Cám ơn cụ. kết thúc đẹp như film, sở dĩ như vậy vì ngoài a Trường, nhân vật nào cũng rất "tròn" về nhân cách.Sau đám cưới Hương về nhà anh Trung ở một thời gian chừng vài tháng. Hai gia đình thống nhất cho Thịnh về ở rể bên nhà bà Phú để Hương tiện công tác.
Ông Mai đã vào Tây Nguyên ở với gia đình con trai, đáng ra ông đi từ lâu nhưng vì thương chị Hợi nên ông ở lại.
Ngôi nhà bà Phú có 3 thế hệ cùng đùm bọc nhau. Con đường HCM chay qua sau vườn nhà bà đã thông suốt đẹp đẽ, những ngôi nhà mọc lên hai bên đường, nơi này trỏ thành thị tứ nhỏ. Giá đất tăng cao vùn vụt.Trường học, trạm xá, chợ búa được xây dựng khang trang hơn, người mua kẻ bán sầm uất.
Số tiền đền bù đất, chị Hợi xây cho bà 1 căn nhà khang trang, số đất còn lại bà cho thuê làm quán ăn, quán rửa xe...
Mảnh vườn cà phê ở Tây Nguyên được Hương mua lúc Thịnh còn công tác ở nơi này, tiền do ông Ngoại Hương, bố mẹ Hương cho và chị Hợi trích từ tiền đền bù đất...co mua được gần 7 ha. Riêng Thịnh thì anh Trung cho tiền mua hơn 4 ha.
Tết 2009, Hương sinh cháu trai đầu lòng đặt tên là An, ý định đứa sau sẽ đặt tên là Giang (Nghệ An- An Giang).
Sau này Hương tiết lộ: Ngày trước cháu thích nghề cô giáo hoặc ngân hàng, nhưng về quê con lại chọn nghề Y vì con muốn chăm sóc tốt nhất cho bà nội, ông ngoại Mai, mẹ Hợi....
Một chi tiết nhỏ nhưng lí thú:
Đám cưới Hương có mặt đông đủ bạn bè chiến đấu của anh Trung, anh Trường nhưng thiếu anh Thắng chị Liễu vì nhà anh Thắng có chuyện đại sự, họ chỉ gửi quà ra chúc mừng. Món quà đó là chiếc nhẫn mặt vuông của chị Liễu tặng anh Trường ngày nào!
Thưa CCCM! Em và cccm đã trải qua các cung bậc cảm xúc đè nén để rồi vỡ oà. Câu chuyện có thể kết thúc ở đây được, nhưng còn vài chi tiết liên quan đến những nhân vật như ông Phước, ông Thuỵ và cả anh Trường nữa...em sẽ tiếp tục cập nhật!
Cảm ơn cccm đã theo dõi hết và cả các cccm theo dõi nửa chừng, chúc cccm luôn bình yên trong cuộc sống!
Hi vọng đã làm cccm thư giãn những lúc rảnh rỗi bởi câu chuyện này, hẹn gặp lại cccm câu chuyện tiếp theo em sắp kể!
Xúc động quá cụ phí ạ.Tại nhà anh Trung, một đám cưới được chờ đợi nhất đã đến, rất nhiều người đến dự và chúc phúc cho hai gia đình. Trong đám đông khách đến dự, có những nhân vật đặc biệt như ông Mai, ông Phước (bố chị Thanh ở Canada về) và thú vị nhất đó là sự có mặt của ông Thuỵ nguyên là Giám thị trại giam, nay ông đã gần 80 tuổi, người mà ông Phước luôn nhớ và đã tìm lại được năm 2004.
Đám cưới cười rộ lên thích thú khi bên nhà gái có đến hai mẹ cô dâu, một đám cưới vừa đi ra từ câu chuyện cổ tích. Một đám cưới minh chứng cho lòng yêu thương, sự tha thứ và bao dung vô hạn của con người. Một đám cưới khép lại những nỗi niềm trắc ẩn, bi thương của quá khứ đang dần xa.
