Làm cách nào để biết lúc nào cần đi thay côn hả các cụ
Xe em 80% đi trong phố nên cũng hay phải đỡ côn nên chắc chóng mòn
Xe em 80% đi trong phố nên cũng hay phải đỡ côn nên chắc chóng mòn
Trượt côn do mòn thì đi không còn êm ái nữa cụ à. Lúc đỡ côn nó lại giật giật, máy nóng hơn, vòng tua cao hơn bình thường, tốn xăng hơn, ... nói tóm lại là nhiều triệu chứng.Làm cách nào để biết lúc nào cần đi thay côn hả các cụ
Xe em 80% đi trong phố nên cũng hay phải đỡ côn nên chắc chóng mòn
hi`, Fortuner máy xăng 2.7 là số AT bác a`. số sàn chỉ có máy dầu thôi. Với lại, côn của bác đem dán lại nên có giá rẻ vậy, chỗ em là hãng mà, ko độ chế anh ơi, nói chung tiền nào của nấy mà lại!Chắc bác chủ xe nhiều tiền và nghe thợ gáy bùi tai nên mới thay hết cả hết 10 củ thế này. Xe nhà em thay mới bàn ép, bi tê và dán lại lá côn hết tất cả có 1,7 củ. Xe số sàn mới cứng, máy 2.7 hoành tráng mà chạy 10K đã mất 10 củ cho thay côn thì ai dám chạy số sàn nữa hả trời.
Bác đừng vê côn là được rồi.thế tình hình là các pác tư vấn em cái , em lái taxi tại nhà mà bị quản thế này chắc chết ngất
Cảm ơn cụ đã đưa những kinh nghiệm hay ...Bác đừng vê côn là được rồi.
Theo em thì thứ nhất: khi đang chạy bình thường, bác đừng đặt chân lên bàn côn, hoặc nếu đặt chỉ hờ hờ thôi (chưa hết hành trình tự do). Thứ 2: cắt côn dứt khoát, nhưng nhả côn là từ từ. Thứ ba: lúc gặp chướng ngại vật như kiểu cái ổ gà hoặc cái bậc, bác phải có đà mới cho qua, đừng có vê côn. Ví dụ gặp cái bậc mà ở trạng thái tĩnh thì đừng qua, hãy lùi lại khoảng hơn gang tay rồi đi qua thì thoải mái mà ko phải vê côn. Và cuối cùng theo em là đừng đi số cao quá (nghe tiếng lục cục, lạch cạch) mà đi số nào tương ứng với tốc độ đó.
Nhưng cũng cần biết kỹ thuật vê côn để tăng tốc. Trong những tình huống gấp gáp, cần gia tốc nhanh mà chưa kịp về số thì thao tác vê côn ngọt cũng rất quan trọng, nó giúp mình thoát được tình huống có thể gây va chạm. Lúc đó lá côn phải hy sinh (mòn bớt đi) vì sự an toàn của ta.
Chắc chắn còn nhiều kinh nghiệm khác nữa, các cụ bổ sung thêm để bà kon ta cùng học hỏi.
Ý thứ nhất của bác: coi như kô đạp ga thì chưa gọi là vê côn vì tốc độ vòng tua chậm. Vê côn mà quá đà, bác sẽ ngửi thấy mùi khét. Còn ý thứ 2, nếu bác đặt chân hờ lên bàn côn, nếu sự "hờ" này chưa đủ mạnh để bàn côn đi hết hành trình tự do thì chẳng sao cả. Chỉ sợ bác đặt hờ nhưng hơi mạnh 1 chút, lá côn sẽ bị tách ra chút xíu và nếu chạy ở tốc độ bình thường thì đây là tối kỵ vì nó sẽ luôn luôn tạo sự 'trượt' giữa lá côn và bàn ép -> tổn hao công suất và làm nóng lá côn -> mòn nhanh hơn.Đi đường phố Hà nội khi gặp chướng ngại thì mình hơi mớm chân côn thì thấy xe có vẻ hơi chồm lên nhưng không đạp ga thì có giống vê côn không ?
Mình đi xe hay để chân côn ( hờ thôi ) thì cũng hại côn à ?
Các bác giải thích mình tí
Thank bác, vậy là theo mình hiểu thì vê côn = côn đạp mớm + ga to.Ý thứ nhất của bác: coi như kô đạp ga thì chưa gọi là vê côn vì tốc độ vòng tua chậm. Vê côn mà quá đà, bác sẽ ngửi thấy mùi khét. Còn ý thứ 2, nếu bác đặt chân hờ lên bàn côn, nếu sự "hờ" này chưa đủ mạnh để bàn côn đi hết hành trình tự do thì chẳng sao cả. Chỉ sợ bác đặt hờ nhưng hơi mạnh 1 chút, lá côn sẽ bị tách ra chút xíu và nếu chạy ở tốc độ bình thường thì đây là tối kỵ vì nó sẽ luôn luôn tạo sự 'trượt' giữa lá côn và bàn ép -> tổn hao công suất và làm nóng lá côn -> mòn nhanh hơn.