Mình đã nói rồi, bọn sinh viên giỏi thì ở đâu chúng nó cũng giỏi - Mỹ, Anh, Úc, hay ở VN chúng nó vẫn học giỏi, vẫn thành công.
Còn với số đông người bình thường, thì đi học ở Úc - để vào được ĐH thì dễ hơn nhiều so với các nước khác, trong quá trình học cũng vậy, để qua các môn học ở Úc ko khó. Rồi kể cả học cao học, nghiên cứu tiến sĩ ở Úc... nhẹ nhàng hơn nhiều so với Mỹ, châu Âu. Mấy cái này phải trải nghiệm tất cả mới rõ được.
Nói về độ Elite, nổi tiếng hay trình độ của thầy giáo, giáo sư ĐH cũng vậy. Đa số thầy giáo, giáo sư Úc không thể so về mặt trình độ với đông nghiệp ở Mỹ & châu Âu - cả về độ nổi tiếng, khả năng & thành quả nghiên cứu, xuất bản khoa học, áp dụng thực tế... đều không thể so sánh.
Đấy là mình nói về mặt bằng chung & đa số. Nên đừng lôi một vài trường hợp khác biệt ra để tranh luận.
Cái này em nghĩ cụ sai lầm, cụ quá coi nhẹ vai trò của giáo dục. Cụ nên biết lịch sử tiến hóa nhân loại từ loài vượn thực tế có rất nhiều chi vượn cạnh tranh với nhau. Và chi vượn trở thành người bây giờ trên thực tế lại ko phải chi mạnh nhất, trên thực tế có 1 chi khác mạnh mẽ hơn, thông minh hơn. Nhưng sự khác biệt đến ở chỗ cái chi kia những cá thể già yếu sẽ bị vứt bỏ, còn chi trở thành người hiện đại thì các cá thể già yếu vẫn tiếp tục được bộ tộc nuôi dưỡng chăm sóc và họ truyền lại những kinh nghiệm của họ cho thế hệ kế tiếp và cuối cùng thì hành động đấy lại dẫn đến chiến thắng sau cùng. Phản biện để cụ thấy tầm quan trọng của kế thừa, của giáo dục, quan trọng hơn bất cứ trí thông minh cá nhân nào, cái mà cụ gọi là giỏi.
Bọn giỏi, ở VN chúng nó vẫn có thể học giỏi và thành công, em hoàn toàn đồng ý, nhưng sẽ lãng phí 5 năm cuộc đời. Em thấy cái giá này đắt, bởi vậy nếu có điều kiện, nên cho đi.
Còn môi trường giáo dục em thấy cụ đánh giá hơi phiến diện. Bất cứ cái gì tồn tại đều có đạo lý của nó. Ở Úc cũng nhiều trường có rankings không hề thấp so với thế giới. Với cá nhân em sẽ là rất sai lầm nếu đi học vì độ Elite, về trình độ của thầy giáo v.v... Từ lúc còn bé em đã nhận thấy thầy giáo em học được nhiều nhất, cảm thấy thú vị nhất lại ko phải người Elite nhất. Có khi thầy là giáo sư tiến sỹ hiệu trưởng trường ĐH lớn thật đấy nhưng dạy thì ... chán như gì.
Quan trọng nhất là chọn lựa được nơi phù hợp với chính mình. Bọn Tây nó có rất nhiều trường phái, trăm hoa đua nở. Có những trường chương trình của nó rất thực dụng, nhẹ nhàng, vô cùng sát thực tế, ra trường vẫn làm việc tốt nhưng ngược lại, có những trường chương trình rất nặng, dạy nhiều thứ ko cần thiết, đi sâu vào lý thuyết hơn, năm nào cũng bị sinh viên feedback rất tệ nên phải họp để bàn cải tổ chương trình. Ấy thế nhưng thực tế lại cho thấy sinh viên theo chương trình này ra trường sau 1 giai đoạn đầu tiên chật vật hơn các bạn học chương trình thực dụng thì sau đấy ko hề thua kém, thậm chí có nhiều người vượt lên, rankings trường ko hề bị tụt. Thế là mấy chục năm năm nào cũng bàn cải tổ chương trình nhưng cuối cùng thì vẫn là trường từ chối thay đổi.
Ý kiến cá nhân của em thì rất khó mà nói triết lý nào ưu việt hơn, quan trọng nhất là triết lý đấy có phù hợp với bản thân hay không. Swinburn em thấy rankings ok, học được, chương trình chắc là ổn hơn rất nhiều so với học ở VN. Còn có đáng học hay ko thì nó phụ thuộc vào con của cụ/mợ là ai, sức học thế nào, khao khát đến đâu. Chọn trường cũng giống như tập thể thao chọn mức tạ khởi điểm vậy. Nếu yếu, hãy chọn mức tạ nhẹ 20kg và chăm chỉ tập, hoàn toàn có thể nâng thành tích lên 100kg. Còn như khỏe, có thể chơi ngay 70, 80kg. Mấu chốt của sự tiến bộ là ở 2 chữ "vừa sức", ko quá nặng cũng như ko quá nhẹ, nếu thấy nhẹ thì phải tăng lên và ngược lại. Đừng vì thấy bọn vận động viên Elite nó chơi khởi điểm 150kg mà mình cũng đú theo, chết bẹp đấy. Nếu để đứt gánh giữa đường thì đó sẽ là lãng phí rất lớn về thời gian và tiền bạc.