Ông Mai ngồi bàn đầu, nhìn lên sân khấu thấy chị Hợi lóng ngóng đững cạnh chị Thanh và anh Trường, mắt ông nhoè dần. Đã lâu lắm rồi ông không có cảm xúc này, ông không minh định được lòng ông đang vui hay buồn. Như có ai bóp nghẹt lồng ngực ông, tai ông như ù đặc, không còn nghe những âm thanh ồn ã bên ngoài!
Ông Phước cầm ly rượu đến bên ông, khẽ khàng:
- Tôi xin phép mời ông một li.
Ông giật mình, mỉm cười cầm lấy cái li rượu uống dở nâng lên cụng li với ông Phước.
Bà Phú mặc bộ đồ dài màu tím Huế, miệng nhai trầu, khuôn mặt bà luôn nở nụ cười. Chị Minh con gái bà ngồi cạnh cũng chung niềm cảm xúc.
Chị Hợi hôm nay đảm nhiệm trọng trách thay mặt nhà gái phát biểu khi Giao- Nhận cô dâu. Bộ áo dài màu vàng chanh làm cho chị như trẻ lại hơn, tóc búi cao, khuôn mặt chị cũng hân hoan.
Đến phần phát biểu, chị cầm micro chậm rãi nói, hôn trường im phăng phắc:
- Hương! Con của mẹ! Con không phải là con nuôi của mẹ vì mẹ chưa nuôi con được ngày nào. Con là đứa con Tinh thần, đứa con gái Tinh thần đúng nghĩa nhất của mẹ. Kể từ giờ phút này con đã là người vợ, mẹ mong con sống đúng nghĩa là người vợ Thuỷ chung, son sắt, có nghĩa có tình, yêu thương chồng con hết mực. Và cùng giờ phút này trở đi con đã là đứa con dâu của gia đình bên ấy, mẹ mong con........
Đến đoạn này nước mắt chị bắt đầu rơi, chị đang lấy chính thân phận làm dâu cay đắng của mình để răn dạy con. Giọng chị đều đều, nhẹ nhàng như làn khói len lỏi vào ngóc ngách những con tim đang đạp rộn ràng trong tiệc cưới. Phải rồi, chị quá đủ tư cách để răn dạy đạo lý, nhân nghĩa không chỉ cho con gái mình mà còn cả những người khác dù họ ở thế hệ nào.
Cám ơn Cụ Phí, em không có tài làm phim ảnh, nhưng Em có ý kiến thế này: Em đề nghị Cụ nào trong OF có khả năng dựng lại thành kịch bản phim truyền hình, có lẽ rất hợp. Câu chuyện bao quát cả một giai đoạn đất nước khó khăn, chiến tranh biên giới, những hoàn cảnh và gia cảnh cảm động, những thăng trầm cuộc sống...nhưng cái kết có hậu là tình con người. Cụ nào dựng kịch bản đi rồi đưa lên đây các Cụ Mợ góp ý xây dựng làm phim của OF đi.
Bé Hương thật bản lĩnh và khôn ngoan và sâu sắc (ít có ở những người con gái sinh ra ở Miền nam). Thật kính phục
Kết thúc thật có hậu
Mỗi nhân vật đều có những mặt có lý của mình, nhưng trên tất cả họ là những con người rất Việt
Chúc cho mỗi người trong câu chuyện hạnh phúc suốt quãng đời còn lại
cảm ơn cụ khongthuphi đọc một mạch hết câu chuyện với cái kết có hậu là tình người.
Cảm ơn cụ khongthuphi. Một câu chuyện rất hay về tình người.
Hóng từ page 1, giờ đã hết truyện em nổi lên cám ơn cụ khongthuphi.
Xúc động quá cụ phí ạ.
Cám ơn cụ. kết thúc đẹp như film, sở dĩ như vậy vì ngoài a Trường, nhân vật nào cũng rất "tròn" về nhân cách.
Cảm ơn cụ chủ thớt, ngày nào em cũng mở riêng 1 màn hình đợi truyện của cụ
Cuối cùng cũng được thở ra nhẹ nhõm khi câu chuyện tạm kết thúc. Cảm ơn cụ Phí, chúc Cụ nhiều sức khỏe.
