Mỹ, Anh, Đức... chả thèm liếc Úc lấy một cái.

Chưa cần nói đến hàn lâm, khoa học gì cả. Đủ trình độ để các c.ty hàng đầu thế giới, nơi cần nhiều chất xám một cách khác biệt họ tuyển vào dạng fresh-graduate thì cũng đã cần phải khác rồi. Và nếu tốt nghiệp ở các trường của Úc ra ngoài bọn top (kiểu một vài sinh viên outstanding khác biệt), thì trình độ mặt bằng chung gần như không thể ứng tuyển.

Còn về nhập cư, Úc khó hơn những vẫn là thuộc hàng dễ nhất rồi, có kém thì kém Canada thôi (trong mấy nước dễ sống + nói tiếng Anh). Chính sách nhập cư có thể thay đổi một chút nhưng về cơ bản, nền tảng vẫn vậy, điểm cộng chỗ này trừ chỗ kia..., và học ĐH ở Úc vẫn luôn là lợi thế rất lớn trong cách tính điểm. Đó cũng là chiến lược của Úc để thu hút sinh viên + kinh doanh giáo dục.
Em hỏi cụ là nói mặt bằng chung thì giúp ích được gì cho con em chúng ta trong việc đưa ra lựa chọn? Hay ý cụ muốn nói là những trường top 50 xếp hạng thế giới, từng có giải Nobel ở Úc thì kém hơn những trường ở Âu Mỹ ko có tên trong danh sách xếp hạng, chỉ vì vị trí địa lý của nó? Nếu vậy người ta sinh ra cái xếp hạng làm quái gì?

Còn nếu cụ đã nói đâu cũng có trường này trường kia, sinh viên này sinh viên kia, thì liệu có quan trọng chuyện nó là Úc, Mỹ, Âu hay Á? Người thực dụng như em cứ cao nhất có thể với tới mà tiến, chẳng quan tâm nó là cái gì. Vị trí địa lý chỉ có ý nghĩa về môi trường, khí hậu, con người trong việc đưa ra quyết định, chứ nếu về học thuật, chỉ là con số 0 với cá nhân em.

Đọc cả tỉ chữ của cụ thấy toàn chung chung mà ko có bất luận cái con số cụ thể nào, rất vô bổ. Nói thế nhắm mắt em cũng nói được cả loạt, kiểu như các trường ở Hà Nội tốt hơn ở tỉnh, về cả giáo viên lẫn học sinh. Nhưng ngoài câu cảm thán "ai mà chả biết" thì nó chả giúp gì được trong việc tìm câu trả lời cho việc học ở HN hay học ở tỉnh, bởi 1 trường làng nhàng ở HN còn lâu mới bằng 1 trường chuyên có tiếng ở tỉnh, vì thế luôn phải cụ thể trường HN là trường nào, trường tỉnh là trường nào.

Mấy cái cụ đề cập em nghĩ chỉ có ích khi mà người học hoàn toàn mù mờ về nơi định đến học, đi học thì vào trường nào biết trường đấy, chưa bàn đến chuyện thực tế có vậy đúng hay không. Nhưng nếu như thế, mấy cái đứa giỏi, có ý chí và thích phấn đấu Mỹ Anh Đức cụ nói thực sự em ko coi đó là giỏi, hoặc ít nhất hình mẫu coi thế nào là giỏi của em với cụ khác nhau. Giỏi với em là người có khả năng làm chủ cuộc sống của mình, có mục tiêu rõ ràng, có kế hoạch và thực hiện được kế hoạch như ý. Còn tù mù mà đi như thế, kể cả có vượt qua được thì em cũng chỉ coi đấy là thiên phú và vận khí tốt, ko coi đó là giỏi, ko đáng học.
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,265
Động cơ
212,479 Mã lực
Đại học gì nghe tên như tây thế nhỉ? :">
 

3d4s

Xe tăng
Biển số
OF-153544
Ngày cấp bằng
22/8/12
Số km
1,326
Động cơ
369,998 Mã lực
Em hỏi cụ là nói mặt bằng chung thì giúp ích được gì cho con em chúng ta trong việc đưa ra lựa chọn? Hay ý cụ muốn nói là những trường top 50 xếp hạng thế giới, từng có giải Nobel ở Úc thì kém hơn những trường ở Âu Mỹ ko có tên trong danh sách xếp hạng, chỉ vì vị trí địa lý của nó? Nếu vậy người ta sinh ra cái xếp hạng làm quái gì?

Còn nếu cụ đã nói đâu cũng có trường này trường kia, sinh viên này sinh viên kia, thì liệu có quan trọng chuyện nó là Úc, Mỹ, Âu hay Á? Người thực dụng như em cứ cao nhất có thể với tới mà tiến, chẳng quan tâm nó là cái gì. Vị trí địa lý chỉ có ý nghĩa về môi trường, khí hậu, con người trong việc đưa ra quyết định, chứ nếu về học thuật, chỉ là con số 0 với cá nhân em.