Trân trọng cảm ơn cccm đã đồng hành cùng câu chuyện! Trong khi chúng ta đang bị "bội thực" bởi những câu chuyện Giết, Hiếp, Lừa đảo, Tham nhũng...câu chuyện này như một nốt lặng để chúng ta sống chậm lại một chút, lạc quan lên 1 chút, suy ngẫm nhiều hơn một chút. Ba thế hệ trong câu chuyện họ đã sống như thế, có đầy đủ hận thù, ân oán, nhưng lòng vị tha, buông bỏ đã hoá giải tất cả. Lỗi không hoàn toàn thuộc về những nhân vật trong câu chuyện nhưng họ biết chấp nhận và sẻ chia. Lần nữa em cảm ơn cccm!Cám ơn cụ khongthuphi !
Em đánh dấu tối đọcHôm nay em lại lọ mọ kể lại một câu chuyện thấm đẫm nhân tình để hầu CCCM. Tình tiết chung có thể giông giống ở đâu đó mà cccm đã từng nghe. Những nhân vật trong câu chuyện là người quen, là đồng đội của em. Hy vọng cccm sẽ được biết và hiểu thêm một phận đời éo le trắc trở nữa. Những bài học từ câu chuyện không còn mới nhưng không dễ thuộc, nên thế gian vẫn tiếp diến những nỗi đau vô biên!
( Tặng anh người lính Trinh sát vào sinh ra tử, nguyện vọng ghi lại câu chuyện đời của anh em sẽ thực hiện theo cách này- chia sẻ trên Diễn đàn Otofun.)
Em xin bắt đầu câu chuyện:
Tây nguyên đêm tháng 10/2011, sau cơn mưa chiều trời như tối nhanh hơn, đêm se lạnh, anh và tôi ngồi với nhau bên chiếc bàn uống nước. Ngọn đèn điện thắp bằng bình ắc- quy hắt ánh sáng vàng vọt. Căn nhà lá nằm giữ bạt ngàn cà phê như chật chội thêm bởi vô số bao đựng đầy cà phê mới thu hoạch. Mùi thơm ngai ngái hạt cà phê quyện mùi hơi đất đỏ làm cho không khí như đặc quánh.
Anh khoe với tôi:
- Năm nay được mùa nhưng giá rớt quá nên cũng không ăn thua em ạ! Thằng Thịnh (con rể anh) nó dặn Bố chuẩn bị cho con cái kho để trữ chứ con không bán ngay thời điểm này.
Tôi hỏi:
- Được mấy héc cà phê anh?
- Có tất cả 11 hec, nhưng cà phê có 7 hec, 4 hec nữa năm ngoái anh chặt bỏ để trồng tiêu.
Tôi được biết mảnh vườn rẫy này là của đứa vợ chồng đứa con gái lớn của anh. Gần 4 năm nay anh lên đây trông coi và cũng là cách mà anh lánh xa tất cả. Anh trốn thực tại cay nghiệt mà quá khứ anh đã gây ra.
Đêm đó em và anh nằm bên nhau tâm sự gần như hết đêm. Hai gói thuốc lá Ngựa trắng được anh em đốt gần hết.
Gần cuối câu chuyện anh thở dài như trút gánh nặng u uất, rồi buông một câu:
- Em ạ, anh là kẻ Bất nghĩa!
Em ngồi dây nhìn anh rồi nói:
- Không, anh là kẻ Bất hiếu!
- ???
- Vì những gì anh gay ra bố mẹ anh mới là người đau khổ nhất, còn chị Hợi chị ấy không đau khổ vì anh đâu. Anh hiểu ý em không?
- Ừm! Anh hiểu. Nhưng em đừng nghĩ Hợi không đau khổ. Cô ấy đau khổ theo kiểu khác em ạ! Đây, anh cho em xem cái này.
Anh đứng dậy kéo cái túi du lịch đựng áo quần treo trên cột nhà lục tìm đưa cho tôi cuốn vở đã cũ.
Tôi lại gần bóng đèn lật đạt xem. Cuốn vở học sinh ngoài bia có hình con nai và dòng chữ COGIDO. Lật mở bên trong là chi chít những dòng chữ bút mực, lướt qua tôi biết đấy là cuốn nhật ký của chị Hơi!
Em cũng hóng bản đầy đủEm thích chi tiết chiếc nhẫn của của cô Liễu xuất hiện lại ở đám cưới con anh Trường.
Có cụ nào tổng hợp lại câu chuyện đầy đủ không, cho em xin một bản với ah.
Em thích chi tiết chiếc nhẫn của của cô Liễu xuất hiện lại ở đám cưới con anh Trường.
Có cụ nào tổng hợp lại câu chuyện đầy đủ không, cho em xin một bản với ah.
Cảm ơn hai cụ! Theo em các cụ nên đọc theo chap kèm theo comment của cccm khác trong thớt này sẽ thú vị hơn, cảm xúc sẽ cao trào hơn. Mời 2 cụ bớt chút thời gian lội còm để cùng chia sẻ câu chuyện!Em cũng hóng bản đầy đủ
Vâng, em tàu ngầm hết từ đầu thớt đấy, giờ thấy kết truyện rồi em mới nổi lên ạCảm ơn hai cụ! Theo em các cụ nên đọc theo chap kèm theo comment của cccm khác trong thớt này sẽ thú vị hơn, cảm xúc sẽ cao trào hơn. Mời 2 cụ bớt chút thời gian lội còm để cùng chia sẻ câu chuyện!
Cám ơn cụ #khongthuphi đã cho em và các cccm khác trong diễn đàn này đi qua bao cung bậc cảm xúc qua câu chuyện cụ thể, quá hay, quá thật, đời thường, dung dị và cũng thấm đẫm tình người.Sau đám cưới Hương về nhà anh Trung ở một thời gian chừng vài tháng. Hai gia đình thống nhất cho Thịnh về ở rể bên nhà bà Phú để Hương tiện công tác.
Ông Mai đã vào Tây Nguyên ở với gia đình con trai, đáng ra ông đi từ lâu nhưng vì thương chị Hợi nên ông ở lại.
Ngôi nhà bà Phú có 3 thế hệ cùng đùm bọc nhau. Con đường HCM chay qua sau vườn nhà bà đã thông suốt đẹp đẽ, những ngôi nhà mọc lên hai bên đường, nơi này trỏ thành thị tứ nhỏ. Giá đất tăng cao vùn vụt.Trường học, trạm xá, chợ búa được xây dựng khang trang hơn, người mua kẻ bán sầm uất.
Số tiền đền bù đất, chị Hợi xây cho bà 1 căn nhà khang trang, số đất còn lại bà cho thuê làm quán ăn, quán rửa xe...
Mảnh vườn cà phê ở Tây Nguyên được Hương mua lúc Thịnh còn công tác ở nơi này, tiền do ông Ngoại Hương, bố mẹ Hương cho và chị Hợi trích từ tiền đền bù đất...co mua được gần 7 ha. Riêng Thịnh thì anh Trung cho tiền mua hơn 4 ha.
Tết 2009, Hương sinh cháu trai đầu lòng đặt tên là An, ý định đứa sau sẽ đặt tên là Giang (Nghệ An- An Giang).
Sau này Hương tiết lộ: Ngày trước cháu thích nghề cô giáo hoặc ngân hàng, nhưng về quê con lại chọn nghề Y vì con muốn chăm sóc tốt nhất cho bà nội, ông ngoại Mai, mẹ Hợi....
Một chi tiết nhỏ nhưng lí thú:
Đám cưới Hương có mặt đông đủ bạn bè chiến đấu của anh Trung, anh Trường nhưng thiếu anh Thắng chị Liễu vì nhà anh Thắng có chuyện đại sự, họ chỉ gửi quà ra chúc mừng. Món quà đó là chiếc nhẫn mặt vuông của chị Liễu tặng anh Trường ngày nào!
Thưa CCCM! Em và cccm đã trải qua các cung bậc cảm xúc đè nén để rồi vỡ oà. Câu chuyện có thể kết thúc ở đây được, nhưng còn vài chi tiết liên quan đến những nhân vật như ông Phước, ông Thuỵ và cả anh Trường nữa...em sẽ tiếp tục cập nhật!
Cảm ơn cccm đã theo dõi hết và cả các cccm theo dõi nửa chừng, chúc cccm luôn bình yên trong cuộc sống!
Hi vọng đã làm cccm thư giãn những lúc rảnh rỗi bởi câu chuyện này, hẹn gặp lại cccm câu chuyện tiếp theo em sắp kể!