Đọc cả tỉ chữ của cụ thấy toàn chung chung mà ko có bất luận cái con số cụ thể nào, rất vô bổ. Nói thế nhắm mắt em cũng nói được cả loạt, kiểu như các trường ở Hà Nội tốt hơn ở tỉnh, về cả giáo viên lẫn học sinh. Nhưng ngoài câu cảm thán "ai mà chả biết" thì nó chả giúp gì được trong việc tìm câu trả lời cho việc học ở HN hay học ở tỉnh, bởi 1 trường làng nhàng ở HN còn lâu mới bằng 1 trường chuyên có tiếng ở tỉnh, vì thế luôn phải cụ thể trường HN là trường nào, trường tỉnh là trường nào.

Mấy cái cụ đề cập em nghĩ chỉ có ích khi mà người học hoàn toàn mù mờ về nơi định đến học, đi học thì vào trường nào biết trường đấy, chưa bàn đến chuyện thực tế có vậy đúng hay không. Nhưng nếu như thế, mấy cái đứa giỏi, có ý chí và thích phấn đấu Mỹ Anh Đức cụ nói thực sự em ko coi đó là giỏi, hoặc ít nhất hình mẫu coi thế nào là giỏi của em với cụ khác nhau. Giỏi với em là người có khả năng làm chủ cuộc sống của mình, có mục tiêu rõ ràng, có kế hoạch và thực hiện được kế hoạch như ý. Còn tù mù mà đi như thế, kể cả có vượt qua được thì em cũng chỉ coi đấy là thiên phú và vận khí tốt, ko coi đó là giỏi, ko đáng học.
Có lẽ bạn vẫn chưa hiểu và sẽ không hiểu ý của mình. Nên post nốt lần này thôi. Nếu mình học xong rồi về VN cống hiến hay ở Úc hay sang Nz, Canada, hay ở loanh quanh mấy nước đang phát triển để làm việc cơ bản, đơn giản thì okie. Còn tham gia hội nhập thế giới phát triển dùng cái bằng của Úc là sẽ khó hơn nhiều, ko chỉ với người châu Á mà cả các bạn da trắng.

Đó là một phần lý do nên học ở mấy nước kia sẽ có lợi hơn (ngoài kiến thức được trang bị tốt hơn). Đơn giản vào các công ty quốc tế ở các nước phát triển kia, CV giới thiệu tôi học ở Úc là chả ai quan tâm (bọn Tây nó cũng bias và look-down còn hơn cả người Việt mình) :) so với việc học ở Đức, Mỹ, Anh, etc. Cái này phải hỏi cả bọn da trắng học ở Úc mà đi ra thế giới (Mỹ, châu Âu, Nhật, Trung Đông... làm việc, hỏi chúng nó để hiểu cảm giác "bị coi là ở chiếu dưới so với bọn còn lại" nó như thế nào.

Tương tự như vậy cho việc học, học ĐH và cả lấy bằng TS ở Úc bọn chúng nó coi cũng tèm nhem như bằng Việt Nam hoặc hơn Việt Nam một chút thôi vậy, và gần như rất khó xin việc liên quan đến Academic nếu chỉ với cái bằng TS ở Úc (trừ khi có cái gì khác khác biệt đi kèm).

Còn lý do tại sao lại như vậy? Một phần chính vì Úc đa số và hướng là đào tạo ra là để ứng dụng, để sử dụng những thứ có sẵn... làm cho tốt là được. Nên chỉ cần học ở layer/lớp trên cùng (mọi thứ bày sẵn rồi + chỉ cần áp dụng ngon là đc). Kiểu học userguide, service manuals, etc. Và bỏ qua cái phần gốc bên dưới (hoặc học, hiểu sơ sài là đủ). Chính vì thế để ứng dụng thì tốt nhưng sáng tạo thì khó. Châu Âu và Mỹ (và cả Nhật, Hàn và cả TQ) thì nó sẽ bắt học cái lớp dưới, hoặc bắt chúng ta phải hiểu cái root đó đã xong mới đến lớp trên.

Nên khi vào một tổ chức, sự phân bổ nhân sự, phân công công việc cũng vậy. Làm R&D, những công việc tạo ra giá trị & cốt lõi để kiếm tiền sẽ dc phân cho hội hiểu cặn kẽ kia. Còn làm operation, hỗ trợ, document admin, clerk sẽ phù hợp với hội chuyên học ứng dụng. Chính ở VN và các nước đang phát triển thì đa số chỉ cần và có nhu cầu nhân sự ở lớp sau (ứng dụng lại & copy, repeat, operation... mà chưa mạnh, chưa thể làm được phần cốt lõi, tạo ra sự khác biệt trên kia - nên nhiều người trong chúng ta chưa nhìn thấy tầm quan trọng hay sự khác biệt trong giáo dục).
 
Chỉnh sửa cuối:

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,463
Động cơ
359,397 Mã lực
Con mợ học ngành gì ở Rmit VN ?
Nếu con thích học Marketing, hoặc truyền thông thì nên học Rmit hay sang Úc ?
Em đang tính cho học Rmit nhưng với đk phải cày thêm TA lên 7,5, giờ cháu đc 6,5 thôi.
Các cụ mợ nào rành cho em xin thông tin, thanks mọi người nhiều
Con em học digital marketing ơ Rmit Vietnam. Bên Úc giờ chưa nhận du học sinh qua nên năm sau cháu mới sang Rmit Úc học liên thông. Mợ phải cho cháu ít nhất 7.5 thì mới yên tâm học tốt mợ àh.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top